Lược trích bài phỏng vấn với Ông Luigino Bruni về việc đối thoại của nền kinh tế

MILAN (Zenit.org).- Các nhà đạo đức học nhận xét rằng trong một thế giới ngày càng phức tạp và toàn cầu hóa đòi hỏi việc xem xét và kiểm tra rất kỷ lưỡng về cách vận hành kinh doanh và các mô hình của nền kinh tế để xem chúng có thật sự góp phần vào việc phát triển chung của con người cũng như cổ võ phẩm giá của công việc.

Vì mục tiêu tối hậu đó mà phong trào Focolare đang cố gắng giúp thiết lập ra một hệ thống kinh tế mang tính nhân bản hơn bằng cách lập ra một mạng lưới gồm các doanh nghiệp, kinh doanh, vốn được biết đến như Nhóm Đối Thoại Kinh Tế (Economy of Communion- viết tắc là EoC).

Một trong những nhà lý luận chính của EoC là Luigino Bruni, đã chia sẽ với hãng tin Zenit về việc làm thế nào mà mô hình đối thoại và “nền văn hóa biết cho đi” vượt ra khỏi biên giới của những hoạt động bác ái giản đơn.

Luigino Bruni chính là một nghiên cứu gia về kinh tế học tại trường Đại Học Milan-Bicocca và cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách sắp được xuất bản có nhan đề là: “Niềm Hạnh Phúc của Việc Giao Tiếp Xã Hội” (The Happiness of Social Interaction) do nhà sách Routledge ấn hành.

Hỏi (H): Thưa Ông, “Nhóm Đối Thoại Kinh Tế” chính là nhóm gì vậy? Một cách cụ thể hơn, làm thế nào mà sáng kiến về tên gọi này lại có sự khác biệt rõ ràng dựa trên mặt kinh tế với nền tảng cơ bản của thần học chính là đức ái?

Ông Bruni (T): Thưa, từ ngữ chính đó là “communion” (tức đối thoại, hiệp thông) nhằm nhấn mạnh đến “sự nhân nhượng, cho đi,” hay một tình yêu hỗ tương. Dĩ nhiên, đức ái, tự bản chất của nó cũng bao hàm việc chủ động nhân nhượng hay cho đi, bởi vì tình yêu Kitô Giáo luôn luôn lúc nào cũng là một thứ “tình yêu cho đi nhưng không.”

Do thế, dựa trên lịch sử phát triển của Đạo Kitô Giáo, từ “caritas” (bác ái)-chính là từ được dịch ra trong tiếng La Tinh, vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “agape” - chứ chưa bao giờ được hàm ý như là sự ý thức về việc “đối thoại.”

Ngày hôm nay, Nhóm Đối Thoại Kinh Tế nhấn mạnh đến một chiều kích mới, chiều kích Ba Ngôi của đời sống kinh tế lẫn xã hội. Để nắm rỏ sự khác biệt rõ ràng và sâu sắc giữa một nền kinh tế giản đơn, một nền kinh tế dựa trên cơ sở của lòng bác ái, hay một nền kinh tế chung, và một nền kinh tế dựa trên cơ bản của việc đối thoại, thì người thầu khoán (entrepreneur) phải biết đem lợi nhuận kiếm được của mình để cho người nghèo, thanh toán hết các thứ thuế, và không làm ô nhiễm môi trường, thì đó có thể được xem như là một mô hình hoàn hảo của đức ái, và cũng bằng cách đối thoại, chứ không phải thông qua “một người trung gian” trong tinh thần tôn trọng việc kinh doanh của người đó.

Một nhà thầu khoán EoC, chính là một người biết hoán chuyển việc quản lý doanh nghiệp của mình thành một kiểu quản lý dựa trên việc đối thoại, hiệp thông, hay dựa trên sự nhượng bộ, cho đi. Hay nói cách khác, một doanh nghiệp có thể là một doanh nghiệp EoC chỉ khi nào có ít nhất là hai người cố sống bác ái qua việc nhân nhượng cho đi, không những đối với những người khác trong xã hội, mà còn trong chính bản thân của doanh nghiệp. Thì tôi nghĩ, nếu được như vậy, quả là chẳng khác gì với tiểu thuyết, và đó cũng còn là một thách đố với dự án EoC.

(H): Thưa Ông, làm thế nào mà dự án này lại trở thành một phần sứ mạng của phong trào Focolare?

(T): Thưa, ý tưởng và kinh nghiệm của việc hiệp thông là một yếu tố cơ bản theo tinh thần của Focolare, vốn đặt trọng tâm vào “tình đoàn kết” như là uy tín để có sức lôi cuốn.

Vì lý do này, mà việc đối thoại về hàng hóa chính là kinh nghiệm nền tảng trong cộng đoàn Focolare đầu tiên tại Công Đồng Trent vào những năm 1940, là nơi mà tất cả những vấn nạn xã hội mà hầu hết các thành phố đã kinh qua sau thời gian chiến tranh đã được giải quyết nhờ vào kinh nghiệm của “sự thuyết phục, lôi cuốn” (charismatic) trong việc đối thoại về hàng hóa. Thì kể từ đó trở đi, tất cả những kinh nghiệm xã hội mà phong trào Focolare có được, cũng đều qui hướng dựa trên tinh thần của Focolare và những cội nguồn vững chắc khác.

(H): Thưa Ông, sáng kiến lập ra “Nhóm Đối Thoại Kinh Tế” là để cổ võ sự đoàn kết trong nền kinh tế. Thế ý niệm này có tầm quan trọng như thế nào đối với EoC, và liệu chúng có khác biệt gì không so với ý niệm về tình đoàn kết trong các hiến chế và các bài viết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị về vấn đề này?

(T): Thưa, dĩ nhiên là chúng tôi tiếp tục với dòng suy nghĩ về xã hội Công Giáo, bao gồm cả những dòng suy nghĩ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Có một sự trùng hợp thú vị đó là vào tháng năm 1991, EoC được hình thành ra chỉ vài ngày sau khi công bố về hiến chế “Centestimus Annus,” là một hiến chế đầu tiên nhấn mạnh rất rõ về vai trò tích cực và giúp làm văn minh hóa của doanh nghiệp trong xã hội.

Tình đoàn kết phần nhiều chính là sự hiệp thông, nhưng cũng đồng thời, khác hẳn với sự hiệp thông. Theo suy nghĩ của tôi, tình đoàn kết nhắm đến việc làm cho tất cả những người khác được trở nên bình đẳng với nhau, trong khi đó, việc đối thoại nhắm tới việc làm cho những người bình đẳng được khác nhau, vì lẽ, hơn cả tình đoàn kết, mối quan hệ và nhân dạng đều quan trọng cả. Hay nói cách khác, tình đoàn kết phải được dựa trên sự bình đẳng và công lý; còn việc đối thoại phải được dựa trên sự nhân nhượng, cho đi và sự tự do.

(H): Thưa Ông, vị sáng lập ra phong trào Focolare là Chiara Lubich nói rằng EoC tương phản một cách trực tiếp với những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế. Thì, liệu Bà ta muốn ám chỉ đến điều gì?

(T): Thưa, EoC tương phản lại với một số nguyên tắc tiêu chuẩn của nền kinh tế, chẳng hạn như ý tưởng có nguồn gốc từ nền kinh tế nguyên thủy cho rằng: con người kinh doanh chỉ vì sở thích và lợi nhuận cho riêng cá nhân; chỉ có những sáng kiến về hàng hóa mới quan trọng trong việc đạt được lợi nhuận trên thương trường, và việc kinh doanh đó chỉ là “tệ hại, xấu xa”, chỉ “tốt đẹp” khi kinh doanh trong sự nhàn rỗi.

Thì EoC bằng chính kinh nghiệm của mình đã chỉ cho mọi người thấy được sự khác biệt rằng con người thường bị kích thích bởi việc quan tâm thật sự, thuần túy đến những người khác, chứ không phải chỉ có chú tâm thu lợi nhuận cho riêng mình, và đó là động lực giúp con người kiếm tìm được sự hạnh phúc, một khái niệm hoàn toàn khác hẳn so với khái niệm chỉ vì sở thích của riêng cá nhân, vì lẽ, con người không thể nào hạnh phúc một mình được, thì những động lực thúc đẩy bên trong cũng có tầm quan trọng về thái độ của nền kinh tế, và việc hoạt động kinh doanh sẽ là một điều “tốt đẹp” nếu được cộng đồng nhân loại đón nhận và là nơi để phát triển sâu sắc hơn về những mối quan hệ cá nhân.

(H): Thưa Ông, đâu là những đòi hỏi của các doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn của EoC? Liệu những doanh nghiệp này đều thành công về mặt tài chính?

(T): Thưa, việc thành công về mặt tài chính không phải là một yếu tố quan trọng trong việc lượng định sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp theo EoC. Sự tăng thêm trong giá trị của các doanh nghiệp đó phải được đo lường bằng việc thêm vào những biến số (variables) khác của tài chánh, chẳng hạn như những mối hàng hóa hổ tương, có nghĩa, loại hàng hóa được làm ra dựa trên mối quan hệ thuần túy của những cá nhân với nhau, “tài sản xã hội” (social capital) và “tài sản tôn giáo” (religious capital) rất quan trọng cho sự phát triển về kinh tế và xã hội cũng giống như các loại hàng hóa tiêu chuẩn của nền kinh tế, và các tài sản về kỷ thuật lẫn tài chánh.

(H): Các nhà thần học như Michael Novak, chẳng hạn, đã cố gắng phát triển ra một loại thần học hay tinh thần đích thực của một nhà thầu khoán. Thế thưa Ông, bằng cách nào mà EoC thể hiện tình đoàn kết chung vốn được cổ võ bởi từng cá nhân người thầu khoán Kitô giáo?

(T): Thưa, thuyết nhân đạo của EoC không giống với thuyết của Novak. Trước hết, chính là EoC nhìn nhận giá trị và lòng hào hiệp của doanh nghiệp và thị trường, nhưng cũng đồng thời, rất cẩn thận trong việc tránh né sự tín cẩn vô điều kiện của các giá trị khác trên thị trường.

Thị trường chính là một khía cạnh của xã hội dân sự nhưng chỉ hoạt động tốt đẹp khi được gắn liền với những thể chế công bằng và con người dựa trên một nền văn hóa biết cho đi, hơn là chiếm hữu. Vì lý do này mà dự án EoC dành 1/3 lợi nhuận thu được để giúp xây dựng nên một nền văn hóa biết cho đi, biết nhân nhượng vô điều kiện. Chính vì thế, chúng tôi không cổ võ ý tưởng “tinh thần hay tâm linh của một người thầu khoán,” vì những dự án của EoC thì rộng hơn, chú trọng bao quát nhiều khía cạnh.

Điểm chú ý quan trọng của chúng tôi, một mặt là nhắm vào cộng đồng của các doanh nghiệp, tức những mối quan hệ dựa trên việc đối thoại giữa các doanh nghiệp, các nhân viên và tất cả những người cổ đông khác; mặt khác, là chú trọng tới những người nghèo, vốn là những yếu tố quan trọng của dự án; các doanh nghiệp không chỉ “hổ trợ” mà còn biết cho đi nhưng không với những thành viên khác của EoC.