Bài phát biểu tại Hội nghị do U. N. bảo trợ về tuổi già.
BERLIN: (Zenit. org). - Đây là bài phát biểu của Tổng giám mục Diarmuid Martin, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Geneva, trong cuộc Hội nghị cấp Bộ trưởng châu Âu về Tuổi già. Cuộc
Họp, do Hội nghị Kinh tế châu Âu Liên Hiệp quốc bảo trợ, được tổ chức ở đây 11-13 Sept.
***

Ngày nay, sự sống lâu và sự cao tuổi rất thường được xếp hạng như những vấn đề. Sự sống lâu nói được là một ân huệ của Chúa, để được hưởng dụng và sử dụng cách kết quả. Trong hầu hết các phần thế giới, sự sống lâu có thể nói là một đặc tính của thời đại chúng ta. Do đó những người già được quyền có thể thực hiện đầy đủ những những khả năng và những tài năng họ có và chiếm lấy một chỗ đứng đúng trong xã hội.

Về phần mình, xã hội và những cơ chế xã hội--kể luôn khu vực tư--phải nhận lãnh một vai trò rõ ràng hơn về việc bảo đảm có một khuôn khổ xứng hợp trong đó con người, khi già hơn, được sự nâng đỡ họ cần đễ vẫn là những nhân vật chủ đạo tích cực. Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ về ý nghĩa sáng sủa của những thay đổi dân số, những thay đổi sẽ xuất hiện do sự sống lâu ngày càng tăng tại châu Âu.

Chương trình hành động do Hội nghị này đề nghị, nhấn mạnh sự cần thiết nuôi dưỡng một hình ảnh tích cực hơn về người già. Chúng ta phải công nhận xã hội chúng ta như là những xã hội đa-thế hệ, mà các người già thuộc vào những xã hội này không phải trên lề. Sự công nhận xã hội không nên liên kết với sự sản xuất kinh tế mà thôi. Phẩm giá bất khả nhượng của mổi người già không tùy thuộc vào sự sự hữu dụng bề ngoài của ông hay của bà.

Những thay đổi trong các mẫu gia đình tại nhiều nước châu Âu đã đưa tới sự cô lập lớn hơn cho người già. Sự xuống thấp trong tỷ lệ sinh, là một phần do chiều hướng cá nhân chủ nghĩa trong khoa triết học xã hội hiện nay, mà hậu quả là những quyết định liên can tới con số và quảng cách của các trẻ em ít lưu ý tới trách nhiệm của các gia đình đối với tương lai xã hội. Một sự hiểu biết có tính cá nhân chủ nghĩa như thế về con người, có thể làm giảm khả năng của gia đình trong việc thực hiện vai trò mình trong tình liên đới giữa các thế hệ.

Khó mà thiết lập sự cân đối đúng giữa sự chú ý về quyền cá nhân được phát triển đầy đủ bản thân và sự bắt buộc của tình liên đới. Tình liên đói, dầu sao, mang trong mình một giá trị. Chính sách xã hội phải được xây dựng cách nào mà tình liên đới giữa các thế hệ--một giá trị cơ bản của xã hội loài người--không trở nên không thể thực hiện, vì quá đắc đỏ. Trong một hoàn cảnh mà những liên minh công/tư nhiều tầng lớp sẽ cần để nâng đỡ những ngân quĩ trợ cấp, thì điều quan trọng là phải đứa vào những biện pháp an toàn đủ để bảo đảm những quyền cơ bản và những nhu cầu của người già trước sự biến đổi thị trường.

Người già dĩ nhiên có những nhu cầu riêng biệt về nhà ở và một môi trường sống thích hợp với những điều kiện khác nhau của họ. Phải lo lắng và giúp đỡ những người muốn sống nơi nào, nếu có thể, gần môi trường họ đã sống hầu hết cuộc đời của họ và cách riêng gần gia đình của họ.


Sự kiện sống lâu phổ biến và ngày càng tăng sẽ đòi hỏi không chỉ những thay đổi cấu trúc trong xã hội chúng ta mà còn trong những sự lựa chọn của con người. Nhiều vấn đề người già phải đương đầu trên thực tế là sản phẩm của những lựa chọn cách sống không đúng sớm trong đời sống, liên can tới chế độ ăn kiên và dinh dưỡng, sự thiếu tập thể dục và thiếu áp dụng những biện pháp sức khoẻ đề phòng thường.

Để bảo đảm người già có khả năng sống tự trị và tích cực qua thời gian lâu dài có thể, phải nhấn mạnh hơn tới những cấu trúc giáo dục, như các Đại học cho người già, cũng như những nhóm láng giềng và những hiệp hội khác, những cơ chế đó cung cấp sự khuyến khích trí tuệ và cũng xử lý những nhu cầu thiêng liêng riêng của người già.

Một xã hội thật sự đa -thế hệ là một xã hội trong đó người già cảm thấy mình tùy thuộc hoàn toàn, trong đó phẩm giá của họ sẽ luôn luôn được bảo vệ đầy đủ, trong đó họ không cần phải sợ, và trong đó sự đóng góp của họ sẽ được tôn trọng và sự khôn ngoan của họ được đánh giá cao.