Đức Hồng Y Parolin nói về mối đe dọa của ISIS: Vatican có thể là mục tiêu, nhưng chúng ta không lùi bước.

(EWTN News/CAN)- Qua cuộc tấn công bạo động vào Paris hôm Thứ Sáu tuần trước, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Parolin nói rằng trong khi các nước nhỏ cũng có thể là mục tiêu của bọn cực đoan, nhưng họ sẽ không cho phép mình bị “ tê liệt” bởi sợ hãi.

Đức Hồng Y cũng ủng hộ hành động quân sự toàn cầu chống lại ISIS, nhóm đã nhận trách nhiệm tấn công vào hôm Thứ Sáu, bằng cách lập lại lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxico vào tháng Tám năm 2014 trên đường trở về Rome từ Nam Hàn rằng “ ngăn chặn xâm lược bất công là hợp pháp” khi nói đến sự can thiệp của quốc tế vào Iraq.

“Việc xảy ra ở Pháp đưa đến thực tế rằng không ai có thể tự cho mình ra ngoài danh sách của mối đe dọa của khủng bố.” Đức Hồng Y Pietro Parolin đã như vậy trong cuộc phỏng vấn của tờ La Croix xuất bản ngày 15 tháng 11.

“Vatican có thể là mục tiêu vì vai trò lãnh đạo tôn giáo. Chúng ta sẽ tăng cường an ninh tại Vatican và vùng phụ cận. Nhưng chúng ta sẽ khôngcho phép mình bị tê liệt vì sợ hãi.”

Đức Hồng Y Palolin đã trả lời như vậy sau khi những kẻ khủng bố Hồi Giáo tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công ở Paris ngày 13 tháng 11, giết chết 120 người, 350 người khác bị thương và 99 người trong số này đang trong tình trạng nguy kịch.

Nhiều báo cáo cho biết một băng hình do ISIS phát hành sau các cuộc tấn công cho biết là các nước thành viên khác của Liên Minh Quân Sự do Hoa Kỳ đứng đầu chống lại Iraq và Syria có thể là mục tiêu khủng bố kế tiếp, có thể là London, Washington, Rome và Iran.

Dù Đức Giáo Hoàng Phanxico và thành phố Vatican có thể là mục tiêu của bọn khủng bố, Đức Hồng Y Parolin nói rằng Đức Giáo Hoàng sẽ vẫn tiếp tục công việc của Ngài. “Những đe dọa này không làm thay đổi một chút nào cả chương trình làm việc của Đức Giáo Hoàng.”

Ngài nhắc đến ý kiến của Đức Giáo Hoàng vào ngày 14 tháng 11, một ngày sau cuộc tấn công Paris, trong đó Đức Giáo Hoàng gọi những cuộc tấn công ấy là “ một cuộc thế chiến thứ ba cắn lẻ.”

Đức Hồng Y giải thích thêm rằng “cắn lẻ” là nói về cuộc chiến tranh không có tuyên chiến, một cuộc chiến không cân xứng. Một cuộc chiến không xảy ra ở chiến trường mà lại nhắm vào các nạn nhân gồm trẻ em vô tội, người lớn và người già.”

Cũng có nghĩa là “chúng ta sẽ không biết việc “cắn lẻ” tiếp sẽ xảy ra ở đâu.” Ngài nói. Nhóm khủng bố đã cảnh báo rằng đây mới chỉ là bước đầu. Hành động khủng bố của nhóm Hồi Giáo cực đoan này có thể xảy ở bất cứ nơi đâu.

Khi được hỏi là Tòa Thánh có cùng quan điểm với Đức Giáo Hoàng Phanxico là “ngăn chặn xâm lược bất công là hợp pháp” khi tiến hành ném bom ở Syria không? Đức Hồng Y trả lời là “ Có, vì bạo lực mù thì không thể chấp nhận được, bất kể nó từ đâu.”

Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng ủng hộ việc quốc tế can thiệp vào tình hình Iraq khi trên đường về Roma sau khi thăm Nam Hàn vào ngày 4 tháng 8 năm 2014.

Đức Giáo Hoàng nói với các phóng viên “ Trong những trường hợp có sự xâm lược bất công này, tôi chỉ có thể nói là hợp pháp để ngăn chặn xâm lược.”

“Tôi muốn nhấn mạnh đến động từ “ngăn chặn”. Tôi không nói là “ bỏ bom” hay “tiến hành chiến tranh”, nhưng “ ngăn chặn”nó.

Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Đức Giáo Hoàng không nói về cái gì mới, nhưng lấy ra từ giáo lý Công Giáo ở đoạn 2308 rằng “Mỗi công dân và mỗi chính quyền đều có bổn phận làm việc chung để tránh chiến tranh,” chính quyền “ sẽ không bị khước từ quyền tự bảo vệ chính đáng” khi sự nguy hiểm về chiến tranh còn tiếp tục, khi mà chưa có một uy quyền quốc tế có thẩm quyền và có trong tay những lực lượng đầy đủ và khi tất cả những cố gắng duy trì hòa bình bị thất bại.

“Vì vậy, người chịu trách nhiệm có quyền trang bị vũ khí đánh đuổi kẻ xâm lược để bảo vệ cộng đồng”, Đức Hồng Y Parolin nói như vậy.

Được ban hành bởi Thánh Giáo Hoàng Paul II, Giáo Lý Công Giáo là bản tóm tắt và phác thảo về những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.

Đoạn 2309, Giáo lý Công Giáo đưa ra những “điều kiện nghiêm ngặt” khi dùng lực lượng quân sự để tự vệ và những yếu tố trong học thuyết mệnh danh là “ chiến tranh công chính.”

- Những thiệt hại mà kẻ xâm lược gây ra cho quốc gia hay cho cộng đồng các quốc gia phải có tính cách lâu dài, nặng nề và chắc chắn.

- Tất cả những biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng này đã tỏ ra không thực hiện được hay vô hiệu.

- Có đủ điều kiện nghiêm chỉnh để thành công.

- Việc xử dụng vũ khí sẽ không mang lại những tai hại và những xáo trộn nghiêm trọng hơn là tai hại mà ta muốn loại bỏ.

Đức Hồng Y nói rằng những điều kiện này cũng phù hợp với “ việc phòng vệ chính đáng trong phạm vi biên giới để bảo vệ công dân và đẩy lùi khủng bố.”

“Trong trường hợp có sư can thiệp của nước ngoài, cần phải có sự hợp pháp qua cộng đồng thế giới và làm rõ vai trò của Tòa Thánh là tuân thủ những điều kiện này, không chỉ nhằm ngặn xâm lược.” Ngài nói.

Đức Giáo Hoàng cũng đã phát biểu vào tháng Tám năm 2014 dựa vào Giáo Lý Công Giáo là phương tiện ngăn chặn xâm lược cần phải được cân nhắc và bạo lực không được dùng như là cái cớ cho những mục tiêu khác.

“Ngăn chặn xâm lược bất công là hợp pháp” nhưng Ngài lại lấy làm tiếc rằng “ nhiều lần mượn cái cớ này, các cường quốc đã kiểm soát các quốc gia khác.”

Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ một quốc gia đơn lẻ không thể đánh giá làm thế nào để ngăn chặn kẻ xâm lược không công bằng.”

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo La Croix, Đức Hồng Y nói rằng “ không có gì biện minh cho những việc đã xảy ra ở Paris, và rằng một cuộc vận động toàn cầu các lực lượng là cần thiết để phản ứng lại.

Cuộc vận động như thế đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng về an ninh, cảnh sát, truyền thông cũng như giáo dục mọi người về việc từ bỏ lòng hận thù. Tìm kiếm sự đối thoại, dù khó khăn nhưng vẫn luôn có hy vọng. Vẫn theo Đức Hồng Y thì hiện nay ngài không lạc quan lắm để có sự đối thoại với nhóm cuồng tín.Tuy nhiên qua những người Hồi Giáo thì có thể tìm thấy phần nào của giải pháp đối thoại ấy.

Đặc biệt chúng ta sắp mừng Năm Thánh của Lòng Thương Xót Chúa. “Trong thế giới tan tác vì bạo lực, thì bây giờ là cơ hội chạy đến lòng thương xót của Chúa. Đức Giáo Hoàng muốn năm Thánh mở ra để con người có thể nhận ra nhau, thông cảm được với nhau và vượt qua lòng hận thù. Sau cuộc tấn công vừa qua, lòng mong muốn đó lại được củng cố. Chúng ta nhận được lòng thương xót của Chúa để chấp nhận thái này đối với người khác.”

Đức Hồng Y nói rằng Hồi Giáo cũng gọi Thiên Chúa là Đấng Thương Xót, đó là một tên gọi đẹp nhất. Ngài hy vọng rằng người Hồi Giáo cũng sẽ tham gia vào năm Thánh như mong muốn của Đức Giáo Hoàng.