Chương Năm Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
(bài 26)




Phần 3:
Những hiểu biết có liên-quan
đến cuộc sống con người


Rất nhiều lần, tôi vẫn tìm cách lập nên đôi ba sự việc nói về “Tội nguyên tổ” theo nghĩa có liên-quan đến thời-buổi hiện-đại; và/hoặc, những chuyện tương-tự theo nghĩa có “ảnh-hưởng hỗ-tương khá tiêu-cực”. Tuy nhiên, không một sự việc gì về thể-chất như thế, lại chỉ có ảnh-hưởng hỗ-tương tiêu-cực, mà thôi. Bởi, mỗi người và mọi người, đều có thể và có cơ-hội tạo ảnh-hưởng hỗ-tương lên người khác; và lên cả quan-hệ mà họ đã và đang có với nhau nữa. Ảnh-hưởng này, có thể sẽ mang tính-chất tiêu-cực hoặc tích-cực, cũng đều được.

Ảnh-hưởng hỗ-tương khá tiêu-cực, là thực-tại xưa rày ai cũng thấy. Nó xuất-hiện từ ngàn xưa; cũng mang tính cổ-đại như tuổi đời của nhân-loại, tựa hồ con người chúng ta vẫn từng có quan-hệ tương-tác với nhau, đã từ lâu. Ảnh-hưởng hỗ-tương, tạo giới-hạn vô bến-bờ cho sự tự-do khiến con người bị ảnh-hưởng về quá nhiều điều, trong đời. Và, nó còn làm băng-hoại cả sự hài-hoà tâm-lý, nữa. Nó ảnh-hưởng lên hành-xử riêng-tư của mỗi người, khiến hành-xử ấy ngày một trở nên tồi-tệ hơn nhiều.

“Tội nguyên tổ”, là con-đường-một-chiều nhấn mạnh rất nhiều đến sự thật này, suốt nhiều thập-kỷ vừa qua, cho đến khi những người chủ-trương nhân-cách-hoá những lỗi cùng tội và cả những người hiểu tương-quan này không mấy rõ nét như ta thường thấy ở nhiều nơi, trong đạo Chúa. Hiểu theo cách này, tôi thấy rất vui vì, tự thân, mình cũng sử-dụng được thứ ngôn-ngữ thích-hợp để nói về “Tội Nguyên Tổ” cho mọi người hiểu. Nói chung thì, theo cung-cách nào đó, ta phải công-nhận rằng: thực-sự trên đời này, đã có cái-gọi-là “ảnh-hưởng hỗ-tương khá tiêu-cực”, nơi con người nói chung, là chính ta.

Dĩ nhiên, quan-niệm này cần có sự quân-bình để “ảnh-hưởng hỗ-tương” dù mang tính tiêu-cực, vẫn có ý-nghĩa như thứ tình-yêu tha-nhân, tỏ bày cho hết mọi người. Điều này, lại cũng là sự thật rất thực, và có lẽ còn thực hơn “ảnh-hưởng hỗ-tương tiêu-cực”, là chính nó nữa. Phải nói là: tình yêu tha-nhân tỏ-bày cho hết mọi người (có ảnh-hưởng hỗ-tương rất tích cực” vẫn xảy ra trong thực-tế mà lâu nay, ta vẫn không nhận ra điều này một cách đầy-đủ.

Đúng ra, dù có quân-bình-hoá ảnh-hưởng hỗ-tương giữa người này hay người khác, như trong các cuộc tranh đua/thi-đấu này khác, cũng không đủ. Bởi lẽ, giả như ai đó được bảo-vệ trọn-vẹn khỏi mọi “ảnh-hưởng hỗ-tương tiêu-cực”, nhờ sự hiện-diện rất thực của nhân-vật trổi-bật nào đó có ảnh-hưởng tích-cực hơn, thì hỏi rằng: những người như thế sẽ trông giống ai, đây? Nói thẳng ra, là: thực-tế của sự việc, cũng không tuyệt-vời cho lắm!

Có thể nói một cách giản-đơn hơn, thì: đây là trường-hợp ta không nên có những bước sai lầm khi làm thế, bởi vì: nếu ta chưa đặt chân lên bất cứ nơi nào được, là do thiếu mất cơ-hội thuận-tiện, và/hoặc có sự gượng-gạo từ nền văn-hoá nào đó do mình tạo ra. Và khi ấy, tôi cứ tự hỏi: giả như người nghèo-khó chấp-nhận sống đời khó-nghèo của họ, thì hỏi rằng: họ có được bảo-vệ để thoát khỏi hệ-quả độc-hại xuất phát từ “Tội nguyên tổ”, không?

Theo nghĩa phân-tâm-học, thì: những người như thế có được giải-thoát khỏi thứ quyền-bính vạn-năng/vạn-đại mang tính-chất tự yêu-thương mình, như thần Narcissus, không? Có lẽ, ta cũng nên suy-tư nhiều thêm nữa, bằng từ-vựng này, về huệ-lộc ta có được từ sự việc định-danh cho Đức Maria, Vị Nữ-Lưu xuất tự thôn-làng nghèo ở Galilê là Đấng “vô-nhiễm nguyên-tội”, cũng hơi lạ.

Với tôi, các phương-án này đều rất khả-thi. Nhưng lâu nay, tôi lại cứ di-chuyển về với định-hướng khác, tức: không phải định-hướng để thu-hồi lại thứ ngôn-ngữ nói nhiều về “Tội Nguyên-tổ”, mà là đi vào với thứ gì đó vượt quá những điều từng diễn-lộ ra như thế.



(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch