Africa: “Phi Châu không chỉ dành riêng cho sự chết mà là nơi của tự do, phẩm giá con người và ơn cứu độ”. Mặc dù khản tiếng nhưng lời tuyên bố trên được Đức Cha Laurent Monsengwo Pasinya, Giám Mục của Kisangani và là Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Cộng hoà Dân Chủ Côngô cũng đã gây tiếng vang trước các đại biểu tham dự hội nghị bàn tròn dành cho Phi Châu, một trong năm hội nghị bàn tròn thảo luận về Truyền giáo và kinh nghiệm của Giáo Hội trong các lục địa khác nhau trên hành tinh, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị truyền giáo toàn quốc (Ý Đại Lợi) lần thứ III.

Trong bản giới thiệu buổi làm việc, nhà truyền giáo dòng Phanxicô Xavier Franco Manganello (phục vụ ở Sierra Leone), điều hợp viên, đã liệt kê những sự kiện đã được biết cũng như những dữ kiện ít được biết đến về những thực tế đầy kịch tính ở Phi Châu: từ con số về những vụ xung đột tạo nên những khu vực đẫm nước mắt ở lục địa này đến các nạn nhân qua đời và tai hoạ AIDS. Đức Cha Monsengwo giải thích rằng: “Những người bán vũ khí không phải là người Phi Châu; thế mà tất cả các cuộc xung đột, các cuộc chiến tranh đều khổ sở vì nó.

Ở Phi Châu này vẫn còn phân nửa nhân số không được thừa hưởng đến công việc phát triển và loan báo Tin Mừng. Vì lý do này, sứ mệnh truyền giáo cần thiết hơn bao giờ hết và vì thế, Giáo Hội phải trở nên luôn là nơi để cho mọi người cảm thấy được hoan nghênh và chào đón”. Kế đến, Đức Cha tái đề nghị về ý niệm Gia đình Giáo Hội để giải thích một cách chi tiết về tầm quan trọng trong vai trò của Giáo Hội ở Phi Châu. Ngài nói thêm: “Giáo Hội phải là nơi mà uy quyền không là điều kinh khủng nhưng là điều làm cho yên tâm. Giáo Hội là chỗ tự nhiên trong đó mọi người là huynh đệ và dành cho tất cả những ai trong các cuộc chiến, các cuộc hoà giải”.

Đức Cha Monsengwo kết luận trong tiếng vỗ tay khen ngợi của gần 1000 tham dự viên: “Họ gọi đó là cuộc chiến 6 ngày. Từ ngày 5 tháng Sáu, 2000, lực lượng quân đội của Rwanda và Uganda đã đánh nhau trực tiếp và dữ dội trên các đường phố Kisangani, đưa người dân và thành phố ào sự hoảng loạn. Chỉ với vài giờ trôi qua, mọi việc bắt đầu nơi toà thị chính thành phố, người Rwanda, người Uganda, người của Phái đoàn Liên Hiệp quốc tại Côngô (MONUC), những người thuộc chính phủ và vài trăm dân thường. Tất cả họp nhau dưới một mái nhà. Vì lý do này, Gia Đình Giáo Hội phải trở thành một lối sống. Khi một người dân cảm thấy bị đe doạ, Giáo Hội phải nhắc mọi người rằng tình yêu hàn gắn tất cả mọi tai hoạ, mọi vết thương bởi vì sự tha thứ cho chiến tranh và yêu thương thì động lại”.

Sự dung thứ, sự ham hiểu biết và sư sống động của Phi Châu được thể hiện từ các câu chuyện của Cha Francesco Pierli, nhà truyền giáo dòng Comboni ở Kenya: “Sự sống mong manh, bị đe doạ và dễ bị phá vỡ và Phi Châu nhận thức được điều này. Phi châu là lục địa phục vụ cho sự sống và sứ mệnh ở Phi Châu là tin tưởng vững chắn vào sự sống”. Nhà truyền giáo giải thích rằng lục địa này chỉ nổi tiếng với Phương Tây về những thảm kịch và bất hạnh nhưng cũng từ nơi đó, Phương Tây nên học về lòng khoan dung, sự can đảm và sự ham hiểu biết, nhưng theo mọi người, Phi Châu có thể dạy cho người ta về sự gắn bó phi thường với cuộc sống một cách vui vẻ mặc dù có nhiều khó khăn.