Chương Bốn: Cứu-Chuộc, nhờ tình Thương-yêu Công-chính

(bài 22)

Phần 3:

Ơn Cứu-Chuộc và một phương-án rất phân-tâm


Christian Duquoc, O.P., Jesus thérapeute, Revue d’éthique et de théologie morale, Dec.2000, tr. 119-133.


Diễn-luận đây, chỉ ngắn gọn mỗi đôi giòng, nên ta cũng đừng gọi đó là thành-phần một tham-luận về Đức Giêsu lịch-sử. Trái lại, chỉ nên coi như một luận-bình cộng thêm vào sưu-tập gồm các tiểu-luận về thần-học mang tính-cách rất “phân-tâm”, thôi. Qua luận-bình, tác-giả tóm-kết các bài suy-tư/chú-giải về Ơn Cứu-Chuộc dưới ánh mắt của phân-tâm-học về sự “chuyển-nhượng” và “phản-chuyển”.



Nơi chuyển-nhượng, có sự thay-thế của ai đó mà hầu hết là các bình-luận-gia và nhà phân-tách vẫn cho rằng: bậc cha mẹ hoặc thần-học-gia tuy sáng-suốt hoặc có kinh-nghiệm nhiều về địa-hạt này, nhưng các vị chỉ biết các sự việc không theo cách phân-tâm-học. Đây, không là quan-điểm về một sự kiện nào đó, rất trổi bật, mà các nhà phân-tách/chú-giải đã thay cho tâm-tình hứng-thú của các vị chuyên-gia chữa-lành cách tuyệt-hảo. Thay thế đây, đã khuyến-khích ta trở về mối quan-hệ giữa bậc mẹ cha, ở ngoài đời. Phép trị-liệu theo phân-bào, là nghệ-thuật tinh-vi giúp ta hành-xử theo cách khác-biệt giữa sự tăng-trưởng riêng-tư trong quan-hệ vốn bế-tắc vào lúc ban đầu. Điều này cho thấy, nếu làm thế, ta sẽ có động-thái cởi mở hơn trong tương-quan trao-đổi giữa các vị như thế. Điều này, được diễn-bày qua các nhà phân-tích, là: loại-hình thay cho những gì đã có, từ khi trước.



Nơi Đức GIêsu, ta thấy có sự “thay thế” gấp hai lần. Nói thế có nghĩa: Đức Chúa đã làm thay cho Thiên-Chúa Cha và Ngài cũng cần làm công việc thay-thế ấy, do bởi loài người cần được như thế.



Đức Giêsu làm thay cho Thiên-Chúa-Cha bằng vào và ngang qua những gì Ngài dâng lên Cha theo cách “lô-gích” rất hợp đạo. Và, Ngài làm thế, ngang qua cả bóng mờ ma-mãnh của lỗi/tội, nữa. Nói thế, tức bảo rằng: người phạm lỗi, lẽ đáng ra, sẽ giết chết Thiên-Chúa nhưng họ lại đi giết Đức Giêsu, thay cho Ngài. Tuy làm thế, cung-cách Đức Giêsu chọn-lựa cái chết một cách bất-bạo-động, đã mở ra một loạt những vi-phạm về nguyên-tắc sống, ngang qua cuộc sống đầy ngẫu-hứng của Ngài. Bằng vào việc chấp-nhận cái chết bất bạo-lực mà Ngài chọn-lựa, Đức Giêsu lại đã cho thấy Thiên-Chúa-là-Cha đã khác hẳn cung-cách Ngài dính-dự vào cuộc xung-đột tâm-thân chưa giải-quyết, lúc đó. Ngài tỏ-lộ cho thấy thần-linh ngụy-tạo trở-hành đấng bậc khù-khờ, vô-đạo và thường hủy-diệt con người. Làm như thế, Đức Giêsu lại đã tự đặt Ngài vào vị-thế vừa thay cho thần-linh ngụy-tạo, vừa bộc-lộ một Thiên-Chúa-là-Cha, rất đích-thực.



Ngẫm nghĩ lại, có thể bảo: trong toàn-bộ cuộc sống của Ngài, Đức Giêsu đã dùng ngôn-từ và hành-xử từ-tốn, nhân-hiền để giải-uyết sự “chuyển-nhượng” xưa nay từng phục-vụ thần-linh ngụy-tạo. Chúng lấy đi sự chết và cả sự sống của Ngài ngõ hầu thực-hiện công việc “chuyển-nhượng” nói ở trên. Đối-chọi lại hành-xử của Đức Giêsu, không chỉ có mỗi chủ-thuyết chuyên-quyền/độc-đoán của La Mã vốn được coi như “chuyển-nhượng” tuyệt-đối của thần-linh rất ngụy-tạo, thôi. Quả thật, tình-trạng của người La Mã theo lịch-sử, là tình-trạng bộc-lộ việc “chuyển nhượng” này một cách rộng rãi, lan tràn khắp chốn.



Đức Giêsu sống “thay cho” con người, bằng vào và ngang qua động-thái có thể diễn-tả như “cơn giận lành” của Chúa, bên trong “chuyển-nhượng” ấy. Và, bằng vào chấp-nhận chịu-đựng việc “chuyển-nhượng”, như các nhà phân-tích từng làm, có như thế mới giải-trừ được nó và giải-trừ chính sự “chuyển-nhượng”, luôn nữa. Theo cách đó, Ngài tỏ-lộ cho thấy thần-linh ngụy-tạo làm như thế chỉ để phóng-thể theo kiểu-cách rất trẻ con, vốn được tạo-ban một cách sai-lạc, có hậu-thuẫn từ pháp-luật, cho chạy việc.



Phân-tâm-học cổ-xưa của Sigmund Freud nhấn mạnh nhiều lên tính trung-hoà của các nhà phân-tích/diễn-giải khiến cho sự “chuyển-nhượng” hiện rõ ra bên ngoài mặt để giải quyết. Từ đó, các nhà phân-tâm mới đối đầu với sự “phản-chuyển” và đem nó ra khỏi phương-pháp trị-liệu, cho thành sự.



Vừa qua, một số các nhà phân-tích/diễn-giải về thân-phận người phụ-nữ, như tác-giả Julia Kristeva cách riêng, đã không đồng-thuận việc này, ít là trên nguyên tắc. Các nhà phân-tích/diễn-giải cùng khuynh-hướng, lâu nay vẫn chủ-trương vai-trò tích-cực của nữ-giới và quyết rằng: tình thương-yêu nơi người mẹ thật ra đã giải-quyết được sự “chuyển nhượng” nói ở đây.



Ở đây nữa, tác-giả Christian Duquoc, o.p. lại đã nhận ra rằng: bằng vào tính tích-cực của lòng độ-luợng nơi Ngài, Đức Giêsu có thể giải-trừ tình-huống khoá chặt con người vào sự “chuyển-nhượng” đầy lỗi-phạm. Có như thế, Ngài mới ban cho con người một thần-linh ngụy tạo. Bằng việc làm thay cho Cha, qua vị-thế chữa lành mọi lỗi/tội của người phàm, Đức Giêsu đã sử-dụng lòng trắc-ẩn có nơi Ngài một cách tích-cực, ngõ hầu tặng ban và hỗ-trợ cho những người bị khoá chặt vào lỗi/tội rất ngụy-tạo.



Có thể nói, Ngài còn làm nhiều hơn thế, bởi ngay ở nơi đó, sự “chuyển-nhượng” đầy lỗi/tội, đã được giải-quyết từ lâu rồi. Thế nên, đây không còn mang tính trung-lập kiểu phàm-trần nữa, nhưng lại là ý-thức và mặc-khải Chúa tỏ cho ta biết Ngài không ở tư-thế trung-lập, nhưng dứt-khoát đã tích-cực trợ-giúp con người để ta thấy được tình Thương-yêu Công-chính của Chúa có khả-năng giải-quyết hết mọi chuyện. Đồng thời, cũng có thể nói rằng: mặc-khải đích-thực chỉ xảy đến với những ai biết cách giải-quyết sự chuyển-nhượng này, thật cũng dễ.



Từ lúc xảy ra khoảnh-khắc giải-quyết sự chuyển-nhượng đúng vào giờ phút Chúa chấp-nhận cái chết trên đồi Calvariô, đã có khả-năng nối-kết thực-thụ với quà-tặng của Thánh Thần Chúa từ Đấng chấp-nhận chịu đóng đinh trên thập giá.



----------

(còn tiếp)



Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch