Lưu Ý: tường thuật trong một số đoạn văn sẽ làm phật lòng nhiều người

Vatican: Hội Đồng Tòa Thánh dành cho người Di Dân và Lưu Động đã tổ chức Hội nghị về Mục Vụ cho trẻ em bụi đời trong 2 ngày từ ngày 25-26/10. Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên trong lãnh vực này.

Đức Tổng Giám Mục Agostino Marchetto, thư ký Hội Đồng Tòa Thánh đã nói Liên Hiệp Quốc và Hội Ân Xá Quốc Tế đã ước lượng có khoảng 100 triệu cho tới 150 triệu trẻ em bụi đời trên toàn thế giới.

Đức Tổng Giám Mục nói mục tiêu chính của Hội Đồng “là cho các Giám Mục có trách nhiệm đến tầng lớp địa phương” để đưa ra đường lối mục vụ cho các trẻ em như thế, cùng lúc công nhận đến giá trị các chương trình do các tổ chức của Công Giáo và Tư Nhân thi hành.

Đức Tổng nói các tham dự viên trong hội nghị nhấn mạnh đến áp dụng các chương trình theo thực tại nơi mà các thiếu nhi đang sống.

Trong hội nghị Cha Guy Gilbert người Pháp là một trong nhiều vị mục tử đến từ 20 quốc gia mà phần lớn là những quốc gia chậm tiến, đã đến tham dự buổi hội nghị quốc tế đầu tiên về mục vụ.

Linh Mục Guy Gilbert nhìn không giống như một linh mục bình thường: mặc đồ thể thao mang số của những quần thủ nổi danh, khoác áo da của dân chạy môtô và miệng hút thuốc vấn, Ngài nhìn giống như một gã bụi đời đã sống trong thành phố hoa lệ Ba Lê trong 40 năm qua để giúp trẻ bụi đời.

Cha thuộc tổ chức La Bergerie de Faucon, một tổ chức mục vụ cứu những linh hồn thanh thiếu niên lầm than, Cha nói: “Ngay từ buổi đầu, ăn mặc như thế này sẽ giúp tôi tiếp xúc được với giới trẻ. Tôi sẽ ăn mặc như thế cho đến ngày cuối của cuộc đời tôi”.

“Chúng tôi muốn giới trẻ hiểu rằng con người sinh ra không phải là một tội phạm, nhưng con người trở thành một tội phạm, và người đó có thể không còn là một tội phạm qua một chương trình giáo dục kiên quyết.”

Linh Mục Dòng Tên tại Mumbai, Ấn Độ, Cha Placido Fonseca cho biết công việc của ngài phải xét tới căn tính đa tôn giáo tại Ấn Độ, là quốc gia được tin là có số trẻ em bụi đời nhiều nhất trên thế giới.

Cha nói “Chính quyền là chính quyền không Công Giáo. Trẻ em hỗn tạp. Mục vụ của tôi sẽ bị nhiều ác cảm. Thế nhưng Chúa Giêsu và Thiên Chúa sẽ ở đó nơi hậu trường”.

“Tôi sẽ nhấn mạnh đến nhân bản hơn là làm cho họ thánh thiện. Tôi không thể mang cho chúng đức tin. Tôi có thể làm cho chúng cảm thấy được hạnh phúc”.

Cha Fonseca cho biết có khoảng 100, 000 trẻ em bụi đời sống tại Mumbai, và theo một nhà nghiên cứu tại hội nghị cho biết con số trẻ em bụi đời trên toàn quốc ấn độ có thể lên tới 11 triệu em.

Theo giảng sư tại Đại Học Maria Santissima Assunta ở Roma, tiến sĩ Mario Pollo cho biết gia đình tan vỡ là nguyên nhân đưa tới tình trạng trẻ em sống lang thang trên hè phố, tiếp theo là do sự di cư vào thành thị và cảnh sống nghèo đói.

Tiến sĩ Pollo nói “thuốc phiện và rựợu chè nơi cha mẹ tại một số cựu quốc gia cộng sản như Ba Lan và nước Cộng Hòa Czech cũng là chuyện thường tình. Nó chính là một hiện tượng nơi thành phố”. Giáo Sư Pollo cũng dẫn chứng đến thành phố Rio de Janeiro tại Brazil, nơi ước lượng có khoảng 1ừ 12, 000 cho đến 18,1000 trẻ em sống bụi đời. Và “Di cư từ nông thôn đã tạo nên những địa ngục nội thành trong những thành phố lớn”.

Nhưng Brazil là một trong những quốc gia nơi mà hiện tượng này đang thực sự giảm đi. Giảng Sư Pollo nói “tại những quốc gia như Brazil và Romania, cả hai giáo hội và các cơ cấu cộng đồng đã đưa ra một cuộc đấu tranh tốt để chống lại nó. Cuộc chiến chống lại điều này không chỉ nằm trong tay một vài ngôn sứ nhưng phải là một đặc tính thường xuyên của cộng đồng giáo hội và trong xã hội nói chung”.

Tổ chức Công Giáo Quốc Tế “Những Chân Trời Mới” (New Horizons) có trụ sở tại Italia đã thiết lập những “nhóm ngoài đường phố”, các trung tâm lắng nghe và các trung tâm tái nhập để tới những trẻ em bụi đời và giúp họ trở về cuộc sống bình thường.

Bà Chiara Amirante, người sáng lập và chủ tịch tổ chức “Những Chân Trời Mới” cho biết “Tại Âu Châu, vấn để bất hạnh và nghèo đói không nhiều cho bằng một cảm giác trống vắng và mất đi giá trị sống. Giới trẻ quay về với thuốc phiện và tình dục hỗn loạn”.

Cách đây 16 năm, khi Bà Amirante bắt đầu đến tại trạm xe lửa Termini ở Roma, là một nơi tụ về lang thang của những người vô gia cự, bà bắt đầu yêu mến cho công việc giúp những người bụi đời mà bà gọi là “những linh hồn chết” để họ tái canh tân nối tiếp lại cuộc đời.

Chứng từ thê lương khác mà bà Amirante đã kể là “một người phụ nữ 27 tuổi trong nhóm thờ satan. Cô ta đã trải qua cuộc đau thương thê thảm, bạo hành cực độ. Nhóm thờ satan đã bỏ con rắn cho chui vào âm hộ khi mà cô ta không chịu làm theo đòi hỏi của nhóm này. Và gia đình đã bỏ rơi cô ta. Con đường nội tâm chữa lành trở về nơi cô ta thật là phi thường, điều mà các nhà phân tích tâm lý chưa bao giờ đã thể hiện được. Giờ này đây cô ta đang làm việc nhằm gây nhạy cảm thức tỉnh đến giới trẻ”.

Trong hội nghị, các chương trình được đưa ra nhằm mục đích tẩy xóa nguyên nhân đưa đến trẻ em sống bụi đời, đặc biệt nhất là nạn nghèo đói.

Linh Mục Shay Cullen, Dòng Columban, giám đốc Quỹ PREDA tại Phi Luật Tân, một tổ chức đã được đề đạt cho giải Nobel Hòa Bình rất nhiều lần, cho biết 2 mũi tên trực chỉ của tổ chức bao gồm đến phòng ngừa và phục hồi.

Cha cho biết: “chúng tôi có những dự án sinh kế tại các làng mạc trên khắp nước Phi Luật Tân. Kế hoạch là phòng ngừa các gia đình di cư lên các thành thị, nơi mà các trẻ em thường đi đến chỗ phải sống bụi đời và rơi vào nạn lạm dụng tình dục. Những trẻ em này đã trở nên tội phạm và ngay cả khủng bố để rửa hận”.

Cha Cullen cho biết Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đã đưa ra có số có hơn 60, 000 em gái tại Phi Luật Tân hành nghề mãi dâm. Quỹ PREDA cũng đã có những chương trình nhằm phục hồi các trẻ em này.

Cha Cullen đưa ra câu hỏi “tại sao lại có 100 triệu trẻ em làm nô lệ cho tình dục trên thế giới? Ngay cả nửa số đó đã là một cú sốc rồi. Điều này dẫn chúng ta tới sự suy tư trên tinh thần nhân bản”.