2 Samuen 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Tvịnh 88; Roma 16: 25-27; Luca 1: 26-38

Bài đọc thứ 2 đọc hôm nay là bài trích thơ của thánh Phaolô gởi cho giáo hữu ở Rôma. Đoạn sách là một bài ca tụng Thiên Chúa. Lời kinh nguyện như thế thường xãy ra trong nghi thức phụng vụ. Cả hai Kinh Thánh Do thái và Ki tô giáo thường hay kết thúc với lời ca tụng Thiên Chúa. Từ "doxa" có nghĩa là "vinh danh". Kinh thánh ca ngợi vinh danh Thiên Chúa khi quyền uy của Thiên Chúa chiếu rọi qua dân chúng và khung cảnh.

Các bài tụng ca là lời kinh nguyện của chúng ta đáp lại cảm nghiệm với Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Mỗi khi chúng ta cảm nhận được vinh quang Thiên Chúa chúng ta cất tiếng ca ngợi. Đôi khi vinh quang của Thiên Chúa đến trong một đám mây, hay chiếu tỏa trong Đền Thờ, như trong sách Xuất Hành 29: 43 "Chính đó là nơi Ta gặp gỡ con cái Israel. Ta sẽ lấy vinh quang của Ta mà thánh hiến nơi đó". trong sách Dân Số 16: 19 "Và vinh quang của Đức Chúa đã xuất hiện trước toàn thể cộng đồng". Trong sách Isaia 6: 3 "Các vị ấy đối đáp tung hô 'Thánh! Thánh! Chí Thánh! 'Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!" và nhiều bài Thánh Vịnh cũng ca ngợi vinh quang Thiên Chúa. Khi chúng ta đứng trước vinh quang Thiên Chúa chúng ta lên tiếng ca ngợi "Vinh danh Thiên Chúa", "Ca tụng Thiên Chúa" v.v... Hãy để ý biết bao nhiêu lần chúng ta dùng từ "Vinh danh" hay những từ khác tương tự để ca ngợi trong phụng vụ Thánh Thể hôm nay.

Trong thơ thánh Phaolô gởi cho giáo hữu Rôma. thánh Phaolô nhấn mạnh vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏa trong đời sống Chúa Kitô, trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Khi chúng ta được đức tin và nhận thấy sự vinh hiển đó, chúng ta cũng ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa. Để đáp với mầu nhiệm Thiên Chúa mặc khải qua Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần gợi nên lời ca ngợi trong chúng ta, giúp chúng ta nói lên những gì không diễn tả được. Trong câu chuyện của phúc âm, dân chúng tự nhiên lên tiếng ca ngợi khi họ nhận thấy vinh quang của Thiên Chúa trong lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Trong phụng vụ lễ Giáng Sinh nữa đêm chúng ta nghe lời thánh Luca kể sự hiện diện của các sứ thần hiện ra với các mục đồng. Các sứ thần sáng chói "sự vinh hiển của Thiên Chúa" và ca ngợi Thiên Chúa "Vinh danh Thiên Chúa trên trời" (Lc1: 14) vì những việc Thiên Chúa làm trong việc Đấng Cứu Chuộc sinh ra.

Thường trong các thơ thánh Phaolô có nhiều lời ca ngợi. Như trong Ephêsô 3: 20-21: "Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng hoạt động trong chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen". Trong thơ gởi giáo hữu Philiphê 2: 5-11: "Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ... Như vậy khi vừa nghe danh thánh Giêsu cả trên trời, dưới đất. và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miện tuyên xưng rằng "Đức Giêsu Kitô là Chúa".

Cũng như lời thánh Phao lô viết hôm nay, trong lời kết thúc cũng như lời mở đầu thơ: "Phao lô được gọi làm Tông đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy của Người đã dùng các ngôn sứ mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta... Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông đồ, làm cho hết thảy, các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. "Ca ngợi Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã đưa tay cứu rỗi toàn thể loài người ( và cả vũ trụ ) qua Chúa Kitô".

Khung cảnh bài Phúc âm báo tin Chúa Cứu Thế sinh ra đã được trình bày. Họa sĩ Fra Angelico đã vẽ bức tranh Truyền Tin hiện giờ được treo trong viện bảo tàng ở Florence. Viện bảo tàng trước đây là tu viện của dòng Đaminh. Và nhiều bức tranh của họa sĩ Fra Angelico về những đề tài tôn giáo được treo trên các bức tường của tu viện để giúp các tu sĩ nhất là các tu sĩ còn trong nhà tập suy ngẫm về các mầu nhiệm về đức tin. Trong bức tranh, Đức Maria ngồi trên một ghế gỗ nơi cửa. Ngài có vẽ thinh lặng, y phục tươm tất. Có ánh sáng mặt trời chiếu vào, và sứ thần đẹp đẻ. Bức tranh giúp nhiều về việc suy ngẫm, đời sống thầm lặng và cầu nguyện. Nhưng, trong khi chúng ta sống trong một khung cảnh như các tu sĩ, bức tranh của Fra Angelico vẫn tỏ ra một tâm hồn chưa yên tĩnh để để nghĩ suy đến mầu nhiệm của Thiên Chúa, mặc dù trong chốc lát của đời sống bận rộn ồn ào hằng ngày.

Nhưng, trong bài Phúc âm hôm nay còn có ý nghĩa khác: là khung cảnh không yên lặng. Hãy để ý câu mở đầu "Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê gọi là Nazareth". Nghe như không có chuyện gì nguy hiểm phải không? Nhưng, Galilê là nơi thường rất lộn xộn. Ở đó phần đông dân chúng là nông dân rất nghèo. Ở Galilê thường có nhũng cuộc nỗi loạn. Người ở Galilê thường bị nghi ngờ, và là nơi người ta tranh chấp đất đai của họ để được an cư. Thiên Chúa chọn Galilê để nhập thể, và Chúa Giêsu là người Galilê.

Đức Maria sống ở một nơi hỗn loạn. Đức Maria làm gì trước khi sứ thần đến? Hoạ sĩ Fra Angeliso vẽ Đức Maria ngồi thinh lặng trong tư thế cầu nguyện suy ngẫm. Có họa sĩ khác vẽ Đức Maria quỳ gối dưới đất như đang cầu nguyện. Nhưng, có thể là Đức Maria đang nhồi bột làm bánh, hay may vá, hay bắt đầu nhóm lửa để nấu ăn. Có thể là Đức Maria đang ở nơi cửa vì nghe tin một cuộc nỗi loạn khác trong vùng. Chúng ta không muốn nghĩ là đời sống của Đức Maria không thực thế, và khác thường đối với kinh nghiệm chúng ta thời nay. Chúng ta không muốn nghĩ Đức Maria không sống vói kinh nghiệm và lo lắng của đời sống chúng ta trong trường hợp tương tự.

Đọc lại bài phúc âm cho thấy "Đức Maria có vẽ bối rối về lời chào của sứ thần Gabriel. Và Đức Maria “tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì". Sứ thần liền vội vàng trấn an Đức Maria "Thưa bà Maria, xin đừng sợ" Chắc Đức Maria đang lo sợ! Miền Galilê của Đức Maria là một nơi lọan lạc, và lời đáp của Đức Maria chứng tỏ sự nghi ngờ và lo sợ trong lòng. Nhưng, Đức Maria không được sư thần nói rõ để giải quyết tình trạng lúc bấy giờ, và cho Đức Maria biết tương lai sẽ như thế nào. Trái lại, Đức Maria phải để lời Thiên Chúa định trong đời sống của mình, và phải tin tưởng vào Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta cũng phải làm như vậy khi chúng ta thưa "vâng" cùng Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th ADVENT (B)
2 Samuel 7: 1-5, 8b-12, 14a,16; Psalm 89; Romans 16: 25-27; Luke 1: 26-38

Our second reading today is the closing of Paul’s letter to the Romans. The passage is a doxology and such prayers are common in our liturgical celebrations. Both the Hebrew and Christian scriptures frequently break out in doxologies. The word "doxa" is usually translated as "glory." The scriptures give glory when God’s power and holiness shine through people and events.

Doxologies are our prayerful responses to the experience of God in our lives. When we perceive God’s splendor – we give glory. Sometimes God’s glory comes in a cloud,32 or shines forth in the Temple (cf. Ex. 29: 43; Numbers 16:19; Isaiah 6; and many psalms). When we behold God’s glory we profess a doxology: "Glory to God" – "Praise God," etc. Note the number of times we use "glory," or similar words of praise, in today’s Eucharistic celebration..

In Romans, Paul has emphasized God’s glory shining forth in Christ’s life, death and resurrection. When we come to faith and perceive that glory we, in turn, give glory to God. In response to the mystery of God revealed in Christ, the Holy Spirit stirs up praise in us, helping us put into words what is inexplicable. In the gospel stories people break out spontaneously into doxologies when they encounter God’s glory in Christ’s words and works. At our Christmas midnight liturgy we will hear Luke’s narration of the appearance of the heavenly hosts to the shepherds. The angels will shine with the "glory of the Lord" and will give praise to God (Luke 2:14) for what God is doing in the birth of the savior.

Frequently in his letters Paul will break out in a doxology (e.g. Eph. 3: 20-21; Phil: 2: 5-11) as he does today in his closing words in Romans. In the letter Paul has given us a glimpse into God’s power and mercy manifested in Jesus. He encourages us to reflect on and recognize for ourselves God’s wonderful works of grace in our own lives and then to give glory to God. Our responsibility, he tells us (Rom 12 ff.) is to live lives that reflect the glory we have received through Christ. In other words, our very lives should become a doxology as we "glorify God in our human bodies" (1 Cor. 6: 19).

Thus, the letter to the Romans ends as it began (1:2-5) proclaiming God’s plan of salvation which the prophets promised and was fulfilled in Christ – a plan now made known through Paul’s "proclamation of Jesus Christ," now "made know to all nations." Give glory to God because God has reached out to save all humanity (and creation itself) through Christ.

The gospel scene that announces the coming birth of the savior has been frequently portrayed. The Renaissance artist Fra Angelico has a lovely painting of the Annunciation which now hangs in San Marco’s museum in Florence. The museum was a Dominican priory and Fra Angelico painted religious themes on the cell walls of the friars, especially the novices, to help them contemplate and study the mysteries of faith. In the painting Mary is seated on a wooden bench in a portico. Her demeanor is peaceful and her garments neat. There is sunlight and the angel is magnificent! Much in the scene would encourage a life of quiet and prayer. But, while we don’t live in the same setting as those friars did, still Fra Angelico’s painting can still a restless soul and open us to the mystery of God – if only for a few moments in a hectic life.
But there is something else suggested in this gospel today – and it isn’t so peaceful. Notice the opening verses. The angel is sent "to a town in Galilee called Nazareth." Sounds harmless enough, doesn’t it? But Galilee was a troublesome place, where the vast majority of the people were very poor peasants. In Galilee, insurrections and nationalism frequently bubbled to the surface. Galileans were a suspect people and their land a place where people struggled for freedom. It was in Galilee that God chose to take flesh; Jesus was a Galilean.

Mary lived in a troubled land. What was she doing before the angel Gabriel arrived? Fra Angelico has her tranquilly seated, as if she were meditating. Some painters have her kneeling on the floor in a prayerful position. But maybe she was kneading bread, stitching clothes, or trying to start a cooking fire. Perhaps she had been at her door and heard rumors of still one more insurrection in her land. We certainly don’t want Mary’s life to seem artificial, or foreign to what we moderns experience. We don’t want to abstract her from our similar daily experiences and concerns.

One more look at the passage shows that "she was greatly troubled" at Gabriel’s announcement. And "she pondered what sort of greeting this might be." The angel has to quickly reassure her, "do not be afraid." She must have been afraid! Mary’s Galilee was a conflicted land and her responses show her own inner confusion and doubt. But she doesn’t get a road map from the angel to clear up the present and tell her where the future would take her. Instead, she must make room for God in her life and trust. Which is what we must do too, when we say our own "Yes" to God.