Chúa Nhật XVI Thường niên A
Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tv. 85; Rôma 8: 26-27; Mátthêu 13: 24-30


Đôi khi những nhà "chuyên môn" và những người có thể biết nhiều hơn, cũng không thể đoán trước sự việc sẽ xãy ra thế nào. Một nhà "chuyên môn" có thể đoán trước một người có thể điều khiển một đội banh nói "ông ta biết rất nhiều về đá banh, nhưng ông ta không đủ hăng hái" Đó là nói về ông Vince Lombardi là người "không đủ hăng hái". Nhưng, chính ông Lombardi là người điều khiển nhiều trận banh thắng. Giải thưởng trận đá banh lớn nhất được đặt tên ông Lombardi. Ông ta vẫn còn tai tiếng về lời nói "thắng trận đá banh không phải là tất cả mọi sự mà chỉ là một việc thôi" Vậy thì ông Lombardi có đủ hăng hái hay không?

Một giáo sư về âm nhạc nói với phụ huynh Enrico Caruso là anh ta "không có giọng hát". Hình như phụ huynh của Enrico Caruso cũng không biết được con mình có tài năng gì. Louisa May Alcott là tác giả sách "Các phụ nữ bé mọn". Trước đó, Louisa đã được phụ huynh khuyên là nên tìm việc giúp việc trong nhà hay may vá thì hơn. Xét về Fred Astaire, người ra ứng cử đóng vai trên màn ảnh và nhảy múa trên sân khấu, có lời bình luận là "Fred Astaire không có thể đóng vai trên sân khấu, chỉ biết nháy chút ít thôi". Thế mà Astaire có tiếng đóng vai và nhảy múa rất tài tình. Ông ta còn giữ nhật ký của ông ta về điều đó trong nhà , bên trên lò sưởi. Thật thế, bạn không thể đoán trước được gì đâu!

Cha của một bà bạn tôi có một thửa ruộng 1,200 acres ở South Carolina. Bà ta bình luận về dụ ngôn hôm nay rằng "Tôi để thửa ruộng cho cha tôi làm, và tôi phải đi học xa. Nhân dịp về thăm nhà lúc đầu mùa hạt giống nẩy mầm. Tôi xem giống lúa nẩy mầm và tôi cảm thấy tôi có thể trông thấy mầm cỏ lùng và mầm lúa tốt. Khi hai thứ hạt giống nẩy mầm chúng trông giống nhau ,nhưng đến khi lớn lên mới thấy khác". Bà ta lại nói thêm "ngay cả cha tôi, một người làm ruộng chuyên nghiệp, cũng không thể phân biệt hai thứ mầm lúc đầu.Nhưng đến mùa gặt, cây lúa tốt lên cao đứng thắng và cây cỏ lùng quằng xuống". (Có lẽ có dụ ngôn khác về đời sống người Kitô hữu trong lời bình luận của bà bạn tôi : người đứng thẳng lên là Ki tô hữu và cỏ lùng quằng xuống). Dụ ngôn như muốn bảo chúng ta hãy cẩn thận "Đừng hành động quá sớm. đừng xét đoán ngay, bạn không bao giờ biết được".

Nếu bạn bước vào một phòng khi người ta đang xem trận banh (baseball), thường bạn hay hỏi "đội nào thắng?". Chúng ta không hỏi "ai thua?". Mặc dù chúng ta thường thích baseball, nếu đội chúng ta thua, chúng ta bỏ qua. Và đời sống tiếp tục. Nhưng chúng muốn hỏi một việc lớn hơn "Điều gì thắng thế gian, sự tốt hay sự dữ?" Và thêm nữa "Sự gì kéo dài, sự tốt hay sự dữ? Sẽ có mùa gặt lúa tốt hay cỏ lùng ăn đứt lúa tốt?"

Thí dụ, sự việc không tiến tốt trong thế kỷ này hơn thế ký vừa qua. Tôi vừa được nhắc lại là một trong những chuyện ghê rợn đã xãy ra trong thế kỷ vừa qua khi tôi xem phim "Schindler's List" nói về một người làm sao có thể cứu 1,000 người Do thái trong đệ nhị thế chiến. Phim đó làm cho chúng ta vui. Nhưng lại có 6 triệu người Do thái bị tiêu diệt. Vậy sự tốt hay sự dữ thắng? Đây không phải là một câu hỏi về một trận banh phải không?

Cỏ lùng không phải chỉ ở trong thế gian này. Cỏ lùng ở gần chúng ta, ngay cả trong Giáo Hội mà chúng ta yêu mến. Cách đây nhiều năm, tôi nghĩ tôi không thể nào nghe tin tức nữa về vấn đề các tré con bị hàng giáo phẩm lợi dụng, hay tin một giám mục che đậy sự việc đó. Ngay cả tin tuần vừa qua về đức Hồng Y Pell ở Úc Châu. Đó là một vị Hồng Y rất gần Đức Thánh Cha, bị tội lạm dụng trẻ con và đã che đậy Tôi hy vọng đức Hồng Y sẽ được xem là vô tội. Nhưng, với trong vai trò người tôi tớ của chủ ruộng tôi muốn hỏi "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?" Sau này câu hỏi còn lớn hơn "Vậy sự dữ hay sự tốt đâu là điểm chính?"

Dụ ngôn không dễ dàng đưa ra câu trả lời. Dụ ngôn không giải thích điều gì đã xãy ra: vì sao có sự dữ?; vì sao có đau khổ?; vì sao người tốt lại tham nhũng?; vì sao thế gian làm hư trẻ con tốt?. Nhưng, ít nhất là dụ ngôn xác nhận vấn đề: sự tốt và sự dữ như chen lẫn với nhau và như xãy ra trong sự đấu tranh cho mục tiêu thắng trận cuối cùng.

Cỏ lùng xen vào trong tất cả mọi sự. Ngay cả trong thửa ruộng đời sống hiêng liêng của chúng ta. Chắc chắn đã có lần chúng ta phải quyết định việc gì trái và việc gì tốt. Chúng ta cũng cố gắng giữ thăng bằng và che chở, nhất là đối với con cái chúng ta. Dù vậy đây vẫn là một dụ ngôn nói về điều gì trong Giáo Hội và trong đời sống riêng tư của chúng ta. Nhất là khi, trong lúc hăng hái chúng ta xét đoán mau lẹ, đem các quy định bỏ qua một bên đôi khi chúng ta kết luận mau lẹ về bản thân chúng ta hay về các hội đoàn của chúng ta, khi chúng ta nghĩ là chúng ta có đủ mọi dữ kiện, nhưng chưa đủ để đánh giá sự việc.

Chúng ta nên nghe lời khuyên của chủ ruộng nói về việc hãy cẫn thận và kiên nhẫn. Thật ra, Người khuyên "bạn không đủ dữ liệu để xét đoán. Vì các dữ kiện chưa hoàn tất."

Chúa Giêsu, người dạy dụ ngôn, biết về kinh nghiệm của Ngài. Ngài chọn người giúp việc cho công việc của Thiên Chúa. Dù vậy những dấu chỉ sớm chưa cho biết rõ tương lai. Ông Giuda giữ túi tiền và tỏ vẽ làm việc giỏi. "Ông ta là người hành động và hoạt động". Ông Phêrô, bà Maria Mađala. ông Tôma và các người khác tỏ dấu thất bại lúc đầu, họ do dự và sợ hãi. Tuy vậy, Chúa cho họ có dịp lớn lên và sinh hoa trái thật.

Đây là một dụ ngôn khuyến khích mỗi người trong chúng ta. Đó là câu chuyện của ơn thánh sủng. ơn nhẫn nại, và hy vọng. Chúng ta nhìn về lại những lỗi lầm chúng ta đã phạm, và chúng ta tạ ơn là chúng ta đã có thời giờ để thay đổi. Chúng ta được thay đổi với ơn Chúa giúp để sửa lại đời sống chúng ta. Chúng ta tin chắc điều gì trước kia là cỏ lùng sẽ trở thành lúa tốt. Thử xem, nếu chúng ta bị xét xử lúc chúng ta lỡ lầm thì sao?

Bây giờ chúng ta vẫn còn trông thấy cỏ lùng trong đời sống chúng ta và trong đời sống những người xung quanh chúng ta. Dụ ngôn nhắc đến hy vọng cho chúng ta hơn là để chúng ta chán nản. Giống tốt đã được gieo trong lòng chúng ta và đang lớn lên. Còn gì hơn nữa, gánh nặng tranh đấu không còn là của chúng ta nữa. Chúng ta có thể tin tưởng Đấng chủ ruộng. là Đấng biết điều gì đang xãy ra, và Ngài đến để giúp chúng ta sửa đổi mọi sự, nếu không xãy ra bây giờ thì chắc là trong tương lai, vì dụ ngôn nói đúng sự thật.

Trong thâm tâm, đây là một dụ ngôn tín nhiệm. Thiên Chúa là Đấng điều khiển. Ngài không xa lạ với sự tranh đấu của chúng ta. Ngài không phải không biết điều gì cần phải làm. Thiên Chúa và Giáo Hội dẫn dắt chúng ta, trong việc đưa đến một mùa gặt hái dồi dào. Chúng ta cần suy ngẫm lại dụ ngôn này trong suy nghỉ của chúng ta, nhất là khi mọi sự việc gây chán nản và khó nhăn cho chúng ta. Chúng thãy nhìn vào thửa ruộng và nghĩ là chúng ta biết việc gì đang xãy ra và việc gì cần phải làm. Nhưng, khi chúng ta sẽ nghe dụ ngôn này và tiếng nói "không nên vội vã. Ta có chương trình. Ta có thể rút ra vài điều tốt cho việc này"

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


16th Sunday in Ordinary Time (A)
Wisdom 12: 13, 16-19; Psalm 86; Rom 8: 26-27; Matthew 13: 24-30

Sometimes even "experts" and people who should know better, just cannot predict how things are going to turn out. An "expert" evaluating a potential football coach said, "He possesses minimal football knowledge. Lacks motivation." He was talking about Vince Lombardi, who "lacked motivation" – but was a winning coach and is in the Pro Hall of Fame. The Super Bowl trophy is named after him. He is still famous for saying, "Winning isn’t everything, it’s the only thing." Lacked motivation!?

A music teacher told Enrico Caruso’s parents that he had, "No voice at all." It seems even parents can’t always judge their children’s abilities. Louisa May Alcott, who wrote "Little Women," was encouraged by her parents to find work as a servant or seamstress. The casting director wrote after Fred Astaire’s screen test, "Can’t act, slightly bald, can dance a little." Astaire had the memo framed over his fireplace. Hey, you never know!

A friend father has a 1200 acre farm in South Carolina. She was reflecting on today’s parable and said, "I left my father’s farm and went away to school. On a recent visit, early in the growing season, I looked at my father’s just-sprouting wheat and realized I couldn’t tell the weeds from the wheat. When they are sprouting they look alike until they ripen." She added, "Not even my father, a wheat farmer, can tell them apart, at first. But at harvest wheat thrives and stands tall and the weeds droop." (Maybe there is another parable about the Christian life in my friend’s observation – Christians will stand tall and weeds will droop.) The parable seems to be cautioning, "Don’t act too quickly. Don’t jump to conclusions. You never know."

When you walk into a room and people are watching a baseball game, the tendency is to ask, "Who’s winning?" We don’t ask, "Who’s losing?" As much as we love baseball, if our team loses, we get over it. Life moves on. But we want to ask the same question about a more crucial issue. "What’s winning in the world, good or evil?" In the long run, "Who’s going to thrive, the good or the evil ones? Will there be a harvest of wheat, or will the weeds choke the life out of the good?"

For example, things don’t look like they are getting any better in this century than they were last century. I was reminded of one of the horrors of last century recently when I saw again the movie, "Schindler’s List." It showed how one man cleverly saved 1,200 Jews during World War II. The film gives us something to cheer about. But still, 6 million died. Who is winning good or evil? This is not just an idle question about a ball game, is it?

The weeds are not just in the big wide world out there, they are much closer at hand, even within the church we love. Several years ago I thought, "I just can’t stand one more piece of news about clergy misconduct, or some bishop’s cover up of abuse! Even last week Australian Cardinal Pell, a close advisor to the Pope was charged with sexual crimes and cover ups! I am hoping he is innocent, but still with the servants of the household I want to ask, "Master, did you not sow good seed in you field? Where have the weeds come from?" Behind all these questions is the big one, "Will evil or good have the last word?"

The parable doesn’t give an easy answer. It doesn’t explain what’s happening: why evil exists; why there is suffering; why good gets corrupted; why the world messes up good kids? But at least it admits to the problem: good and evil co-exit, up close to one another and up close to our lives. They are intertwined and seem to be involved in a struggle for a final victory.

Weeds get into everything, even into the landscape of our own spiritual field. There definitely are times when we must make decisions about what is right and wrong. We do try to maintain standards and protections, especially for our children. Still, this is a parable that has something to say to our church and personal lives – especially when, in our enthusiasm, we are quick to judge, pull up, cast aside and give up: when we are quick to jump to conclusions about ourselves and our institutions; when we think we have all the evidence, but may not and are in no position to judge.

We do well to listen to the advise of the owner, who introduces a note of caution and a plea for patience. In effect, he is advising, "You do not really know enough to judge. All the evidence isn’t in yet."

Jesus, the teller of the parable knew this from his own experience. He chose servants to do God’s work, yet early signs did not accurately forecast the future. Judas was the keeper of the purse and showed good skills for his position. He was a "mover and a shaker." Peter, Mary Magdalen, Thomas and the rest, revealed early signs of failure, doubt and fear. Yet, he gave them a chance to grow and bear much fruit – and they did.

This is an encouraging parable for each of us. It is a story of grace, patience and hope. We look back on the mistakes we have made and are grateful we have had time to change; been able, with God’s help, to work things out. What used to be a weed, we were sure, turned out to be wheat. Suppose we had been judged back then, on the spot?

As we look and still see weeds in our lives and the lives of those around us, rather than being overcome by discouragement, the parable holds out hope for us. Good seed had been planted in us; it is growing. What’s more, the burden of the struggle isn’t ours alone. We can trust the Owner, who knows what is happening, to come to help us sort things out. If not now, then surely later – if the parable has any truth to it!

At its heart, this is a parable of confidence. God is in charge. God is not indifferent to our struggle. God is not unaware of what still needs doing. God is guiding us and the church in the process of bringing about a good harvest. We need to play this parable back in our imaginations, especially when things dismay and discourage us. We will look out at the field and think we know what is going on and what needs to be done. But we will hear this parable and the voice that says, "Not so fast. I have a plan, I can draw good out of this."