Cam Kết và Yêu Thương

Giống như bất cứ cam kết nào khác, cam kết yêu thương không phải là lời tiên đoán, cũng không phải là một quyết tâm. Nó là một ủy quyền để đòi hỏi, một việc đưa ra lời tuyên bố, đối với người tôi yêu – nhưng mà hứa gì đây? Chỉ có thể là lời hứa hẹn rằng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ sống mối tình của tôi và hành động một cách thủy chung theo cái tình yêu ấy. Giống như bất cứ cam kết nào khác, mục đích của nó là đảm bảo với người tôi yêu rằng tôi luôn luôn yêu họ và sẽ làm tôi kiên định hơn trong việc thực sự yêu họ. Vì những thách đố ta đã thấy đối với sự khôn ngoan, nếu không muốn nói đến khả thể, của cam kết yêu thương, nên cái mục đích kia cần được khảo sát đầy đủ hơn.

Các Mục Đích của Cam Kết Yêu Thương

Tại sao tôi cần đến cam kết nếu tình yêu là cái gì bộc phát, và nếu lúc nào tôi cũng có thể đồng nhất với nó qua tự do của tôi? Tại sao tôi lại phải hứa hẹn yêu thương nếu chính tình yêu sẽ bị rủi ro khi biến nó thành vấn đề trói buộc? Chỉ có cái gì đó từ chính giữa lòng cảm nghiệm yêu đương mới giải thích được điều này.

Có một số mối tình mà nguyên sức mạnh của chúng nơi ta khiến ta phải cam kết. “Các lý lẽ của tình yêu” khiến ta phải cam kết ít nhất có ba, và ta có thể diễn tả chúng như sau. Thứ nhất, giống như mọi cam kết, cam kết yêu thương tìm cách giữ an toànchống lại những thất thường của chính ta, nói cách khác chống lại việc ta có thể sa sẩy. Nếu ta không ngây thơ tin tưởng rằng tình yêu của ta không bao giờ kết thúc, ta sẽ cảm thấy những nguy cơ như quên lãng, như các thèm muốn phá thối, như các gián đoạn và gẫy vỡ ngay trong những mối tình lớn nhất. Ta cũng sẽ cảm thấy những xung lực mạnh mẽ từ chính môi trường của ta – những áp lực xã hội và kinh tế đang giành giật chống lại cũng như hỗ trợ tình yêu của ta. Ta cần đến và muốn có một cách để chịu trách nhiệm trước lời nói phát xuất từ sâu thẳm bản ngã ta, một cách để cản ngăn chính ta khỏi hủy diệt mọi sự trong những giây phút không thể tránh được khi ta ít tránh được như thế. Cam đoan với người ta yêu, trao cho chàng hay nàng cái quyền đòi hỏi trên tình yêu của ta sẽ đem lại cách thế đó.

Tuy thế, tình yêu tìm nhiều hơn thế. Ta biết rằng tự do không thể nhất đán xác định được các khẳng nhận yêu đương trong tương lai. Không một lựa chọn tự do nào có thể giải quyết mọi lựa chọn tự do trong tương lai giúp ta tiếp tục yêu đương được. Ấy thế mà đôi lúc ta lại yêu một cách khiến ta khao khát gom trọn tương lai lại và đặt nó vào việc ta chọn người ta yêu. Dù ta biết điều đó là điều không thể có được vì đời ta trải dài theo thời gian, nhưng ta vẫn khao khát niêm phong tình yêu của ta ngay lúc này và mãi mãi. Qua cam kết yêu vô điều kiện, ta ráng làm cho tình yêu trở thành bất phản hồi và thông đạt ra như thế. Đây là một trong những điều ta có thể làm: dẫn khởi vào hiện tại một hình thức liên hệ mới sẽ kéo dài dưới hình thức lòng thủy chung hay bội bạc. Ta thực hiện được điều ấy bằng cách ban hành một luật mới cho tình yêu của ta. Kierkegaard chỉ rõ điều ấy khi ông viết, “Muốn nói một cách hết sức long trọng, ta không nói về hai người bạn: họ yêu nhau; nhưng nói: họ cam đoan chung thuỷ với nhau hay họ cam đoan làm bạn với nhau “ (9). Cam kết là cách yêu của một toàn diện trong khi vẫn đang triển nở để thành toàn diện.

Cuối cùng, đôi khi tình yêu muốn có cam kết vì tình yêu muốn phát biểu ra ngoài một cách càng rõ càng hay. Cam kết sẽ có hại nếu nó chỉ nhằm mang lại một phương thuốc đề phòng bất tín trong một liên hệ yêu thương. Trái lại nó có thể là cơ sở cho tín trung nếu mục tiêu của nó là lòng trung thực trong ý định, là thông đạt cho biết những thiệt hại sẽ lớn như thế nào nếu ý định kia thất bại. Quyết định đưa ra lời cam đoan về tình yêu trong tương lai của mình có thể là một phần trong việc hoán cải (converting) trái tim tôi, một phần trong việc ra khỏi tôi thực sự để gặp gỡ người tôi yêu (chứ không phải một phần làm chai cứng trái tim tôi vì quá sợ bị chế tài khi tôi vi phạm giới luật tôi đã đưa ra đối với tình yêu của mình). Như thế, lời hứa của tôi không những bảo đảm bằng lời nói với người tôi yêu rằng tôi sẽ kiên vững (trong tình yêu), nhưng còn giúp thể hiện điều nó bảo đảm nữa.

Viết theo Margaret Farley, Personal Commitment, San Francisco: Harper & Row, 1986

Chú Thích:

1. Dĩ nhiên, không phải tất cả các lý thuyết gia đều miêu tả ý nghĩa cam kết, hay ý nghĩa việc hứa hẹn, theo lối của chúng tôi. Định nghĩa của lời hứa có liên hệ mật thiết với quan điểm mỗi người về cách nó trói buộc. Về vấn đề này, có ít nhất ba quan điểm chính từng xuất hiện trong lịch sử triết học và trong cuộc tranh luận hiện nay về lời hứa: (a) trách nhiệm giữ lời hứa hoàn toàn có tính cách ước lệ – một thỏa thuận dựa trên “tập tục” hay “luật chơi” của một cộng đồng, có khi là giả thiết cho đến lúc được coi như chuyện đương nhiên và được mọi người tin theo (Hume), có khi là kỷ luật cường bạo cho đến lúc nhờ điều kiện hóa về tác phong mà có được tư thế lâu dài (Nietzche); (b) sự trói buộc là do chính lời hứa, vì chữ hứa có tính cách “thực thi” (performative) hay “can dự ” (commissive), nghĩa là thực sự làm điều mình nói (Austin, Searle, Melden, Sartre); (c) việc trói buộc phải giữ lời hứa tựu chung dựa trên sự trói buộc có tính cách tổng quát hơn đó là lòng kính trọng người khác, hoặc bảo vệ cái cộng đồng tinh thần của mình v.v.... (Aquinas, Kant, Hegel, Hare). Nhiều triết gia chủ trương một tổng hợp những quan điểm trên – thí dụ như quả quyết rằng hứa hẹn tự nó đẻ ra trói buộc, nhưng chỉ trong bối cảnh trong đó các ước lệ mạnh đến độ làm điều đó có thể xẩy ra (nói cách khác, tính “thực thi” tùy thuộc việc có một “tập tục” hứa hẹn). Lối miêu tả của chúng tôi về điều “xẩy đến” khi ta đưa ra lời hứa hẹn có thể hiểu cam kết như có tính “thực thi”. Nhưng như sẽ trình bày rõ trong chương 6 và 7, nó cũng giả thiết phải có một cơ sở căn bản về trách nhiệm luân lý trong thực tại con người. Những bàn luận chủ chốt về các vấn đề này gồm những công trình có tính lịch sử như David Hume, Treatise of Human Nature (Khảo Luận về Bản Tính Con Người) do L. A. Selby-Bigge nhuận sắc (Oxford, Clarendon Press, 1968), Cuốn III, Phần 2, Tiết 5; George Hegel, Philosophy of Right (Triết lý về Cái Đúng), Bản dịch của T. M. Knox (New York, Oxford University Press, 1867), tr.57-63; Friedrich Nietzche, On a Genealogy of Morals (Bàn về Gia Phả Những Hữu Thể Luân Lý), Bản dịch của Kaufman và R. J. Hollingdale (New York, Vintage Books, 1967, tr.57-61; những nghiên cứu ngữ học như J. L. Austin, How To Do Things With Words (Làm Các Sự Vật Như Thế Nào Bằng Lời Nói), do J. O. Urmson nhuận sắc (New York, Oxford University Press, 1962); John R. Searle, Speech Arts (Nghệ Thuật Lời Nói) (Cambridge, University Press, 1970), nhất là các chương 2 và 3; các cuộc tranh luận triết học hiện nay như Pall S. Ardal, “And That’s a Promise” (Và Đó là Lời Hứa) và “Reply to New on Promises” (Trả Lời bài Điều Mới về Lời Hứa) trong The Philosophical Quarterly số 18 và 19 (Tháng 7 năm 1968 và tháng 7 năm 1969); John Rawls, “Two Concepts of Rules” (Hai Ý Niệm Về Qui Luật) trong Philosophical Review 64 (1955) 3-32; Joseph Raz, “Promises and Obligations” (Lời hứa và Trói buộc) trong Law, Morality and Society: Essays in Honour of H. L. A. Hart, chủ biên P.M.S. Hacker và J. Raz (Oxford, 1977); G.J. Warnock, The Object of Morality (Đối tượng của Luân lý) (London 1971), chương 7; liên quan đến luật khế ước: Patrick Atiyah, The Rise and Fall of Freedom of Contract (Sự Thăng Trầm của Tự Do Khế Ước) (Oxfprd Clarendon Press, 1979); Charles Fried, Contract as Promise: A Theory of Contractual Obligation (Khế Ước như Lời hứa: Một Lý thuyết về Sự Trói buộc của Khế ước) (Cambridge, Harvard University Press, 1981). Một khảo luận chủ yếu quan trọng đối với toàn thể vấn đề đưa ra hứa hẹn và tuân giữ hứa hẹn là tác phẩm cổ điển của Josiah Royce về lòng trung thành: The Philosophy of Loyalty (Triết lý về Lòng trung thành) (New York, Macmllan 1924).

2. H. Clay Trumbull, Blood Covenant: A primitive Rite and Its Bearings on Scripture (Giao ước bằng Máu: Một Nghi lễ Tiền sử và Tương quan của nó đối với Kinh thánh) (London, George Redway, 1887).

3. Như đã trích trong Edward Westermack, Marriage Ceremonies in Morocco (Các Nghi lễ Hôn phối tại Morocco) (London, Macmillan 1914), 40-41. Cùng một kiểu lặp đi lặp lại này đã được áp dụng trong các nghi thức khấn dòng của Giáo Hội Công Giáo Lamã trước năm 1965. “Lạy Chúa, Xin thương nhận con” (Suscipe me, Domine) được lặp đi lặp lại ba lần bởi chính người khấn.

4. Chương 7 sẽ thảo luận nhiều hơn về bản chất của sự trói buộc này, và về những gì người ta liều mình sẽ mất.

5. Hannah Arendt, The Human Condition (Thân phận Con người) (Chicago, University of Chicago Press, 1958), 237.

6. Arendt, đã dẫn

7. Erik Erikson, Identity, Youth and Crisis (Bản sắc, Tuổui trẻ và Khủng hoảng) (New York, Norton 1968), 162.

8. Gabriel Marcel, Being and Having (Hiện hữu và Sở hữu) (New York, Harper Torchbooks, 1965) 45-46.
9. Soren Kierkegaard, Works of Love (Công trình của Tình yêu), bản dịch của Howard và Edna Hong (New York, Harper Torchbooks, 1962), 45.