"Cuộc hành trình còn dài"

NEW YORK (Zenit. org).- Bài phát biểu hôm Thứ Hai 7/3/2005, tại Liên-hiệp-quốc, do bà Mary Ann Glendon, chủ tịch Hàn lâm Viện Giáo Hoàng về các Khoa học Xã hội.

Bà Glendon đã phát biểu trước Ủy Ban Hội đồng Kinh tế và Xã hội về Tình trạng phụ nữ tiếp theo Hội Nghị Phụ Nữ Thế giới 1995 tại Bắc Kinh. Bà là trưởng phái đoàn Tòa Thánh tại hội nghị này vào năm 1995.

* * *

Thưa Bà Chủ tịch

Mary Ann Glendon
1. Trong năm 2005, Liên-hiệp-quốc sẽ đánh dấu những kỷ niệm của năm biến cố lịch sử khi gia đình các quốc gia đã khuyến khích và thúc giục phụ nữ đòi công nhận những quyền bình đẳng và phẩm giá của họ. Biến cố thứ nhất và hầu như là hậu quả của những biến cố này đã xảy ra đúng 60 năm. Đó là trong mùa xuân năm 1945 khi các nhà sáng lập Liên Hiệp Quốc đã làm nhiều người kinh ngạc do tuyên bố "niềm tin của họ vào phẩm giá và giá trị con người" và "niềm tin của họ vào những quyền bình đẳng của người nam và phụ nữ."

Trong thời gian đó, không có một nước nào trên thế giới là nơi phụ nữ hưởng được sư bình đẳng đầy đủ xã hội và pháp lý. Bằng cách ngước một cái nhìn khác lên bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc., những người nam và nữ biết lo xa, đã tăng tốc một quá trình sớm mang lại những thuận tiện chưa hề có đối với phụ nữ thế giới. Vì quá trình này đã lấy đà, bốn hội nghị phụ nữ của Liên Hiệp Quốc.--tại Thành phố Mexico, Copenhagen, Nairobi và Bắc Kinh-- đã cống hiến những dịp cho những giai đoạn nồng cốt để ước định tiến trình và theo dõi những đường hướng mới. Ngày nay, nguyên tắc bình đẳng được chính thức thừa nhận gần như khắp nơi trong thế giới, và ngày càng được đưa vào cuộc sống trong một sự đa dạng của những bối cảnh xã hội.

Nhưng dầu chúng ta cử hành những món lợi to lớn này, phụ nữ đang đối mặt với những thách đố mới. Vì cùng những năm đó đã cho thấy những tiến triển to lớn cho nhiếu phụ nữ, cũng mang đến nhiều hình thức nghèo mới cho nhiều người khác, và những đe dọa mới cho sự sống và phẩm giá con người.

2. Một sự nhắc nhở rõ ràng cuộc hành trình của phụ nữ còn phải đi xa, là sự kiện ba phần tư dân nghèo thế giới ngày nay góm những phụ nữ và trẻ con. Trong thế giới đang phát triển, hàng trăm triệu phụ nữ và trẻ con thiếu dinh dưỡng, thiếu hệ thống vệ sinh và thiếu sự chăm sóc cơ bản sức khoẻ đầy đủ. Và cả trong những xã hội thịnh vượng, những gương mặt người nghèo nổi bật là những gương mặt phụ nữ và trẻ con, bởi vì như được ghi nhận trong bản Cương Lĩnh Bắc Kinh, có môt tương quan mạnh mẽ giữa sự đổ vỡ gia đình và sự phụ nữ hóa của cảnh nghèo. Cái giá phải trả cho những gia tăng mau chóng trong nạn ly dị và cảnh cha mẹ độc thân đã giáng xuống nặng nề trên phụ nữ và nặng hơn hết là trên những phụ nữ đã chịu những hy sinh cá nhân để lo cho con cái và những phần tử khác trong gia đình.

3. Đã 10 năm, Bản Cương Lĩnh Bắc Kinh loan báo điều này, " Chìa khóa đưa những phụ nữ và gia đình họ thoát khỏi cảnh nghèo là sự giáo dục." Toà Thánh, với sự tận tụy lâu đời của mình cho việc giáo dục phụ nữ và các thiếu nữ, do đó ghi nhận với sự quan tâm rằng sự cải thiện trên mặt trận này đã là chậm, với những bé gái chiếm đại đa số của hơn 100 triệu trẻ em lứa tuổi sơ học chưa được đăng ký đến trường ( 1). Khi mà chưa có những điều kiện được thiết lập cho mọi em gái phát triển tiềm năng nhân bản đầy đủ của mình, thì sự tiến triển phụ nữ không những bị ngăn trở, nhưng nhân loại sẽ mất đi một trong những nguồn mạch lớn nhất chưa được khai thác của lý trí và sự sáng tạo.

4. Hơn nữa, khi chúng ta nhìn tới trước, môt bóng đen mới đã ụp xuống trên con đường phụ nữ, do tuổi tác thay đổi của nhân loại trên thế giới. Sự pha trộn giữa tuổi thọ cao hơn, những tỉ số sinh sản hạ thấp, những phí tổn gia tăng cho những căng thẳng giữa các thế hệ trẻ và già. Sự thay đổi trong tỷ lệ tùy thuộc, đang làm nổi lên những vấn đề nghiêm trọng về hạnh phúc tương lai của những người già yếu ớt, và nhất là nơi những phụ nữ, là những người với tuổi thọ cao hơn, được trình bày thiếu cân đối giữa những người già phải tùy thuộc, và có khả năng lâm cảnh nghèo hơn. Trong một thế giới đã trở thành không quan tâm cách nguy hiểm đến sự bảo vệ mạng sống con người trong những lúc bắt đầu và kết thúc của nó, những phụ nữ già hơn xem ra bị nguy hiểm đặc biệt..

5. Trong lời Tuyên bố Cuối cùng của mình tại Đại Hội Bắc Kinh, Tòa Thánh đã bày tỏ nổi lo rằng những khóa xử lý các văn kiện Bắc Kinh về những phụ nữ nghèo, vẫn là những lời hứa suông trừ ra dựa trên những chương trình được suy nghĩ kỹ càng và với những cam kết kinh tế. Ngáy nay, với những khác biệt ngày càng tăng về của cải và thuận lợi, chúng ta bị bắt buộc nêu lại quan tâm này. Những tài liệu phát hiện mới đây của Dự Án Ngàn Năm của Liên Hiệp Quốc, cũng như những nhận xét mắt thấy tai nghe từ sự giáo dục Công giáo trên 300.000 cơ sở, từ việc phục vụ sức khoẻ và từ những cơ quan viện trợ chủ ý hơn hết giúp đỡ những người bị bỏ rơi, đã khẳng định lên rất đúng những nỗi sợ hãi diễn tả trong năm 1995 đang tiếp diễn.

6 Điều làm cho cảnh ngộ khốn khổ của những phụ nữ ít được ưu đãi nhất thế giới thành một gương xấu cũng như một thảm cảnh, Thưa bà Chủ tịch, đó là sự kiện, lần đầu tiên trong lịch sửnhân loại mới có phương tiện xóa đói giảm nghèo. Những chương trình hành động khả thi, như những chương trình đặt ra trong những Mục tiêu Phát triển Ngàn năm, đã phát họa những bước đi mà nếu được thực hiện có thể nâng lên hơn 500 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực trong năm 2015. Nhưng sự di chuyển tới đích này đã thất bại sau những mục tiêu đã thiết lập. Rõ ràng những mục tiêu và những chương trình hành động thôi chưa đủ. Điều cần thiết như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mới đây đã chỉ cho, là "một sự động viên luân lý rộng rải công luận--cách riêng trong những nước đang hưởng một tiêu chuẩn sống vừa đủ hay có khi thịnh vượng nữa. " (2)

Về việc này, thưa bà Chủ tịch, Tòa Thánh muốn thừa dịp này tái khẳng định những cam kết lâu đời của mình về sự giáo dục và sức khỏe phụ nữ và các em gái, và bào đảm những cố gắng gấp đôi của mình hầu đánh thức lương tâm của những người được ưu đãi.

7. Sau cùng, thưa Bà Chủ tịch, vì cuộc hành trình nữ giới di chuyển về phía trước, chúng tôi muôn ghi nhận một vấn đề khác mà chưa có môt xã hội nào đã tìm ra một giải pháp thoả đáng. Việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng cho những tình huống sống hiện nay của đa số phụ nữ--những người mẹ và những người khác nhường ưu tiên cho những vai trò chăm sóc-- tiếp tục đặt một thách đố. Vấn đề điều hòa những ước vọng của phụ nữ được tham dự đầy đủ hơn trong đời sống xã hội và kinh tế, với những vai trò của họ trong đời sống gia đình là một ước vọng mà chính phụ nữ hoàn toàn có khả năng giải quyết. Nhưng vấn đề không được giải quyết mà không có những thay đổi lớn hơn., người ta cũng có thể nói triệt để, trong xã hội.

Trước hết, những nhà làm chính sách phải lưu ý chặc chẻ hơn tới chính những toan tính của phụ nữ về những gì quan trọng cho họ, hơn là tới những nhóm tư lợi riêng biệt làm ra vẻ nói đến giúp cho nữ giới nhưng thường không mang lợi ích của phụ nữ trong lòng. Thứ hai, sự chăm sóc, được trả luơng hay không, phải được sự tôn trọng nó đáng, như một trong những hình thức quan trọng nhất của lao động nhân bản. Và thứ ba, lao động trả lương phải được cấu trúc thế nào mà giới phụ nữ không phải trả cho nến an ninh và sự tiến triển của họ với mức tồn kém của những vai trò trong đó nhiều triệu giữa họ gặp được sự thành toàn sâu xa nhất của họ.. (3) Nói tóm lại, vấn đề không được gải quyết cho tới khi những giá trị nhân bản vượt trên những giá trị kinh tế,

Phụ nữ đội phân bò đi bán
Thưa bà chủ tịch, không ai có thể chối cải rằng những bước đi này đòi những thay đổi sâu xa trong những thái độ và những tổ chức.( 4) Nhưng đó chính là một sự biến đổi văn hoá sâu sa mà những người sáng lập Liên Hiệp Quốc. đã nhìn thấy cách đây 60 năm khi họ bạo dạn công bố quyền bình đẳng nữ giới và nhấn mạnh cách mãnh liệt tương đương phải bảo vệ gia đình, thiên chức làm mẹ và tình trạng trẻ con. (5) Đó chính là một sự biến đổi văn hoá sâu xa mà họ nhìn thấy khi họ dấn thân thăng tiến "những tiêu chuẩn tốt hơn của sự sống trong quyền tự do rộng rải hơn" cho tất cả phụ nữ và người nam. 6 Bây giờ chúng ta đã hành trình xa như vậy tới mức biến sự nhìn này thành một hiện thực, chúng ta sẽ không có can đảm thực hiện cho tới cùng hay sao?

Xin cám ơn, Bà Chủ tịch

--- --- ---

1. "Một Thế Giới Thích Hợp Cho Trẻ Em," Tường trình của Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế Giới về Thiếu Nghi, đoạn 38 (2002).

2. Sứ Điệp cho Ngoại Giao Đoàn, 1/ 2005, số. 6.

3. Thông Điệp "Hòa Bình Tại Thế”, số 19.

4. John Paul II, Sứ Điệp gởi Gertrude Mongella, 5.

5. Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền năm 1948, mục 1, 2, 16 và 25.

6. Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, Lời Dẫn Nhập.