NHÀ NƯỚC MỸ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM

Một nhận xét : Tiếp xúc với công dân Mỹ, những người thành tâm thiện chí, đều đồng quan điểm với chúng ta về tự do tôn giáo về Niềm Tin và Sống Đạo. Tuy nhiên, những vị Dân cử, Hành pháp lẫn Lập pháp, thường khi vì lý do chính trị đảng phái hay thương mãi, đã quên đi những quan niệm cao cả của tự do tôn giáo cần phải được tôn trọng. Sự kiện này, rất tiếc, không phải chỉ xảy ra cho giới Dân cử Hoa kỳ mà cũng được thực hiện bởi những dân cử được tín nhiệm bởi cử tri tại các quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời.

Hành pháp Hoa kỳ đã dành cho mình quyền ‘cho điểm’ việc thực thi Tự do Tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa từ 1963 và toàn nước Việt Nam từ 1975.

1.* KỲ THỊ PHẬT GIÁO NĂM 1963 ?

Do lập trường cương quyết Bảo vệ Chủ quyền Quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã luôn hy sinh để tranh đấu cho sự Độc lập Dân tộc và, ngày 09.05.1961, đã bày tỏ với Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đang viếng thăm chính thức Việt Nam rằng quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, việc gửi Quân đội tác chiến Hoa kỳ đến Việt Nam, ông cương quyết từ chối : ề Nếu quý Vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn ghi sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện Quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩaỪ. Tháng 11.1961, Đại sứ Frederick Nolting được yêu cầu từ tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Diệm về vấn đề quân chiến đấu Mỹ (được xem như ‘chia sẽ trách nhiệm’. Nhưng, ông Diệm trả lời : « Chắc Đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam không muốn là một nước bị bảo hộ (Vietnam does not want to be a protectorate) ».

Mùa Xuân 1962, quân Bắc Việt và Pathet Lào (cộng sản) chiếm căn cứ Nam Tha khiến tình hình Đông Dương trở nên khẩn trương. Tháng 05.1962, Tổng thống Kennedy gởi quân tới Thái Lan để tạm làm chùn bước quân Bắc Việt. Một chính phủ trung lập được thành hình tại Vạn Tượng và hiệp định Genève về Lào được ký kết mà ông Kennedy coi là sẽ đem lại thế quân bình chính trị tại đây và chận bước tiến của cộng sản Bắc Việt và Pathet Lào tại Đông Nam Á. Tổng thống Ngô Đình Diệm cho rằng hiệp định này đe dọa an ninh Việt Nam Cộng hòa và dọa không ký nếu chánh phủ liên hiệp tại Vạn Tượng cam kết sẽ không lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Oâng chỉ miễn cưỡng ký sau khi nhận được thư ông Kennedy cam đoan ‘Lãnh thổ Lào sẽ không được sử dụng như một căn cứ để can thiệp và khuynh đảo các nước láng giềng’.

Những phản đối từ Tổng thống Ngô Đình Diệm tuy không làm ông Kennedy hài lòng, nhưng đã làm bực bội các cố vấn của ông tại tòa Bạch ốc. Chúng biết bản tính Tổng thống là do dự, thiếu cương quyết và dễ thay đổi ý kiến. Những thất bại tại vịnh Con Heo năm 1962, vụ Lào 1962 và Việt Nam 1963 là những thí dụ. Do đó, khi một đề nghị hay quyết định của Tổng thống Mỹ bị Vị đồng nhiệm Việt Nam chống đối là họ tức tối vì chính họ là những kẻ đã soạn thảo những đề nghị hay quyết định đó. Những kẻ hung hãn nhầt trong họ là Roger Hillsman và Averell Harriman, những tên thực dân không chấp nhận Tổng thống một nước nhận viện trợ của Mỹ lại dám hành động như Nguyên thủ một quốc gia có chủ quyền. Do đó, chúng đi tìm một lý do để đảo chính vị Tổng thống dân cử Việt Nam Cộng hòa và ‘cơ may’ đã đến : Đó là vụ Phật giáo.

Ngày 06.05.1963, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống Quách Tòng Đức theo chỉ thị của Tổng thống đã gởi công điện số 5159 yêu cầu các địa phương áp dụng quy định không được treo cờ tôn giáo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo, dù trước đó, cờ Tòa thánh Vatican lẫn cờ Phật giáo được treo tự do. Hôm sau, trong khi Phật tử Huế và Thừa Thiên sửa soạn làm lễ Phật Đản thì cảnh sát đến tận nhà buộc họ hạ cờ Phật giáo. Sau đó, Phật giáo và chính quyền đã đạt được thỏa thuận cho phép treo Phật kỳ trong ngày lễ Phật đảng và những xe thông tin đi loan báo là đồng bào cứ treo cờ như thường lệ. Nhưng lúc đó, bao nhiêu dồn nén trong quần chúng được khơi dậy và họ quyết định sẽ nhân cơ hội này đấu tranh chống chính quyền, đòi quyền bình đẳng tôn giáo và dễ dàng lôi cuốn được mọi Phật tử.

Ngày 08.05.1963, tại lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, ông Đại biểu Chính phủ Hồ Đắc Khương, ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng đều khăn đóng áo dài đến chùa Từ Đàm dự lễ vừa với tư cách chính quyền vừa với tư cách Phật tử. Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang, một vị sư bị các nhà phân tích CIA mô tả là một kẻ mị dân, chống Công Giáo, … lên tiếng công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo, bất bình đẳng tôn giáo và có tính cách kêu gọi Phật tử tranh đấu cho Phật Pháp. Lúc 19 giờ 30, Phật tử tụ tập thật đông tại chùa Từ Đàm. Bỗng nhiên ban tổ chức loan báo thay đổi chương trình : thay gì có đốt pháo bông như đã dự định thì mời mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế. Nơi đây, ông Quản đốc Ngô Ganh đang sửa soạn để phát vào lúc 8 giờ 15 chương trình Lễ Phật Đản đã thu thanh trước và đã được kiểm duyệt theo thể lệ chung. Đám đông tập trung quanh Đài Phát thanh. Nhiều Thượng tọa, Đại đức và các thanh niên Phật tử vào thẳng văn phòng Quản đốc yêu cầu ông thay đổi chương trình phát thanh bằng phát đi cuộn băng mà họ đã thu buổi lễ ban sáng với bài thuyết pháp của Thượng Tọa Trí Quang. Oâng Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phép cho truyền thanh những cuộn băng nào đã được kiểm duyệt. Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán từ cấp trên, Thiếu tá Sỹ tập họỉỉp các đơn vị thi hành lịnh tại sân tiểu khu và giải thích cho quân nhân các cấp rõ về lệnh dùng súng Garant và lựu đạn MK3. Đây là lựu đạn thuộc loại huấn luyện có mục đích làm cho tân binh quen với tiếng nổ, cũng dùng khi tấn công địch nhưng không có tác dụng giết người và, nếu đứng gần chỗ nổ, có thể bị chói tai và bị thương nhẹ. Đại úy Lê Nguyên Phu, Tiểu khu phó, nhắc chỉ ném MK3 nơi không có người như vào bãi cỏ hay gốc cây.

Nhận lịnh từ thượng cấp, các sĩ quan hiện diện đều đồng ý là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo, dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp. Trong lúc họ bàn thảo kế hoạch đối phó thì Đài Phát thanh đang lâm nguy trầm trọng do gạch đá bị đám đông ném, bay vun vút vào. Từ Đà Nẵng, Thiếu tướng Nghiêm gọi điện thoại hỏi tình hình và ra lệnh cho ông Sỹ: ‘Việc đã gấp rồi giải tán thì giải tán ngay đi’. Oâng Sỹ, sau hai đợt giải tán bằng xe phun nước và Quạn cảnh cùng Cảnh sát vô hiệu, đã cho 2 trung đội lính tiến theo đội hình ngang với ba xe phóng thanh kêu gọi đồng bào giải tán, gạch đá tung cùng hàng ngàn tiếng la ó, đả đảo, hoan hô. Tỉnh trưởng Đẳng yêu cầu Thượng tọa Trí Quang : « Thầy dùng micro, Thầy nói dùm như thế này nguy hiểm quá ». Thầy ngần ngại: « Bây giờ tôi phải nói với Phật tử sao đây? » Đám đông vẫn tiến vào Đài. Thầy Trí Quang đứng ở cửa Đài và nói : « Phật tử cứ bình tĩnh, mọi việc Thầy đang tìm cách giải quyết »… Nhưng vô hiệu.

Thiếu tá Sỹ đi trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo một tiếng nổ khác. Lúc ấy lối 22 giờ 30. Một cận vệ ông la lớn ‘Nổ ! Thiếu tá coi chừng Việt cộng’. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi mảnh (écletements).

Không tìm được thủ phạm : chính quyền nghi Việt cộng ; Phật giáo buộc tội chính quyền và Hoa kỳ buộc chính phủ phải thỏa mãn 5 đòi hỏi của Phật giáo. Vì Đại sứ Nolting đang nghỉ phép, nên xử lý thường vụ William Trueheart phúc trình, ngày 11.06.1963, về Bạch ốc : 1. Không có dấu hiệu là các lãnh đạo Phật giáo bị ảnh hưởng cộng sản ; 2. Họ xử dụng báo chí ngoại quốc cho cuộc đấu tranh và một số trong họ hy vọng lật đổ chính quyền ; 3. Vẫn còn cơ may Tổng thống Diệm sẽ giải quyết thỏa đáng vấn đề Phật giáo.

Cùng ngày phúc trình được gởi đi, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, một thành công tuyệt vời để báo chí và truyền hình Mỹ, rồi dư luận và, cuối cùng, chính quyền Hoa kỳ kết luận : tại Việt Nam, Phật giáo đang bị bách hại. Lúc xảy ra vụ tự thiêu, Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng nội các, Chủ tịch Quốc hội và ngoại giao đoàn hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Đức Thánh Cha Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường do Đức Cha Phao lô Nguyễn Văn Bình chủ lễ. Thánh Lễ vừa tan, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên ông Diệm để báo tin vụ tự thiêu. Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc nói ‘có gì mà phải làm như vậy’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… Là một Kitô hữu đạo đức, Giáo lý Công Giáo không cho phép tự hủy mình, ông thấy mình có phần trách nhiệm.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971, ông Dương Văn Minh tranh cử chống Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và vấn đề ông Diệm chết được đặt ra. Khi được phỏng vấn, ông Minh tuyên bố ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chêát của anh em ông Diệm : « Thiệu, lúc đó là một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào dinh Tổng thống đúng thời điểm để ngăn chận họ trốn thoát ». Nếu hai ông bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. Đồng thời, một quyển sách tựa đề ‘Làm Thế nào để Giết một Tổng thống’ http://www.vietnamdefence.info/ttdiembigietrasao8.htm xuất hiện. Đọc trong đó, chúng ta có giải đáp cho những thắc mắc vụ nổ tại Đài Phát Thanh Huế đêm 08.05.1963 :

1./ Thủ phạm mang tên Scott.

Tại phiên tòa xử Thiếu tá Đặng Sỹ ngày 02.06.1964, các chuyên viên quân cụ đã phân tích các loại chất nổ M26 và MK3. Giả thuyết M26 đã bị loại và MK3, dù các thẩm phán đặc biệt lưu ý, nhưng rồi cũng bị loại vì, tuy có thể làm chết người do áp lực của hơi nổ (soufflement) nhưng tác dụng không thể nào đạt tới con số thương vong cao như vậy nhất là ở nơi có khoảng trống.

Năm 1966, Đại úy Scott, cố vấn Tiểu đoàn 1/3 Sư đoàn I Bộ binh, cho biết sự thật. Năm 1965, miền Trung đang sôi động trong ngọn lửa Phật giáo đấu tranh. Nhân một cuộc trò chuyện tình cờ bắt qua chuyện Phật giáo lúc đó, ông Scott nói với Đại úy Bửu đại ý ‘Phật giáo miền Trung sẽ không thành công trong vụ này’ vì không tạo đủ yếu tố để thành công như năm 1963. Tuy có khí giới tinh thần, nhưng không được đồng minh ủng hộ : Hoa kỳ không giúp đỡ Phật giáo nữa. Vụ 1963 thì tôi biết rõ’. Đại úy Bửu hỏi : « Năm 1963, ông ở đâu? ». Scott nói: « Tôi hiểu rõ Phật giáo có thể còn hơn các anh. Tháng 05/63 tôi ở Đà Nẵng và đến Huế một ngày trước khi xảy ra vụ nổ tại Đài Phát thanh Huế. Chỉ người ngây thơ tin Việt cộng gây ra vụ nổ đó. Tội nghiệp cho Thiếu tá Sĩ đang ở tù vì bị kết tội đã đàn áp Phật giáo và làm chết 8 Phật tử. Tiếng nổ của Plastic Việt cộng hay lựu đạn của chính quyền Việt Nam? Đó là một chất nổ đặc biệt của CIA…

2./ Vợ chồng Bác Sĩ Wuff.

Trong cơn hổn loạn sau tiếng nổ kinh hồn tại Đài Phát thanh, một viên chức Mỹ đến hiện trường để lo chụp hình quay phim nhưng bị nhân viên công lực không cho. Vợ chồng Bác sĩ Wuff, người Đức thuộc Đại học Y khoa Huế, xin vào trong Đài để săn sóc nạn nhân nhưng bị từ chối. Ông Wuff đã nhanh tay chụp được mấy tấm hình nạn nhân và vài chiếc xe cơ giới Bảo An đang đậu trước Đài. Đêm đó, họ cắt và ghép những hình này để cho thấy xe cơ giới cán người và, trong nội sáng ngày 09.05.1963, những tấm hình ghép này được gởi về Saigon và mấy ngày sau xuất hiện trên báo chí Tây Đức, Pháp, Mỹ. Một chi tiết cần lưu ý năm 1965, ba Bác sĩ Đức ở Đại học Y khoa Huế kể cả Wuff chụp hình và ráp nối hình đêm 08.05.1963 đều bị an ninh Sư đoàn I thời Tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư lịnh, trong một cuộc hành quân tại khu Nam Đồng Khánh khám phá được tài liệu mật cho biết rằng họ đều là người Đông Đức vượt qua Tây Đức và là những điệp viên cộng sản thuộc loại quốc tế.

Mời đọc thêm. Trong khi làm Thủ tướng, Tướng Nguyễn Khánh muốn làm hài lòng Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge và Thích Trí Quang đã dùng ‘Tòa án Cách mạng’ để tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn cùng Trung úy Phan Quang Đông và cả hai bị xử bắn ngày 09.05.1964. Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Đặng Sĩ, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với khoảng cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn. Chiều hôm đó, ông Khánh đã phái Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Cha Nguyễn Văn Bình, Linh mục Trần Tử Nhãn, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình Thiếu tá Đặng Sĩ biết : ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do’.

Ngoài ra, ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An Ninh Quân Đội. Buổi chiều, Thiếu tướng Đỗ Mậu cho đưa Thiếu tá đến gặp ông và ông nói ‘Anh khai cho ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’. Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian...Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sỹ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân Đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.

2.* VIỆT NAM : QUỐC GIA ĐÁNG QUAN TÂM.

Đạo luật ‘Tự do Tôn giáo Quốc tế’ (International Religious Freedom Act of 1998) của Hoa kỳ đã được Quốc hội Liên bang thông qua và được Tổng thống ban hành ngày 27.10.1998 với việc thành lập :

1. Chức đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo với Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao ;

2. Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ (USCIRF – United States Commission on International Religious Freedom) là một cơ quan độc lập, hoạt động với ngân quỹ trực tiếp từ Quốc hội, gồm 9 thành viên (3 chỉ định bởi Tổng thống, 3 bởi Thượng Nghị Viện và 3 bởi Viện Dân biểu), có nhiệm vụ nghiên cứu và giám sát các vấn đề tự do tôn giáo quốc tế, được ủy quyền để đi làm nhiệm vụ tìm hiểu thực tế với các nước khác; Phúc trình thường niên tình trạng tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở các quốc gia và cung cấp các khuyến nghị chính sách để đảm bảo việc thúc đẩy tự do tín ngưỡng tôn giáo như một phần của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

3. Đối với các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng đến mức bị chỉ định là ‘Quốc gia đáng Quan tâm Đặc biệt’ (Country of Particular Concern, CPC) khi có sự đồng ý song song của USCIRF và Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo.

Ngay từ năm 1999, người Mỹ gốc Việt đã có những cuộc vận động với Chính phủ cũng như các vị dân cử Quốc hội Hoa kỳ hầu có những cải thiện về tình trạng tự do tôn giáo tâi Việt Nam.

Năm 2001, Việt Nam muốn hưởng những điều kiện buôn bán bình thường với Hoa kỳ, nên cần phải có một Hiệp ước Thương mại song phương và Thương ước này đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Quốc hội. Cơ quan này, để rõ sự việc thực thi Tự do Tôn giáo tại Việt Nam trước khi thảo luận, đã tham ý USCIRF. Vì thế, Ủy ban này đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong có Linh mục Nguyễn Văn Lý và Thượng tọa Thích Thái Hòa ở Việt Nam tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau phiên điều trần, Ủy ban đưa ra các khuyến cáo giới cầm quyền Việt Nam mà các điểm chính là:

- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,

- Trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm và bị quản chế vì lý do tôn giáo,

- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.

Sau đó, Ban Đối thoại về Việt Nam Quốc hội Hoa kỳ lại mời Cha Lý điều trần tại Hạ nghị viện vào ngày 16.05.2001 (giờ Washington). Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt để đọc bản điều trần của Cha. Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, khoảng 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án ở Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’ và ‘không tuân theo lệnh quản chế hành chánh’. Trước áp lực của các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Linh mục Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng phải bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.

Các cuộc vận động vẫn được tiếp diễn và USCIRF đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt’ nhiều lần nhưng thành công…

Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004 Ngoại Trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này bên cạnh các nước khác : Miến điện, Trung cộng, Iran, Bắc hàn, Sudan, Eritrea và Ả Rập Saudi. Ngày 02.11.2004, kết quả Tổng thống George Bush thắng nhiệm kỳ 2 với 50,73% số phiếu hợp lệ so với 48,27% cho Jonh Kerry rõ rệt hơn năm 2000, chỉ thu được 47,87% so với 48,38% cho Al Gore (hơn nhau về số đại cử tri : Bush 271 và Gore 266).

Đến năm 2006, USCIRF nhận định rằng nhờ bị đặt vào danh sách CPC, nhà nước Việt Nam đã có những cải tiến về Tự do Tôn giáo, nhưng còn nhiều tín hữu vẫn bị bách hại vì niềm tin, như trường hợp một số tín hữu Phật giáo Hòa Hảo hay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngoài ra, Hà nội chưa hực thi đầy đủ những cam kết mà họ đưa ra với phía chính phủ Hoa kỳ hồi tháng 05 năm ngoái. Tuy nhiên, Tổng thống G. Bush cần một quà tặng cho nhà nước Việt Nam khi ông đến Hà nội để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác (APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation) ngày 18 và 19.11.2006. Lúc đầu, ông ta tin chắc là Thượng viện lẫn Viện Dân biểu thông qua dễ dàng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent normal trade relations - PNTR) cho Việt Nam cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nhưng cuộc bầu cử bán kỳ ngày 07.11.2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Viện Dân biểu đã không thông qua dự luật H.R.5602 thiết lập quy chế này. Thất bại vụ PNTR, ông Bush và bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, phải bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách các Quốc gia đáng Quan tâm Đặc biệt (CPC) để làm quà biếu cho Việt cộng.

3.* CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG VỀ TỰ DO TÔN GIÁO.

A./ Đương kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ.

Sinh ngày 11.12.1943 tại Aurora, Colorado, John Kerry đã nhập ngũ Hải quân Trừ bị năm 1966, và giai đoạn 1968-1969 là sĩ quan thường trực trong 4 tháng trên một duyên tốc đỉnh ở Việt Nam. Trở về Hoa kỳ, Kerry gia nhập Cựu chiến binh chống chiến tranh và ông đóng vai trò là phát ngôn viên toàn quốc Hoa kỳ của một tổ chức chống chiến tranh Việt Nam. Ông đã xuất hiện trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ nơi ông coi chính sách Hoa kỳ ở Việt Nam là nguyên nhân của ‘các tội ác chiến tranh’. Ông từng là Thượng nghị sĩ liên bang của Massachusetts từ 1985 đến 2013 và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Kerry là ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử Tổng thống 2004 nhưng thua Tổng thống George W. Bush. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ thứ 68 từ ngày 01.02.2013 cho đến nay.

Tham gia Phong trào phản chiến tại Mỹ, John Kerry đã đứng về ‘Bên thắng cuộc’ vì :

- đã ngăn chận được sự trợ giúp Hoa kỳ cho người Việt tự do bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống Cộng sản xâm lăng;

- đã tin phải giúp kẻ xâm lăng Bắc Việt được Liên xô và Trung cộng ủng hộ để dân tộc Việt Nam mới có dân chủ hơn.

Ngày 28.07.2014, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ công bố phúc trình thường niên về tình hình Tự do Tôn giáo thế giới 2013. Bản báo cáo này dành cho Việt Nam nhiều sự dễ dàng vì trong phần dẫn nhập, trước đây tên nước này được nêu lên trong những quốc gia có vi phạm tự do tôn giáo, thì nay không còn nữa. Trong đó, chính quyền Mỹ cho biết là để thúc đẩy nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, như việc thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các tôn giáo và những người đấu tranh cho tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao thời Kerry báo cáo hoàn toàn sai sự thật khi nói không có giáo dục chủ nghĩa vô thần trong các trường học công vì chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên duy vật vô thần bài bác tôn giáo, giới trẻ bị nhồi sọ và phải chấp nhận chủ nghĩa đó. Đi xa hơn nữa, kẻ viết phúc trình còn tưởng tượng về vấn đề tự do thờ phượng của các tù nhân và có trường hợp họ còn được hành xử quyền tự do tôn giáo trong các trại giam, như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý được phép cử hành thánh lễ và trao bánh thánh cho các bạn đồng tù, trong khi Cha đang bị biệt giam.

Ngày 31.07.2014, sau kết thúc chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ nước này từ ngày 21 đến 31.07.2014, đã cho phổ biến bản Tuyên bố báo chí 13 trang, ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo, phê phán việc ông ‘bị giám sát chặt’ bởi công an, và một số người ông muốn gặp bị ‘đe dọa, sách nhiễu’. Tuy nói Việt Nam đã có ‘một số chuyển biến tích cực’, ông tin rằng ‘vi phạm nghiêm trọng… là thực tế’ ở Việt Nam. Từ 28 đến 30.07.2014, dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn ‘không may đã bị gián đoạn’ : ‘Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định’.

Ông cho biết nhiều tôn giáo gia nhập Mặt trận Tổ quốc vì ‘hầu hết các giá trị tôn giáo và lợi ích của Nhà nước trùng nhau’ như về Phật giáo, thái độ ‘phủ nhận các thực hành Phật giáo bên ngoài Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, một vài chức sắc trong Giáo Hội này cho biết họ chưa bao giờ nghe thấy các nhóm Phật tử độc lập ở Việt Nam’.

Năm 1963, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho là chế độ Đệ I Việt Nam Cộng hòa đàn áp Phật giáo trong khi Bản Phúc Trình Liên hiệp quốc về cuộc Điều tra đàn áp Phật giáo đã kết luận :

1)- Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.

2)- Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ nầy thường là chỉ nghe nói lại và trình bày một cách mơ hồ, tổng quát.

Hiện nay, Báo cáo viên Đặc biệt Liên hiệp quốc cho rằng có vi phạm nghiêm trọng Tự do Tôn giáo thì Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho là quyền Tự do này được ‘đôi khi’ tôn trọng ngay cả trong nhà tù.

Hãy nhớ rằng : ngày 01.04.2014, nhiều tù nhân lương tâm đã ký tên

‘Hộ Bản Kiến Nghị Địi Được Hưởng Quyền Tự Do tơn Giáo Trong Nhà tù Việt Nam’ : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fre-reli-in-prison-04052014114859.html

Trước đó, ngày 07.05.2012, nhà báo Tạ Phong Tần nhờ Luật sư Nguyễn Thanh Lương đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn để nhờ Cha đến ban Bí tích Xức Dầu Bịnh Nhân vì sức khỏe Chị rất kém sau khi tuyệt thực. Linh mục Chân Tín có đơn yêu cầu nhà cầm quyền cho phép vào trại giam để ban Bí tích theo đòi hỏi tôn giáo của Chị.

Chị Tạ Phong Tần là ai ? Ngày 08.03.2014 lúc 15 giờ, nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã tổ chức buổi lễ vinh danh, tại Hội trường Dean Acheson, và trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm cho mười khuôn mặt nữ kiệt xuất thế giới, trong đó có công dân nước Việt, chị Tạ Phong Tần, một tù nhân lương tâm đang thụ án 10 năm tù. Các phụ nữ được vinh hạnh chọn bởi Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry, và buổi lễ được thêm phần danh dự với sự hiện diện của Đệ Nhất Phu nhân Hoa kỳ Michelle Obama.

Người luôn ngưỡng mộ và đồng cảm với Tạ Phong Tần, blogger Huỳnh Thục Vy phát biểu : « Em vui mừng và hơi bất ngờ nữa. Một phụ nữ tranh đấu dũng cảm được vinh danh như vậy thì đó là vinh dự không chỉ cho chị Tạ Phong Tần mà còn cho chính em và cho tất cả phụ nữ Việt Nam, đặc biệt những phụ nữ đang bị khó khăn trong sự đàn áp của chính quyền Việt Nam. Điều này có lẽ mang lại niềm an ủi lớn cho chị Tần sau những mất mát những đau khổ mà chị ấy phải gánh chịu trong thời gian qua. Nhân dịp này, em muốn gởi lời chúc sức khỏe đến chị Tạ Phong Tần ».

Còn đối với cô Tạ Khởi Phụng, em ruột Tạ Phong Tần, tin vui đến trong cảnh nhà cô quạnh sau khi mẹ tự thiêu chết và chị vẫn ngồi tù khiến cô không biết bày tỏ điều gì: « Buồn vui lẫn lộn, vui vì chị em được vinh dự đó, nhưng gia đình em giờ đang khổ sở em cũng không biết nói sao. 10 năm tù 5 năm quản chế là 15 năm chứ ít đâu. Em chỉ muốn làm sao cho chị em ra khỏi chỗ đó thôi, mong muốn chị em thoát nạn thôi, ngoài ra em không mong gì hết ».

Hà Minh Thảo