VATICAN (VIS) -- Vào hôm 20 tháng 3 vừa qua, tại Dinh Clementine, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đón tiếp 400 tham dự viên của Tổng Hội Nghị Quốc Tế được tổ chức bởi Liên Đoàn Thế Giới của Những Tổ Chức Y Tế Công Giáo (FIAMC) và Học Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống.

Sau khi lặp lại chủ đề mà các thành viên của hội nghị tập trung vào đó là: điều kiện lâm sàng, hay thường được biết đến như “trạng thái lắc lư, dở sống, dở chết,” Đức Thánh Cha khẳng định rằng “giá trị nội tâm và nhân phẩm cá nhân của mỗi một người không thể nào bị thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào xảy đến cho tính mạng của họ. Con người, thậm chí dù có bị bệnh ốm đau trầm trọng đến cở nào hay bị liệt cả thân thể, thì họ vẫn luôn luôn là những con người, và sẽ không bao giờ trở thành “những con vật” hay những loài “tảo vật”. Nhân phẩm của những anh/chị em của chúng ta trong hoàn cảnh “dở sống, dở chết” này, phải được tôn trọng và gìn giữ một cách trọn vẹn. Những thầy thuốc và những nhân viên ý tế, xã hội và Giáo Hội đều có chung một trách nhiệm về luân lý đối với những bệnh nhân này, để chúng ta không thể lẫn tránh, hay bỏ mặt những nguyên tắc của đạo lý học chuyên nghiệp cũng như thể hiện tình liên đới Kitô giáo và tình đoàn kết nhân loại. Những người bệnh trong hoàn cảnh dở sống, dở chết, đang đợi sự phục hồi hay sự kết kiểu cuộc đời theo một cách tự nhiên. Tất cả họ đều có quyền về những chăm sóc sức khỏe căn bản như dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, nước uống, sự ấm áp, vân vân.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến nước và thức ăn, thậm chí nếu họ phải kinh qua phương pháp ăn uống nhân tạo, bởi vì đó là “phương cách tự nhiên để bảo tồn sự sống, chứ đó không phải là một biện pháp/thủ tục về y học. Chính vì thế, nhu cầu đó phải được xem như là chuyện bình thường và hợp lý, vì chưng đó là một nghĩa vụ về luân lý. Dẫu có ít hy vọng phục hồi, nhưng “đôi lúc những bệnh nhân trong trạng thái dở sống dở chết có thể kéo dài cuộc sống đến hơn một năm, và khi đó, chúng ta không thể bỏ mặc hay ngừng hẳn những sự chăm sóc cơ bản, kể cả việc cho thức ăn và thức uống, vì như thế là lỗi đạo. Nếu họ chết vì đói hay vì khát, do chủ ý, do cố tâm và coi đó là cách giúp họ chết đi một cách nhẹ nhàng thì đó là một trong tội.”

Đức Thánh Cha lặp lại “nguyên tắc luân lý được thể hiện ngay khi con người có một sự ngờ vực nho nhỏ nào đó thoáng qua trong tâm trí, thì đòi hỏi phải có sự tôn trọng hoàn toàn đối với những bệnh nhân còn sống, cũng như chấm dứt ngay những hành động để tiên liệu về cái chết của họ. Giá trị của cuộc sống con người không thể nào được xét đoán một cách chủ quan. Cần phải loại bỏ hẳn những áp lực về việc bỏ đói và bỏ khát bệnh nhân như là cách thức giúp họ kết liễu cuộc đời. Về trên tất cả là việc chúng ta phải tìm cách nâng đỡ cho các gia đình có bệnh nhân trong trạng thái dở sống, dở chết. Chúng ta không thể bỏ mặc họ với gánh nặng của con người, và dưới sức ép của kinh tế và tâm lý. Xã hội cần phải cổ võ và đề ra những chương trình trợ giúp và phục hồi một cách cụ thể; trợ giúp về kinh tế và gia đình để giúp khi họ cùng đường. Thêm vào đó, những thiển nguyện viên nên đưa ra những sự giúp đở và hổ trợ cơ bản để giúp các gia đình thoát khỏi sự cô lập, giúp họ cảm thấy họ là thành phần hữu ích trong xã hội chứ không phải bỏ mặt họ.”



Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng, “trong những hoàn cảnh như vậy thì sự trợ giúp về mục vụ lẫn tâm linh là hết sức quan trọng hơn bao giờ hết để giúp những bệnh nhân hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu sa của cuộc sống trong những hoàn cảnh cùng khốn, và bế tắc.”