Sinh trưởng tại Cappadoce, Sabas gia nhập tu viện trong vùng lúc còn nhỏ tuổi. Đến 18 tuổi thì Sabas đến thành Jerusalem. Sabas ước mơ sống một nơi thanh vắng nên đến xin làm môn đệ của thánh Euthymius. Sabas được gởi đến học tập trong cọng đoàn của thánh Theodocius ở gần Biển Chết. Thánh Euthymius nghĩ rằng đời sống ẩn dật không mấy thích hợp với Sabas. Tuy vậy trong mười năm Sabas đã kiên nhẫn tu luyện và trở thành một ẩn tu thật sự.

Sabas đến sống môt mình trong một hang đá, suốt ngày đọc kinh cầu nguyện, một mình đối diện với Thiên Chúa, chỉ đến phụng vụ chung với cọng đoàn vào ngày Chúa nhật, đến chiều thì trở về hang đá với thức ăn vừa đủ cho suốt tuần. Sự thánh thiện của Sabas thu hút nhiều tu sĩ. Họ đã xin đến thụ huấn cùng ngài. Vì đông người nên Sabas phải thành lập một cọng đòan lớn.

Đến 55 tuổi thi Đức Giáo chủ thành Jerusalem đặt ngài làm người lãnh đạo tất cả các ẩn tu sống trong xứ Palestine. Thời bây giờ có những tranh cải về thần học nên Công đồng Chalcedoine được triệu tập, chính Sabas là đấng đã đóng góp và ủng hô việc triệu tập này.

Là một vị thánh rất danh tiếng nên được dân chúng trọng vọng và nhà vua nể vì; thể theo lời yêu cầu của ngài nhà vua đã giảm thuế cho giới thợ thuyền và tha thuế cho người nghèo. Sau khi chết hài cốt của ngài được mang về Venise vì lúc bây giờ quân Hồi giáo đang đánh phá Đất Thánh. Đến năm 1965 thì Đức Giáo Hoàng Phao lồ VI đã trao trả di tích thánh lại cho các tu sĩ của tu viện Mar Saba.

“Hãy nói lên điều ngươi cho là đúng, nhưng trước khi nói hãy tự hỏi lời nói đó có phản ảnh đưọc cuộc sống của ngươi không. Chính là nếp sống của ngươi đem lại lời nói của ngươi một ý nghĩa, một sức mạnh và chính là nếp sống của ngươi có sức thu hút và cảm hóa được người khác. Đời sống của ngươi trong thinh lặng còn đáng giá hơn là hàng ngàn câu nói.”(Lời của các Giáo phụ)