Mọi tôn giáo và những người theo bất kỳ tôn giáo nào đều có quyền đòi hỏi quyền lợi của họ để đóng góp, xây dựng đối với xã hội bằng cả hai: tiếng nói và hành động, bởi họ là công dân trong một quốc gia. Vì thế đất nước phải thuộc quyền sở hữu của họ, không chỉ là sở hữu của một cá nhân, một nhóm người hay một đảng phái duy nhất độc đoán, chuyên quyền quyết định. TGM Thomas Collins đã nói: “Chúng ta là những công dân và có quyền đóng góp nhiều hơn trước những cuộc đối thoại dân chủ,” trước đám đông cử tọa Do Thái giáo và Ki-tô giáo vào ngày 23 tháng Tư trong bữa tiệc lần thứ 23 hàng năm của nhóm Neighborhood Interfaith.

Chúng ta, những người Công giáo không chấp nhận vai trò dửng dưng, ngoài cuộc trong xã hội thế tục, “quốc gia hư vong, thất phu hữu trách”.

Để xác định xã hội thế tục như một thế giới không phải lo âu về vấn đề tôn giáo không chú ý đến những căn nguyên cùa thuât ngữ. Trong một xã hội thế tục thực sự tất cả các tôn giáo đề được tự do như nhau để đóng góp với xã hội những công việc từ thiện cũng như diễn đàn dân chủ.

Con người của đức tin tạo ra những đóng góp cho xã hội thế tục,” TGM Collins đã phát biểu.

Đạo đức học Cựu Ước, một cách đặc biệt trong tiếng gọi công lý xã hội đã thấy trong Thánh Vịnh 37, là ngữ cảnh mà Chúa Giêsu rao giảng và hình thành những nền tảng cho người Ki-tô giáo và người Do Thái giáo để hôm nay cùng nhau hành động. Một số người không am hiểu tôn giáo đã phát biểu một cách chủ quan, phiến diện trước những đấu tranh của những người Công giáo vì công lý, vì ích quốc lợi dân đã cho rằng “đi ra ngoài phạm vi tôn giáo”. Quả là những nhận xét “cóc ngồi đáy giếng”, “tri kỳ nhất bất tri kỳ nhị”. Những người đó dù là những kẻ vô thần, nhưng hãy nhớ một điều hãy giữ đạo Làm Người, đừng bán rẻ thanh danh của mình.Và cũng đừng vì miếng cơm manh áo, đồng tiền bát gạo mà “lẹo lưỡi”, và “bẻ cong ngòi bút”. Hãy coi vật chất là một tên đầy tớ tốt, đừng để nó trở thành ông chủ xấu, “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.

Có mối nguy cơ với những người thuộc những thành phần tôn giáo đang quay lưng lại trước những vai trò chung và tố cáo để tự bảo toàn và những vấn đề nội bộ, TGM Collins đã nói: “Đó là sự thiếu khôn ngoan đối với những tín hữu rút lui vào pháo đài riêng của mình. Con người của đức tin trở nên nhu nhược, đớn hèn.”

Vì một lý do nào đó, bản thân họ không đủ can đảm đấu tranh cho công lý, cho quyền được làm người, họ không dám gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh trước những ngưy cơ của dân tộc thi họ đừng nên lên tiếng đánh giá, phê phán. Có một số tu sĩ vì họ “sống trong lòng dân tộc”và “đồng hành cùng dân tộc”, họ đã can đảm đấu tranh trước những bất công, trước những sai lầm, hành động của họ đáng khâm phục, ngưỡng mộ thì lại gán cho họ danh hiệu là “tu sĩ cấp tiến”. thế nào là “cấp tiến”? Nếu người có chút ít hiểu biết về Hán học thì từ “cấp tiến” không mang sắc thái biểu cảm âm tính, mà ngược lai – dương tính. Hãy thận trong khi sử dụng từ, nó cũng như con dao hai lưỡi, đặc biệt là từ Hán Việt. Chữ nghĩa mà có chân, có tay khối kẻ không còn “cái mà nhai cháo”.

Học thuyết xã hội của giáo hội từ Rerum Novarum của DGH Leo XIII qua đến Pastoral Constitution Công Đồng Vatican II về Hội Thánh trong Thế giới Hiện đại, Gaudium et Spes, kêu gọi những người Công giáo tranh luận tích cực để được tham gia cùng xã hội, chính trị và thảo luận chung, nhưng đó là sự chia sẻ, hiệp thông của những Ki-tô hữu với mọi tôn giáo, TGM Collins đã phát biểu: “Chúng ta có thể cùng nhau phát triển những lợi ích chung.”