Chúa Nhật XXIX THƯỜNG NIÊN A
Isaia 45: 4-6; T.vịnh95; I Thêxalônica 1: 1-5b;Mátthêu 22: 15-21


SỐNG TỰ DO NHƯ CON CÁI Thiên Chúa

Thiên Chúa không là người Mỹ. Một trong những nguyên tắc điều hành đất nước Mỹ là sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Chúng ta, những người của Giáo Hội không muốn chính phủ can thiệp vào các thực hành tôn giáo, và chúng tôi cũng không muốn chính quyền ưu đãi hay bị chi phối bởi một tôn giáo đặc thù nào. Chúng ta nói “hãy giữ tôn giáo độc lập với chính quyền”.

Tuy nhiên, khi nhìn lại cách Thiên Chúa sử dụng bàn tay của một người dân ngoại, vua Kyrô xứ Persia, để giải phóng dân Israel thoát cảnh nô lệ, chúng ta nhận ra lằn ranh giữa hai thế giới, chính quyền và tôn giáo, đã bị xóa nhòa. Vua Kyrô trở thành khí cụ của Thiên Chúa để đưa dân Israel thoát cảnh lưu đày ở Babylon và trở về quê cha đất tổ. Xưa kia, khi Thiên Chúa giải thoát Israel khỏi Ai Cập thì Môsê đã được Thiên Chúa chọn từ trong dân để lãnh đạo Dân Người. Giờ đây, Thiên Chúa đã chọn một vị vua dân ngoại để hoàn thành kế hoạch của Người.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là Thiên Chúa chọn vua Kyrô như là “kẻ được xức dầu” – hạn từ dành cho “Đấng Thiên Sai”. Vua được Thiên Chúa xức dầu để hoàn tất công trình giải phóng vĩ đại của Thiên Chúa. Người đảm bảo rằng vua sẽ giành được những thắng lợi quân sự và giúp vua hoàn thành sứ mạng. Quả thế, vua đã đánh bại Babylon và cho những người lưu đày trở về Israel, thậm chí còn giúp họ tái thiết vương quốc nữa.

Dân Israel có thể sẽ chống lại ngôn sứ Isaia bởi họ xác tín rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng cai trị cả về tôn giáo lẫn chính thể quốc gia của họ. Thử hỏi, Thiên Chúa là Chúa của Israel, thì làm sao Người có thể cậy nhờ thế lực ngoại bang để mang lại hạnh phúc cho Dân Người? Ngôn sứ Isaia đã gặp phải sự kháng cự của các thủ lãnh tôn giáo lẫn chính trị. Họ tự cho mình là trổi vượt hơn các dân tộc khác. Do vậy, làm sao một ông vua ngoại bang lại có thể trở thành “kẻ được xức dầu” để giải thoát họ?

Trong thế giới tràn ngập hỗn loạn do những nhóm quá khích tôn giáo gây ra, liệu chúng ta cũng giống như dân Israel xưa mà cho rằng Thiên Chúa đứng về phía chúng ta để chống lại họ? Chẳng phải Thiên Chúa cũng là Chúa của các quốc gia và tôn giáo khác hay sao? Họ có thể không tin vào Người hay không phụng thờ Người theo cách thức như chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa đặt họ ra ngoài tình yêu và ảnh hưởng của Người.

Ngôn sứ Isaia nói: Khi dân Israel được giải thoát khỏi cảnh lưu đày, họ sẽ phải thừa nhận rằng công trình của Thiên Chúa vượt ra khỏi văn hóa, tôn giáo và ranh giới quốc gia của họ. Thiên Chúa nói với vua Kyrô điều mà dân Israel đã được nghe biết: “Ta là Đức Chúa, không còn Chúa nào khác”. Không một ai hay điều gì nằm ngoài Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể hoàn tất ý định của Người qua một dân mà không ai nghĩ đến, thậm chí qua một vị vua ngoại lai của vùng đất dân ngoại.

Trong những tuần qua, chúng ta đã được nghe những đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu về sự đối đầu giữa các thượng tế, kỳ mục và nhóm Pharisêu với Đức Giêsu. Kể từ khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem (21,1tt), các cuộc tranh luận diễn ra thường xuyên và gay gắt hơn. Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng nằm trong bối cảnh đó. Nhóm Pharisêu bày mưu với những người thuộc nhóm Hêrôđê vốn là kẻ thù của họ để chống đối Đức Giêsu. Câu hỏi mà họ đặt cho Người mang nặng tính thực tiễn: “Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?”

Nộp thuế không phải là bổn phận của công dân Rôma. Nhưng người Do Thái phải chịu gánh nặng này. Trước hết, họ phải nộp “thuế Đền Thờ” cho những nhà cầm quyền Do Thái. Bên cạnh đó, họ còn phải nộp nhiều loại thuế khác cho đế quốc Rôma: thuế đất, thuế hải cảng, thuế nhập khẩu hàng hóa, thuế cho các sản phẩm nông nghiệp và mỗi món hàng được mua bán. Hơn nữa, họ phải nộp thuế tại các cổng thành. Và để làm tăng khoảng cách bất công và sự xỉ nhục, những đồng tiền để nộp thuế phải mang một dấu hiệu cùng với tước hiệu thể hiện tính thần linh của hoàng đế Xêda. Người Do thái vốn không làm ra những hình tượng con người cũng như cố gắng làm ra hình tượng của một vị Thiên Chúa. Bởi thế, đối với họ, đồng tiền biểu trưng tính thiêng liêng của hoàng đế Xêda là một sự báng bổ thần thánh.

Nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê hợp thành một thế lực chống lại Đức Giêsu. Phe Hêrôđê trung thành với vua Hêrôđê và ủng hộ chính quyền Rôma. Họ đạt được nhiều lợi ích nhờ mối liên minh này. Nếu Đức Giêsu phản đối việc nộp thuế, phe này sẽ trao Người cho chính quyền vì tội mưu phản. Nhóm Pharisêu vốn chống lại chính quyền Rôma, nhưng tạm thời bỏ qua mọi hiềm khích để cộng tác với phía Rôma.

Đức Giêsu biết họ có ác ý bởi rõ ràng là khi Người yêu cầu họ cho xem đồng tiền nộp thuế thì họ đã có ngay, tức là họ đã chuẩn bị sẵn hòng đưa Người vào bẫy. Đức Giêsu nhận thấy những hệ quả mà sự cai trị của chính quyền Rôma có thể đem lại. Vì thế, Người trả lời họ: “Của Xêda, trả về cho Xêda; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”. Đây là một thách đố đối với những kẻ chống lại Người. Liệu họ có quan tâm đến đường lối của Thiên Chúa như họ quan tâm đến đường lối cai trị của chính quyền Rôma hay không?

Đức Giêsu tránh được cái bẫy do nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê bày ra. Đồng thời, Người đưa ra những thách thức cho họ và cho cả chúng ta nữa. Mỗi người phải quyết định làm thế nào để “trả cho Xêda” và “trả cho Thiên Chúa”. Nếu đồng tiền mang hình ảnh của Xêda thì cái gì hay ai sẽ mang hình ảnh của Thiên Chúa? Đức Giêsu không cho thấy rõ lằn ranh giữa thế giới của Xêda và thế giới của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ phải quyết định và chọn lựa. Xêda bắt nộp thuế, chúng ta phải trả nhưng Xêda không thể sở hữu “đồng tiền” vô giá là chính con người chúng ta. Hình ảnh của ông có thể đúc trên những đồng tiền nhưng hình ảnh của Thiên Chúa lại ở trong mỗi con người. Mang trong mình hình ảnh thần linh, mỗi người cần phải được đối xử xứng với hình ảnh vốn là hình ảnh của Thiên Chúa.

Đức Giêsu không đặt ra những quy phạm tuân thủ và thực hành tôn giáo nghiêm ngặt. Người đòi hỏi chúng ta phải phản tỉnh với điều mà Người đã nói với những kẻ chống đối Người. Mỗi người phải nhận ra được ý nghĩa cho đời sống bản thân về việc “trả cho Xêda” và “trả cho Thiên Chúa”. Có lẽ Thiên Chúa đang ở hàng ghế sau khi chúng ta loay hoay với cuộc sống thường nhật nơi gia đình, trong cộng đồng, quốc gia. Là công dân của quốc gia trần thế này, làm cách nào tôi nhận ra được “điều gì thuộc về Thiên Chúa”?

Chúng ta phải “trả cho Xêda”; chính quyền có thẩm quyền. Nhưng đó là một thẩm quyền có giới hạn trên cuộc sống chúng ta. Trong khi đó, việc “trả cho Thiên Chúa” thì không có giới hạn và chi phối mọi bổn phận của chúng ta. Đôi khi nhà nước xem ra chen chân vào lãnh vực tôn giáo, chẳng hạn, trên những đồng tiền có in dòng chữ “chúng tôi tin vào Thiên Chúa”. Phải chăng chính phủ đang cho thấy một thực tế là nước Mỹ tin Thiên Chúa? Nhưng để làm gì? Để duy trì đất nước luôn hùng mạnh và thịnh vượng ư? Để chứng tỏ rằng Hoa Kỳ là một cộng đồng khăng khít luôn quan tâm đến quyền lợi của công dân ư? Để thúc giục chúng ta đi ra và đến với những lãnh thổ, dân tộc cần sự giúp đỡ ư? Chúng ta có thể giải thích câu này bằng vô vàn cách khác nhau hay đưa nó vào những cuộc chiến nảy lửa. Chúng ta cũng có thể bị đánh động để rồi đi đến xóa bỏ những xung đột trong gia đình, hay thậm chí giảm thiểu đầu đạn hạt nhân bởi “chúng tôi tin vào Thiên Chúa”.

Cũng giống như những người thuộc phe Hêrôđê, đôi lúc ta đã cộng tác và đắm chìm trong thế giới của Xêda. Khi đó, ta nhận thấy rằng mình đã “trả cho Xêda” vượt quá cái mà ta nên trả, đồng thời trở về với Thiên Chúa để “trả cho Người những gì thuộc về Người”, đó là cả con người của ta nữa.

Chuyển ngữ: AE. HV.Đaminh Gò Vấp


29th SUNDAY (A) -
Isaiah 45: 4-6; Psalm 96; I Thessalonians 1: 1-5b; Matthew 22: 15-21

God is not very American. One of our nation’s guiding principles is the separation of church and state. We church people don’t want the government interfering in our religious practice, nor do we want our government favoring or being guided by a particular religion. We say, "Keep religion out of government."

But then we read how God used a pagan, Cyrus the King of Persia, to free the enslaved Israelites – and the dividing lines between the political world and the religious world get blurred. Cyrus will be God’s instrument to bring the exiled Israelites back to their homeland from their Babylonian captivity. Previously when God had freed the enslaved Israelites from Egypt Moses, one of their own, was God’s chosen leader. But now God is choosing a pagan king to accomplish God’s task.

What would be even more startling to the pious is that God refers to Cyrus as God’s "anointed" – a term for "messiah." Cyrus is anointed to accomplish God’s great deed of liberation and God assures him that he will have military success to help him accomplish the task. Cyrus did defeat Babylon and then permitted the exiles to return to Israel and even helped them in the task of reconstruction.

The Israelites would disagree with their prophet because they identified their religion and nation as one with God as their ruler. How could God possibly accomplish good for them through a foreign power? God is the God of the Israelites – period! Isaiah would face resistance from the people’s religious and political leaders. They saw themselves as above the other nations. How could the outsider, Cyrus, be the "anointed one" to set them free?

With all the turmoil in our world caused by religious extremists are we getting like those ancient Israelites, presuming that God favors us against "them"? Isn’t God the God of those other nations and religions as well? They may not believe in God as we do, or worship the way we do, still, that does not put them outside God’s love and influence.

When the Israelites gain their freedom, Isaiah says, they will have to acknowledge their God working beyond their culture, religion and borders. God says to Cyrus – with the Israelites listening in and learning – "I am the Lord and there is no other." No one, nothing lies beyond the reach of God. God can accomplish God’s will through even the most unlikely people, even a pagan king of a pagan land.

For weeks we have been hearing passages from Matthew’s gospel about the chief priests, elders and Pharisees’ antagonism towards Jesus. Since Jesus entered Jerusalem (21:1 ff) the opposing arguments have gotten more intense and frequent. Today’s passage is no exception. The Pharisees collude with their enemies, the Herodians, in their challenge to Jesus. The question they posed to him was not a hypothetical one, "Is it lawful to pay the census tax to Caesar or not?"

Taxes are never popular with a citizenry. But the Jews were particularly burdened by them. One was the "temple tax" to the Jewish authorities. Others were to their conquerors: they had to pay taxes to the Romans on lands, harbors and imports; as well as on agricultural products and every piece of purchased merchandise. Plus, they had to pay tax at the gates of cities. To add insult to injury the coins required to pay the tax had an imprint of the Emperor on them, with a title implying Caesar’s divinity. The Jews did not make images of people, nor would they attempt one of God. For them the coin attributing divinity to Caesar was blasphemous.

The Pharisees and Herodians formed a powerful front against Jesus. They came at him from two opposite directions. The Herodians supported Herod and loyalty to Rome. They prospered in this alliance. If Jesus had rejected the tax the Herodians would have him before the government on charges of treason. The Pharisees were opposed to Rome, but they tolerated collaboration with Rome, for the time being.

Jesus sees the hypocrisy beneath the question the two parties posed to him. It was obvious, when he asked for the coin, that they had already settled the question for themselves since they had on them the coin used to pay the tax. Both parties were already caught up in the Roman system. Jesus understood the consequences of the Roman occupation. Still, his response, "Then repay to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God." – is an implied challenge to his opponents. Were they as concerned with the ways of God as they were with the ways of Rome?

Jesus avoids the trap set for him and throws the challenge back on his adversaries – and on us. Each of us will have to decide how we "give to Caesar… give to God." If the coin has the image of Caesar on it, what and who bears God’s image? Jesus hasn’t drawn a neat dividing line between Caesar’s world and God’s. We will have to decide. Cesar imposes taxes and we have to pay. But Caesar cannot claim to possess the true "coinage" of our lives. His likeness might be on his coins, but God’s image is on each person. Each person bears the divine image and must be treated in that way – as an image, "icon," of God.

Jesus doesn’t lay down strict rules of proper observance and religious customs for us. But he does ask us to reflect on what he tells his opponents; each of us has to figure out what it means for our lives to "give to Caesar... give to God." Perhaps God gets a back-row seat as we go about the details of daily living in our worlds of family, community and nation. As a citizen of this country how do I observe "what belongs to God"?

We do have to "give to Caesar"; our government does have an authority. But it is a limited authority over our lives. While "give to God" has no limits and affects all our commitments. Sometimes the state seems to step over into the area we normally identify as religion. For example, we carry bills in our wallets and purses that say, "In God we trust." Is the state naming a fact – our nation trusts God? To do what? Keep us powerful and prosperous? Make us a close-knit community of caring citizens? Move us to reach out to other lands and peoples who need our help? We can interpret these words in numerous ways, carry them into battle or be moved by them enough to put down the cache of weapons in our homes and reduce our nuclear stockpiles. "In God we trust."

Sometimes, like the Herodians, we have collaborated with and been immersed in Caesar’s world. When we have, we admit we have given more than we should to Caesar and we turn back to God and "give to God what belongs to God" – which is all that we are.