UNAIDS là chương trình chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ liên kết mọi nước và mọi tổ chức chống lại bệnh dịch AIDS thành một trận chiến hoàn cầu. Ông Peter Piot, Giám đốc điều hành chống AIDS của tổ chức quốc tế nầy đã ra thông báo cho biết sự nguy hiểm lớn và mức độ lây lan mau chóng của dịch nầy:

Số người chết vì AIDS trong hai mươi năm (từ năm 1981 đến tháng 6 năm 2001):
22 triệu người chết.
36 triệu người đang nhiễm HIV.
Khoảng 56 triệu người trong đó có 10,4 triệu trẻ em ở Phi châu đang nhiễm HIV.
Nước Botwana, Phi châu, 300.000 người nhiễm HIV trong tổng số 1,5 triệu dân.

Xin nhắc lại năm 1990, ở thành phố Hồ Chí Minh, ca nhiễm virus HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện. Năm 2001, ở nước ta có khoảng 32000 người bị nhiễm HIV/AIDS trong 61 tỉnh thành phố.

Lúc đó, người ta dự đoán đến năm 2005, số người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ tăng lên 300.000 người. Phó Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS Nguyễn văn Kính thuộc Bộ Y tế cho biết số người bị nhiễm khoảng 280.000 người (báo Tuổi trẻ số 307/2006/(4924), ngày 22-11-2006.

Theo ông Dương quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Việt nam, đến nay cả nước phát hiện hơn 112.000 người bị nhiễm HIV, trong đó gần 20.000 người chuyển sang AIDS và gần 12.000 đã chết (báo Pháp luật tp HCM số 179 (1248) ngày 22-11-2006.

Việt nam đưa ra chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS: đến năm 2010 khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư là 0,3% phần trăm. Các địa phương đều chống HIV/AIDS, 2/3 bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc đặc hiệu, trăm phần trăm đơn vị máu được xét nghiệm HIV trước khi truyền cho bệnh nhân.

Đức Hồng Y Gioan Bt Pham Minh Mẫn đã hết sức quan tâm ngay từ đầu. Lãnh đạo thành phố HCM đã cùng với tỉnh Bình phước lập Trung tâm tên là Trọng Điểm cai nghiện và chữa trị HIV/AIDS (khoảng 2000 bệnh nhân) bây giờ gọi là bệnh viện Nhân Ái trên đồi rất thơ mộng gần đập Thủy điện Thác Mơ. Năm 2004, chưa quen với AIDS, ai cũng ngán tiếp xúc, Đức Hồng Y đã kêu gọi nhà tu tiếp tay. 10 nữ tu can đảm đến với họ theo yêu cầu của Thành phố, nhất là Thầy Hiền Dòng Phanxico đã nhổ răng cho người nhiễm AIDS. Hậu quả của ma túy và AIDS làm cho phần răng trên tan biến, còn lại chân răng, tu sỹ nầy phải hết sức vất vả nhổ những chân răng, lở tay một chút là rước HIV vào mình (tin tức nầy do một nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái Chúa Kytô phục vụ ở đó mấy năm cung cấp).

Đức Hồng Y đã mời Linh mục Robert J Vitillo thuyết trình về HIV/AIDS tại Trung tâm Công Giáo ngày 16-11-2006.

Linh mục thuyết trình đã lấy số liệu nơi Vietnam Administration of HIV/AIDS Control ngày 30-6-2006 cho biết: số người bị nhiễm HIV tại Vietnam: 108,789 người, số chuyển sang giai đoạn AIDS: 18421, số người đã chết vì AIDS: 10717. Một số bác sỹ trong đó có bác sỹ Đinh Viết Dự thuộc Giáo xứ Xây dựng tích cực chống dịch HIV/AIDS và cố gắng giúp người nghèo lây nhiễm dịch nầy qua cách “trao cho người ta cần câu” chứ không cho con cá trong buổi họp toàn giáo xứ mời bác sỹ tới nói về dịch nầy và cách giúp người nghèo.

Tòa Tổng Giám mục Saigòn có văn phong Mục vụ HIV/AIDS.

Vận động người bệnh: mới có 20.000 người đăng ký bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị, và chỉ có 1/3 (một phần ba, tức là trên 6.500 người) nhận thuốc điều trị của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế cấp miễn phí, còn 2/3 (tức là khoảng 13.000 người) … một số nhỏ có tiền mua thuốc ở thị trường, có người sang Campuchia, sang Thái lan điều trị do thuốc bên đó rẻ (bình quân I USD/ngày), còn số lớn trở thành người truyền bệnh.??. Tôi có nghe có người nhờ công an đưa con tới xin đi cai nghiện… nhưng không còn chương trinh nầy nữa (hy vọng đây là tin sai vì Cục trưởng phòng chóng rất tích cực chống đại dịch HIV/AIDS).

Đức Hồng Y Gioan Bt. Phạm Minh Mẫn đã từng yêu câu các Cha sở báo cáo số người trong giáo xứ của mình nhiễm HIV. Chẳng có ai đăng ký, cũng chẳng tìm ra ai. Không phải trong giáo xứ không có người bị nhiễm HIV. Có người không biết mình nhiễm HIV hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà không dám nói ra. Trên Tivi đã cho xuất hiện bà vợ với đứa bé bị nhiễm HIV do ông chồng truyền cho bà vợ và chỉ phát hiện khi bà vợ hoặc đứa bé được xét nghiệm máu. Riêng kẻ nầy được mời đi ban Bí tích cho một nguời ở giai đoạn cuối của AIDS, được ngừơi nhà đưa bệnh nhân đi nơi xa và yều cầu giữ kín. Người ta ngán người bị nhiễm HIV, kể cả người vô tình bị nhiễm HIV như truyền máu có HIV. Dư luận nói chung, kể cả một ít người trong giới Công Giáo, chẳng ưa gì người bị nhiễm HIV mặc dầu Đức Hồng Y kêu gọi không phân biệt đối xử đối với người bị nạn dịch thế kỷ.

Một vị linh mục đi du lịch Thailan cho biết, Thailan dành một khu vực trình bày hậu quả của đại dịch AIDS: trước giường là hình ảnh một cô ca sỹ kiêm người mẫu rất đẹp, đàng sau là một thi hài tàn tạ, co rúm đáng sợ. Nhìn vào cả trăm xác con người co rúm như vậy, có tác dụng giáo dục rất cao.

Truyền hình HTV lúc 19g40 loan báo số người nhiễm HIV ở phía Bắc lên khoảng 89.000 người. Số đang điều trị 18.000 người và còn sống tính đến ngày 30-6-2013 là 214.795..

Tinh ra hiện nay có trên 13.000 người bị AIDS chưa được săn sóc và họ sẽ chết dần dần.xin tránh bắt bệnh nhân kê khai lý lịch. Hy vọng giới Công Giáo hải ngoại tiếp tay một phần giúp số người nầy có thuốc điều trị (mỗi ngày một Đola Mỹ). Nên nhớ phác đồ điều trị HIV/AIDS phải liên tục, hai ngày trong một tuần không có thuốc, xem như không có kết quả.

UNAIDS là chương trình chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ liên kết mọi nước và mọi tổ chức chống lại bệnh dịch AIDS thành một mặt trận hoàn cầu. Ông Peter Piot, Giám đốc điều hành chống AIDS của tổ chức quốc tế nầy đã ra thông báo cho biết sự nguy hiểm lớn và mức độ lây lan mau chóng của dịch nầy.

Theo ông Dương quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Việt nam, đến nay cả nước phát hiện hơn 112.000 người bi nhiệm HIV, trong đó gần 20.000 người chuyển sang AIDS và gần 12.000 đã chết ( báo Pháp luật tp HCM số 179(1248) ngày 22-11-2006).

Còn hiện giờ Ti vi thành phố HCM cho biết hiện nay (2015) 64 tỉnh thành phố, tức là tất cả tỉnh thành phố trên nước ta đều có một số người mang virus HIV.Nhiều người mắc phải vì thiếu hiểu biết về đại dịch nầy.

Số người đang được điều trị: mới có 20.000 người đăng ký bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị, và chỉ có 1/3 (một phần ba,tức là trên 6.500 người ) nhận thuốc điều trị của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế cấp miễn phí, còn 2/3 (tức là khoảng 13.000 người ) … một số nhỏ có tiền mua thuốc ở thị trường, có người sang Campuchia, sang Tháilan điều trị do thuốc bên đó rẻ (bình quân I USD/ngày), còn số lớn trở thành người truyền bệnh.?

Đức Hồng Y Gioan.Bt Phạm Minh Mẫn đã từng yêu câu các Cha sở báo cáo số người trong giáo xứ của mình nhiễm HIV. Chẳng có ai đăng ký, cũng chẳng tìm ra ai . Không phải trong giáo xứ không có người bị nhiễm HIV. Có người không biết mình nhiễm HIV hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà không dám nói ra. Trên Tivi đã cho xuất hiện bà vợ với đứa bé bị nhiễm HIV do ông chồng truyền cho bà vợ và chỉ phát hiện khi bà vợ hoặc đứa bé đươc xét nghiệm máu. Riêng kẻ nầy được mời đi ban Bí tích cho một nguời ở giai đoạn cuối của AIDS, được ngừời nhà bệnh nhân đưa tới nơi xa và yều cầu giữ kín. Người ta ngán người bị nhiễm HIV, kể cả người vô tình bị nhiễm HIV như truyền máu có HIV. Dư luận nói chung, kể cả trong giới Công Giáo, chẳng ưa gì người bị nhiễm HIV mặc dầu Đức Hồng Y kêu gọi không phân biệt đối xử đối với người bị nạn dịch thế kỷ.

Đức Hồng Y rất quan tâm tới người bị nhiễm HIV và cậy nhờ các linh mục chống lại nạn dịch nầy.

Một vị linh mục đi du lich Thailan cho biết, Thailan dành một khu vực trình bày hậu quả của đại dịch AIDS: trước giường là hình ảnh một cô ca sỹ kiêm người mẫu rất đẹp, đàng sau là một thi hài tàn tạ, co rúm đáng sợ. Nhìn vào cả trăm con người như vậy, có tác dụng giáo dục rất cao.

Ngoài việc Đức Hồng Y muốn cho các linh mục hiểu biết sâu về HIV/AIDS, ngài còn có chương trình xây một trung tâm săn sóc người bị HIV/AIDS, nhưng còn phải qua nhiều thủ tục.

Trên 13.000 người bị AIDS chưa được săn sóc và họ sẽ chết dần dần, còn thủ tục vẫn là thủ tục. Hy vọng giới Công Giáo hải ngoại hãy giúp số người nầy có thuốc điều trị (mỗi ngày một Đola Mỹ). Nên nhớ phác đồ điều trị HIV/AIDS phải liên tục, hai ngày trong một tuần không có thuốc, xem như không có kết qủa.