Nhân cuộc họp khoáng đại dành cho các phụ nữ thế giới “một bức tranh hỗn tạp”

NEW YORK (Zenit.org).- Các đại biểu hiện đang nhóm họp vào tuần lễ thứ hai của Phiên Họp Khoáng Đại thuộc Ủy Ban của Liên Hiệp Quốc về Địa Vị của các Phụ Nữ, được biết đến như “Hội Nghị Bắc Kinh+10,” và đã lắng nghe quan điểm của Tòa Thánh về những vấn đề có liên quan tới phụ nữ.

Dẫn đầu phái đoàn của Tòa Thánh là tiến sĩ Mary Ann Glendon, cũng là người đã đại diện cho Vaticăn tại cuộc hội nghị ở Bắc Kinh vào năm 1995 về phụ nữ. Giáo sư Glendon là giáo sư luật của trường Đại Học Havard, và hiện đang giữ chức Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội đã chia sẽ trước với hãng tin Zenit về phần trình bày của Giáo sư ngày hôm nay.

Hỏi (H): Thưa nữ Giáo sư, ngày hôm nay Giáo sư sẽ trình bày điều gì tại Phiên Họp lần thứ 49 này?

Giáo Sư Tiến Sĩ Glendon
Nữ Giáo Sư Glendon (T): Thưa, điều mà tôi sắp sửa trình bày chính là việc đáp lại câu hỏi được đưa ra bởi Ủy Ban của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Phụ Nữ cho tất cả các tham dự viên. Mục đích của chúng tôi chính là nêu ra những phát triển cũng như những mối bận tâm kể từ Hội Nghị tại Bắc Kinh vào năm 1995. Vì thế, Tòa Thánh sẽ nhân cơ hội này để đứng ra kêu gọi cần phải chú ý tới những thách đố mới đã diễn ra trong suốt 10 năm qua, những dạng nghèo túng mới và những đe dọa mới đối với phẩm giá của con người, vân vân.

Tôi sẽ nhấn mạnh lại những mối quan ngại mà chúng tôi đã chia sẽ trong lãnh vực này 10 năm về trước khi Đức Thánh Cha nói với chúng tôi một điều duy nhất cần phải làm tại Hội Nghị ở Bắc Kinh. Ngài nói rằng: "Hãy cố gắng là tiếng nói cho những ai không được lên tiếng nơi các hành lang của quyền lực". Và có lẽ, tôi sẽ thêm vào rằng Tòa Thánh đang ở vào một vị thế độc nhất vô nhị để nhấn mạnh tới những điểm này vì lẽ hơn 300,000 các cơ quan chăm sóc giáo dục sức khỏe và cứu tế Công Giáo phục vụ chủ yếu là những người nghèo trên khắp cả thế giới. Giáo Hội ngày đêm phải chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn tuyệt vọng của những người di dân, những người tị nạn, những nạn nhân của cuộc xung đột và những ai thiếu sự dinh dưỡng và vệ sinh cơ bản.

Chúng ta đang được mời gọi vào sự hoán chuyển nền văn hóa. Việc chú ý chăm sóc, và việc nhận được sự kính trọng, là một trong những hình thức cấu trúc quan trọng nhất của con người cũng như việc tái thiết lại thế giới theo cách nào đó để cho sự an toàn và thăng tiến của những người phụ nữ, để không buộc họ phải hy sinh cuộc sống gia đình.

(H): Thưa nữ Giáo sư, 10 năm sau Hội Nghị tại Bắc Kinh, đã có sự thay đổi nào chăng về điều kiện dành cho những người phụ nữ, nghĩa là có những bước tiến hay bước lùi?

(T): Thưa, bức tranh vẫn còn hỗn tạp. Tại nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ đã có những bước tiến bộ đáng kể trong lãnh vực giáo dục và công ăn việc làm, mặc dầu viễn ảnh về công ăn việc làm hãy còn rất mờ nhạt đối với những người phụ nữ đã có con.

Còn trong một vài khía cạnh khác, thì điều kiện của những người phụ nữ đã trở nên tệ hại đi. Đáng buồn nhất chính là sự nghèo đói đã chiếm hơn ¾ thế giới, trong đó toàn là những phụ nữ và các trẻ em. Ngay cả tại những nước giàu có, là nơi mà cái giá phải trả cho những vụ ly dị và nuôi con một mình, mà phần lớn người phụ nữ phải gánh lấy. Hơn nữa, sự nghèo đói và tan vỡ của gia đình đã gắn liền với những loại bệnh tật khác, cùng với những bạo hành trong nước và việc buôn lậu tình dục.

(H): Thưa nữ Giáo sư, tại cuộc Hội Nghị lịch sử diễn ra tại Bắc Kinh, có một số quan điểm mâu thuẩn giữa Tòa Thánh và Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là các vấn đề có liên quan tới việc sức khỏe sinh sản, các quyền về giới tính, sự bình đẳng giới tính và việc giáo dục giới tính cho các trẻ em. Thì kể từ đó trở đi, một số khía cạnh trên đã được đưa ra trong nhiều buổi thảo luận khác nhau tại LHQ. Và bây giờ, thì cuộc tranh luận về những đề tài đó đi đến đâu rồi?

(T): Thưa, ngay tại Hội Nghị ở Bắc Kinh, tuần qua Tòa Thánh đã khẳng định rất rõ rằng những văn kiện của hội nghị không tạo ra những nhân quyền quốc tế mới, và mọi cố gắng nào, nếu có, đều vượt khỏi tầm vóc của hội nghị. Thì những cảnh cáo như vậy là cần thiết để tiên đoán được những nổ lực để làm rõ nghĩa hơn là ngôn ngữ mơ hồ được sử dụng trong các văn kiện.

Phải nên nhớ rằng những cuộc tranh luận quan trọng nhất về những đề tài này đang được xảy ra ở tầm quốc gia. Những vận động về giải phóng giới tính và dân số luôn cố dùng việc sinh sản và những quyền lợi về giới tính trong các văn kiện của LHQ-với hy vọng là gây được sự ảnh hưởng đến các ý kiến và luật lệ của quốc gia. Thì những nhóm như vậy, đã gây được sức ép lớn vào những năm 1990. Đó là lý do tại sao mà các phần có trong văn kiện tại Bắc Kinh ít diễn tả được những mối quan ngại thật sự của những người phụ nữ, so với lịch trình của những nhóm theo đuổi các mục đích riêng.

(H): Thưa nữ Giáo Sư, Giáo sư sẽ nói gì với những ai tố cáo Giáo Hội là lỗi thời và lập lờ khi đề cập tới vấn đề có liên quan đến những người phụ nữ?

(T): Thưa, rõ ràng là “lối lỗi thời” ngày nay chính là thuyết nam nữ bình quyền xưa củ vào những năm của thập niên 1970-với thái độ thành kiến hướng về phái nam, chuyện hôn nhân và việc làm mẹ, và những quyền về phá thai cũng như đồng tính luyến ái. Điều mà Giáo Hội quan ngại chính là, bất cứ lãnh vực nào cũng đều có cơ hội để phát triển, nhưng thật khó khi nghĩ rằng một thể chế nào đó đã hành động mạnh mẽ hơn là chính Giáo Hội Công Giáo, cụ thể là giúp làm thăng tiến điều kiện và địa vị của những người phụ nữ.

Giáo Hội từ ngàn đời chú trọng vào việc giáo dục cho những người phụ nữ, và đó là điều mà cả thế giới ai cũng đều biết đến. Với hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế và giáo dục tư nhân lớn nhất trên thế giới, Giáo Hội đã hằng ngày tiếp xúc mật thiết với những người phụ nữ, để lắng nghe những quan tâm của họ, Giáo Hội cùng bước đi và đồng hành với họ, trong khi những người khác và những nước khác, chỉ có nói miệng xuôn mà thôi.

(H): Thưa Giáo sư, trước ánh sáng của thiên niên kỷ thứ ba vừa mới bắt đầu, làm cách nào mà những “thần đồng nữ giới” được đánh giá theo đúng với ý nghĩa Kitô Giáo?

(T): Thưa, đó là câu hỏi rất hay, thuyết nam nữ bình quyền mới đang hiện dần ra trong những ngày vừa qua rằng cả những người nam và nữ cùng làm việc với nhau, bổ sung cho nhau để mang đến một nền văn hóa mới ủng hộ phụ nữ và ủng hộ gia đình. Mối quan tâm chính là việc càng ngày càng có nhiều người phụ nữ được thăng tiến lên trong các lãnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị, và buộc họ phải trả giá cho sự thăng tiến đó bằng việc mất đi đời sống gia đình. Đó là vấn nạn mà chưa có xã hội nào đã kiên quyết tìm ra một giải pháp, và vấn nạn đó phần nào chẳng khác gì mấy với thuyết nam nữ bình quyền vào những năm của thập niên 1970.