Chẳng lẽ cứ luôn mãi là "quân tốt thí" trên bàn cờ thế giới?

Từ mấy tuần qua tin tức về tình hình tại Biển Đông xem ra dồn dập và nóng bỏng, lôi kéo sự chú ý của các phương tiện truyền thông quốc tế.

Hôm mùng 2 tháng 6 vừa qua nhật báo Shimbun của Nhật Bản có đăng bài bình luận bàn về tình hình Biển Đông, và đưa ra ra câu hỏi: liệu tổng thống Barack Obama có thực sự muốn cản ngăn hành động cướp biển phi pháp của nhà nước Bắc Kinh hay không, và nếu có thì tới mức độ nào. Trong các tháng qua toàn thế giới đều chứng kiến thái độ ngoan cố, lì lợm, vô liêm sỉ của Nhà nước cộng sản Trung Quốc, ngang nhiên ngồi xổm trên luật pháp quốc tế, và công khai ăn cướp biển đảo của các nước vùng Đông Nam Á. Nó cho thấy Nhà nước Bắc Kinh càng ngày càng cương quyết nhận vơ Biển Đông là của mình, và đặt chủ quyền trên Biển Đông, bằng cách gấp rút xây các căn cứ và sân bay quân sự trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khác đã cướp được của Việt Nam, với sự đồng loã phản quốc bán nước của Nhà nước cộng sản Hà Nội. Với các hoạt động gấp rút ấy quân cướp Trung Cộng muốn đặt thế giới trước những sự kiện đã rồi. Nhưng việc xây 7 đảo nhân tạo trái phép ấy trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã gây ra làn sóng tranh luận trên chính trường Hoa Kỳ cũng như trong nội bộ quân đội nước này. Ngay từ năm ngoái Hải quân Mỹ đã kêu gọi chính quyền Washington nhanh chóng đưa máy bay và tầu chiến vào khu vực các đảo bị Bắc Kinh chiếm đoạt phi pháp.

Từ tháng 5 vừa qua quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu cho máy bay do thám và tàu chiến hiện đại thực hiện các vụ trinh sát, giữ gìn tự do hàng hải ở Biển Đông. Và trong các ngày từ 17 đến 21 tháng 5 vùa qua Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương đã tổ chức một cuộc diễn tập tác chiến đổ bộ tại Hawaii với sự tham dự quan sát của các giới chức quân đội cao cấp của 20 quốc gia. Ngày 27 tháng 5 Tân chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris gọi các yêu sách của Trung Quốc là “lố bịch”. Phát biểu trong buổi lễ nhận chức ngày 27 tháng 5 đô đốc Harris nói: “Hoa Kỳ sẽ tái lập thế cân bằng ở Thái Bình Dương. Lực luợng kết hợp của chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đồng minh và bạn bè ở khu vực. Nếu được yêu cầu chúng tôi sẽ chiến đấu ngay buổi tối hôm nay để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện diện và phát biểu trong buổi lễ ông Ashton Carter, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, nhắc lại lập trường của Mỹ là phản đối bất kỳ hành động quân sự nào của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông nói: trước tiên chúng tôi muốn giải quyết các tranh chấp trong hòa bình và yêu cầu Trung Quốc ngưng ngay việc cải tạo đất ở Biển Đông dựa trên các yêu sách của họ. Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, di chuyển và khai triển hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như đã từng làm trên toàn thế giới này. Cuối cùng, với các hành động của mình Trung Quốc đang đứng ngoài hai tiêu chuẩn quốc tế, đó là đe đọa an ninh khu vực Á châu Thái Bình Dương và vi phạm nguyên tắc “tiếp cận không cưỡng chế” mà các nước trong khu vực đang theo đuổi.”

Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng nếu Trung Cộng không dừng hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp, thì chính quyền Mỹ sẽ đưa tầu chiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo đá, mà Trung Quốc chiếm đoạt trái phép.

Mới đây nhất ngày mùng 2 tháng 6 vừa qua trong buổi đón tiếp và trao đổi với các đại diện giới trẻ hoạt động xã hội Đông Nam Á thuộc tổ chức “Chương trình thân hữu các sáng kiến của giới trẻ lãnh đạo Đông Nam Á” tại tòa Bạch Ốc, tổng thống Barack Obama kêu gọi Nhà nước cộng sản Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, và ngưng ngay các hành động “thúc cùi chỏ”, ăn hiếp các quốc gia láng giềng để bành trướng thế lực tại Biển Đông. Nếu Trung Quốc không từ bỏ kiểu hành động này, dùng sức mạnh của một nước lớn để tranh giành chủ quyền và dựa vào lực lượng hải quân thay vì pháp luật, thì nền kinh tế Á châu sẽ không còn thịnh vượng nữa.

Trước mắt, Hoa Kỳ đưa ra chiến lược “Cost Imposing” kết hợp các biện pháp ngoại giao, quân sự và tuyên truyền tạo dư luận quốc tế bằng cách liên tục công bố các hình ảnh Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép ở Biền Đông để buộc Trung Quốc phải trả giá mắc mỏ cho các tham vọng của mình. Đồng thời chính quyền Whasington cũng thắt chặt các mối quan hệ với các đồng minh châu Á Thái Bình Dương và các nước Đông Nam Á, gia tăng năng lực phòng vệ biển đảo, và mong Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông.

Dọc dài lịch sử suốt 70 năm của mình Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ biết xung phong làm “quân tốt thí” cho Liên Xô và Trung Cộng, hết hy sinh xương máu của nhân dân, rồi lại ký kết các công hàm bán nước cho Trung Quốc. Năm 1975 tập đoàn cộng sản Hà Nội đã rước 10 sư đoàn tầu cộng vào Bắc Việt để dồn quân tiến chiếm miền Nam. Sau đó vơ vét tất cả nhũng gì có thể vơ vét được để trả nợ cho Bắc Kinh. Giờ đây, bốn mươi năm sau khi đặt ách thống trị độc tài sắt máu trên cả nước, và để vuột mất bao nhiêu dịp may thoát ách nô lệ, chẳng lẽ đảng cộng sản Viêt Nam cứ luôn mãi ngu đần cúi đầu làm “quân tốt thí” trên bàn cờ thế giới hay sao?