Chúa Nhật 33 THƯỜNG NIÊN (B)
Đanien 12: 1-3; T.vịnh 15; Do Thái 10: 11-14,18; Máccô 13: 24-32

LUÔN SỐNG LỜI CHÚA HẰNG NGÀY

Suốt lịch sử dân Israel các ngôn sứ dùng những hình ảnh rõ ràng, đôi khi hơi quá mạnh trong lỏ̀i văn "cánh chung" để nói về ngày tận cùng. Thỏ̀i giỏ̀ vỏ́i họ có vẽ dủ̉ tọ̉n và phải giúp dân chúng qua khỏi các thủ̉ thách về thỏ̀i tận cùng để nghĩ đến lỏ̀i Thiên Chúa đã hủ́a là sẽ lo lắng cho họ. "cánh chung" có nghĩa là "hạ màn". Các ngôn sứ hy vọng với lời văn hùng biện họ có thể mở bức màn để các người nghe họ nhìn một chút vào tương lai khi Thiên Chúa hành động cho họ. Đó là lời văn chúng ta nghe trong bài phúc âm hôm nay với những hình ảnh như mặt trời trở nên tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, và các ngôi sao từ trời sa xuống. Tất cả những gì dựa trên vũ trụ sẽ bị xoay chuyển.

Đanien, trong bài đọc thứ nhất của chúng ta, sử dụng ngôn ngữ khải huyền mang lại hi vọng cho những người trong thời gian lưu đầy gian khó ở Babylon. Ông cam đoan với những người lưu vong bất lực, "thời đó dân ngươi sẽ thoát nạn, nghĩa là tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa". Một số nhà truyền giáo theo trào lưu sử dụng ngôn ngữ cánh chung răn đe người dân của họ sẽ trở về "con đường thẳng và hẹp". Gọi phương pháp dùng từ của họ là "trào lưu cánh chung”.

Ở Hoa kỳ, xa lộ 95 chạy dọc theo bờ biển miền đông. Bên xa lộ có một bảng quảng cáo ở tiểu bang North Carolina tiên đoán Chúa Giêsu sẽ trở lại một ngày gần đây. "Ngài sẽ đến. Bạn đã sẵn sàng chưa?". Tôi cũng thấy có nhiều bảng tương tự trước các nhà thờ ở các tiểu bang miền nam. Những quảng cáo đó đặt câu hỏi cho tôi. Mặc dù Chúa Giêsu chưa trở lai sau 2000 năm, vì sao các nhà thờ đó lại vững tin Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ hai một cách sốt dẻo cho giáo dân? Điều gì làm cho họ trở lại nhà thờ? Làm sao mà dân chúng không bỏ ý chờ đợi, và làm sao mà họ vẫn giữ hy vọng trong lúc chờ đợi - chờ đợi trong một thời gian quá lâu dài như thế?

Văn chương về thời cánh chung phản ảnh các dữ kiện và thời gian lúc các văn bản ấy được soạn thảo. Khi thánh Mácco viết về Giêrusalem bị quân đội La mã bao vây tàn phá, các tín hữu Kitô giáo bị thả làm mồi cho sư tử trong vận động trường, Chúa Giêsu vẫn chưa trở lại trong vinh quang như họ mong đợi. Vậy việc các Giáo Hội tiên khởi mong đợi Chúa Giêsu trở lại có phải là việc phung phí năng lực hay không? Các tín hữu thời bấy giờ hiểu lời Chúa Giêsu một cách hẹp hòi hay không? Và giáo dân thời nay tin tưởng là, trong khi chờ đợi lâu dài việc Chúa Giêsu trở lại, chúng ta không tưởng tượng được vì sao Chúa Giêsu lại để lâu đến thế, dù sao Ngài cũng sẽ trở lai, phải không? Vậy việc tin tưởng và hy vọng về việc Chúa Giêsu sẽ trở lại ảnh hưởng thế nào đến Đức tin chúng ta đang có bây giờ?

Phúc âm thánh Mácco viết lối 30 năm sau khi Chúa Giêsu qua đời. Tín hữu vẫn giũ niềm tin là Ngài sẽ trở lại ngay. Khi Chúa Giêsu nói "nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu", Ngài không nói chung về các lời của Ngài. Ngài nói đến những điều Ngài vừa nói. Chúng ta có thể dựa vào lời Ngài nói và sự chắc chắn Ngài cho chúng ta biết. Trong khi Chúa Giêsu "nói rõ" là không biết "ngày và giờ" ngày tận cùng sẽ đến, nhưng Ngài tin chắc là sẽ xãy ra. Cộng đoàn tín hữu thánh Máccô đang bị bách hại dử dội, và lời cam đoan là "Con Người". Sẽ đến trong đám mây có lẽ đã giúp họ trong đau khổ, và giúp họ khỏi nghi ngờ, và được cam đoan là Thiên Chúa không quên họ và Thiên Chúa sẽ nói lời cuối cùng.

Ngoại trừ một số tín hữu đặt niềm tin chinh vào việc Chúa Giêsu trở lai, phần đông các tín hữu đã đặt niềm tin ấy qua một bên. Ai có thể biết được những sự việc lớn lao ấy sẽ xãy đến lúc nào, khi màn sự sống sẽ khép kín lại, và Chúa Giêsu sẽ đến đầy quyền năng và vinh quang? Nhưng, ngày cánh chung sẽ xãy ra, và hy vọng đó sẽ cho chúng ta thêm tin tưởng để đời sống Kitô hữu sẽ tốt đẹp, mặc dù phải qua những thử thách trầm trọng. Thiên Chúa sẽ thắng và Đức tin sẽ giúp chúng ta chú trọng đến những gì sẽ tồn tại trong đời sống chúng ta.

Thánh Mácco miêu tả ngày tận cùng trong lời văn thời cánh chung viết trong thời đó. Trước đó, trong đoạn 13, Chúa Giêsu đã báo trước về chiến tranh giữa các nước, cơn đói kém, và động đất (Mc13:7-9). Nhưng, Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta coi những tai ương vạ gió đó như là khởi đầu của các cơn đau khổ sẽ đến (Mc 13:8 b). Đó là những dấu hiệu của thời mới khi việc Thiên Chúa làm sẽ toàn thắng, và Nước Trời sẽ được viên mãn. Ngay cả lời miêu tả hôm nay về "các cơn đau đớn", khi "mặt trời sẽ ra tối tăm" và "các quyền lực trên trời bị lay chuyển", chúng ta vẫn được cam đoan là mặc dù với những sụp đổ của những gì chắc chắn, lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ thắng. Thiên Chúa sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.

Rồi Chúa Giêsu dùng hình ảnh để cam đoan với các Kitô hữu bị hoang mang. Trước đó trong phúc âm Chúa Giêsu rủa cây vả (Mc11: 12-14). Nhưng bây giờ Ngài dùng thí dụ cây vả sắp trổ bông là dấu chỉ Triều Đại Thiên Chúa sẽ đến kỳ viên mãn.

Những người chú trong đến thời cánh chung, chờ đợi những dấu chỉ lớn trong vũ trụ giữa các dân tộc là dấu chỉ việc trở lai của Chúa Kitô và ngày tận cùng của thế giới. Họ cho họ là những người được tuyển chọn và họ mong đợi Chúa Giêsu sẽ đến trong các sự việc xãy ra trên thế giới để khởi đầu 1000 năm Ngài cai trị trong hạnh phúc. Kết quả của những chờ đợi đó, làm họ bỏ qua những hiệu quả của sự cố gắng của người phàm để xây dựng một thế giới mới.

Trong khi ngày cánh chung chưa xãy ra, vậy chúng ta sẽ làm gì trong lúc chờ đợi? Chúa Giêsu chưa đến, dù vậy Ngài đã nói đến khởi đầu của thời cánh chung. Qua Chúa Kitô, thế giới sai lầm, áp bức và thất vọng đang bị thua trận. Hình như chúng ta đang sống lúc không gần ngày tận cùng, nhưng trong lúc chúng ta chưa biết khi nào ngày đó sẽ đến, chúng ta tin vào Triều Đại Chúa Giêsu đã khởi đầu và đã toàn thắng. Trong lúc chờ đợi, chúng ta nghe lời Chúa Giêsu cam đoan, và chúng ta làm việc Ngài đã giao cho chúng ta là giúp vượt qua thời đại cũ để đạt đến thời đại đã hứa.

Đáp lai lời Chúa Giêsu dạy, chúng ta nên làm như Ngài đã làm: giúp người khác biết tình yêu thương của Thiên Chúa, giúp chấm dứt sự bất công và áp bức, tìm đến những người bị sa thải và chán nản, những người cô đơn và trẻ con chưa sinh ra, giúp người trong lao tù và người bị loại ra ngoài. Có việc phải làm vì chúng ta đã nghe Chúa Giêsu, Đấng tiên tri mở màn cho chúng ta thấy sự viên mãn của Triều Đại Thiên Chúa.

Sắp đến mùa vọng, lời kinh nguyện của chúng ta chứng tỏ lòng chúng ta mong ước Chúa Giêsu mau chóng trở lai như chúng ta cầu xin "xin Chúa Giêsu đến, xin Ngài hãy đến"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


33rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Daniel 12: 1-3; Psalm 16; Hebrews 10: 11-14,18; Mark 13: 24-32

Throughout Israel’s history the prophets used vivid, sometimes extreme images, "apocalyptic language," about the end times. Their times were scary and it would take a lot to turn people’s gaze away from their trials to God’s promised care for them. "Apocalypse" means "an unveiling" and the prophets hoped, by their exuberant language, to draw the veil back so their hearers could get a glimpse into the future when God would exert power on their behalf. That’s the kind of language we hear in today’s gospel with its images of: a darkening sun, the moon not giving off light and the unshakable, predictable stars, falling from their positions in the sky. All that was relied on will crumble.

Daniel, in our first reading, uses apocalyptic language to give hope to people during the devastating Babylonian captivity. He reassures the helpless exiles, "at that time your people shall escape, everyone who is found written in the book."
Some fundamentalist preachers use apocalyptic language to scare their people back to "the straight and narrow". Call their approach "apocalyptic fundamentalism."

On US Highway 95 which runs the length of the East Coast, there used to be a billboard in North Carolina predicting Jesus’ imminent return. "He’s coming! Are you ready?" I also saw many signs like that posted in fronts of churches throughout the South. They raised questions for me. Since Jesus still hasn’t returned after 2000 years, how do those churches keep the message of the Second Coming alive among their worshipers? What keeps them returning to church? How come people haven’t given up on their expectations and how do they keep their hopes alive in the meanwhile – in the very long "meanwhile"?

Apocalyptic literature reflects the conditions and times in which it was written. When Mark wrote Jerusalem was being attacked by the Roman army; Christians were being fed to the lions and Jesus still had not returned in glory as they had expected. Was the early church’s expectation in Jesus’ imminent return misspent energy? Misguided faith? Were they taking a very narrow interpretation of Jesus’ words? Are people today, who hold onto the belief that "the End is near," just a fringe element among Christians? Perhaps. But don’t they reflect an important belief that, while Jesus is long in coming and while we can’t imagine what’s taking him so long, nevertheless, he will return? How does holding onto our hope in his future return affect our faith now?

Mark’s Gospel was written over 30 years after Jesus’ death. Christians still clung to the belief in his approaching return. When Jesus says, "but my words will not pass away," he’s not speaking in general about his words. He is referring to what he just said: we can rely on his words and the certainty they give us. While Jesus professed ignorance about "that day or hour" he is certain it will happen. Mark’s community was under severe persecution and Jesus’ reassurance that the "Son of Man" would come in the clouds would have helped them in their suffering and doubts and assured them that God had not forgotten them and would have the last word.

Except for some Christians, who put front and center belief in Jesus’ return, most Christians have put that belief more to the side. Who knows when the great event will happen, when the curtain of life will be drawn closed and Jesus will come victorious? But it will happen and that hope can give us more conviction to live the best Christian lives we can, even under the greatest trials. God will be victorious and that faith can help us focus our daily lives and what really lasts.

Mark’s description of the end incorporates phrases used from apocalyptic writings of his day. Earlier in chapter 13 Jesus had warned of wars, famines and earthquakes (13:7-9). But he also instructs us to see these disasters as the beginning of something new (13: 8b). They are signs of a new time when God’s ways will prevail, when the kingdom will come in its fullness. Even in today’s description of "tribulation," when the "sun will be dark" and "the powers in the heavens will be shaken," we are reassured that, despite the collapse of all that seems solid, God’s mercy will prevail. God will gather the people from "the four winds, from the end of the earth to the end of the sky."

Jesus then uses a reassuring image for beleaguered Christians. Earlier in this gospel he cursed the fig tree that wasn’t blooming (11:12-14). He now refers to a fig tree that is about to bloom, a sign of God’s reign coming to fullness.

Apocalyptic fundamentalists await the great cosmic battle among the nations that will mark the return of Christ and the end of the world. They count themselves among the saved and expect Jesus to intervene in world events to begin a thousand-year reign of happiness. As a result of these expectations they discount the effectiveness of any human efforts to build a new world.

the apocalypse has not occurred, what are we to do while we wait? Jesus has not yet come to end our world, still he has introduced the beginning of its end. Through Christ the world of misdirection, dominance and deception is being defeated. We seem to be nowhere near the final closure, but while we don't know when, we do believe the kingdom Jesus has inaugurated will be victorious. In the meanwhile we hear his words of reassurance and we do the work he's given us to do to help overcome the former age and bring about the promised one.

In response to Jesus’ teaching we must do as Jesus himself did: help people know the love of God; put an end to injustice and exploitation; reach out to the rejected and depressed; the lonely and unborn; prisoners and the despised. There is work to be done for we have heard Jesus, the prophet, unveil what we can help bring about – the fullness of God’s kingdom.

Soon it will be Advent, when our prayers, will express our yearning for Jesus to return in haste, as we pray, "Come Lord Jesus, come!"