Bài 59: Thánh Kinh Cho Giới Trẻ … Phiên Bản Tiếng Anh…Vấn Nạn Vẫn Còn…

Youth Bible
Cuốn Thánh Kinh Cho Giới Trẻ (Catholic Youth Bible) là một phiên bản mới hiệu chỉnh so với phiên bản chuẩn (New Revised Standard Version) với các phần thêm vào và những câu chú giải nhắm vào các độc giả ở lứa tuổi trung học, đã được cổ võ một cách mạnh mẽ để sử dụng trong các trường học Công Giáo kể từ khi nó được Nhà Xuất Bản St. Mary phát hành ra vào năm 1999 – và mãi cho đến nay, nó vẫn còn tạo ra sự quan ngại trong số các bậc phụ huynh Công Giáo.

Rất nhiều người trong số họ vừa mới đưa ra lời yêu cầu: đề nghị xem xét lại phiên bản này. Dẫu rằng, hiện đang có một nhu cầu rất khẩn trương về việc cần đến một cuốn Sách Thánh Kinh đáng tin cậy vốn có những phần chú giải rõ ràng và mạch lạc chỉ trong một quyển mà thôi, thế nhưng tiếc rằng phiên bản này đã không làm được điều đó.

Một khó khăn mang tính nền tảng đó là Cuốn Thánh Kinh Cho Giới Trẻ sử dụng phiên bản New Revised Standard Version (hay NRSV) như đã đề cập trên. Thế nhưng mục đích của việc tạo ra NRSV là nhằm đính kèm thêm vào một phần gọi là ngôn ngữ “inclusive” (bất phân biệt giới tính), như phần giới thiệu đầu của các dịch giả của phiên bản chuẩn NRSV. Đây cũng chính là điểm được nhấn mạnh một cách đặc biệt trong việc giới thiệu ra Cuốn Thánh Kinh Cho Giới Trẻ, mà qua đó Linh Mục Alexander DiLella, OFM, nêu rằng:

“…bản dịch của NRSV đưa ra những kết quả tinh tú nhất của các học giả chuyên về Thánh Kinh theo lối diễn tả thời nay, trong khi vẫn còn rất nhạy cảm với mối quan ngại trần tục trong ngôn ngữ bao hàm khi đề cập đến con người…” (như ở trang xxi – nhấn mạnh đến phần thêm vào).

Thế nhưng, phiên bản hiệu chỉnh này của Thánh Kinh lại phản ánh những xung đột về “các mối quan ngại trần tục” với chỉ thị 2001 của Tòa Thánh về cách dịch thuật phụng vụ Liturgiam Authenticam (LA). Liên quan đến những ảnh hưởng mang tính ý thức hệ (như thuyết nam nữ bình quyền), chỉ thị của Tòa Thánh nêu rằng những việc cân nhắc này “không được xem như là những lý do để mà sửa đổi bất kỳ bản văn Thánh Kinh hay phụng vụ nào” (LA Mục 29), và thậm chí danh sách của những cụm từ chỉ về giống chung (gender-neutering) của Thánh Kinh hay bất kỳ bản văn phụng vụ nào cũng cần phải được tránh đi (LA 30-32).

Do đó, bản dịch của NRSV (qua Cuốn Thánh Kinh Dành Cho Giới Trẻ) đã không phù hợp với những chỉ thị này nữa. Vào năm 1994, Tòa Thánh đã ra chỉ thị cấm dùng phiên bản của NRSV trong phụng vụ Công Giáo. Nếu NRSV không còn thích hợp nữa trong việc thờ phụng của Giáo Hội Công Giáo, thế thì tại sao lại có lý do nào để đưa và giới thiệu nó cho các con em của chúng ta tại các trường học Công Giáo ở Hoa Kỳ?

Các bậc phụ huynh Việt Nam nào có con cái chúng ta hiện đang theo học tại các trường Trung Học Công Giáo tại Hoa Kỳ, cần phải cảnh giác và khuyên con cái chúng ta không nên sử dụng phiên bản NRSV qua Cuốn Thánh Kinh Dành Cho Giới Trẻ bằng Anh Ngữ này.

Những nhà biên soạn Cuốn Thánh Kinh Cho Giới Trẻ (bằng Anh Ngữ) đã thêm vào những câu bình chú và những đoạn văn bản của riêng họ, rồi lồng chúng xen kẻ vào trong đoạn văn gốc của Thánh Kinh, và sau đây là một vài ví dụ cho thấy sự thô thiển của những phần thêm vào như sau:

(1) Lời nguyện “God, loving father and mother” ở trang 1049

(2) Ở trang 1005, Sweat Lodge “Great Spirit” ceremony advocated.

(3) Sách Jonah thì được gọi là “một câu chuyện tiểu thuyết ngắn” (fictional short story), rồi là “sự trào phúng thánh kinh” (biblical satire), và ghê tởm hơn khi lại nói là “the reader is giggling at the goofiness of pigs….” (người đọc cười khúc khích về những con lợn ngu ngốc) ở trang 1072.

(4) Phúc Âm của Mátthêu thì được trình bày như là cách để tiểu thuyết hóa (fictionalizing) Chúa Giêsu, ở trang 1120 viết như sau:

The author of Matthew wanted to show how Jesus broke with certain Jewish beliefs….So in the Sermon on the Mount, the Gospel has Jesus giving new interpretation to Jewish laws….Such incidents probably reflect the experience of the author’s community with Jewish leaders as much as Jesus’ own conflicts.”

(Tác giả Matthêu muốn chỉ cho thấy làm cách nào mà Chúa Giêsu phá vở một số tín ngưỡng của người Do Thánh…Vì thế trong Bài Giảng trên Núi, Sách Phúc Âm cho thấy Chúa Giêsu đưa ra một cách diễn dịch mới về các lề luật Do Thái…Những trường hợp như vậy có lẽ phản ảnh cảm nghiệm về tính cộng đồng của tác giả đối với những vị lãnh đạo Do Thái cũng nhiều giống như đó là những mâu thuẩn của riêng Chúa Giêsu vậy.)

(5) Rồi lại đính kèm vào lời cầu nguyện về thần mặt trời của người dân da đỏ (Native American). Không có một bằng chứng nào nhằm đính kèm loại tài liệu đó từ các nguồn hoàn toàn mang tính lạc giáo cả, ở trang 1258.

(6) Cách diễn giải về việc Chúa Giêsu hình thành nên Phép Thánh Thể hoàn toàn sai lạc, và quan trọng hơn nữa là xem thường giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo về sự hóa thể (transubstantiation), cách viết sai lệch được người viết gõ vào nguyên bản như sau:

“…[Jesus’ disciples] share the loaf of bread that he identified as his body given for us and the cup of wine that he identified with the New Covenant sealed by his blood” ở trang 1237 (nhấn mạnh phần thêm vào).

(7) Ở trang 187, đoạn văn thêm vào việc cử hành của Kwanzaa, tức kiểu nghĩ lễ mùa Đông vừa mới được sáng chế ra gần đây trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu.

(8) Những phần chú giải về những người Mỹ gốc Phi Châu (ở trang 7 và trang 735) là không đáng được tha thứ (inexcusably) trong việc hạ thấp họ, phiên bản viết ra như sau:

“Much is made of different “shades” of “blackness,” kinky hair, etc.: “Whatever shade they are, it is good. And if you are one of them you are black and beautiful.

(9) Và sau cùng, Thiên Chúa là Cha lại bị bỏ đi qua câu: “The God whom Jesus called Abba is the parent of all nations….” ở trang 940.

Thì đó chính là những điểm sai lệch quan trọng, không kể đến những điểm sai lệch khác nữa. Do đó, các bậc phụ huynh Việt Nam nào có con cái chúng ta hiện đang theo học tại các trường Trung Học Công Giáo tại Hoa Kỳ, cần phải cảnh giác và khuyên con cái chúng ta không nên sử dụng phiên bản NRSV qua Cuốn Thánh Kinh Dành Cho Giới Trẻ bằng Anh Ngữ này.