Các sinh viên Đại Học thời nay: Dung mạo của một thế hệ đang phải kiếm tìm

Tiến sĩ Mary Ann Glendon

LOS ANGELES -- Tiến sĩ Mary Ann Glendon là giáo sư phân khoa Luật của trường Đại Học Harvard chuẩn bị bài diễn văn này trước Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân nhân Ngày Diễn Đàn Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 8 được tổ chức gần thành phố Roma trong tuần này. Nữ Giáo Sư Glendon vừa mới được Đức Thánh Cha bổ nhiệm là Chủ Tịch của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng đặc trách về Khoa Học Xã Hội của Tòa Thánh. Sau đây là nguyên văn bài diễn văn có tầm mức rất quan trọng, chúng tôi đã cho dịch ra tiếng Việt để phổ biến.

Lm John Trần Công Nghị.

BÀI DIỄN VĂN:

Vì hầu hết các bạn có mặt nơi đây đều là các sinh viên, do đó, tôi biết chắc là các bạn sẽ có cảm giác như thế nào khi được giao viết về một lãnh vực mà chính các bạn không phải là những chuyên viên. Vì thế, tôi có thể tưởng tượng ra được các bạn sẽ phải phản ứng như thế nào khi Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách về Giáo Dân yêu cầu tôi có một cuộc nói chuyện với các bạn về chủ đề "Các Sinh Viên Đại Học Thời Nay: Dung Mạo Của Một Thế Hệ Mới." Tuy nhiên, tôi rất lấy làm vinh dự nhưng hơi e dè chút ít.

Phần I: Những điều mà các nhà khoa học xã hội nói:

Tôi cũng bắt đầu tìm hiểu cũng y hệt như các bạn vậy. Tôi đến thư viện để tìm xem các nhà khoa học xã hội nói với chúng ta điều gì. Tại đó tôi tìm thấy rất nhiều bài viết, văn chương vô cùng đồ sộ về những nam, nữ thanh niên được sinh ra sau năm 1979, là những người vừa đúng tuổi với thời đại mới này, và cũng vì thế, họ được gọi là những người của thiên niên kỷ. Thật tình mà nói, chưa có một thế hệ nào được nghiên cứu nhiều hơn là bất cứ một đội quân nào mà ai nấy cũng đều biết đến như là Thế Hệ Y.

Dữ liệu về khoa học xã hội nói cho chúng ta biết rằng, các bạn đã được Thiên Chúa ban phúc lành trong rất nhiều cách. Chúng tôi được biết, thế hệ trẻ của các bạn là một thế hệ được giáo dục kỹ lưỡng, và có trình độ văn hóa rất cao trong lịch sử. Hơn bất cứ bao giờ hết, càng ngày càng có rất nhiều bạn trẻ từ nhiều nguồn gốc khác nhau đang theo học đại học (mặc dầu vẫn còn đó, những hố ngăn cách rộng lớn giữa các nước giàu mạnh và các nước đang trên đà phát triển, và thậm chí ngay cả giữa những người giàu và người nghèo trong cùng một nước giàu mạnh). Đặc biệt là các bạn nữ, chưa bao giờ các bạn lại có quá nhiều cơ hội để có thể phát triển mọi mặt như là ngày nay.

Một hoàn cảnh đã ghi dấu quyết định đến lứa tuổi của các bạn, có nghĩa là các bạn cùng với chiếc máy điện toán cá nhân, cùng nhau phát triển và lớn lên. Những chiếc máy điện toán đầu tiên cho các gia đình, các văn phòng, và các trường học được giới thiệu bởi hãng IBM vào năm 1981, và các bạn thừa có đủ khả năng để biết cách sử dụng, mà rất nhiều người lớn tuổi không thể nào biết được. Và một việc chúc phúc khác của Thiên Chúa cho thế hệ của các bạn, mà tôi tin là nhiều người trong các bạn ai cũng biết đó chính là sự trường thọ-thật thế, chưa có thế hệ nào có đủ cơ hội để biết về các ông/bà nội/ngoại của chúng trong một thời gian rất dài như thế hệ của các bạn.

Tuy nhiên, về các lãnh vực khác thì Thế Hệ Y này lại mang nhiều gánh nặng rất đổi khác thường. Có lẽ không có gì có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ và sâu sắc về những mối hy vọng và những mối sợ hãi của thế hệ các bạn hơn là cuộc cách mạng xã hội vốn đã diễn từ giữa những năm 1960 (khi mà tất cả các cha mẹ của bạn có tuổi như các bạn hiện giờ) và vào những năm 1980 là lúc các bạn vừa được sinh ra. Bắt đầu vào những năm 1960, tỉ lệ sinh đẻ và hôn nhân đột ngột giảm xuống tại các nước giàu mạnh của vùng Bắc Mỹ Châu, Châu Âu, Nhật Bản và Úc Đại Lợi. Đồng thời, tỉ lệ ly dị cũng từ từ tăng theo, và tỉ lệ sinh con ngoài giá thú và sống chung với nhau không hề có cưới hỏi, cũng trên đà gia tăng.

Tầm mức và tốc độ của những hiện tượng kể trên là chưa từng bao giờ xảy ra trong lich sử cả-có nghĩa là hoặc là tăng, hoặc là giảm xuống trên 50% trong vòng chưa đầy 20 năm. Khi những tỉ lệ nêu trên cuối cùng đạt tới mức ổn định mới là rất cao vào cuối của những năm 1980, thì chúng tôi nhận thấy được rằng môi trường xã hội đã hoàn toàn thay hình đổi dạng một cách trọn vẹn. Những hiểu biết truyền thống vốn đã chế ngự về thái độ dục tính của con người trong kỹ nguyên ngàn năm mới này, không những nó bị coi thường, mà nó còn bị từ chối một cách công khai trên một bình diện rất rộng.

Với thước ngắm trong tay, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những đổi thay đó qua thái độ, và qua các ý kiến diễn ra trong những năm vừa qua, nó chẳng khác nào như là một cuộc thử nghiệm đại quy mô trên bình diện xã hội. Mặc dù lúc đó, có rất ít người có thể nhận ra được điều này, nhưng trẻ em đã phải bị thí mang cho cuộc thí nghiệm đó. Giờ đây thì chúng có thể hiểu được ra rằng, hễ thái độ của người lớn thay đổi, thì các trẻ em vốn được sinh ra và lớn lên trong môi trường đó, cũng sẽ phải đổi thay theo, đó là điều mà bấy lâu nay, chúng ta chưa thể hiểu và nhận ra được.

Bằng cách đưa ra ưu tiên cho những người trưởng thành trong việc hoàn thành những mộng ước của riêng mình, xã hội đã làm đổi thay kinh nghiệm của thời ấu thơ, điều đó có nghĩa là: hơn bao giờ hết, càng ngày càng có rất nhiều trẻ em được sinh ra và lớn lên trong những gia đình thiếu vắng người cha. Càng ngày càng có nhiều trẻ em bị bỏ rơi không có sự chăm sóc của cha mẹ từ những lúc còn thơ ấu. Chính những hoàn cảnh như vậy, trẻ em là những người phải gánh chịu tất cả, và cũng vì thế mà tương lai của xã hội cũng bị ảnh hưởng theo.

Một số trong các bạn đã từng nghe bài giảng suy niệm về đề tài này do Linh Mục Tony Anatrella, một nhà phân tâm học, trình bày tại chính Diễn Đàn này năm ngoái. Thì theo Ngài, vì kinh nghiệm đổi thay của thời thơ ấu đã có ảnh hưởng trái ngược đến khả năng của rất nhiều bạn trẻ là liệu có nên tin tưởng vào người khác hay không, và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng của các bạn về một niềm hi vọng cho tương lai. Ngài chỉ trích rất nặng về thế hệ đã luống tuổi trong những năm 1960. Ngài nói rằng, trong khi họ muốn các con cái của họ được hạnh phúc (mà phần lớn hầu hết các cha mẹ đều như vậy), họ đã quên dạy dỗ cho các con cái của họ "những nguyên tắc nền tảng của cuộc sống xã hội, những phong tục tập quán quý hóa, cổ truyền của dân tộc, và cuộc sống Kitô giáo là trung tâm điểm của nền văn minh xã hội."

Thế còn câu chuyện tại thế giới đang phát triển thì lại khác hẳn, thế nhưng những đổi thay về cuộc sống gia đình cũng nhanh và sâu rộng như nhau. Kỷ nghệ hóa, đô thị hóa, và toàn cầu hóa đã đột ngột gạt bỏ những phong tục cổ truyền và các cơ cấu về gia đình. Ở tại nhiều nước, quá trình công nghiệp hóa đã kéo dài tới hàng thế kỷ mà vẫn chưa chấm dứt, trong khi đó tại các nước Tây Âu, quá trình đó được chấm dứt hơn gần một thập niên. Tại một số nước trên thế giới, các trẻ em đã bị mất đi tuổi thơ của chúng và của cha mẹ chúng bởi những tàn phá của căn bệnh hiểm nghèo AIDS, hay bởi bạo lực suy đồi hay những cuộc xung đột chính trị.

Thì đó là những thông tin mà tôi tìm ra được khi tôi muốn biết các nhà khoa học xã hội nói cho chúng ta biết được điều gì vế Thế Hệ Y này. Nhưng với tư cách là một giảng sư đại học, với tư cách là một người mẹ và là một bà ngoại, tôi cảm thấy dường như đã mất đi một điều gì đó. Tôi muốn biết nhiều về các bạn trẻ hôm nay, các bạn quyết định thế nào về hoàn cảnh sống của các bạn để các bạn chuẩn bị đảm nhiệm những vị trí có tính trách nhiệm cao trong một thời đại với nhiều giông tố đổi thay được gây ra bởi sự toàn cầu hóa, bởi sự xung đột và sự tiêu diệt hàng loạt về cuộc sống gia đình. Và đặc biệt là tôi cũng muốn biết về các sinh viên tại các trường Đại Học Công Giáo, tự họ họ nhận thấy thế nào về chính họ.

II. Một vài tiếng nói của các bạn Công Giáo trẻ

Vì thế, các bạn hãy suy nghĩ một chút về những hy vọng và những nổi sợ hãi của các bạn khi nhìn về tương lai, và tôi cũng đã yêu cầu một số đồng nghiệp và các bạn bè của tôi, họ là những người làm việc trực tiếp với các bạn Công Giáo trẻ tại các trường đại học và các tổ chức giới trẻ, thăm dò thử cho tôi. Hai câu hỏi mà tôi hỏi đến đó là: đâu là những phát triển về xã hội mà bạn hy vọng nhất trong suốt cuộc đời của bạn, và bạn sợ điều gì nhất? Đâu là những phát triển mà bạn hy vọng nhất sẽ xãy đến trong cuộc sống cá nhân của bạn, và đâu là những điều mà bạn sợ hãi nhất? Điều mà đánh động tôi khi nhận được các câu trả lời từ các bạn sinh viên Công Giáo trên khắp thế giới là phần lớn những câu trả lời của các bạn đều giống như nhau, nó giống với cách mà những nam thanh, nữ tú tỏ bày về những hy vọng và nổi sợ hãi cá nhân. Từ Philippines đến Kenya, từ Châu Âu đến Bắc và Nam Mỹ, phần lớn các sinh viên đề cập đến ba niềm hy vọng chính đó: hy vọng tìm được đúng người để cưới hỏi, và sau đó cùng có gia đình; hy vọng tìm được công ăn việc làm mỹ mãn; và hi vọng có thể mang lại những đổi thay một cách tích cực đối với xã hội, mà theo hầu hết các bạn, đó là cách để dựng xây một nền văn minh tình thương. Sự khoắc khoải lớn nhất của những bạn trẻ đó là khả năng nhận biết ra được những hi vọng đó.

Vì thế, một bạn trẻ người Tây Ban Nha đã viết rằng, "Tôi luôn hướng về một cuộc hôn nhân và để qua đó, tôi chứng kiến cảnh chào đời của những đứa con trai và con gái của tôi, và tôi hi vọng tìm được một công việc làm có thể giúp tôi hoàn thiện xã hội này tốt đẹp hơn. Những điều mà tôi sợ hãi cũng chính là những điều mà tôi mong ước và hi vọng, bởi vì đó sẽ là những quyết định quan trọng nhất của đời tôi, và vì thế tôi rất sợ phải chọn nhầm hướng." Cũng tương tự như vậy, một sinh viên Đức đã viết như sau: "Tôi hy vọng sẽ có được một cuộc sống gia đình đầm ấm, thánh thiện và tìm được công việc mà nó sẽ giúp tôi trao trả lại những gì mà Thiên Chúa đã ban tặng cho tôi, nhưng tôi lại rất sợ là tìm sai người để cùng chung sống với người đó cho đến đầu bạc, răng long."

Anna Halphine, một nhà hoạt động xã hội Công Giáo xuất chúng, người đã sáng lập ra Hội Liên Minh Các Bạn Trẻ Thế Giới cách đây 5 năm khi cô vẫn còn ở những độ tuổi của 20, tóm tắt lại phản ứng của các đồng nghiệp của cô đối với những câu hỏi của tôi đó là: "Theo như kinh nghiệm của chúng tôi hầu hết tất cả các bạn trẻ đang phải kiếm tìm ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của họ. Một khi họ đã tìm ra được rồi, thì họ sẽ nhận được ngay phẩm giá cao trọng mà họ tích giữ, và từ đó, họ sẽ mở rộng lòng tay ra với những người khác. Trước khi nền tảng này được đặt móng, thì giờ đây họ không thể nào đưa ra được những đề nghị nào cho thế giới và bất kỳ nhân tố căn bản nào cho sự tồn tại của riêng họ."

Năm ngoái, vị giám đốc của chi nhánh bên Âu Châu của Hội Liên Minh Các Bạn Trẻ Thế Giới là Gudrun Lang, có một bài diễn thuyết tại Thượng Nghị Viện Châu Âu, tại đó cô mô tả lại những nổi ưu tư, khoắc khoải của những người bạn cùng trang lứa với cô như sau: "Chính là vào thời đại của tôi, là thời đại đầu tiên phải chứng kiến nó có ý nghĩa như thế nào khi phải sống trong một lục địa hoặc là có nhiều, hoặc là có rất ít giá trị của cuộc sống. Chính chúng tôi là những người phải chứng kiến một xã hội với những gia đình đổ vỡ--và quý vị thừa biết điều đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với từng cá nhân, đối với các cặp vợ-chồng, đối với các con cái và đối với tất cả mọi người chung quanh. Cũng chính chúng tôi là những người phải chứng kiến một xã hội tiện nghi với bất cứ giá nào, chẳng hạn như, giết các con mình khi chúng chưa được chào đời; giết các bà con dòng họ lớn tuổi bởi vì chúng ta không thể chăm sóc được cho họ, không thể dành thời gian cho họ hay mang đến tình tương thân, tương ái mà họ cần. Rất nhiều bạn trẻ mà tôi làm việc chung với họ, đều cảm nghiệm được sự thiếu tôn trọng đối với tính bất khả xâm phạm của nhân phẩm của từng thành viên trong gia đình nhân loại. " Nhưng đồng thời, cô ta cũng nêu ra tầm quan trọng khẩn cấp về quyết tâm thay đổi mọi chuyện để cho cuộc sống này trở nên ngày một tốt đẹp hơn. Cô nói rằng, "cảm nghiệm với những ý thức hệ của phân nữa thế kỷ qua khi nó được đưa vào thể chế pháp luật, thì chúng tôi hoàn toàn không hài lòng về những ý thức hệ tư tưởng này."

III. Cuộc kiếm tìm ý nghĩa trong thời kỳ hậu cải cách tại các trường đại học:

Đó chính là điều nổi bật lên từ những dữ liệu và những ấn tượng, mà theo tôi, đó là dung mạo của một thế hệ đang phải kiếm tìm-một thế hệ của các bạn nam thanh nữ tú, là những người luôn muốn có cái gì đó tốt đẹp hơn cho chính bản thân họ và cho các con cháu tương lai của họ hơn là những gì đã được nối truyền cho họ; một thế hệ đang phải thám hiểm đến những vùng lãnh thổ không có trên bản đồ và tham khảo rất ít với các bậc tiền bối của họ. Cũng trong một nỗi niềm hy vọng đó, mà đối với rất nhiều thành viên của Thế Hệ Y, cuộc kiếm tìm về ý nghĩa của đời sống này phải đặc biệt lưu tâm tới khi họ bước vào giảng đường đại học, vì chưng, đó chính là nơi để có được một cuộc kiếm tìm vô biên về tri thức và sự thật theo lối truyền thống.

Còn có nơi nào tốt hơn là tại một trường đại học, vì có ai đó có thể nghĩ rằng, để đeo đuổi một cuộc kiếm tìm về ý nghĩa của cuộc sống này. Còn có nơi nào tốt hơn để học hỏi về các cách thức đưa ra những phán quyết nặng cả về chất lẫn lượng. Còn có nơi nào tốt hơn để lĩnh hội các kỷ năng trong việc phân biệt giữa đâu là điều quan trong và đâu là điều tầm thường, kém cõi. Còn có nơi nào tốt hơn để hoc biết cách nhận ra đâu là nguy hiểm ngay cả nếu nó trông có vẽ hấp dẩn, và nhận thức được đâu là sự thật, thậm chí nếu cần phải bảo vệ, thì bạn sẽ phải bảo vệ nó mặc cho phải mất đi bè bạn hay sự tự trọng cần thiết.

Nhưng nếu đó lại là những hy vọng của các bạn, thì các bạn dễ có khuynh hướng thất vọng tại hầu hết các trường đại học ngày nay. Vì chưng, những trường đại học đó dường như đang bị mất dần ý nghĩa và mục đích cho sự tồn tại của chúng. Như một cô thiếu nữ trẻ đến từ Hoa Kỳ, cô ta trả lời bảng thăm dò như sau: "Nếu tôi có thể tóm tắt lại những gì đã được gieo rắc trong trí óc của thế hệ tôi chỉ bằng một chữ thôi, thì chữ đó sẽ là 'sự tha thứ'. Và hệ quả của nó mang đến là chúng tôi trở thành những người rất tử tế, nhưng đồng thời, theo ý tôi, nó cũng tạo ra một thế hệ hiểu biết rất ít về khái niệm khách quan của luân lý hay sự thật. Chúng tôi được trang bị rất ít về những giảng dạy để có thể phán đoán được thật và giả."

Một thiếu nữ trẻ đang giảng dạy tại nước Kenya đã viết rằng, "các sinh viên đại học tại nước của tôi rất cần những mẩu gương và cần điều gì đó để có thể tín thác vào và họ luôn mòn mõi tìm kiếm về điều đó. Luôn có sự xung khắc giữa cách thế mà cha mẹ họ nuôi dạy họ, và cách thức mà xã hội hiện đang cung ứng cho họ." Thật buồn khi phải nói ra rằng, trường đại học trong thời kỳ hậu cải cách dường như đã mất hẳn đi sự tán dương, kính nễ về thái độ khoan dung của nó đối với nhiều ý kiến khác nhau, mà chỉ còn lại một số rất ít vì đó chính là nơi mà cội rễ tôn giáo được cắm sâu, nếu xét về khía cạnh luân lý, và một cách đặc biệt nếu nó lại là những quan điểm về Kitô giáo. Chính vì thế, chúng ta tự tìm thấy mình cứ mãi luẫn quẫn trong hoàn cảnh hiếu kỳ, muốn tìm hiểu thêm, trong khi đó đối với những người có học thức cao trong lịch sử, và họ đã có được một nền giáo dục tôn giáo thì họ lúc nào cũng ở mức bình thản, không xôn xao, giao động như chúng ta. Các bạn có bao giờ chú ý là có bao nhiêu người Công Giáo có học thức cao đã kinh qua cuộc sống với sự hiểu biết về niềm tin khi họ hãy còn là những đứa trẻ mẩu giáo, vỡ lòng? Có bao nhiêu người trong chúng ta đã tốn nhiều thời gian để đào sâu kiến thức về đức tin ngay khi chúng ta học cách thức sử dụng máy điện toán, chẳng hạn? Tôi phải thừa nhận rằng, khi tôi đọc các lá thư của Đức Thánh Cha gởi cho giáo dân, đúng lý ra chúng ta không có gì phải sợ hãi "khi phải ra chổ nước sâu", nhưng tôi không thể nào nghĩ ra được rằng tại sao một lời chú thích cuối trang mà Ngài viết lại có ảnh hưởng mạnh đến thế, khi Ngài nói "Các con đừng sợ hãi gì cả", câu nói đó không có nghĩa là "Chúng ta không cần phải chuẩn bị." Khi Thiên Chúa nói với các môn đệ hãy ra chổ nước sâu, thì chắc hẳn là Ngài không nghĩ là họ sẽ ra khơi bằng những chiếc thuyền bị lủng lổ. Và khi Ngài kêu họ thả lưới, thì Ngài cũng không nghĩ là những cái lưới đó có đầy lủng lổ! Điều đó dẫn tôi đến một ý tưởng quan trọng mà tôi muốn trình bày cho các bạn ngày hôm nay, đó là: Tôi muốn đề nghị với các bạn rằng nếu việc giáo dục tôn giáo lại quá tồi tàn, lạc hậu thì nó sẽ tạo ra một sự nguy hiểm vô cùng trong một xã hội mà chúng ta đang sống ngày nay, trong khi đó việc giáo dục ở những lãnh vực khác thì lại quá tiến bộ. Trong xã hội đương đại, nếu việc việc giáo dục tôn giáo không ngang bằng với tầm mức giáo dục chung của trần thế, thì chúng ta sẽ có vấn đề trong việc bảo vệ niềm tin của chúng ta, thậm chí trong việc bảo vệ chính chúng ta. Khi đó chúng ta sẽ cảm thấy vô vọng, bế tắc khi phải đối đầu với chủ nghĩa tục hóa và thuyết tương đối mà nó đã tràn ngập trong nền văn hóa của chúng ta và tại các trường đại học. Và khi đó, chúng ta sẽ cảm thấy bị tụt lưởi khi niềm tin của chúng ta đang bị tấn công lại một cách thiếu công bằng. Và khi điều đó xãy ra, rất nhiều bạn trẻ Công Giáo sẽ bị mất ngay niềm tin. Có vô số các nam thanh nữ tú thời nay đã và đang phải trải qua một kinh nghiệm tại trường đại học cũng sánh với điều đã khiến cho nhà lý luận xã hội tài ba Alexis de Tocqueville phải đánh mất niềm tin cách đây hơn 200 năm ngay tại chính đỉnh cao của Thời Đại Ánh Sáng. Suốt trọn tuổi ấu thơ, Tocqueville đã được dạy học bởi một linh mục già rất mộ đạo. Vị linh mục đó cũng là người đã được huấn luyện trong một thời đại sơ khai. Và khi lên 16 tuổi, ông chợt bắt gặp đến những công trình của Descartes, Rosseau và Voltaire. Sau đây là cách mà ông đã mô tả lại việc hội ngộ ấy qua một bức thư gởi cho một người bạn nhiều năm sau đó:

"Tôi không biết là tôi đã từng nói với bạn về một chuyện tình cờ xãy ra trong thời niên thiếu của tôi đã khiến tôi sau này phải bị cuốn hút quá sâu suốt trọn đời, làm sao tôi trở thành một con mồi của sự hoài nghi vô độ, và cách duy nhất để làm thỏa mãn nó chính là một đống sách khổng lồ trong thư viện... Cho đến lúc đó cuộc sống của tôi đã vượt qua một phong thư mà trong đó đức tin của tôi không cho phép tôi có bất kỳ một sự ngờ vực nào cả.... Khi sự ngờ vực thật sự khiến tôi đau đớn, thì nó dẫn đến dẫn đến một sự bạo động lạ thường. Bổng dưng khi đó, tôi đã cảm nghiệm được cái cảm giác mà người ta vẫn hay thường nói về khi có ai đó vừa mới trải qua một cuộc động đất khi đất rung chuyễn ngay dưới chính chân của họ, hoặc giống như những bức tường chung quanh, những mái trần nhà trên đầu của họ, những bộ bàn ghế ngay dưới bàn tay của họ, tất cả mọi cảnh vật thiên nhiên trước mắt họ. Tôi bị túm lấy bởi một sự sầu muộn đen tối nhất, và rồi bởi một sự căm phẩn tột độ về cuộc sống, cho dẫu tôi chẳng biết gì về cuộc sống cả. Và tôi hầu như đã bị phủ phục bởi sự bối rối và sự sợ hãi ngay tại chính đoạn đường còn lại để cho tôi đi tiếp trên thế giới này."

Điều đã giúp ông thoát khỏi hiện trạng đó, ông chia sẽ với người bạn của mình, chính là những thỏa mãn trần thế mà có lúc ông ta đã quên bẳng đi. Nhưng những bức thư của ông tỏ bày cho chúng ta biết về một nỗi buồn dai dẳng ngay lúc ông không còn khả năng gì nữa đối với niềm tin. Có bao nhiêu bạn trẻ Công Giáo đã phải rơi vào những cạm bẫy tương tự khi họ phải rất khó khăn để hoán chuyển từ niềm tin của tuổi ấu thơ đến một người Kitô giáo trưởng thành. Tocqueville ít nhất đã bị chết tiệt bởi những đầu óc vĩ đại trong truyền thống của Tây Âu. Nhưng có rất nhiều các bạn trẻ trong thời đại của chúng ta ngày nay thậm chí đã không được trang bị để đối phó với những phiên bản đơn giản nhất của thuyết tương đối học và chủ nghĩa hoài nghi!

Một số các bạn trẻ nam, nữ như Tocqueville, có thể đã phải trải qua suốt trọn cả đời của các bạn trong những khát khao sầu muộn, đại loại như vậy. Còn số khác có lẽ bắt đầu giữ cho cuộc sống tâm linh của mình hoàn toàn riêng biệt, trong một khoan ngăn khóa kín khỏi những quảng đời còn lại của họ. Và một số khác nữa thì lại bắt chước giống con kỳ nhông, luôn luôn thay đổi màu sắc, vì ngay cả con thằn lằn nhỏ cũng thay đổi màu để trộn lẩn vào đám đông chung quanh nó. Khi những phần di sản của Kitô giáo không thích ứng với tinh thần của thời đại, thì con kỳ nhông chỉ việc xóa bỏ chúng đi. Tôi tự hỏi, có bao nhiêu người trong số các bạn trước kia đã bị mất lối, thì nay lại dám ngẩng cao đầu như là những người Công Giáo đã được sạch tội, vì nếu lỡ một lúc nào đó trong cuộc đời, các bạn nghiệm được truyền thống đầy thông minh, trí tuệ của Giáo Hội và là nơi chất chứa vô vàng những giảng dạy về xã hội hết sức quý báu? Ngày hôm nay, trong thời đại của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, không có một lý do nào được xem là chính đáng cả cho việc làm ngơ với di sản trí tuệ nhằm cung cấp cho chúng ta những tài nguyên, công cụ để đối phó lại với những thách đố của thời đại mới. Không có một người Công Giáo nào bị có vấn đề, hay phải bị tụt lưởi khi phải diện đối với những xung đột cáo buộc giữa đức tin và lý trí hay giữa tôn giáo và khoa học. Trong thông điệp "Ánh Sáng Ngàn Năm Mới" (Novo Millenio Ineunte), Đức Thánh Cha có một sứ điệp có liên quan rất nhiều đến chủ đề của cuộc hội thảo này về "Làm Chứng Cho Chúa Kitô tại Môi Trường Đại Học." Ngài viết, "Đối với những người Kitô giáo, để có thể trở thành những chứng tá hữu hiệu, điều quan trọng là cần phải có những nổ lực siêu việt để đưa ra những lý do diễn giải một cách xác thực về vị thế của Giáo Hội, hãy nhấn mạnh rằng đó không phải là cách để áp đặt niềm tin lên trên những người vô tín ngưỡng, mà là cách diển dịch và bảo vệ những giá trị bắt rể từ bản tính tự nhiên của con người.". Ba dấu chỉ cho những từ ngữ hết sức thông thái đó được diển giải như sau:

Trước tiên, đối với những người trong chúng ta hiện đang phải sống trong những xã hội đa nguyên, để có thể đưa ra những lý lẽ của chúng ta theo cách dễ hiễu cho tất cả những người đàn ông, đàn bà có thiện chí, cũng giống như Thánh Phaolô đã từng áp dụng đó là, "dùng một người Do Thái với những người Do Thái, và một người Hy Lạp với những kẻ tối dạ người Hy Lạp." Rất may mắn là, chúng ta có những vĩ nhân chỉ cho ta cách thức phải phản ứng ra sao trong giảng dạy về xã hội của Công Giáo và trong những bài viết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Kế đến là, chúng ta là những người đã dày công trau giồi tri thức tông đồ thì cần phải giữ tri thức truyền thống của chúng ta để theo kịp với những tiến bộ về khoa học tự nhiên và con người trong thời đại của chúng ta, giống ý hệt như Thánh Thomas Aquinas đã làm trong thời đại của Ngài.

Và sau cùng là, bởi vì chúng ta sống trong một thời đại khi mà Giáo Hội của chúng ta không ngừng bị tấn công, thì chúng ta cần phải được trang bị để bảo vệ Giáo Hội. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải phản ứng lại để gây tổn thương cho dù nhỏ đến đâu. Nhưng là chúng ta cần phải học để biết cách và để chứng tỏ cho thấy việc chúng ta tự hào với chính bản thân mình.

Chẳng có gì là sai trái cả khi phải lấy làm tự hào về một truyền thống hết sức trí tuệ và lỗi lạc vào Giáo Hội của chúng ta-một truyền thống đã có từ ngàn đời và đã chiếu sáng đến cả chủ nghĩa trần tục hóa suy nhược hiện đang bị chết ngạt tại những trường đại học danh tiếng, hàng đầu. Chẳng có gì là sai trái cả khi phải tự hào về những chứng cớ của Giáo Hội như là một tiếng nói duy nhất của thế giới chống lại sự kiểm tra dân số một cách khắt nghiệt, chống lại sự phá thai, chống lại cái chết nhẹ nhàng, và chống lại những chính sách hà khắc chống lại các di dân và những người nghèo. Đã có lúc, và trong một nền văn hóa nơi mà Kitô giáo đang bị đột kích từ rất nhiều phương hướng, thì những người Công Giáo đã chơi khăm lại khi họ không thể tranh luận về một truyện thần thoại mà lịch sử Kitô giáo nói chung và đặc biệt là Công Giáo nói riêng, thì đó là một lịch sử cha truyền con nối, rất giống như là trần tục, thì họ đành phải chấp nhận sự hành quyết, hay bị đi lưu đày biệt xứ bởi những ý tưởng của họ.

Là một giảng sư đại học, và chính tôi cũng còn là một phụ huyenh, tôi thừa biết rất rõ rằng rất khó để mà "làm chứng cho Chúa Kitô nơi môi trường đại học." Vì thế, tôi rất lấy làm phấn khích khi đọc lời đề nghị của Đức Thánh Cha vào tháng trước cho các Đức Giám Mục của paris trong việc tạo ra "những trường học đức tin" ở bậc đại học. Thế rồi, tại sao việc giáo dục tôn giáo bị chấm dứt vào đúng lúc khi mà niềm tin phải diện đối với những thách đố hết sức nghiêm trọng-và nhất là vào lúc mà các bạn trẻ nam, nữ lần đầu tiên xa nhà?

Thì việc đó đối với tôi trông có vẻ là Giáo Hội bám sát gót những người con trai, con gái của Giáo Hội đến tận trường đại học. Giáo Hội cần phải tìm ra những phương cách nào đó để luôn luôn lúc nào cũng đồng hành với họ trên cuộc hành trình hết sức hiểm nguy đó để hướng tới một Kitô giáo trưởng thành và bản lĩnh hơn. Thì có rất nhiều cách để chu toàn sứ vụ này. Ở rất nhiều nơi, những tổ chức giáo dân lớn đã cùng hiện diện với các sinh viên đại học, và họ đã làm những việc hết sức tốt đẹp, cho thấy việc đào tạo niềm tin và tình bằng hữu luôn sóng bước cùng nhau. Nhưng vẫn còn có rất nhiều điều có thể và phải cần được thực hiện trong ý nghĩa tương quan này. Tôi cũng muốn đề cập đến cho các bạn hai cuốn sách mới nhất rất là hay vừa mới cho xuất bản rất là kịp thời để phục vụ như là "những người bạn đồng hành" đối với những thành viên của Thế Hệ Y có nhan đề là: "Hãy Nói Cho Con Biết Tại Sao: Một Người Cha Trả Lời Cho Cô Con Giái Những Câu Hỏi Về Thiên Chúa" được viết bởi Michael và Jana Novak, và "Những Bức Thư Cho Người Trẻ Công Giáo" được viết bởi George Weigel, người viết tiểu sử về Giáo Hoàng.

IV. Kết Luận: Câu Trả Lời Cho Câu Hỏi mà Nhân Loại Đang Kiếm Tìm

Nói tóm lại, điều mà tôi muốn đề nghị đó là: chữ 'Y' trong Thế Hệ Y là viết tắt cho sự khao khát, sự mong mõi-khát khao để tự hỏi, để kiếm tìm, và để chối từ với những câu trả lời hết sức giản đơn. Không ai có thể hiểu thấu được điều này cho bằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, và đó cũng là một trong những lý do, mà tôi nghi ngờ rằng, tại sao các bạn trẻ lại quá yêu mến Ngài và tại sao những ngày như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã có một sự chuyển biến sâu sắc đối với rất nhiều các bạn trẻ. Như Ngài viết trong "Tertio Millenio Adveniente" rằng: "Chúa Kitô đợi mong những điều vĩ đại từ những người trẻ. .. Những người trẻ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trên bất kỳ nơi nào trên thế giới này đừng bao giờ ngừng việc đưa ra những câu hỏi đối với Chúa Kitô: họ đã gặp gỡ Ngài, và họ cứ luôn tìm kiếm về Ngài để hỏi Ngài thêm nhiều câu hỏi nữa. Nếu như họ thành công trong việc theo đuổi con đường mà Ngài đã chỉ cho họ, thì họ sẽ cảm thấy sung sướng trong việc đóng góp vào sự hiện diện của Ngài vào thế kỷ tới và những thế kỷ sắp tới nữa, cho đến tận thế vì chưng 'Chúa Giêsu Kitô cũng giống như hôm qua, hôm nay, và mãi mãi'". Chúa Giêsu Kitô chính là câu trả lời cho câu hỏi mà nhân loại đang kiếm tìm.

Thật là đã có một sự khác biệt đối với các bạn, là những sinh viên của trường Đại Học Công Giáo, trong việc đi vào thế giới! Không ai có thể biết trước được mỗi một người trong các bạn sẽ phải đáp trả thế nào cho những lời mời gọi ngay lúc lãnh nhận Phép Bí Tích Thanh Tẩy là hãy nên thánh và sống theo Phúc Âm. Nhưng có một điều chắc chắn là: có rất nhiều việc cần phải được làm tại vườn nho. Có những gia đình đã được thành lập ra và đã được nuôi nấng kỷ càng; những rào cản về trí tuệ cần phải được khám phá; những đầu óc non nớt cần phải được dạy dỗ; người bệnh hoạn ốm đau cần phải được chăm sóc; người nghèo cần được hổ trợ; và đức tin cần phải được truyền từ thế hệ này xuống cho các thế hệ tương lai. Điều mong ước của tôi dành cho các bạn chính là: Thiên Chúa sẽ giúp làm sinh sôi, nẫy nở qua các bạn, để từ đó, mỗi một người trong các bạn sẽ có sức tác động tới hàng ngàn cuộc sống mới.