Mới đây, Trung quốc đã chính thức trở thành quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, đặc biệt là tại vùng Bắc Kinh, Tianjin, Hebei, là những lãnh thổ kỹ nghệ hóa.

Tất cả các loại khí thải độc hại đều hiện diện tại đây từ anidride solforosa, đến khí azoto, khí thải than…Đó là lời cảnh báo của Kỹ sư Wang Jinnan, chủ tịch Hàn lâm viện Trung quốc chuyên về kế hoạch hóa môi trường trong một hội nghị quy tụ các doanh nghiệp chuyên môn về kinh tế xanh, nhóm tại Quảng Đông những ngày vừa qua.

Kỹ sư Wang khẳng định rằng lẽ ra cần phải đầu tư ngân khoản khổng lồ 1750 tỷ quan, tức khoảng 237 tỷ euro, thì mới có thể giảm bớt một phần ô nhiễm theo những chương trình do nhà nước Trung quốc thiết lập, thế nhưng trên thực tế, ngân khoảng đầu tư cho lãnh vực này rất ít ỏi.

Một trong những vấn đề gây lo âu nhiều nhất, theo kỹ sư Wang là sự kiện các chất bụi li ti Pm2,5 gia tăng mạnh, chỉ trong vòng vài năm nay đã giảm khả năng nhìn xa chỉ còn 50 kilomet trên không trung vùng Bắc Kinh – Tianjin – Hebei. Các thành phố lớn tại Trung quốc dường như luôn bị bao phủ bởi một lớp màn do các loại bụi li ti này tạo thành.

Còn ông Lei Wen, thuộc Bộ Kỹ nghệ trung quốc thì khẳng định rằng vấn đề chính là tại kiểu mẫu sản xuất kỹ nghệ hiện nay, chỉ chú trọng đến khả năng sản xuất tối đa và bất chấp hậu quả ảnh hưởng trên môi trường.

Một vấn đề khác cũng chi phối tiêu cực trong lãnh vực này là ngân khoản ít ỏi dành cho môi sinh trong ngân sách chính quyền. Trên nguyên tắc, chính quyền Trung quốc hứa dành ít nhất 1,5 tổng sản lượng quốc nội cho việc bảo vệ môi sinh, nhưng trên thực tế, suốt nhiều năm vừa qua, chi phí bảo vệ môi sinh chỉ lên đến gần 1%. (AsiaNews 07.12.2016)