RA KHƠI

Nhận định về bài “Tình Hình Biển Đông” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Trong những năm gần đây, trước những biến cố có tính cách bước ngoặc, hay nguy hại cho đất nước, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, một hội đồng không có chức danh ăn bổng lộc của nhà nước Việt cộng. Một Hội Đồng luôn bị những con mắt khóm của Việt cộng tìm cách bao vây bóp nghẹt, và toan tính phá cho nát, dẹp cho tan. Không những thế, nhà càm quyền CS còn nhắm vào khối Công Giáo do hội đồng này lãnh đạo mà dập vùi. Nhưng cái kết quả xem ra lại có tác dụng nghịch chiều. CS càng hung hăng vùi dập, Công Lý, Sự Thật càng nở hoa. Cộng sản càng cố chấp gian dối, tội lỗi của tập thể ấy càng lúc càng bị bóc trần. Bởi lẽ, dù CS có ma mãnh như thế hay hơn nữa, cộng sản cũng không bao giờ uốn cong, bóp méo được một ý chí bền vững, ngay thẳng của những người Ra Khơi vì dân tộc mình. Bởi lẽ, họ yêu nước và diễn tả lòng yêu nưóc của mình bằng lề luật, bằng sức sống, bằng niềm tin trong Công Lý, trong Sự Thật. Họ yêu nước bằng sự hy sinh, lòng quảng đại cho đất nước và cho tha nhân. Họ không yêu nước bằng mồm và càng không bao giờ là một thứ ngôn ngữ chia phần, tranh danh, đoạt lợi.

Thật vậy, khởi đi từ bước chân Người Đi Cho Công Lý là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tại Hà Nội, Hội Đồng GMVN cho thấy rằng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thuận lợi hay không thuận lợi, các Vị luôn luôn đồng hành với dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Bởi lẽ, trưóc khi là một Giám Mục, thì các vị đã là người Việt Nam. Một khi là ngưòi Việt Nam các Ngài cũng mang trong mình truyền thống hào hùng của dân tộc Việt. Cũng có những niềm kiêu hãnh với núi sông của mình. Và dĩ nhiên, dù không muốn họ cũng phải cam chịu những nỗi đau, những tủi nhục do nhà cầm quyền hay do những hành động vô ý thức của người mình gây ra. Nhưng trên hết, họ luôn yêu thiết tha và quảng đại với quê hương Việt Nam như vị tiền nhiêm của họ là Đức cố Hồng Y Nguyễn văn Thuân đã minh xác là: “Con có một tổ Quốc Việt Nam, con có một đồng bào Việt nam để con yêu mến và phục vụ”

Điều này đã được chứng minh trong suốt chiều lịch sử kể từ khi đạo Công Giáo có mặt trên đất nước này. Đặc biệt, trong suốt 70 năm qua, với chủ trương Vô tôn giáo, tập đoàn CS không ngừng tạo ra rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt của tôn giáo. Tệ hơn thế, nhà nước CS muốn dập vùi tôn giáo bởi một lý do rất cơ bản. Tôn giáo luôn luôn nói lên lời Công Lý và sống trong phương cách bảo vệ Sự Thật. Đó là khát vọng của mọi người dân Việt Nam. Trớ trêu thay, đây lại là những điểm đối đầu quan trọng nhất trong sách lược tạo ra và bảo vệ gian dối của nhà cầm quyền cộng sản, nên họ đã không từ chối áp dụng bất cứ một phuơng cách tồi tệ, đê hèn nào để kìm kẹp, trấn áp Công Lý và Sự Thật, kể cả việc bức tử, giam cầm nhiều LM ở ngoài bắc, trong đó có cha chính Vinh, cha sở nhà thờ Hà Nội, hay LM Nguyễn văn Lý. Nhưng không vì thế mà Giáo Hội Công Giáo coi tập đoàn lãnh đạo nhà nước CS như những kẻ thù không đội trời chung. Trái lại, Giáo Hội vẫn luôn yêu mến con người, và cầu nguyện cho những người lãnh đạo của đất nước. Không phải cầu cho họ được sống lâu và độc ác hơn, gian dối hơn. Nhưng cầu cho họ biết nhìn ra chân lý để phục vụ đất nước trong công lý và trong tình người.

Và còn tích cực hơn thế, HĐGMVN luôn đóng góp công sức vào việc bảo vệ đời sống luân lý, đạo đức và cải thiện đời sống xã hội, ngõ hầu góp phân vào việc thăng tiến con ngưòi, thăng tiến xã hội trong mưu cầu đem lại nguồn sống yên vui hạnh phúc cho con người. Điển hình như trong là thư góp ý với nhà nước về việc sửa đổi Hiên Pháp vào năm 2013

I. Thư góp ý của HĐGMVN.

Như tôi đã có lần đề cập đến trước đây, Lá Thư góp Ý của HĐGMVN như một làn Gío Mới, một chuyển bến tốt lành, không phải cho riêng ai, mà cho tất cả mọi người Việt Nam. Nội dung Lá Thư có khả năng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của xã hội Việt Nam và mở ra một hướng đi chung cho mọi người cùng bước tới trong tin yêu. Cùng chia xẻ với nhau mọi tiềm thức trong tự tình dân tộc và cùng xây dựng một niềm tin mới cho đất nước. Ở đây, tôi xin được tóm gọn lại như sau:

1. Trước hết, về hình thức, Lá Thư tuy đề gửi cho “ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992” là một ủy bạn đặc biệt nghiên cứu về tiến trình sửa đổi Hiến Pháp, nhưng nó không gò bó, không mang một hình thức trình diễn, kiến nghị, chủ nghĩa với những hàng chữ dài vô cảm mang nhãn hiệu “ CHXHCNVN” đi kèm với khẩu hiệu rêu rao của nó ở trên phần đầu của lá thư. Trái lại, phong cách của lá thư ngắn gọn, trực diện, nhân văn. Viết những điều cần viết. Nói những điều cần nói. Tuy là ngắn, nhưng chứa đựng hầu như tất cả tâm nguyện, khát vọng, không phải chỉ của người viết, hay của hơn tám triệu thành viên trong tôn giáo mà họ là đại diện, nhưng có thể là của tất cả mọi ngưòi. Bởi vì, xét cho cùng, suy cho tận, mọi ngưòi đều muốn nói lên một tiếng nói chung, quang minh chính trực như thế. Bởi vì, chẳng còn mấy người thiết tha gì đến sự hiện diện của hàng chữ vô cảm kia nữa, nên khi Lá Thư không có hàng chữ ấy trình diễn, nó làm cho mọi người thấy thoải mái, riêng lá thư thì thêm nét đẹp trong sáng, đáng trân trọng !

2. Kế đến là nội dung. Lá Thư mang những lời giảng giải ý nghĩa đích thực của những ngôn từ, lý lẽ trong cuộc sống nhân bản, mà không ai có thể phủ nhận, hay có thể tước đoạt được. Những quyền thuộc về con người, làm nên phẩm gía con người như sự tự do, chính trị, đoàn thể, tôn giáo, ngôn luận, tư tưởng là bất khả xâm phạm. Theo đó, không ai có đặc quyền chính trị, cũng chẳng ai có quyền từ khước, tước đoạt quyền làm ngưòi của con người mà xã hội tiến bộ đã công nhận. Kế đến, phải trả quân đội, các lực lượng võ trang, công an, an ninh tình báo về với chức năng riêng của họ. Hai tổ chức này không thể trực thuộc bất cứ một lực lượng chính trị nào, nhưng là của toàn dân với nhiệm vụ giữ an ninh, bảo vệ luật pháp nghiêm minh và bảo vệ cương vực và lãnh thổ.

Nhìn chung là như thế, tuy nhiên, theo tôi, Lá Thư lại mang thêm những ý nghĩa khác nhau cho phía người nhận hay những người đọc.

a. Với những người trực tiếp nhận thư:

Lá thư như lời khuyên nhủ người con hoang, lầm đường theo câu chuyện ngụ ngôn trong kinh thánh. Rằng xin hãy lắng nghe, hãy bỏ đi lòng tự ái, tụ tôn riêng tư. Rằng hãy nắm lấy cơ hội như lần cuối cùng để làm hòa và cùng sống chung yên vui với anh em của mình. Để trước, hàn gắn lại những đổ vỡ do chính mình gây ra. Sau, không tạo thêm thù, chuốc óan cho dân. Bởi vì chuyện gây thù, chuốc oán cho đến khi chết, trước hết là làm hại cho chính bản thân của mình. Sau là làm hại cho nhân quần xã hội. Một người, một tổ chức, mà cả một đời không có được một niềm vui, một nụ cười cho mình. Không tạo được một niềm vui, một nụ cười cho tha nhân. Trái lại, theo đuổi bạo lực, tạo áp bức cho người khác thì đó hẳn nhiên không phải là ý nghĩa của cuộc sống. Hơn thế, bạo ác, độc đoán không thể là vạn năng, thắng mãi. Không có gì là không thay đổi. Quyền lực là một thời. Tinh tự và sự trưòng tồn của đất nước của dân tộc mới khả dĩ là lâu bền. Và cái lý lẽ sau cùng là: “kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm!”. Bởi vì nó không thể mãi đẩy đân tộc và đất nước này vào con đường nghịch chiều với sự tiến hóa. Trái lại, nếu người ta không thể lăn hòn đá lớn cản trên đường đi, thì phải đập nó vỡ tan ra mà đi!

b. Với đồng bào của mình.

Tôi cho rằng, Lá Thư này như một tín hiệu, mang đi một tâm tình, nhỏ nhẹ mà bao la, êm ái mà mãnh liệt. Không gợn sóng mà như cuồng phong. Duy Lễ mà không quy lụy. Duy Nhân mà không thiếu dũng. Nhu mì mà không hèn kém. Trái lại, nó nói lên sự thật mà không sợ hãi, không e ngại khi cần vạch trần ra những ngôn từ bị lợi dụng, bị bẻ cong của nhà nước.Trước là sự chia xẻ sâu sắc với đồng bào về những nỗi thống khổ mà mọi người dân phải gánh chịu trong mấy chục năm qua. Sau là tạo niềm tin cho nhau để những bàn tay cùng nối kết lại với nhau thành một tiếng nói duy nhất cho đất nước. Cùng chỉ ra một hướng đi, trở thành một tâm nguyện, một chí hướng. Kêu gọi mọi người cùng đan tay, tạo thành một sức mạnh, để Lá Thư trở thành một yêu cầu chính đáng của ngưòi dân. Nó phải được lắng nghe, phải được đáp ứng, ngõ hầu tạo điều kiện cho mọi ngưòi có cơ hội bình đẳng trong việc phục vụ cho một đất nước phát triển toàn diện và bền vững.

c. Với người Công Giáo.

Một nụ cười đã nở trên môi, ánh mắt đã rực sáng lên khi họ đọc được Lá Thư của HĐGMVN. Tôi cho rằng, không có một người Công Giáo Việt Nam nào không hết lòng hỗ trợ lá thư này. Hơn thế, kỳ vọng Lá Thư là tiếng nói của hơn 8 triệu con người, khả dĩ được lắng nghe, được đáp ứng ngõ hầu đem lại những điều hữu ích cho cuộc sống của con người và của xã hội. Với ngưòi khó tính hơn, thì hẳn nhiên, họ lại càng có cảm súc và rung động nhiều hơn. Bởi vì sự mong mỏi, chờ đợi của họ nay được đáp ứng. Nhớ lại, cánh cửa nhà nơi họ ở đã từng được mở toang ra, nhưng cũng đột ngột bị khép chặt lại theo bước chân của Người đi tìm Công Lý trong cô đơn, làm niềm tin của họ hụt hẫng. Nay nhìn Lá Thư này khác gì một bản Tuyên Ngôn Mới, tái khởi động lại hướng đi vì Sự Thật, vì Công Lý và Hòa Bình mà TGM Ngô quang Kiệt trước đây đã công khai đọc trong hội đường của HDND/HN là “Tự Do Tôn Giáo là cái quyền của con người, không phải là một ân huệ xin cho” hỏi còn gì đáng vui mừng, hy vọng hơn nữa!

II. Về Tình hình Biển Đông

Câu chuyện dân góp ý để sửa đổi Hiến Pháp, kết quả, chỉ là cầu chuyện làm trò của nhà cầm quyền. Tâm huyết của HĐGM VN và biết bao nhiêu tim lòng gởi về đều như nước đổ đầu vịt. Trở thành một chuyện cười dở cho nhà nước cộng sản mua vui. Phần gian dối, bạo tàn lại vẫn lên ngôi. Từ đó người dân càng lúc càng bị đè, ép xát xuống dưới bước đạp của đôi dép râu. Tự do Tôn Giáo, Tự Do, Nhân Quyền của người dân và sự Độc Lập của đất nước chỉ như những dòng chữ vô cảm nằm trên giấy, không bao giờ có trong đời sống của xã hội. Bấy nhiều đã vô cùng khốn khổ. Nay thêm cái họa mới. Đôi dép xâm lược của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, kẻ thù truyền kiếp của dân ta, nhưng là đồng chí tốt của họ, đã nương theo ngôn từ của các công hàm, hiệp ước, hiệp thương hoặc định ước ngầm từ HCM đến hội nghị Thành Đô bắt đầu đạp lên đầu lên cổ của dân ta. Chuyện về Hoàng Sa, Trương Sa chưa nguôi, nay đến cái dàn khoan đặt ngay ngoài khơi Đà Nẵng để khoan thủng thịt xương Việt Nam đã là những chứng cớ cho thấy cuộc xâm lăng từ bắc phương đã tràn xuống. Lẽ dĩ nhiên, ta không thể chịu nhục mãi. Tuy nhiên, Liệu việc đặt cái giàn khoan trong vị trí này có phải là do sáng kiến của nhà nước Việt cộng đưa ra, gài dân ta vào cái thế chống Trung cộng theo định hướng của Việt cộng, để chúng có cơ hội trói dân ta vào trong cái tròng của chúng như ở Crimea hay không?

Sở dĩ có sự nghi ngờ này là vì: Nếu nó không là cái bẫy tối độc ác thì tại sao trong suốt 40 năm qua, Việt cộng không hề một lần lên tiếng hủy bỏ hoặc xét lại cái văn bản bán nước của Phạm văn Đồng? Bởi lẽ, chính bản văn bán nước của Phạm văn Đồng đã là cơ sở để tạo nên tất ca những nỗi nhục cho đất nước Việt Nam vào ngày hôm nay. Bởi vì từ bản văn ấy, Trung cộng có cớ để đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam rồi tạo thành cái thành phố Tam Sa đầy hoang tưởng. Và nay, nhân danh cái chủ quyền 12 hải lý từ bờ nước Trường Sa và Hoàng Sa (Tam Sa), Trung cộng đã dùng thịt đè người và cho rằng họ có 200 hải lý tính từ bờ đất này là đặc khu kinh tế do quốc tế công nhận để đặt dàn khoan vào trong thềm lục địa, thuộc đặc khu kinh tế của Việt Nam. Rõ ràng chúng biết làm như thế thì dân ta sẽ có phản ứng, và cái phản ứng ấy là cái cớ để cho Việt cộng đứng ra điều đình trong khiếp nhược. Hoặc gỉa, thừa cơ hội cho bỏ phiếu xin làm tỉnh bang của Trung cộng theo ý nguyện của Hồ tập Chương ( hồ chí Minh)! Kết quả, Cả hai phương cách dân ta đều mất không và chúng thu toàn gói lợi nhuận?

Trước nhục nước nên CƯỜI hay nên KHÓC?

Hãy cười vào mặt những gỉa trá điêu ngoa. Hãy cười vào mặt những gian trá, đảo điên, bội phản.

Hãy cùng khóc cho vận nước tang thương. Hãy khóc cho những người đã ra đi để Việt Nam còn tồn tại đến hôm nay. Rồi cùng nhau đứng dậy mà lên đường.

Phải làm như thế! Vì đây chính là ý chí của mẹ Việt Nam, là dòng máu của Tiên Long lưu truyền cho con cháu mà ngày nay vẫn trào dâng trong lòng ngưới Việt Nam. Luôn can trường trong mọi bước đi để, 20 hội đoàn, tổ chức dân sự từng tranh đấu cho Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý của xã hội không thể ngồi yên nhìn chúng diễn trò, thách đố ý chí của dân tộc, nên tất cả đã lên đường. Họ lên đường vì quê hương, vì bảo vệ chủ quyền của đất nước hơn là sự bị động trong việc bị gài bẫy! Cũng thế, trước nhục nước, trước nguy cơ hình hài của tổ quốc Việt Nam bị biến dạng, bị mất tên, HĐGMVN lại quyết Ra Khơi với dân tộc của mình. Nhưng lần này, về hình thức, bản nhận định không gởi cho bất cứ ai, cũng không gởi cho bất cứ một cơ quan công quyền nào. Nên văn tự chính là cái nhìn trung thực của chính mình. Trước hết, để bạn đọc có đôi phút thanh thản,yên tình, bài viết đã tháo bỏ Bản Án với hàng chữ CHXHCNVN ở đầu trang ra khỏi ánh mắt và tâm trí của người đọc. Kế đến, cách trình bày trang trọng với từng đề mục riêng biệt làm cho sự phân tích, đánh giá trở nên rất sâu sắc và trung thực, nếu như không muôn nói là nó mang tính mạnh mẽ, quyết liệt trong hành động hơn là một bài nhận định xuông. Trong đó có những điểm chính yêu sau:

1. Khát vọng Hòa Bình

Đứng trước nguy cơ chiến tranh, đổ vở có thể xảy, HĐGMVN đã nói lên khát vọng hòa bình như điểm tựa chính đáng của cuộc sống. Hoà bình với lân bang. Hoà bình ở trong nước, và hoà bình giữa con người với con người. “Đừng có ai chống lại người khác nữa, đừng, đừng bao giờ nữã.!” (Đức GH PhaoLô VI diễn văn tại LHQ 1965)... Và còn tích cực hơn thế, các Ngài đã giải thích tường tận lòng khát vọng của hòa bình phải là “ Hoà Bình chỉ thể hiện chính mình trong hòa bình, một nền hoà bình không tách rời khỏi những đòi hỏi của Công Lý, nhưng được nuôi dưõng bởi sự hy sinh cá nhân, sư khoan dung, lòng thương xót và tình yêu” ( thông điệp ngày thế giới Hoà Bình, 1975)

Nhưng xem ra, ý chí được thể hiện khát vọng trong bản nhận định không phải là một thứ khát vọng hèn kém, vay mượn, qùy gối xin cho. Nhưng là một khát vọng sẵn sàng tìm sự sống từ trong cái chết. Tìm một cách mãnh liệt và dứt khóat ” Chính Quyến Trung Quốc phải ngừng ngay mọi hành vi xâm lăng này” Và mặc dù bản nhận định không nói ra, người ta cũng hiểu được điểm dứt khoát thứ hai để đạt đến Hòa Bình ở trong nước là: Nhà cầm quyền phải dừng ngay tức khắc những hành động bạo tàn man rợ với người dân. Họ phải công khai xóa bỏ những điểu cần xóa bỏ trong Hiến Pháp để toại lòng dân. Họ phải trả Tự Do cho dân. Phải tôn trọng Công Lý, Nhân Quyền của người dân. Phả trả tự do ngay tức khắc cho những người hoạt động vì Công Lý vì Tự Do và Nhân Quyền thay vì tìm cách vu cáo, quy chụp cho họ những tội danh chống đảng chống nhà nước, trốn thuế để bắt bớ giam cầm họ. Nhà nưóc có làm như thế mới khả dĩ đạt được một nền Hoà Bình ở trong nước. Có đạt được hòa bình ở trong nước, nhà cầm quyền mới khả dĩ có thực lực để đạt được mục tiêu Hoà Bình trong bình đẳng với lân bang. Trái lại, trong nhà không có an vui, không có ổn định. Không có Hòa Bình, không có Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền thì nhà nước tưởng tìm đâu ra sức mạnh để đạt được Hòa bình với lân bang? Nếu nhà nước cho rằng sự tàn bạo sự gian dối là vũ khí vạn năng để bách chiến bách thắng, thì xem ra câu chuyện ấy chẳng hơn gì một bó rơm khô trước ngọn lửa lớn!

2. Đối với nhà cầm quyền.

Khi nói về nhà cầm quyền, bản nhận định đã thẳng thắn viêt rằng: “ Những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai qu6óc gia láng giềng, giữa hai đảng cộng sản thực tế đã cho thấy không mang lại ích lợi cho dân nước mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy”. Đây là một nhắc nhở kín đáo nhưng mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền. Nhắc nhở họ nhớ rằng: Đạo lý của tiền nhân Việt Nam đối với lân bang đã được viết rõ từ nghìn năm trước:”

" Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. ( Lý thường Kiệt)


Theo đó, trong tất cả những đối thoại, giải quyết xung đột với người phương bắc, nhà nước phải tôn trọng đạo lý của dân tộc. Tuyệt đối không thể dùng tính mạng, đời sống của đồng bào vào những trò chơi gian dối và tạo ra gian dối với chủ đích cầu toàn, cầu lợi cho phe nhóm. Cái gương của Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc còn đó. Không có một chế độ nào là vạn thế. Chẳng có một vua quan nào vạn đại. Chỉ có dân tộc và đất nước là trường tồn. Quan tướng có thể co chân bỏ chạy khi mất nước, nhưng người dân thì mãi mãi ở lại trên phần giang sơn này để từng ngày, hôm nay, ngày mai, nuôi chí bảo vệ Tổ Quốc là bảo vệ quyền lợi của dân tộc, không bảo vệ quyền lợi của bất cứ tổ chức chính trị, đảng phái nào. Đất nước này thuộc về dân tộc Việt Nam không thuộc về bất cứ một tổ chức, đảng phái chính trị nào. Nếu dẫu có khó khăn, thì cũng có những ngày nối theo bước đi của Ngô vương Quyền trên sông Bạch Đằng. Hay cùng với vua Quang Trung hát khải hoàn trên gò Đống Đa trừ kẻ bán nước, diệt ngoại xâm. Đạo lý của dân tộc ta là nghĩa đồng bào và hẳn nhiên, kẻ buôn dân bán nưóc gây ra tội ác cho đồng loại thì Trời chẳng dung và đất cũng chẳng tha!

3. Đối với người Công Giáo,

HĐGM đã công khai xác định bổn phận của người Công Giáo đối với tổ quốc theo tình thần của Dức Bênedictô 16 huấn dụ là ”Là người Công Giáo tốt thì cũng là người công dân tốt”. Khi nào người Công Giáo được định nghĩa là người Công Giáo tốt? Dù HĐ không giải thích thêm thế nào là ngưòi Công Giáo tốt, nhưng tất cả đều hiểu rằng: Người Công Giáo tốt là người biết tôn trọng sự thật và bảo vệ Công Lý. Người Công Giáo tốt là người không bao giờ tự giao thân mình cho những trò chơi gian trá, bội phản, cướp của giết người, vu oan giáng họa cho người khác. Tóm lại là phải xa lánh tà thần gian dối, vá các tội ác do nó gây ra. Hơn thế, ngoài việc mến Chúa, phải biết yêu thương tha nhân, phải có bổn phận với tổ quốc của mình. Ngoài ra HD còn nhắc nhở người Công Giáo phải “sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy tổ quốc”

4. Trước giờ Ra Khơi

Làn này HĐ khuyến khích các địa phận, các nhà thờ, tùy theo hoàn cảnh mà tổ chức những giớ cầu nguyện cho quê hương. Hơn thế, hãy quảng đại đóng góp công sức của cải “để góp phần nâng đỡ các ngư dân nạn nhân của tàu Trung cộng, và các chiến sĩ cảnh sát, hải giám VN bị thương” trong việc bảo vệ lãnh thổ VN. HĐ như đã sửa soạn sẵn tâm tư, ý hướng và từng bước đi cho những công dân tốt lên đường.

Như thế, Lá Thư hôm nào và bản nhận định này hẳn nhiên không phải là một tiếng kêu trong chốn rừng hoang vu, nhưng là tiếng kèn rền vang khắp non sông, là bản Tuyên Ngôn Lịch Sử của thời đại. Lịch Sử là vì từ đây, bản Tuyên Ngôn này có khả năng chấm dứt một chặng đường dối trá và bất công. Rồi mở ra ra một hướng đi trong Sự Thật Công Lý và Hòa Bình để mọi người cùng nhắm tới. Đích của Lịch Sử này, sớm hay muộn cũng sẽ phải tới. Tới trong an bình, cởi mở, đồng thuận, hay tới trong trường tranh đấu có cả máu và nước mắt thì bó buộc đích nhắm cũng phải đến. Bởi vì trách nhiệm của chúng ta là “ không thể thờ ơ với hiện tình của đất nước.” Nhưng được xác định là: “ với lương tâm của mình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy Tổ Quốc”

Trong tinh thần và ý chí này, Liên Hiệp truyền thông Công Giáo Việt Nam ở hải ngại cũng gởi đi lời thông báo hoàn toàn ủng hộ tinh thần bản nhận định về “ tình hình biển đông” của HĐGMVN. Hơn thế, còn kêu gọi mọi người tham gia tich cực vào những công cuộc đấu tranh cho một nền Hòa Bình và Công Lý tại Việt Nam. Như thế, hỏi có ai không muốn tinh thần của Lá Thư cũng như bản nhận định về “Tình hình Biển Đông” sẽ đến với từng người, từng nhà. Đến từng giáo xứ trong tất cả các giáo phận từ bắc đến nam, rồi biến nó thành sức mạnh để Ra Khơi, để cứu non sông? Hỏi có ai không mong muốn tất cả mọi người cùng thông hiểu và đồng nhất với nhau trong một chí hướng, không phải là thách đố với bất cứ ai, nhưng là góp phần vào việc hàn gắn, xây dựng và bảo vệ một quê hương Việt Nam mến yêu trong nhân bản, trong truyền thống Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung là cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam. Để từ đó, cùng nhau chung xây một quê hương Việt Nam trong Tự Do Công Lý và Nhân Quyền để mọi ngưòi dân được chung hưởng một đời sống yên vui, hoà bình.

Tôi tin rằng tất cả mọi người Việt Nam hôm nay đều có chung một khát vọng như thế. Hơn thế, mọi người như đã sẵn sàng tự võ trang cho bản thân mình tinh thần Ra Khơi một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Xin cám ơn những anh hùng tử sỹ đã hy sinh vì đất nước Việt Nam.

Bảo Giang

13-5-2014