L’OBSERVATORE ROMANO - N° 24 - 15 juin 1999 -Nước Pháp tuyên dương Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận.

Trong ngày thứ tư mồng 9 tháng 6 năm 1999, Ông M.J. Guéguignou, Đại sứ nước Pháp cạnh Tòa Thánh, đã trao Bảo Quốc Huân Chương cho Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng “Công Lý và Hòa Bình”. Buổi lễ đã diển ra tại Dinh Bonaparte, trụ sở Tòa Đại sứ Pháp quốc cạnh Tòa Thánh.

Ngoài các giới chức và thân hữu, có sự hiện diện của Các Đức Hồng Y B. Gantin, R.Etchegary, P. Poupard, Đức Tổng Giám mục Jean Louis Tauran, Đức Ông Thụ và Ông Diarmuid Martin.

Chiếc Thánh Gía và Sợi giây đeo.

Diển văn của Ông Đại sứ nước Pháp, Jean Guéguinou

Trong một lát nữa tôi được hân hạnh trao lại Bảo Quốc Huân Chương cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, nhân danh Tổng Thống Cọng Hòa Pháp quốc.

Thưa Ngài, danh dự cao quí này chứng tỏ lòng ngưỡng mộ cùng sự nhận biết những gì ngài đã thực hiện và còn đang tiếp tục thực hiện, những gì ngài đã chứng tỏ và những gì ngài vẫn còn mãi chứng tỏ: một vĩ nhân, một linh mục, một Giám Mục, cho dù có nhiều năm bị tù đày và biệt giam, dù cho phải chịu đựng rất nhiều đau khổ nhưng ngài cứ vẫn mãi tiếp tục tiến bước không hề lay chuyển, mang một sức mạnh, một niềm hy vọng được soi sáng bằng đức tin.

Đúng như thế, chiều nay mọi người nhận biết là nước Pháp ngưỡng mộ ngài như một chứng nhân của đức tin trong thời đại chúng ta, tôi có thể nói như tôi suy nghỉ ngài chính thật là một tông đồ của đức tin. Đời sống của ngài bị đảo lộn như nhiều người đã nhận biết, dược dệt bằng những thử thách, nhưng trước tiên là lòng trung thành của ngài đối với Giáo Hội, với tổ quốc của ngài, với những những sứ mệnh được giao phó và lòng tin cây của tất cả bạn hữu. Trong những mối trung thành ấy, tôi cũng muốn nói đến lòng trung tín của ngài đối với tình liên đới, với văn hóa và ngôn ngữ của nước Pháp chúng tôi.

Khi làm nhiệm vụ ở Roma, tôi được nghe nhiều lần về những mối thâm tình của ngài đối với xứ sở của chúng tôi. Tôi được nghe ngài nhắc nhở đến các linh mục và Hội Thừa sai Paris những đấng đã dạy dổ huấn luyện ngài, các đấng thánh người Pháp là gương mẫu cho lòng sùng đạo của ngài, đã giúp cho ngài suy tư cầu nguyện nhất là những đêm dài trong ngục tù. Tôi dã đọc những gì ngài đã viết, chứng tá của ngài làm cho tôi hết sức cảm động và sách ngài viết thật dể hiểu và đầy cảm xúc như “Con đường hy vọng” hay “Tôi phụng sự Đức Giêsu Kitô.”

Khi trao tặng một huân chương, theo truyền thống là nêu lên những giai đoạn cuộc đời của người lãnh nhận. Tôi không muốn nêu lên tất cả các sự việc mà mọi người chung quanh ngài đều am tuờng. Tôi chỉ nói đến ngày hôm nay ngài là Chủ Tịch Hội đồng Giáo Hoàng vế “Công Lý và Hoà Bình”, đang đứng trước những đau khổ của nhân loại, như sứ vụ mà Đức Thánh Cha trao trọng trách cho ngài ở Belgrade, ngài đã xuất hiện như một người vượt trên mọi tranh chấp, đứng trên mọi biến cố dù là bi thảm ngài vẫn tin tưởng là đời sống con người là một ân sủng, dù cho đời sống đó bị chê bỏ hoặc khinh khi, dù cho các biến cố bi đát đó bị thâm nhập vào vực thẳm của lòng người có thể làm mất đi niềm tin và hy vọng ở những nơi như Âu châu cũng như Á châu, nhưng đối với ngài con người ở trong thế kỷ này vẫn còn có thể khám phá ra rằng tình yêu còn mạnh hơn sự chết.

Thưa ngài, chính Ngài là một chứng nhân sống

Tôi rất vui mừng cũng như các người thân của ngài, các nhân vật cao cấp trong Tòa Thánh, tôi đặt biệt chào mừng sư hiện diện của Đức Hồng Y Etchegary, Đức Hồng Y Poupard, Đức Hồng Y Gantin và Đức Tổng Giám Mục Tauran, đã đến với chúng tôi tối nay trong dịp lễ này để nhắc lại một thời kỳ bi đát. Tuy vậy trong giây phút này là niềm vui mừng, là tình bạn hữu. Cũng như sự hiện diện của những đồng hương của ngài nơi dây nói lên niềm vui đó..Họ đến đây để nói lên sự ngưỡng mộ và lòng yêu mến. Họ cùng chia sẻ niềm vui với tôi và niềm hảnh diện mà nước Pháp đã trao đến cho ngài.

Đương nhiên trong giây phút này, ngài đang nhớ dến những người bạn ở Việt Nam, đặt biệt là giáo dân giáo phận Nha trang nơi ngài là một mục tử trẻ tuổi tài năng, và ở Saigon nơi ngài được bổ nhiệm chăm sóc giáo phận mà chính phủ Việt Nam đã cấm đoán ngài đến phục vụ,

Thưa Ngài, chiều nay ngài mang trên ngực chiếc thánh gía mà ngài đã làm trong nhà tù ở Vinh Quang, là một thánh giá gọt bằng gổ dược dấu vào trong một miếng xà phòng cho đến khi dược thả ra. Và nay ngài đã bọc lại bằng kim loại.

Chiếc thánh giá được buộc vào sợi giây chuyền làm trong một nhà tù khác nhờ sự cảm thông của những người lính gác mà họ đã kiếm những giây kẽm và giúp ngài hoàn thành.

Chiếc thánh gía và sợi giây mà ngài mang trên ngực hàng ngày, ngài đã thổ lộ là không phải một kỷ vật trong nhà tù, nhưng chính là một dấu chỉ về lòng tin vững mạnh và sâu xa mà không một vũ khí nào, một sự đe dọa nào mà có thể thay đổi được những con tim mà chỉ có tình yêu của người Kitô hữu mới có thể đạt đến được.

Thưa ngài, nước Pháp rất hảnh diện có được một người bạn như ngài và tôi rất hảnh diện là người thay mặt cho nước Pháp nói lên niềm hảnh diện đó.