Ngày 21-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật 26 Quanh Năm Năm A - 26th Ordinary Sunday Year A
Mai Tá
07:05 21/09/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 26 mùa Thường niên năm A 28-9-2014

“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé,”
Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương”.
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 21: 28-32
Xuân long lanh trong mắt ai đi nữa, vẫn ướp tâm hồn người, mà sao anh không thấy được động-lực thúc đẩy anh ra đi giúp mọi nguời? Nắng nội-tâm nói ở trình-thuật, vẫn gợi ý nơi anh và em nhiều tâm tình Chúa giải-thích, cũng nên nghĩ mà xem.
Trình-thuật hôm nay, thánh-sử Mát-thêu đã giải-thích tâm-trạng của hai người con, rất khác tính. Khác tâm-trạng, khi đặt mình trước mặt người Cha thương-yêu. Trình-thuật, nay còn kể về tình-cảnh hai người con được yêu-cầu làm một việc, nhưng câu đáp-trả của hai người lại vẫn khác. Và, điểm khác biệt còn ở chỗ: người này không làm nhưng vẫn nói. Còn, người kia không nói nhưng vẫn làm.
Kể về dụ-ngôn hôm nay, thánh-Mát-thêu muốn đặt nặng đường-lối huấn-đức, hầu ca-tụng những người nói ít nhưng vẫn chịu làm. Và, thánh-nhân hạ phẩm-chất của những người chỉ dám nói chứ không dám làm. Thời Chúa sống, câu truyện dụ-ngôn vẫn được dùng để gây thiện-cảm với những người con bé nhỏ, thấp hèn, bỏ rơi bị coi như ngang hàng với đám tệ-nạn, cùng đinh, dân thu thuế.
Thời thánh Mát-thêu sống, truyện dụ-ngôn còn được kể là để hỗ-trợ dân thường ngoài Đạo, quyết chống lại kiểu sống đạo hợm-hĩnh, cao ngạo vẫn dẫy đầy nơi người Do-thái. Kiểu sống như thế, lại được người thời nay đưa vào câu truyện kể bằng cách này hay cách khác, cốt đề-cao hoặc chê-trách người nào đó.
Người thời nay, cho thấy: có lúc cùng một người, lại có cả hai tâm-tính đối-chọi nhau. Nghĩa là: cũng nói nhưng không làm; và đôi lúc, cũng làm sau khi nói tiếng “không” chẳng có nghĩa.
Chuyện này làm ta nhớ lại một nhân-vật trong phim tập truyền hình “Vicar of Dibley” qua đó, bao giờ nhân-vật ấy cũng bắt đầu nói: “Không, không và không!” Nhưng sau đó, lại đã kết-thúc bằng hành động mang nghĩa “có, có và có”. Có hợp-tác. Có đồng-thuận. Hệt như thể, trong cuộc sống, ta cũng thấy nhiều người từng nói “có, có và có đấy!”, nhưng cuối cùng lại cũng “Không! không! Không làm gì hết”, tức: “có” cả hai thứ, cùng một lúc.
Lại có trường-hợp cũng hơi khác thường, là: trên thực-tế, nhiều lúc lại giống như thể: “không có” hết cả hai. Nghĩa là: ta thấy chuyện ấy không mấy thích-thú để nói được là “có” hay “không”, hoặc: chắc-chắn sẽ làm hoặc sẽ không làm chuyện đó, bao giờ hết. Chuyện được kể, xem ra cũng không mấy liên-quan đến ta, cách gần gũi hoặc quen thuộc.
Hôm trước, có linh-mục nọ kể lại là: sau buổi lễ, ông ra ngoài nhà thờ nói chuyện với giáo-dân và bất chợt bảo một người: “Tuần sau anh/chị vẫn tiếp-tục đi lễ chứ?” Phần đông nghe hỏi, ai cũng trả lời: “Thưa cha, dĩ nhiên là có!” Tuần sau đó, chẳng biết vì sao không ai thấy người ấy đến nhà thờ.
Một số người trong chúng ta nghe hỏi thế, có thể đã phản-ứng trái-nghịch lại, bèn thú thật: “Thưa cha: không! Tuần sau con bận!” Nhưng, sau đó nghĩ lại, anh phấn-đấu một hồi rồi cũng đến. Tuy nhiên, nhiều người thấy linh-mục hỏi thế cũng hơi kỳ. Bởi, ngày nay, không ai muốn đả động đến chuyện ấy, hết.
Nhiều cuộc khảo sát trước đây, cho thấy: thế-hệ trẻ hôm nay có khuynh hướng chọn ngồi hàng ghế cuối, để không bị cha/cố lưu ý hỏi điều gì công-khai trước mặt mọi người. Những người như thế, thường cũng chẳng muốn ai để mắt đến mình. Họ chỉ âm-thầm “rồi đến rồi đi”, đi nhà thờ để “xem lễ” rồi ra về, thế thôi. Nghĩa là, vẫn muốn yên-vị trong tầm riêng tư, chẳng muốn ai động đến mình, hết.
Cách đây nhiều năm, trong Giáo-hội ta cũng thấy có phe/nhóm khác nhau. Người, thì chủ-trương phóng-khoáng. Kẻ, lại theo nhóm phái bảo-thủ, rất cổ-hủ. Ngày nay, ít ra ta còn dám bảo: các phe/nhóm như thế này cũng bớt dần; hoặc: nhiều người, nay không còn thích đưa chuyện chính-trị vào hội-thánh, nữa. Nhiều vị, không còn thích chuyện ly-kỳ mộng-ảo như chuyện về “điềm báo mộng” từ các thánh; hoặc chuyện: quay về với truyền-thống cũ…
Giới trẻ hôm nay, đặc-biệt không còn thích dính-dự vào các trò chơi chính-trị, phe đảng, phân-hoá hàng ngũ, hoặc theo phe/nhóm này khác. Họ nhận ra rằng: thế giới của họ nay không còn những chuyện như thế,nữa. Nơi thế-giới họ sống, tất cả đều rõ ràng, đầy dẫy thông-tin mang nghĩa tuỳ-thuộc, như: cả trong công ăn việc làm mà họ vốn có, họ luôn ở vào vị-thế có trách-nghiệm.
Nói theo cách nào đó, thì: giới trẻ ngày nay, là những người còn biết đến “lẽ thường”. Họ vẫn tự hỏi lòng mình xem: nên ăn làm sao, nói làm sao. Và thực tế, họ đã thôi không còn ăn nói linh-tinh nhiều thứ, nếu ai đó đến hỏi ý-kiến họ về các nhóm người được coi là nhóm tiêu-biểu rất tinh-túy cả ở trong hội-thánh lẫn ngoài chính-trường.
Nếu có linh-mục nào đến hỏi người trẻ, xem: chiều thứ sáu này, có đến dự chầu lượt hoặc nguyện/ngắm “Lòng Chúa Xót Thương” không? Thì: họ cứ lẳng lặng quay về hướng khác, như thể bảo: “Thưa cha, cha nên quay về với thế-giới của riêng cha thì tốt hơn.” Hoặc, không nói cũng không làm, cũng chẳng phản-đối gì hết, chỉ việc tránh sang một bên, rồi đi thẳng. Nhưng, nếu có ai khác đến nhắn nhủ rằng: “Tuần tới, Anh/chị nhớ tham gia biểu-tình chống chính-phủ về vụ cắt-giảm ngân-sách y-tế, giáo-dục, vv.” thì có lẽ, họ sẽ cùng nhìn về một hướng, ở phía trước.
Về với câu Chúa hỏi ở dụ-ngôn: “Các ông nghĩ sao?” (Mt 21: 28). Hỏi thế, không có nghĩa là Ngài yêu-cầu ta bắt chước những người nói nhiều hơn làm, hoặc: làm nhiều hơn là cứ nói. Ngài không tuyên-dương bên nào hết. Ngài cũng chẳng giải-thích tại sao người con trai kia vẫn không làm mà chỉ nói; hoặc: có làm mà không nói, dù có nhắn có hỏi thế nào đi nữa.
Sau khi kể dụ-ngôn, Đức Giêsu cũng chẳng nói tại sao hai người con trai kia không chọn cho mình tư-thế nào, hết. Phải chăng anh ta chọn như thế vì lười biếng? hoặc: anh ta có kế-hoạch khác hoặc đang ở vào hoàn-cảnh khó đoán trước chuyện gì sẽ xảy đến. Có thể, vì anh quên sót hoặc ngu-muội không biết việc mình làm sẽ ra sao. Có khi, anh cũng chẳng biết chuyện ấy có được dân-chúng tôn-trọng hay không. Trong chuyện này, Đức Giêsu chỉ hỏi có mỗi câu: “Các ông nghĩ sao về chuyện ấy?” thôi.
Suy chuyện này, đôi lúc ta cũng nghĩ về tình-thế “Giáo-hội mình đang đi vào thời-kỳ khác với lịch-sử loài người, chăng? Cũng có thể, Giáo-hội ta đang trở-thành một giáo-hội ít hỏi-han giáo-dân mình về cuộc sống và ý-chí tốt-lành của họ, cũng không chừng. Giáo-hội ta như thế, sẽ không đòi thêm nhiều ngoại-lệ ở dân con đạo mình. Giáo-hội như thế, đã biết tôn-trọng giáo-dân về chuyện tư-riêng, bí mật của họ. Và, Giáo-hội nay đã biết phục-vụ con dân mọi người hơn là một tổ-chức này khác chỉ muốn dân con trong Đạo phục-vụ mình, thôi.
Phục vụ dân con trong Đạo mình, có nghĩa là: không tỏ ra thô-bạo với cuộc sống thực-tế rất riêng-tư của họ. Phục vụ dân con Đạo mình còn có nghĩa: biết nhẹ nhàng tôn-trọng phẩm-cách tách-bạch của người đó. Đó là nền-tảng khiến mọi người thực-sự thương-yêu, hiệp-thông với những người sống như thế.
Dân con trong Đạo, là loại người cùng đến để lĩnh-nhận sự hiệp-thông rất thánh trong Tiệc-Thánh mỗi Chúa Nhật. Và, con dân trong Đạo, còn là những người sống khác thường. Sống tốt-đẹp và giùm giúp nhau hơn trong thế-giới rất thực, như kết-quả của sự việc họ tham-gia có mặt ở Tiệc Thánh, cũng đều tốt.
Cuối cùng thì, câu hỏi của Chúa ở dụ-ngôn hôm nay, cũng được gửi đến dân con mọi người trong thánh Hội vẫn cứ hoặc vẫn không tham-dự Tiệc Thánh, ngày của Chúa.
Để chuẩn-bị cho câu trả lời thật đích-đáng, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, rằng:

“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé?”
Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương.
Linh hồn anh, từ đó ngạt ngào thơm.
Máu, như nước hoa chan đời lễ lạc.
Máu, như gió lành chảy qua ruộng đồng bát-ngát,
Chở chuyên mùi lúa chín quanh năm”.
(Nguyễn Tất Nhiên – Bài Đầu Năm Tình Yêu)

Bài Đầu Năm Tình Yêu, vẫn có nắng có máu Thánh chan-hoà đời lễ lạc. Có “ruộng đồng bát ngát chuyên chở mùi lúa chín quanh năm”. Đó, là Tình thơm ngát linh-hồn vẫn ướp trầm hương ngạt-ngào, vững mạnh, suốt nhiều thời.
Cuối cùng thì, hãy cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy về dụ-ngôn Chúa kể, để coi đó như bí-kíp sống ở đời. Bí-kíp, dựa nhiều trên chọn-lựa của mỗi người, tùy vào tình thân-thương ta đối xử với nhau, mà thôi.

Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Albania, điển hình của hòa hợp liên tôn
Vũ Văn An
01:59 21/09/2014
Theo hãng tin AFP, cuộc du hành một ngày qua Albania của Đức Phanxicô hôm nay, 21 tháng Chín, nhằm đề cao nước này như một kiểu mẫu của hoà hợp liên tôn, giữa lúc ở Trung Đông đang có rối loạn và tại Âu Châu làn sóng bất khoan dung đang dâng cao.

Mặc dù Tòa Thánh lên tiếng ủng hộ các cuộc không kích của Hoa Kỳ tại Iraq để bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại, Đức Phanxicô vẫn cố gắng lấy cuộc đối thoại giữa các tôn giáo làm “hòn đá góc” của triều giáo hoàng của ngài và luôn ra sức phản công lời kêu gọi sử dụng vũ lực bằng công thức hòa bình. Albania xiết chặt an ninh trước khi ngài tới, nâng báo động cảnh sát lên mức cao nhất và huy động cả lực lượng đặc biệt trên khắp xứ sở vì những lời cảnh báo cho rằng Nhà Nước Hồi Giáo Trị có kế hoạch tấn công nhà lãnh đạo Công Giáo này.

Cờ vàng trắng của Vatican bay phấp phới trên các lộ chính của Thủ Đô Tirana bên cạnh cờ đỏ với chim đại bàng hai đầu mầu đen của Albania, trong khi các chân dung lớn của các linh mục và nữ tu Công Giáo bị bách hại dưới thời Cộng Sản được giăng qua các phố. Cuộc du hành này sẽ là cuộc chạy đua 11 giờ trong đó, Đức Thánh Cha sẽ gặp Tổng Thống Albania là Bujar Nishani, cử hành thánh lễ tại Công Trường Mẹ Têrêxa ở Tirana, ăn trưa với các giám mục, chuyện trò với các nhà lãnh đạo tôn giáo và viếng thăm các cô nhi.

Đức Phanxicô trước đây từng cho biết ngài chọn xứ nghèo vùng Balkan này làm nơi đầu tiên ở Âu Châu để viếng thăm, thay vì một trong những xứ hùng cường khác, vì đây là một điển hình về một lãnh thổ nơi các tôn giáo thông thường hay đấu tranh với nhau ở nơi khác nhưng ở đây đã chung sống với nhau rất thành công.

Các chứng nhân của đức tin

Tháng Tám vừa qua, Đức Phanxicô cho biết: Albania đã thành công trong việc tạo ra một “chính phủ đoàn kết quốc gia gồm người Hồi Giáo, Chính Thống Giáo và Công Giáo, với một hội đồng liên tôn rất có ích và cân bằng” và nói thêm: sự hiện diện của ngài “sẽ là một cách nói với mọi người rằng: qúy vị xem, tất cả chúng ta đều có thể làm việc với nhau!”

Cuộc gặp gỡ kín cửa cao tường của ngài với các vị đứng đầu các cộng đồng tôn giáo khác sẽ bao gồm người Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, Bektashi, Do Thái Giáo và Thệ Phản. Nhà lãnh đạo của 1.2 tỷ người Công Giáo thế giới muốn vinh danh những người từng chịu đau khổ dưới thời nhà độc tài Enver Hoxha, người, năm 1967, từng tuyên bố Albania là quốc gia cộng sản đầu tiên, và dưới thời ông ta cai trị, các linh mục và giáo sĩ Hồi Giáo đã bị bách hại và các nơi thánh bị san bằng.

Theo Đức Phanxicô, giữa các năm 1945 và 1985, 111 linh mục, 10 chủng sinh và 7 giám mục đã chết trong lúc bị giam giữ hay bị xử tử; gần 2,000 nhà thờ Chính Thống Giáo và Công Giáo bị tiêu hủy hay biến thành rạp hát, nhà hát và vũ trường. Ngài cho biết sự tái sinh đức tin Công Giáo sau cuộc bách hại ấy đã biến Albania thành một nơi “tôi cảm thấy nên tới thăm".

Việc hồi sinh Đạo Công Giáo một phần nhờ Mẹ Têrêxa, là người đã sinh ra tại nơi nay là Macedonia nhưng có gốc Albania. Tại một xứ sở với dân số trẻ trung nhất Âu Châu, Tòa Thánh hy vọng sẽ tạo được một nguồn suối cho người tân tòng trên một lục địa đang bị chủ nghĩa duy tục kềm kẹp.

Đây sẽ là cuộc viếng thăm lần thứ hai của một vị giáo hoàng. Đức GH Gioan Phaolô II từng viếng thăm xứ này một năm sau ngày chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ năm 1992. Trong cuộc viếng thăm ấy, Đức Gioan Phaolô II đề cao các “chứng nhân của đức tin” và đã bổ nhiệm 4 tân giám mục trong đó có Đức Cha Michel Koliqi, lúc ấy đã 91 tuổi, người từng bị giam 21 năm.

An ninh chặt chẽ

Nước với 3 triệu dân này chắc chắn chờ mong được vị giáo hoàng nổi tiếng hỗ trợ trong cố gắng trở thành hội viên của Liên Hiệp Âu Châu.

Don Giergi Meta, phát ngôn viên của Giáo Hội Albania, nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng “đây là một dấu hiệu mạnh mẽ và là một khích lệ để đẩy mạnh cố gắng của chúng tôi được hòa nhập vào Âu Châu”. Tòa Thánh vốn nhấn mạnh rằng mình không muốn gia tăng việc an ninh cho chuyến đi, nhưng bộ nội vụ Albania cho biết cảnh sát đã thiết lập 29 trạm kiểm soát tại trung tâm Tirana, nơi phần lớn các sinh hoạt của Đức Giáo Hoàng được dự trù, kể cả tại Công Trường Mẹ Têrêxa.

Một số quan sát viên Vatican sợ rằng Đức Phanxicô tự biến mình thành một mục tiêu khi lên tiếng chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Nhưng vị giáo hoàng người Á Căn Đình này, người không muốn gì khác ngoài việc được trà trộn vào đám đông, sẽ vẫn chỉ sử dụng chiếc xe mui trần mà ngài quen dùng ở Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.

Bất chấp là một nước nghèo nhất của Âu Châu, tháng rồi, Albania bắt đầu gửi vũ khí và đạn dược cho các lực lượng Kurd để họ đánh trả các chiến binh của Hồi Giáo Trị tại Iraq, vá các nguồn an ninh trong nước đã loại bỏ các nỗi sợ sệt về một cuộc tấn công của bọn khủng bố quốc nội.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 94 Giám Mục mới thuộc các xứ truyền giáo
LM. Trần Đức Anh OP
11:10 21/09/2014
VATICAN. ĐTC khích lệ các GM thực thi sự ”hoán cải truyền giáo”, sống và hành động giữa Dân Chúa như những người phục vụ.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 94 GM thuộc 49 quốc gia, thụ phong trong thời gian gần đây, vừa kết thúc khóa bồi dưỡng 2 tuần lễ ở Roma, do Bộ truyền giáo tổ chức. Trong số các vị có 4 GM Phụ Tá của Việt Nam: Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo (Xuân Lộc), Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long (Hưng Hóa), Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên (Vinh) và Đức Cha Giuse Trần Văn Toản (Long Xuyên).

Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Đức TGM Savio Hàn Đại Huy SDB, Tổng thư ký và nhiều LM đã phụ giúp trong khóa học ở Học Viện Thánh Phaolô.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến sự cấp thiết của việc hoán cải truyền giáo (Evangelii gaudium); một sự hoán cải liên hệ tới mỗi tín hữu đã chịu phép rửa, mỗi giáo xứ, và dĩ nhiên là các vị mục tử được kêu gọi sống và làm chứng trước tiên, trong tư cách là người hướng dẫn các Giáo Hội địa phương. Vì thế - ngài nói - ”tôi khuyến khích anh em hãy qui hướng cuộc sống và sứ vụ Giám mục của mình vào sự biến đổi truyền giáo này, đang gọi hỏi Dân Chúa”.
ĐTC cũng nhắc lại giáo huấn của Công Đồng chung Vatican 2 theo đó ”Các GM trong khi thi hành sứ vụ làm cha và chủ chăn giữa các tín hữu của mình phải cư xử như 'những người phục vụ', luôn có trước mắt tấm gương của vị Mục Tử nhân lành, Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để phục vụ, và hiến mạng sống vì mọi người. Tấm gương sáng ngời về việc phục vụ mục vụ là các thánh Tử Đạo Hàn Quốc Anrê Kim Đại Kiến (Kim Taegon) LM, Phaolô Đinh Hạ Tường (Chong Hasang) và các bạn tử đạo mà chúng ta kính nhớ hôm nay. Gắn bó với Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành, các thánh Tử Đạo không do dự đổ máu đào vì Tin Mừng, mà các ngài là những người trung thành ban phát và là chứng nhân anh dũng”.

ĐTC đặc biệt nhấn mạnh rằng: ”Giáo Hội đang cần các vị Mục Tử, nghĩa là những người phục vụ', cần những Giám Mục biết quì gối trước người khác để rửa chân cho họ. Các vị Mục Tử gần dân, là những người cha, người anh hiền từ, kiên nhẫn và từ bi; yêu mến thanh bần, tự do vì Chúa, cũng như đơn sơ và có cuộc sống khổ hạnh. Anh em được mời gọi không ngừng canh chừng đoàn chiên được ủy thác cho anh em, để giữ cho đoàn chiên được hiệp nhất và trung thành với Tin Mừng và Giáo Hội. Anh em hãy cố gắng mang lại một đà tiến truyền giáo đích thực cho các cộng đoàn giáo phận của anh em, để họ ngày càng thêm các phần tử mới, nhờ chứng tá cuộc sống và sứ vụ giám mục của anh em được thi hành như một việc phục vụ Dân Chúa. Anh em hãy gần gũi các GM của mình, chăm sóc đời sống tu trì và yêu mến người nghèo”

ĐTC cũng bày tỏ mong ước các GM Trung Quốc thụ phong trong những năm gần đây cũng được tham dự cuộc gặp gỡ hôm nay. ”Tự thâm tâm, tôi hy vọng ngày ấy sẽ không xa!”

Sau cùng, ĐTC nhắc đến Thượng HĐGM thế giới sắp tới về gia đình và nhấn mạnh rằng gia đình ở nơi căn cội công trình truyền giảng Tin Mừng, với sứ mạng giáo dục, tham gia tích cực vào đời sống cộng đoàn giáo xứ. Ngài nói:
”Tôi khuyến khích anh em thăng tiến việc mục vụ gia đình, để các gia đình được tháp tùng và huấn luyện, có thể đóng góp tốt đẹp nhất vào đời sống Giáo Hội và xã hội”.

Trong số các GM tham dự khóa bồi dưỡng, đông nhất là 14 GM Ấn độ, 7 GM Nigeria. (SD 20-9-2014)
 
Đức Thánh Cha nghe các chứng từ của các nạn nhân bị cộng sản bách hại
Đặng Tự Do
17:22 21/09/2014
Buổi tối Chúa Nhật 21 tháng 9, Đức Thánh Cha đã có buổi kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô mới được xây dựng với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào giáo dân. Trong dịp này các nạn nhân của các cuộc đàn áp tôn giáo đã xảy ra trong những năm 1940 sẽ đưa ra những chứng tá của họ và ký ức của các Kitô hữu về cuộc sống của họ trong thời kỳ bách hại của Cộng sản ở Albania đã được tái hiện trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trước khi trình bày các chứng tá của mình, một linh mục Albania 84 tuổi nói:

"Các vị tử đạo của đất nước chúng con hôm nay vang dội lời chào 'Vạn tuế Đức Giáo Hoàng!" và chúng con cũng muốn cùng nhau hô vang như vậy. "

Ngài nói với Đức Thánh Cha Phanxicô và cộng đoàn làm thế nào ngài đối mặt với lao động khổ sai trong một trại tập trung trong suốt 27 năm.

Một nữ tu người đã phải sống trong tình trạng hầm trú, phải liên tục trốn tránh cũng đưa ra lời khai của mình trong tiếng khóc nức nở vì không dằn được cảm xúc khi được chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đức Giáo Hoàng cũng bỏ qua bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn của mình và ứng khẩu nói bằng cảm xúc của ngài. Ngài nhận xét rằng bài Tin Mừng trong ngày nói lên niềm an ủi Thiên Chúa mang đến cho người dân của mình.

Ngài bùi ngùi trước những đau khổ được trình bày trong chứng tá của vị linh mục và người nữ tu.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta có thể hỏi họ: làm thế nào các vị có thể chịu nổi quá nhiều những đau khổ như vậy và câu trả lời của các vị là những gì chúng ta đọc thấy trong Bức Thư thứ hai gửi các tín hữu Côrintô của Thánh Phaolô. Thiên Chúa là một người Cha đầy lòng thương xót và là Thiên Chúa của ủi an. Ngài là Đấng an ủi chúng tôi".

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng họ có thể vượt qua thời điểm khó khăn là nhờ lời cầu nguyện của rất nhiều Kitô hữu. Một cách thân thiện, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các tín hữu đừng tìm kiếm những an ủi trần thế, xa cách với Thiên Chúa.

Ngài nói:

"Tôi không muốn trách anh chị em ngày hôm nay. Tôi không muốn đóng vai đao phủ ở đây. Nhưng hãy chú ý. Nếu anh chị em tìm kiếm sự an ủi ở một nơi khác, ngoài Thiên Chúa, anh chị em sẽ không bao giờ được hạnh phúc."

Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng ngài không nhận thức đầy đủ mức độ kinh hoàng và dã man của các cuộc đàn áp dữ dội của Cộng sản giáng xuống đầu người Công Giáo cho đến khi ngài nghiên cứu vấn đề này một cách cẩn thận trong hai tháng qua.

Trước khi rời khỏi nhà thờ Thánh Phaolô tại Tirana, các Giám Mục Albania đã tặng Đức Thánh Cha một Thánh Giá trong đó có khắc hình ảnh của các vị tử đạo, cũng như một hình ảnh Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành là Bổn Mạng của Albania.
 
ĐTC: Tôn trọng các nhân quyền căn bản và tự do tôn giáo là góp phần thăng tiến và phát triển thiện ích quốc gia đỉch thực
Linh Tiến Khải
17:27 21/09/2014
Tôn trọng các nhân quyền căn bản và tự do tôn giáo là góp phần thăng tiến và phát triển thiện ích quốc gia đỉch thực.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài phát biểu trước các giới chức chính quyền Albania trong chuyến viếng thăm nước này Chúa Nhật 21-9-2014. Đây là chuyến công du thứ tư ngoài Italia, chỉ kéo dài 11 giớ đồng hồ.

Ban sáng Đức Thánh Cha đã đi xe đến phi trường quốc tế Fiumicino để lấy máy bay đi Tirana. Tiếp đón Đức Thánh Cha tại phi trường có Đức Cha Gino Reali, Giám Mục giáo phận Porto Santa Rufina bao gồm phi trường Fiumicino. Chiếc máy bay của hãng hàng không Alitalia A320 đã cất cánh lúc 7 giờ rưỡi và đã đến phi trường quốc tế ”Mẹ Têrêxa” lúc 9 giờ.

Đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường Tirana có Đức Tổng Giám Mục Ramiro Moliner Inglés, Sứ Thần Tòa Thánh tại Albania, Thủ tướng Edi Rama, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Văn hóa Albania. Hiện diện tại phi trường cũng có vài giới chức chính quyền khác, các Giám Mục Albania và một nhóm tín hữu.

Sau khi duyệt qua hàng chào danh dự Đức Thánh Cha và Thủ tưởng đã vào phòng khách phi trường đàm đạo một lúc.

Albania rộng hơn 28 ngàn cây số vuộng, có hơn 3 triệu dân, 97% là người Albani, 1% là người Hy lạp, 2% còn lại gồm người Arumeni, Rom, Serbi, Macedoni, Montenegrini và Armeni. Ngoài ra cũng có các nhóm thiểu số khác như người Bosniaci hồi giáo, Ashkhli, Gorani và Do thái. Trên bình diện tôn giáo 56,7% tổng số dân theo Hồi giáo, 10% theo Công Giáo, 6,8% theo Chính Thống, 2,1% là tín hữu Bektashi, 5,7% theo các tôn giáo khác và 16,2% không theo tôn giáo nào.

Thành phố Tirana được thành lập năm 1614 và trở thành thủ độ năm 1920, hiện có hơn 421 ngàn dân và là thành phố đông dân nhất Albania. Hiện nay Tirana đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội và thành thị hóa manh mẽ, với việc xây cất nhiều dinh thự, công viên, và tái thiết các cơ sở tôn giáo, đặc biệt là các cơ sở kitô bị phá hủy trong thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ và dưới chế độ cộng sản vô thần. Trong số các nơi thờ tự kitô bị chế độ cộng sản phá hủy năm 1967 có nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu của các cha dòng Tên

và nhà thờ chính tòa chính thống Chúa Kitô Phục Sinh, được xây năm 2012 trên một thửa đất khác.

Tổng giáo phận Tirana Durazzo có hơn 1,2 triệu dân, trong đó có 135 ngàn tín hữu Công Giáo, tức chiếm 11%, với 19 giáo xứ. Nhân lực gồm Đức Cha Rrok Mirdita, 9 linh mục triều, 30 linh mục dòng, 33 tu huynh, 121 nữ tu, 1 đai chủng sinh. Giáo Hội điểu khiển 14 cơ sở giáo dục và 7 trung tâm bác ái.

Lúc 9 giờ 15 phút Đức Thánh Cha đã đi xe về Dinh tổng thống nơi diễn ra lễ nghi chào đón chính thức. Dinh tổng thống hiện nay do vua Zog cho xây trong các năm 1939-1941, sau đó đã được tu sửa thêm. Tổng thống Bujar Nishani năm nay 48 tuổi, có vợ và hai con, đã từng du học bên Hoa Kỳ và đậu tiến sĩ Luật năm 2004, từng là giáo sư tại Hàn lâm viện quân sự Tirana, nhân viện bộ Nội vụ và làm Bộ trưởng Nội Vu năm 2009, 2011-2012, rồi được bầu làm tổng thống từ tháng 6 năm 2012.

Tổng thống Nishani đã tiếp đón Đức Thánh Cha tại cửa vào dinh tổng thống. Ban nhạc đã cử hành quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Albania. Sau đó hai vị và đoàn tùy tùng tiến vào đại sảnh chụp hình lưu niệm, ký tên vào sổ vàng và giới thiệu phái đoàn hai bên. Tiếp đến Đức Thánh Cha hội kiến riêng với tổng thống trong ”Thư phòng xanh”. Sau đó tổng thống giới thiệu gia đình và trao đổi qùa tặng. Lúc 10 giờ tổng thống tháp tùng Đức Thánh Cha vào phòng khách Scandenberg để gặp gỡ hàng lãnh đạo dân sự, Ngoai giao đoàn và vài vị lãnh đạo tôn giáo.

Ngỏ lời chào Đức Thánh Cha tổng thống Nishani bầy tỏ niềm vui của toàn dân Albania vì sự hiện diện của ngài trong một đất nước Albania dân chủ tự do, đã thoát khải ách thống trị độc tài tàn ác của chế độ cộng sản khinh rẻ và chà đạp các quyền tự do của con người. Ngày nay Albania là một quốc gia trong đó người dận thuộc các Giáo Hội Công Giáo, chính thống và hồi giáo chung sống trong hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau chung xây đất nước. Tuy nhiên, dân nước Albania cũng phải đương đầu với nhiều thách đố mới của chế độ tư bản và việc toàn cầu hóa với các hậu qủa tiêu cực của nó.

Đáp lời tổng thống Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm vui được đến viếng thăm Albania, vùng đất của các anh hùng đã hy sinh mạng sống cho nền độc lập quốc gia, vùng đất của các vi tử đạo đã làm chứng cho đức tin trong các thời gian khó khăn của các cuộc bách hại, vùng đất của chim đại bàng và hiếu khách. Một phần tư thế kỷ đã qua đi, kể từ khi Albania tìm lại được con đường cam go chiến thăng của tự do. Nó đã cho phép xã hội Albania bước vào con đường tái thiết vật chất và tinh thần, huy động được biết bao năng lực và sáng kiến, rộng mở cho sự cộng tác và trao đổi với các quốc gia trong vùng Balcan và Địa Trung Hải, với Âu châu cũng như toàn thế giới. Nó đã cho phép nhìn tương lai với sự tin tưởng và niềm hy vọng, khởi sự các chương trình và dệt lại các liên hệ thân hữu với các quốc gia gần xa. Việc tôn trọng các quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo và tự do tư tưởng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển xã hội và kinh tế của một quốc gia. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này như sau:

Khi phẩm giá con người đưọc tôn rọng và các quyền của nó được thừa nhận và bảo đảm, thì cũng nở hoa óc sáng tạo và việc kinh doanh, và bản vị con người có thể khai triển nhiều sáng kiến của mình để mưu cầu công ích. Tôi đặc biệt vui mừng vì một đăc thái hạnh phúc của Albania, cần được giữ gìn cẩn trọng: đó là sự chung sống hòa bình và cộng tác giữa các thành phần tôn giáo khác nhau. Bầu khí tôn trọng lẫn nhau giữa các tín hữu Công Giáo, chính thống và hồi giáo là một thiện ích qúy báu đối với quốc gia và nó có ý nghĩa, đặc biệt trong thời đại chúng ta, trong đó ý nghĩa tôn giáo bị làm cho méo mó bởi các nhóm cuồng tín, và các khác biệt giữa các tôn giáo bị bóp méo và lèo lái khiến cho chúng trở thành một yếu tố nguy hiểm của xung đột và bạo lực, thay vì là dịp đối thoại cởi mở, tôn trọng và suy tư chung về ý nghĩa của việc tin nơi Thiên Chúa và sống theo luật lệ của Người.

Đừng có ai nghĩ rằng có thể lấy Thiên Chúa làm thuẫn đỡ, trong khi dự tính có các cử chỉ bạo lực và đàn áp! Đừng có ai viện cớ tôn giáo cho các hoạt động trái nghịch với phẩm giá và các quyền nền tảng của con người, trước hết là quyền sống và quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người! Trái lại, điều đang xảy ra tại Albania chứng minh cho thấy sự chung sống hòa bình phong phú giữa các con người và các cộng đoàn thuộc các tôn giáo khác nhau, không chỉ là điều đáng cầu chúc, nhưng một cách cụ thể là đIều có thể làm được. Sự chung sống hòa bình giữa các cộng đoàn tôn giáo khác nhau, thật ra, là một thiện ích vộ giá đối với hòa bình và phát triển hài hòa của một dân tộc. Đó là một gía trị cần được giữ gìn và gia tăng mỗi ngày với sự giáo dục tôn trọng các khác biệt và các căn tính đặc thù rộng mở cho đối thoại và cộng tác cho thiện ích của mọi người, với việc thực thi sự hiểu biết và qúy trọng nhau. Đó là một ơn cần luôn luôn nài xin Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Ước gì Albania luôn theo đuổi con đường này, và trở thành một gương mẫu cho biết bao quốc gia khác noi theo!

Sau mùa đông của sự cộ lập và các bách hại, cuối cùng mùa xuân của sự tự do đã tới. Qua các cuộc bầu cử tự do và các cơ cấu mới, sự đa nguyện dân chủ đã được cũng cố, và điều này cũng đã tạo thuân tiện cho việc tái lập các sinh hoạt kinh tế, khiến cho nhiều người dân Albania không còn phải di cư tìm công ăn việc làm nữa, nhưng ở lại trên quê hương để góp phần xây đựng nó từ bên trong.
Về phần mình, Giáo Hội đã có thể có được trở lại cuộc sống bình thường, tái lập hàng giáo phẩm. Các nơi thờ tự, trường học, trung tâm giáo dục và bác ái được tái thiết để phục vụ toàn xã hội và toàn quốc gia.

Tuy nhiên, giờ đây có các thách đố mới cần trả lời. Trong một thế giới hướng tới việc toàn cầu hóa cần phải làm mọi cố gắng để sự tiến bộ và phát triển kinh tế sinh ích lơi cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một phần của dân chúng. Ngoài ra, sự phát triển đó sẽ không đích thật, nếu không có thể chịu đựng được và công bằng, nếu nó không chú ý tới các quyền của người nghèo và không tôn trọng môi sinh. Đối lại sự toàn cầu hóa các thị trường cần phải có sự toàn cầu hóa tình liên đới. Song song với sự tăng trưởng kinh tế cần phải tôn trọng môi sinh nhiều hơn. Cùng với các quyền cá nhân cũng phải bảo vệ quyền của các thực tại trung gian giữa cá nhân và Nhà nước, trước hết là các gia đình.

Sau cuộc gặp gỡ các giới chức lãnh đạo Albania tổng thống đã tháp tùng Đức Thánh Cha ra xe để ngài đến quảng trường Mẹ Têrexa cử hành thánh lễ cho tín hữu. Đức Thánh Cha đã đi xe díp mui trần đến quảng trường cách đó 800 mét giữa tiếng vỗ tay reo vui của tín hữu. Họ vẫy cờ Tòa Thánh có hình Đức Thánh Cha và huy hiệu chuyến viếng thăm. Nhiều tín hữu đeo khăn quàng cổ mầu trắng và mầu vàng. Họ cũng mang theo ca bieu ngữ chào mừng Đức Thánh Cha hay có viết ”Đức Phanxicô là môt người trong chúng ta”. Khi đến quảng trường Đức Thánh Cha đã chào ông bà tỉnh trưởng. Ông Lulzim Xhelal Basha, thị trưởng Tirana, đã trao chià khóa thành phố cho Đức Thánh Cha như dấu chỉ toàn dân thủ đô tiếp đón vị thượng khách.

Khán đài nơi Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ mầu trẳng với các ghế ngồi mầu vàng và thảm đỏ. Bên phải bàn thờ có ảnh Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành. Tham dự thánh lễ cũng có tổng thống, thủ tướng, các giới chức chinh qyuền và đại diện của các tôn giáo bạn. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có hơn 30 Hồng Y, Giám Mục và mấy trăm linh mục. Thánh lễ vừa bắt đầu được một lúc thì trời đổ mưa lớn, nhưng sau đó lại tạnh ráo rồi lại mưa vào cuối thánh lễ. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latinh, các bài đọc và lời cầu giáo dận bằng tiếng Albani.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu đem tình yêu của Thiên Chúa đến trần gian và muốn phổ biến nó qua sự hiệp thông và tìoh huynh đệ. Người thành lập một cộng đoàn gồm Mười Hai Tông Đồ, và sai họ cùng với 72 môn đệ khác đi rao giảng Tin Mừng, theo một kiễu rất đơn sơ, đi vào từng nhà một và nói lời chào binh an ”Bình an cho nhà này”. Đây không chỉ là một lời chào, mà còn là một ơn nữa. ơn bình an. Hôm nay, khi đến quảng trường dâng kính một người con gái khiêm tốn nhưng cao cả của vùng đất này, là chân phước Mẹ Tệrexa Cacutta, tôi muốn lập lại lời chào ấy: bình an cho nhà của anh chị em, bình an cho con tim của anh chị em, bình an cho quốc gia của anh chị em.

Trong sứ mệnh của 72 của môn đệ Chúa phản ánh kinh nghiệm truyền giáo của cộng đoàn kitô thuộc mọi thời đại. Chúa phục sinh và hằng sống không chỉ gửi Mười Hai Tông Đồ, mà gửi toàn thể Giáo Hội, gửi từng tín hữu được rửa tội ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Nhưng đôi khi các cửa bị đóng kín. Áp dụng vào trường hợp của Albania Đức Thánh Cha nói:

Trong qúa khứ gần đây cánh cửa của nước Albania cũng đã bi đóng kín, với khóa của các cấm đoán và luật lệ của một chế độ khước từ Thiên Chúa và ngăn cản sự tự do tôn giáo. Những người sợ hãi sự thật và tự do đã làm mọi sự để xua đuổi Thiên Chúa ra khỏi trái tim con người và loại bỏ Chúa Kitô và Giáo Hôi khỏi lịch sử quê hương của anh chị em, cả khi nó đã là một trong các nơi đầu tiên đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Trong bài đọc thứ hai thánh Phaolo đã nhắc tới vùng Illiria thời đó bao gồm cả Albania ngày nay. Khi nghĩ tới các thập niên đau khổ tàn bạo và các cuộc bách hại khốc liệt chống lại các tín hữu Công Giáo, chính thống và hồi giáo, chúng ta có thể nói rằng Albania đã là một vùng đất của các vị tử đạo: nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dận đã trả giá cho sự trung thành của họ bằng chính mạng sống... Biết bao kitô hữu đã không gập mình trước các đe dọa, nhưng đã không do dự tiếp tục con đường lòng tin. Trong tinh thần tôi tới bức tường của nghĩa trang Scutari, biểu tượng sự tử đạo của các tín hữu Công Giáo, nơi họ đã bị xứ bắn, và tôi cảm động đặt vòng hoa của lời cầu nguyện và tưởng niệm ghi ơn không tàn phai. Chúa đã gần gũi, hường dẫn, an ủi và nâng đỡ anh chị em trên cánh đại bàng, như Người đã làm xưa kia đối với dân Israel. Chim đại bàng được biểu hiệu trên quốc kỳ của anh chi em nhắc nhớ ý nghĩa của niềm hy vọng, luôn đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa, là Đấng không gây thất vọng, nhưng luôn ở bên cạnh anh chị em, đăc biệt trong những lúc khó khăn.

Ngày nay các cánh cửa của Albania đã rộng mở và đang chín mùi cho một mùa truyền giáo mới đối với mọi thành phần dân Chúa: mỗi tín hữu đều có một chỗ đứng và một vai trò phải chu toàn trong Giáo Hội và trong xã hội. Từng người được mời gọi quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng và làm chứng cho tình bác ái, củng cố các tương quan liên đới để thăng tiến các điều kiện sống công bằng và huynh đệ hơn cho tất cả mọi người. Hôm nay tôi đến để khích lệ và làm cho niềm hy vọng lớn lên trong anh chị em và chung quanh anh chị em, để lôi cuốn các thế hệ trẻ dưỡng nuội mình bằng Lời Chúa và mở cửa lòng cho Chúa Kitô. Ước chi niềm tin của anh chị em luôn tươi vui rạng rỡ; Hãy cho thấy rằng cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trao ban ý nghĩa cho cuộc sống con người, của mọi người. Cùng hiệp thông với các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ tôi khuyến khích anh chị em hãy hăng say hoạt động mục vụ và tiếp tục tìm ra các hình thức mới để Giáo Hôi hiện diện trong xã hội. Tôi đặc biệt kêu gọi người trẻ đừng sợ hãi quảng đại đáp trả lời Chúa Kitô kêu mời đi theo Ngài. Trong ơn gọi linh mục tu sĩ các bạn sẽ tìm thấy sự giàu có và niềm vui tận hiến chính hình để phục vụ Thiân Chúa và tha nhân.

Hỡi Giáo Hội sống trên đất nước Albania này, xin cám ơn về gương trung thành của ngươi với Tin Mứng! Biết bao nhiệu con trai con gái ngươi đã đau khổ vì Chúa Kitô, đến hy sinh mạng sống. Xin chứng tá của họ nâng đỡ các bước chân ngươi ngày hôm nay và ngày mai, trên con đường tình yêu, sự tự do, công lý và hòa bình. Amen.

Bài giảng của Đức Thánh Cha đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay của tín hữu.

Ngỏ lới với mọi người trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi các bạn trẻ xây dựng cuộc sống trên Chúa Kitô là Đá Tảng, vì Ngài luôn trung thành, cả khi chúng ta bất trung. Đức Thánh Cha nói: Hỡi các bạn trẻ, các con là thế hệ mới của đất nước Albania. Với sức mạnh của Tin Mừng và gương của các vị tử đạo, hãy biết nói không với thần tượng của tiền bạc, nói không với sự tự do giả dối cá nhân chủ nghĩa, nói không với các tùy thuộc và bạo lực. Trái lại, hãy nói có với nền văn hóa của sự gặp gỡ và tình liên đới, nói có với vẻ đẹp bất khả phân ly của thiện mỹ, nói có với cuộc sống tiệu bao với tâm hồn lo lớn nhưng trung thành trong những điều nhỏ nhặt. Như thế các con sẽ xây dựng một đất nước Albania và một thế giới tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha đã phó thác toàn Giáo Hội và dân tộc Albani, cách riếng các gia đình, trẻ em và người già cho sự chở che hiền mẫu của Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành Scutari.

Sau cùng, ngài đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người

Sau khi từ giã tín hữu Đức Thánh Cha đã đi xe về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh để cùng các Giàm Mục và đoàn tùy tùng dùng bữa trưa và nghỉ ngơi chốc lát trước khi tiếp tuc các sinh hoạt khác vào ban chiều là: gặp gở hàng lãnh đạo các tôn giáo khác tại đại học Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành; cử hành buổi hát kinh chiều với các linh mục tu sĩ nam nữ, chủng sinh và các phong trào giáo dân tại nhà thờ chính tòa; gặp gỡ các trẻ em và nhân viên các trung tâm bác ái toàn nước Albania tại nhà Betania, trước khi ra phi trường lấy máy bay trở về Roma.
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các trẻ em bị bỏ rơi
Đặng Tự Do
17:40 21/09/2014
Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến tông du kéo dài 11 giờ của Đức Thánh Cha tại Albania là trung tâm Betania, nơi nuôi dưỡng các trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra tại nhà nguyện kính thánh Antôn của trung tâm này.

Một vị đại diện nói:

"Cảm ơn Đức Thánh Cha đã ghé thăm nơi này vượt quá sự trông đợi của hiệp hội chúng con. Chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha để những lời chúc bình an của Đức Thánh Cha có thể ở lại với chúng tôi luôn mãi trong cuộc sống của chúng con và gần gũi với chúng con. Chúng con yêu mến Đức Thánh Cha rất nhiều. Xin lỗi vì con quá xúc động ".

Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao những nỗ lực cao quý mà trung tâm này đã mang lại cho những trẻ em đau khổ. Ngài giải thích rằng chính nhờ những nơi như thế này mà đức tin thực sự trở thành lòng bác ái.

Đức Thánh Cha nói:

"Đức tin hoạt động trong các công việc bác ái có thể di chuyển các ngọn núi của sự thờ ơ, hoài nghi và sự vô cảm, và mở ra những trái tim và những bàn tay để làm những điều thiện và nhân lên những điều thiện này. Nhờ cử chỉ khiêm tốn và đơn giản này mà Tin Mừng của Chúa Phục sinh sống động giữa chúng ta ".

Ngài nói thêm:

"Công việc tốt lành được đền đáp vô cùng hơn là tiền bạc, là điều thường lôi chúng ta xuống bởi vì chúng ta được tạo ra để nhận và truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải để đo lường mọi thứ bằng tiền bạc và quyền lực."

Kết thúc phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng tình yêu mang đến cho các Kitô hữu sức mạnh để hy sinh cho người khác với niềm vui.

Trước khi rời sân bay, Đức Thánh Cha Phanxicô tặng cho trung tâm một bức tượng của Thánh Anthony, vị thánh bảo trợ của cơ sở này.

Các trẻ em đã hát một bài hát để cảm ơn Đức Thánh Cha đến thăm các em.
 
Các Giám Mục, những người lính canh trong đêm khuya
Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ
18:50 21/09/2014
CÁC GIÁM MỤC, NHỮNG NGƯỜI LÍNH CANH TRONG ĐÊM KHUYA

Đối với Đức Thánh Cha PHANXICÔ, các Giám Mục “là những người lính canh, có khả năng đánh thức các Giáo Hội, thức dậy trước lúc bình minh hay giữa đêm khuya để đánh thức niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu”.

Đức Thánh Cha PHANXICÔ đã tiếp các giám mục trên toàn thế giới vừa mới được phong chức trong năm, nhân dịp các ngài về tham dự Hội nghị được tổ chức bởi Thánh Bộ các Giám mục và Thánh Bộ các Giáo Hội Đông phương, ngày 18 tháng 9 năm 2014, tại Vaticăng.

“Anh em là hoa quả của một nổ lực kinh nguyện nhiệt thành và không mệt mỏi của Giáo Hội, khi phải chọn ra các mục tử, Giáo Hội đã sống lại cái đêm mà Chúa Giêsu đã trãi qua trên núi cao, cùng với Chúa Cha”, trước khi Ngài chọn gọi các Tông đồ, - Đức Thánh Cha đã tuyên bố như vậy.

Đức Thánh Cha đã trao gửi cho các giám mục một cuốn Cẩm nang thực sự, trong một diễn văn dài khi khuyên các ngài đặc biệt hãy là “những giám mục có thể gần kề được”, hãy “đón tiếp” riêng từng người một và hãy chỉ có Tin Mừng ở trên môi miệng. Đừng chỉ là những con người “qua đường”, mà hãy là những mục tử “cùng chung sống lâu dài” với đoàn chiên của mình.

Đừng là những con người chỉ biết hoài hương hay là những con người bi quan yếm thế, các giám mục, vì thế, không nên sống trong những nỗi “tiếc nuối”, cũng đừng hao phí năng lượng đời mình “để chống đối” hay để “thay đổi con người”, nhưng hãy tiêu hao đời mình “để xây dựng và yêu thương”, nhờ biết rằng “chẳng có gì quan trọng hơn việc dẫn đưa con người vào trong Thiên Chúa”, - Đức Thánh Cha ghi nhận.

Ở trong Đức Kitô

Đức Thánh Cha khuyên các giám mục “đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã sở đắc được mầu nhiệm vốn đang bao bọc các ngài, đừng đánh mất đi cảm giác ngạc nhiên khi đối diện với kế đồ của Thiên Chúa, cũng đừng đánh mất đi nỗi sợ hãi khi cùng đồng hành với sự hiện diện của Ngài”.

Đức Thánh Cha vui mừng vì các ngài được cất nhắc lên hàng giám mục : “Thiên Chúa không bao giờ để cho vị Hôn Thê của Ngài thiếu những vị mục tử theo như lòng Ngài mong muốn”, những vị mục tử mà qua các ngài “Thiên Chúa trao ban mạng sống mình cho Nàng”. Cũng như các cặp vợ chồng nhân loại cuối cùng trở nên giống nhau sau bao năm tháng chung sống với nhau, cũng vậy, “vị giám mục cũng dần dần mang trên khuôn mặt của mình những nét phác họa tình yêu của Đức Kitô” đối với con người, - Đức Thánh Cha giải thích.

Và vai trò của vị giám mục quả thật mang tính căn cốt : “Đã hẳn, tất cả mọi sự canh cải Giáo Hội đều bắt đầu bởi sự hiện diện của Đức Kitô vốn không bao giờ thiếu vắng, nhưng cũng còn bởi sự hiện diện của vị mục tử điều hành nhân danh Đức Kitô”. Đến độ “khi vị mục tử vắng mặt hay không thể cận kề, đó chính là lúc sự cứu độ các linh hồn đang có nguy cơ lâm nguy”, như Công đồng Trentô từng khẳng định.

Đức Thánh Cha động viên các tân giám mục đừng hài lòng với “cái bề nổi nông cạn bên trên” mà hãy đào sâu vào bên trong để tìm thấy ở đấy điều mà Thần Khí vẫn không ngừng gợi hứng cho vị Hôn Thê”. Để có thể đạt đến được chiều kích sâu thẳm đó, các giám mục không thể là “những giám mục có kỳ hạn, luôn luôn cần phải thay đổi địa chỉ”, cũng không thể là những giám mục “cứ đi tới đi lui không mục đích”.

Các giám mục càng không thể là những giám mục “qua đường”, nhưng các ngài được mời gọi để “cư trú lâu dài”, và để làm được điều đó, trước tiên, phải “luôn luôn cư ngụ trong Đức Kitô, phải ở lại trong Lời của Ngài, trong những “sự việc của Cha” (Lc 2, 49), và nhất là trong thập giá của Ngài”.

Để giữ mãi được hướng đi ? “Luôn đi về phía Đức Giêsu, khi tìm cách để biết được được ‘Ngài đang ở đâu’, để câu trả lời mà Đức Giêsu đã nói với các môn đệ đầu tiên vẫn mãi mãi vang vọng lên : ‘Hãy đến và xem’ (Ga 1, 38-39)”.

Những vị giám mục có thể gần kề

“Tôi cầu nguyện để anh em đừng bị đánh lừa bởi cơn cám dỗ cứ muốn thay đổi các con người”, Đức Thánh Cha tiếp : “Anh em hãy yêu thương họ ngay cả khi họ ‘đã phạm những tội tầy đình’, hãy không ngừng ‘nâng mình lên với Chúa’ để xin được ơn tha thứ và một khởi đầu mới.”

Đức Thánh Cha ước mong “các vị giám mục có thể gần kề”, không phải nhờ cơ man nào là những phương tiện thông tin hiện đại mà các ngài đang có, mà là nhờ “khoảng không gian các ngài dành riêng để đón tiếp người ta và những nhu cầu cụ thể của họ”, một sự đón tiếp dành cho “tất cả mọi người không phân biệt”, bằng cách trao ban trong cùng lúc vừa “một thẩm quyền kiên định giúp người ta lớn lên vừa một thứ tình phụ tử dịu hiền trao ban sự sống”.

“Anh em đừng sa vào cạm bẫy cơn cám dỗ đành hy sinh tự do của mình khi cứ để vây quanh mình cả một triều đình hay giàn đồng ca chỉ biết vỗ tay tán thưởng, vì rằng trên môi miệng của vị giám mục, Giáo Hội và thế giới có quyền luôn luôn được tìm thấy ở đấy Tin Mừng khiến được tự do”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

“Ước mong sao trong cái nhìn của anh em, đoàn chiên gặp thấy được ngọn lửa cháy bừng của Đấng Phục Sinh”, Đức Thánh Cha nói thêm, sau khi đã tỏ ra không hài lòng với “những vị giám mục đã nguội tắt hết ngọn lửa lòng hay bi quan yếm thế, chỉ biết cậy dựa vào mình, lẫn mình vào trong cõi tối tăm của thế giới hay có thái độ cam chịu trước thất bại bên ngoài của cái tốt, từ đấy chỉ biết kêu gào cách vô ích rằng thành lũy đã bị tấn công”.

Tóm lại, các giám mục không thể làm cho thế giới bị tước đoạt mất đi “kho tàng duy nhất mà các ngài cần phải ban tặng : đó là niềm vui của tình yêu Thiên Chúa” : ở đây có ý nói về việc dâng hiến “kho tàng giáo huấn sâu rộng của Giáo Hội chứ không phải là danh sách những điều ân hận”.

Người giám mục phải tự tiêu hao mình đi “cho đến giọt năng lượng cuối cùng của đời mình” bởi vì “chẳng có gì quan trọng hơn việc phải đưa dẫn người ta vào trong Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha đã lưu ý các tân giám mục, đồng thời đặc biệt trao phó cho các ngài “những người trẻ và những người già, vốn là những đôi cánh để bay cao và là gốc rễ của xã hội”.

Đứng thẳng giữa đêm khuya

Đức Thánh Cha đã diễn tả các giám mục như là những người lính canh : “Tôi nhìn thấy nơi anh em những người lính canh, có khả năng đánh thức các Giáo Hội, những con người thức dậy trước lúc bình minh hay giữa canh khuya để, đánh thức niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu thương; không để mình lâm vào tình trạng thiu thỉu ngủ và thỏa hiệp, do cứ mãi lo phàn nàn tiếc nuối về cái quá khứ vàng son ngày xửa ngày xưa mà nay đang tàn lụi”.

“Tôi nhìn thấy nơi anh em những vị mục tử có khả năng xây dựng lại sự hiệp nhất, đan dệt lại, khâu vá lại… Trong niềm kính trọng nhau, anh em hãy đối thoại với những truyền thống văn hóa lớn mà trong đó anh em đang ngụp lặn chung sống, không sợ gì phải đánh mất mình đi và cũng chẳng cần gì tìm cách để bảo vệ biên giới của mình, bởi vì căn tính của Giáo Hội được làm nên bởi tình yêu Đức Kitô, Đấng vốn chẳng biết gì tới những biên cương, biên giới. Đừng hao phí năng lực của anh em để chống đối và đối đầu, mà là để xây dựng và yêu thương”, Đức Thánh Cha khuyên.

“Tôi nhìn thấy nơi anh em những con người có khả năng ươm trồng và làm cho chín vàng những cánh đồng của Thiên Chúa, nơi những hạt giống trẻ trung đang đợi chờ để được tưới tắm hằng ngày với hy vọng sẽ có được những vụ mùa bội thu”, Đức Thánh Cha nói tiếp.

Đức Thánh Cha cũng khuyến dụ các tân giám mục hay lo săn sóc các linh mục, mà một số trong các ngài “chẳng còn biết Đức Kitô đang cư ngụ ở đâu, hay vẫn còn dầm mình trong những lối sống phóng túng, đôi khi trong những tầng lớp dưới đáy của xã hội. Một số linh mục khác sống như tuồng mình chẳng cần gì đến một người cha”.

“Là những lính canh, những con người có khả năng ươm trồng những cánh đồng của Thiên Chúa”, các giám mục phải đi “phía trước, ở giữa và phía sau đoàn chiên”, Đức Thánh Cha kết luận, đồng thời xin các tân giám mục chuyển đến các giáo phận của các ngài một sứ điệp khích lệ : “khi quay trở về lại với giáo phận của mình, anh em hãy mang về lời chào thăm đầy yêu thương của Đức Thánh Cha và hãy cam đoan với dân chúng rằng họ vẫn luôn ở trong trái tim của Ngài”.

Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG chuyển ngữ

(Nguồn : ZENIT, ngày 19-9-2014, Bản tóm lược của ANNE KURIAN).
 
Đoàn kết liên tôn để phục vụ quê hương
Vũ Văn An
21:40 21/09/2014
Nhân chuyến viếng thăm Albania, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn tại đây. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Đại Học Công Giáo “Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành” ở Thủ Đô Tirana. Đại học này được thiết lập năm 2004, thu nhận sinh viên thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau và được quản trị nhờ một qũy do hội dòng “Con Cái Vô Nhiễm Thai” đứng đầu. Khoảng 500 giáo sư người Ý giảng dạy tại đây trong các phân khoa kinh tế, dược và y khoa.

Trong cuộc gặp gỡ trên với đại diện các tôn giáo: Hồi Giáo, Bektashi, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành và Do Thái Giáo, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “Tôn giáo chân chính là nguồn hòa bình chứ không phải là nguồn bạo lực. Giết chóc nhân danh Thiên Chúa là một việc phạm thánh lớn! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là một việc bất nhân”.

Theo ngài, “bất khoan dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với mình quả là một kẻ thù hết sức xảo quyệt, một kẻ thù mà ngày nay ta đang chứng kiến ở nhiều khu vực khác nhau khắp thế giới”.

Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng xin mọi người tập chú vào hai điểm để tiến tới tự do tôn giáo: thứ nhất, coi mọi người nam nữ, dù thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, không phải như những đối thủ, càng không như những kẻ thù, mà như anh chị em; thứ hai, hợp tác trong việc phục vụ ích chung.

Ngài cho hay: tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành là dù theo tôn giáo nào, ta vẫn phục vụ với một xác tín, đại lượng và quan tâm tới toàn bộ xã hội, không phân biệt. Nhưng rời khỏi bản văn, ngài nhấn mạnh tới việc duy trì căn tính, vì “không có căn tính, không thể có đối thoại. Lúc đó, đối thoại là đối thoại với bóng ma”.

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức Phanxicô

Các bạn thân mến,

Thật là một niềm vui lớn được có mặt ở đây trong cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ hội tụ các nhà lãnh đạo của các tuyên tín tôn giáo chính đang hiện diện tại Albania. Với lòng tôn kính sâu xa, tôi xin chào kính mỗi người trong qúy bạn và các cộng đoàn do qúy bạn đại diện; và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi tới Đức TGM Massafra vì những lời giới thiệu tốt đẹp của ngài. Quả là điều quan trọng khi qúy bạn cùng có mặt ở đây: nó là một dấu chỉ của đối thoại mà qúy bạn từng trải nghiệm mỗi ngày, tìm cách xây dựng giữa qúy bạn sợi dây huynh đệ và hợp tác vì thiện ích của tòan bộ xã hội. Xin cám ơn qúy bạn về những gì qúy bạn đang thực hiện.

Albania, buồn thay, đã chứng kiến bạo lực và thảm kịch, những thứ có thể được tạo ra do việc cưỡng bức loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống bản thân và cộng đồng. Khi, nhân danh một ý thức hệ, người ta cố gắng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi xã hội, thì kết cục họ sẽ đi tôn thờ ngẫu tượng, và chẳng bao lâu sau đó, mọi người nam nữ sẽ mất hướng, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp và quyền lợi của họ bị vi phạm. Qúy bạn biết rõ đau đớn biết chừng nào khi tự do lương tâm và tự do tôn giáo bị bác bỏ, và từ các vết thương này, xuất hiện một thứ nhân loại trở nên nghèo nàn xiết bao vì thiếu hy vọng và các lý tưởng hướng dẫn.

Các thay đổi diễn ra trong thập niên 1990 đã có hiệu quả tích cực; trong số này có việc tạo ra các điều kiện thuận lợi để thực thi quyền tự do tôn giáo chân chính. Điều này làm khả hữu việc mỗi cộng đồng tự đổi mới các truyền thống chưa bao giờ thực sự bị dập tắt của mình, bất chấp cuộc bách hại tàn khốc. Với quyền tự do tôn giáo này còn xuất hiện khả thể mỗi người, tùy theo các xác tín tôn giáo riêng của mình, sẵn sàng cung hiến một đóng góp tích cực; trước nhất, vào việc tái thiết tinh thần cho xứ sở và sau đó vào việc tái thiết kinh tế.

Thực vậy, như Đức Gioan Phaolô II từng nói trong cuộc viếng thăm Albania có tính lịch sử vào năm 1993, “Tự do tôn giáo… không phải chỉ là một ơn phúc qúy giá Chúa dành cho những người có đức tin: nó là một ơn phúc dành cho mỗi người, vì nó là bảo đảm có tính nền tảng cho mọi biểu thức khác của tự do… Chỉ có tự do tôn giáo mới nhắc ta nhớ rằng nếu ta có một Đấng Tạo Hóa duy nhất, thì tất cả chúng ta đều là anh chị em. Tự do tôn giáo là một bảo đảm chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa toàn trị và góp phần dứt khoát vào tình huynh đệ nhân bản” (Thông Điệp gửi Nhân Dân Albania, 25 tháng Tư, 1993).

Rồi ngài lập tức nói thêm, “Tự do tôn giáo đích thực tránh xa mọi cám dỗ bất khoan dung và óc bè phái, và cổ vũ các thái độ tôn kính và đối thoại xây dựng” (vừa trích). Ta không thể bác bỏ điều này: bất khoan dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với mình là một kẻ thù hết sức xảo quyết, một kẻ thù mà ngày nay ta đang chứng kiến ở nhiều khu vực khác nhau khắp thế giới. Là các tín hữu, ta phải hết sức cảnh tỉnh để, trong khi sống thực các xác tín tôn giáo cũng như các qui định đạo đức của ta, ta vẫn luôn nói lên mầu nhiệm mà ta có ý định tôn vinh. Điều này có nghĩa: bất cứ hình thức nào cho thấy một lối sử dụng tôn giáo cách méo mó đều phải được cương quyết bác bỏ là sai lầm vì chúng bất xứng với Thiên Chúa hay nhân loại. Tôn giáo chân chính là nguồn hòa bình chứ không phải nguồn bạo lực! Không ai được dùng danh Thiên Chúa để phạm bạo lực! Giết chóc nhân danh Thiên Chúa là một việc phạm thánh lớn. Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là một việc bất nhân.

Nhìn dưới ánh sáng trên, tự do tôn giáo không phải là một quyền mà ta có thể bảo đảm duy nhất bằng luật lệ hiện hành, dù luật lệ là điều cần thiết. Đúng hơn, tự do tôn giáo là một không gian chung, một bầu khí tôn kính và hợp tác cần được xây dựng bằng sự hợp tác của mọi người, cả những người không có bất cứ xác tín tôn giáo nào. Xin cho phép tôi được lược tả hai thái độ hết sức có ích để thăng tiến quyền tự do căn bản này.

Thái độ thứ nhất là thái độ coi mọi người nam nữ, cả những người có các truyền thống tôn giáo khác với mình, không như các đối thủ, càng không như những kẻ thù, mà đúng hơn như các anh chị em. Khi một người nào đó xác tín các niềm tin của mình, thì đâu cần họ phải áp đặt hay tạo áp lực lên người khác: người ta vẫn xác tín rằng sự thật có sức lôi kéo riêng của nó. Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều là lữ khách trên trái đất này, và trong cuộc hành trình lữ thứ này, khi ta khao khát sự thật và cõi đời đời, ta không sống cuộc sống cá nhân có tính tự lập và tự mãn; điều này áp dụng cả vào các cộng đồng tôn giáo, văn hóa và quốc gia. Chúng ta cần đến nhau, và được ủy thác việc chăm sóc lẫn nhau. Mỗi truyền thống tôn giáo, từ bên trong, phải có khả năng quan tâm tới các truyền thống khác.

Thái độ thứ hai nhằm cổ vũ việc phát huy tự do tôn giáo là làm việc để phục vụ ích chung. Bất cứ khi nào việc gắn bó với một truyền thống tôn giáo phát sinh ra một phục vụ nói lên xác tín, đại lượng và quan tâm đối với toàn bộ xã hội, bất phân biệt, thì lúc đó cũng hiện hữu việc sống thực tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành. Việc này tự tỏ mình ra không những như một không gian trong đó ta được bảo vệ cách hợp pháp quyền tự lập của ta mà còn như một tiềm năng làm phong phú gia đình nhân loại trên đường thăng tiến. Các người nam nữ càng phục vụ người khác, thì tự do của họ càng lớn lao hơn.

Ta hãy nhìn quanh ta: có xiết bao người nghèo và túng thiếu, xiết bao xã hội đang cố gắng tìm ra cung cách bao gồm hơn cho công bằng xã hội và cho con đường phát triển kinh tế! Lớn lao xiết bao việc trái tim con người cần tập chú vững chắc vào ý nghĩa thâm sâu nhất của các trải nghiệm sống và cần bắt nguồn từ việc tái khám phá ra niềm hy vọng! Mọi người nam nữ, được các giá trị của truyền thống tôn giáo riêng của mình gợi hứng trong các lãnh vực này, đều có thể cung hiến một đóng góp quan trọng, thậm chí còn độc đáo nữa. Đây quả là mảnh đất phì nhiêu sẽ sinh nhiều hoa trái, cả trong lãnh vực đối thoại liên tôn.

Và rồi vẫn luôn còn cái bóng ma “mọi sự đều tương đối”; đó là chủ nghĩa duy tương đối. Ở đây ta thấy có một nguyên tắc rõ ràng: không thể có đối thoại nếu không phát xuất từ căn tính của chính ta. Không có căn tính, không thể có đối thoại. Nó sẽ chỉ là một cuộc đối thoại của ma, một cuộc đối thoại “trong không khí”, không có hiệu quả gì. Mỗi người chúng ta đều có căn tính tôn giáo riêng, và ta trung thành với căn tính ấy. Nhưng Chúa biết Người sẽ mang lịch sử này tới đâu. Ta hãy cứ tiến lên phía trước từ chính căn tính riêng của ta. Đừng giả vờ về căn tính của mình. Điều ấy không thành, không ích chi. Đó chính là duy tương đối! Điều đem chúng ta lại với nhau là đường sống. Chỉ có thiện chí mới đem phúc lợi lại cho anh chị em ta mà thôi. Và chúng ta tiến lên phía trước như anh chị em. Và mỗi người chúng ta đều làm chứng về căn tính của riêng mình cho người khác, và đối thoại với người khác. Rồi, khi cuộc đối thoại đã tiến triển đôi chút về các vấn đề thần học, một điều rất tốt đẹp, nhưng điều quan trọng nhất là cùng nhau bước đi mà không phản bội chính căn tính của riêng mình, không đeo mặt nạ cho nó, không giả hình. Nghĩ tới điều này quả có ích cho tôi.

Các bạn thân mến, tôi khuyến khích các bạn duy trì và khai triển các truyền thống liên hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Albania, và đoàn kết với nhau để phục vụ quê hương yêu dấu của các bạn.

Nói cho vui một chút, [căn phòng này] trông giống như một trận đá banh: Công Giáo ở một bên và bên kia là mọi người khác; ai nấy đều vì thiện ích của quê hương và nhân loại.

Các bạn hãy tiếp tục là dấu chỉ cho xứ sở của các bạn và quá cả xứ sở các bạn nữa, rằng các liên hệ tốt đẹp và sự hợp tác phong phú thực sự là điều có thể có giữa những người đàn ông và đàn bà thuộc các tôn giáo khác nhau. Và tôi xin các bạn một ân huệ: xin các bạn cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần lời cầu nguyện này, tôi thực sự cần nó. Xin cám ơn các bạn.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mừng kỷ niệm 40 năm khấn Dòng Trinh Vương
Diệp Hải Dung
07:35 21/09/2014
Sydney - Úc Châu. Sáng Chúa Nhật 21/09/2014 rất đông đủ Giáo dân Úc Việt đã đến nhà thờ Holy Trinity Granville Sydney tham dự Thánh lễ mừng Kỷ Niệm 40 năm Khấn Dòng của quý Sơ Dòng Trinh Vương Sydney Úc Châu.

Hình ảnh

Soeur Maria Katrina Phạm Thị Thụ - Sr.Bernadette Đòan Thị Phục - Sr. Matta Isabella Huỳnh Thị Thuận - Sr. Cecilia Susanne Nguyễn Thị Thành Trước khi cử hành Thánh lễ tạ ơn, Cha Clifford D’souza Chính xứ Granville ngỏ lời chúc mừng quý Sơ Dòng Tring Vương, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Paul Richard Gallagher, quý Cha và tất cả mọi người hiện diện trong Thánh lễ mừng kỷ niệm 40 Năm Khấn Dòng của quý Sơ Dòng Trinh Vương Úc Châu và sau đó Đức Khâm Sứ cùng với quý Cha Úc Việt hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Đức Khâm Sứ nói về bài Phúc Âm của Thánh Matthêu hôm nay là ông Chủ vườn nho rất là tốt. Ông Chủ đã đón nhận mọi người vào làm vườn nho cho Ngài, riêng với quý Sơ Dòng Trinh Vương cũng đã được ông Chủ tốt lành đón nhận vào làm vườn nho được 40 năm và Đức Khâm Sứ ước mong quý Sơ sẽ phục vụ thêm nhiều năm nữa trong vườn nho của ông Chủ tốt lành..

Trước khi rước Lễ là nghi thức tuyên xưng lại lời Khấn. Quý Sơ lên quỳ trước bàn thờ và Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô trịnh trọng tuyên đọc lại lời Khấn và đón nhận Mình Máu Thánh Chúa Giêsu KiTô. Sau đó Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Paul Richard Gallagher chúc mừng và trao Chứng Chỉ phép lành Tòa Thánh Vatican cho quý Sơ. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục đại diện quý Sơ lên ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Paul Richard Gallagher đã dành cho chúng con niềm vui ưu ái đặc biệt nên đã lái xe từ Thủ đô Canberra đến với chúng con để dâng Lễ tạ ơn và cầu nguyện với chúng con. Chúng con cũng xin kính chào và cám ơn Tân Đức Ông John Kallarackal, Cha Chính xứ Clifford, Cha Phệrô Dương Thanh Liêm Tuyên Úy Trưởng CĐCGVN TGP Sydney, quý Cha Úc Việt, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người. 40 năm trước chúng con không dám mơ rằng được Đức Khâm Sứ, Đức Ông và quý Cha hiện diện nơi đây với chúng con cùng tạ ơn Chúa trong ngôi thánh đường này. Chúng con cũng xin chân thành cám ơn quý Bề Trên Dòng đã thương chọn chúng con và dẫn dắt chúng con sang đây đã gần 40 năm. Chúng con cũng cám ơn các chị em trong Dòng đã cùng chung sống với chúng con trong suốt 40 năm và hôm nay tổ chức Lễ kỷ niệm Khấn cho chúng con. Ước mong của chúng con là được vui sống trong nhà Chúa trong 40 năm tới hay hơn nữa với một tình yêu mến chung thủy. Xin Chúa và Mẹ Maria Trinh Vương chúc lành cho Đức Khâm Sứ, Đức Ông, quý Cha và tất cả mọi người và được đầy ơn Chúa Thánh Thần trong công việc mục vụ cho cộng đoàn dân Chúa. Sau khi Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại qua bên sân trường nhà thờ tham dự buổi tiệc nhẹ mừng liên hoan của quý Sơ.
 
Hội nghị Mục Vụ UDMC là gì? một giới thiệu cho các giáo xứ VN vùng Dallas và Fort Worth.
Trần Mạnh Trác
18:35 21/09/2014


Việc ghi danh đã bắt đầu cho hội nghị UDMC sẽ được tổ chức từ ngày 23 cho đến 25 tháng 10 sắp tới tại Irving Convention Center, Irving, Texas. Việc ghi danh sớm sẽ được giảm giá, chỉ có $57 cho cả 3 ngày và sẽ được bàn tới sau.

Đây là một hội nghị (khoá đào tạo) quan trọng và duy nhất cho mọi thành phần giáo dân cuả hai giáo phận Dallas và Fort Worth, không chỉ giúp cho các thành phần hoạt động trong giáo xứ mà thôi, mà còn giúp cho các giáo dân 'thường' (Lay Catholics) nữa.

Lịch sử ngắn gọn.

Vào năm 2007, phân khoa Mục Vụ của trường đại học Dallas đã phối hợp với Giáo phận Dallas để tổ chức một hội nghị Mục Vụ đầu tiên gọi là UDMC (University of Dallas Ministry Conference, Hội Nghị Mục Vụ cuả Trường DH Dallas) và có khoảng 1.000 người tham dự. Sau đó, nhận thấy lợi ích lớn lao cuả hội nghị đem lại, các Giám Mục của Dallas và Fort Worth, là DC Kevin Farrell và DC Kevin Vann, đã quyết định UDMC sẽ là tổ chức đào tạo duy nhất về Mục Vụ Công Giáo cho cả hai giáo phận. Điều này giúp UDMC phát triển mạnh, với hơn 4.500 người tham gia trong năm 2009, hơn 5.000 người tham gia trong năm 2010, và gần 5.200 người tham gia trong năm 2011 và 2012. Năm 2013 vừa qua, hội nghị tụ hợp được hơn 5.200 người, lớn nhất trong quá trình lịch sử cuả UDMC.

VietCatholic đã có dịp tường trình về hội nghị này vào năm thứ ba (2009,) như đính kèm.

Vì là do một trường đại học nổi tiếng tổ chức, cho nên những diễn giả cũng là những nhân vật có thế giá. Thí dụ như DHY Donald W. Wuerl, Tổng Giám Mục của Washington DC, hoặc phân tích gia John L. Allen Jr, niên trưởng của CNN tại Vatican.

Các diễn giả Việt Nam đã từng có lm Mathew Nguyễn Khắc Hy, tu hội Xuân Bích, giáo sư đại chủng viện.



Năm nay, UDMC đã mời Tiến Sĩ Lê Công Phi từ Austin, Tiến Sĩ Mục Vụ trường Đại Học Công Giáo ở Washington, D.C., với 3 đề tài:

-Tân Truyền Giáo: Người Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ—Tôi là ai?

-Gia đình Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ hiện giờ ra sao?

-Tân Truyền Giáo: Người Việt và Xã Hội Hoa Kỳ—Ai ảnh hưởng ai?



Và Linh Mục Tôma Nguyễn Văn Thủ, Thạc Sỹ Thiên Chúa Học Trường Thần Học Oblate San Antonio, chánh xứ nhà thờ St. George, Ft Worth, với 3 buổi chuyên đề:

-Phụng Vụ ~ Công Trình Cộng Đồng: Tư Tế, Thừa Tác Vụ, và Cộng Đoàn (phần 1, 2 và 3)

Mục đích:

Tờ bướm cuả UDMC viết về mục đích cuả họ như sau:

-Để đáp ứng các nhu cầu đa dạng mục vụ cho mọi tầng lớp trong các giáo phận

-Để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của việc tông đồ giáo dân thuộc các giáo phận

-Để tăng thêm nhiều cách thức kính mến mà chúng ta đáp trả theo tinh thần Đức Tin

-Để phát triển nhận thức rằng Thiên Chúa tiếp tục nói chuyện với chúng ta

-Để đào sâu và tăng trưởng mối tương quan giữa ta với Chúa



Nhưng nói như thế thì mênh mông quá, một cách 'nôm na' chúng tôi xin được giải thích như sau:

Đây là một dịp 3 ngày để các giaó dân trau dồi kiến thức và kinh nghiệm về mọi lãnh vực và hoạt động mục vụ trong một giáo xứ. Tuỳ theo sự lựa chọn, có tới 10 lãnh vực (tracks) để trau dồi như sau:

1- Giáo lý viên (Catechist & DRE/PCL formation)

2-Giáo viên cuả các trường Công Giáo (Catholic school teachers)

3-Phó tế (Deacons - ongoing formation)

4-Những vấn đề về đức tin (General Faith formation)

5-Đào tạo về phụng vụ và thánh nhạc (Liturgy training & music ministry)

6-Hôn nhân & gia đình / phận sự cha mẹ (Marriage & Family life / parenting)

7-Quản trị và lãnh đạo giáo xứ (Parish management & leadership)

8-Giáo lý dự tòng (RCIA)

9-Truyền thông (Technology & Media)

10-Mục vụ Giới trẻ (Youth, young adult & campus ministry)

Những năm vừa qua, người Việt mình đặt nặng một lãnh vực là Giáo Lý Viên. Có lẽ trong tương lai chúng ta nên thúc đẩy xa hơn tới những lãnh vực khác như Mục Vụ Giới Trẻ, Hôn Nhân, Quản trị Giáo xứ...

UDMC và các giáo dân 'thường'.

Là một giáo dân thường không giữ một chức vụ hoặc bổn phận gì trong giáo xứ, thì UDMC có lợi ích gì cho tôi?

Thực ra, theo tờ bướm, UDMC là cho tất cả mọi người:

"Mặc dù cái tên gọi có thể to lớn quá, nhưng UDMC không chỉ dành cho những người chuyên nghiệp hoặc tình nguyện viên, (chẳng hạn như bậc linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, giáo viên, nhân viên giáo phận, vv) Nhưng thật sự, UDMC cung cấp một cái gì đó cho mọi người Công Giáo muốn hiểu biết hơn về đức tin và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Hội nghị là một phương thế tuyệt vời để tham gia học hỏi, chia sẻ đức tin và cầu nguyện với cộng đồng Công Giáo cuả miền Bắc Texas."

Bậc giáo dân được khuyên nên chọn những lãnh vực sau:

-Những vấn đề về đức tin (General Faith formation) nói về Kinh thánh, biện giải, tâm linh, truyền giáo, khoa học và tôn giáo, vv

-Đào tạo về phụng vụ và thánh nhạc (Liturgy training & music ministry)

-Hôn nhân & gia đình / phận sự cha mẹ (Marriage & Family life / parenting)

Bên cạnh các cuộc hội đàm, còn có nhiều diễn biến phong phú khác trong nghị trình ba ngày, như nhiều buổi trình diễn âm nhạc của các nghệ sĩ Công Giáo có tên tuổi, một màn trình diễn về nghệ thuật trong phụng vụ, và nhiều cuộc triển lãm cuả những nhà sách.

Và như Sơ Vân, dòng Trinh Vương, giám đốc chương trình giáo lý Gx DMHCG, cho biết thì nguyên việc "có dịp 'network' (móc nối) với những người hoạt động cùng trong một lãnh vực cũng đủ làm cho kiến thức và kinh nghiệm cuả mình giàu thêm."

"Chúng ta có thể áp dụng được nhiều cái hay cuả những dân tộc khác," Sơ nói.

Hạn kỳ và lệ phí ghi danh:

Ghi danh sớm trước ngày 25 tháng 9: Early Registration (Before or on 9/25/14) lệ phí $57

Ghi Danh trước ngày 10 tháng 10: Pre-Registration (9/26/14 - 10/10/14) lệ phí $75

Ghi danh tại chỗ: On-site Registration (10/23/14 - 10/25/14) lệ phí $100

Xem promotion video.
 
Văn Hóa
Paraguay : Những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời mục vụ
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
18:39 21/09/2014
PARAGUAY – NHỮNG KHOẢNG KHẮC ĐÁNG NHỚ TRONG ĐỜI MỤC VỤ

Mục vụ trường học

Kể từ cuối tháng 6 vừa qua khi một anh em linh mục cùng Dòng người Ba-lan đi nghỉ phép trong dịp ngân khánh linh mục, cha Bề trên Giám tỉnh ở đây đã bổ nhiệm chúng tôi thay thế tạm thời chức “Director General Interino” (tạm dịch là Quyền Tổng Hiệu Trưởng) của một trường học lớn tại Thủ đô Asunción gồm 3 cấp học: Mầm Non, Tiểu học và Trung học với số học sinh khoảng 1.500 em. Đây là một trong những trường Công Giáo tầm cỡ của Paraguay thuộc sở hữu của Dòng Ngôi Lời với trên 50 năm thành lập. Vị cựu Tổng thống Lugo của Paraguay từng làm Tổng Hiệu Trưởng trường này trong vòng 6 năm trước khi đăng quang Tổng Thống. Bởi thế, khi cha Giám tỉnh gọi chúng tôi để bổ nhiệm dù là tạm thời, chúng tôi cảm thấy lúng túng và muốn thoái thoát vì phải lãnh một trách nhiệm khá nặng nề với số học sinh hơn 1.500 em, số giáo viên hơn 70 và biết bao nhân viên tạp vụ khác. Cảm thấy mình quá non trẻ và gánh vác một nhiệm vụ không mấy đơn giản nên ngay từ giây phút đầu chúng tôi từ chối, nhưng cha Bề trên và Hội Đồng đã luôn trấn an và hứa sẽ đồng hành trên mọi phương diện nên chúng tôi đã nhận lời.

Trường học được xem là một xã hội thu nhỏ vì trong đó bao gồm đủ mọi tầng lớp xã hội và chính kiến từ học sinh đến giáo viên. Họ thuộc nhiều đảng phái chính trị và quyền tự do ngôn luận được tôn trọng triệt để. Ở quốc gia Paraguay nhỏ bé này nhà nước lo trọn gói về giáo dục từ mầm non đến hết bậc trung học trong các trường nhà nước nhưng người dân vẫn thích gởi con đến các trường tư thục Công Giáo do các tu sĩ đảm trách dù phải trả tiền khá cao, vì ở đó con cái họ chẳng những học được kiến thức mà còn học được nhân cách làm người, và sau khi hoàn tất trung học các em dễ dàng vào đại học và có cơ hội thăng tiến việc làm hơn. Nhà nước còn động viên và hỗ trợ về mọi mặt nếu một tổ chức tôn giáo nào đứng ra thành lập trường học hay bệnh viện vì điều đó sẽ làm giảm bớt gánh nặng ngân sách cho quốc gia miễn là việc đào tạo và phục vụ có chất lượng.

Trong những ngày tháng làm việc trực tiếp trong ngành giáo dục cả đối nội lẫn đối ngoại với cương vị là người đứng đầu một trường Công Giáo, chúng tôi hiểu được rất nhiều điều cả tích cực lẫn tiêu cực ở một quốc gia tự do. Dù trường công hay trường tư ở quốc gia này, giáo dục luôn đặt nặng hàng đầu việc giảng dạy cho các học sinh là người hữu ích với châm ngôn : Thượng Đế - Tổ Quốc và Gia đình. Dù anh thuộc tôn giáo nào không quan trọng nhưng anh phải biết kính trọng một Vị Thượng Đế trên cao, anh phải yêu mến tổ quốc và sẵn sàng sống chết cho tổ quốc nơi anh đang sinh sống và anh phải biết quí trọng gia đình của riêng anh. Chúng tôi đã đồng hành với các giáo viên và các em học sinh trong hầu hết các buổi chính khóa, các sinh hoạt bề nổi cũng như các hoạt động mang tính tôn giáo vì các trường học Công Giáo có những tiêu chí riêng và nhà nước phải công nhận. Qua những hoạt động đó, thầy trò chúng tôi hiểu nhau và gắn bó với nhau nhiều hơn để cùng nhau thăng tiến. Là một trường lớn ở Thủ Đô nên không tránh khỏi những “chuyện thường ngày xảy ra ở huyện” như đánh nhau, quậy phá, chỉ trích nhau trên mạng xã hội vì học sinh bây giờ với những phương tiện kỹ thuật hiện đại và Internet nhiều lúc khiến chúng tôi cũng đau đầu để giải quyết những tố giác vì là người đứng mũi chịu sào với sự trợ giúp của các luật sư và nhà tâm lý nên cũng hạn chế rất nhiều những điều tệ hại khó lường.

Trong Tỉnh Dòng có nhiều nhân sự nhưng không mấy ai thích làm việc chuyên môn nên cha Bề trên nhiều lúc cũng khó xử khi tìm người thay thế. Nếu mình chỉ nghĩ đến mình mà tránh những điều khó thì đâu là đức vâng lời trong đời tu. Nhiều lúc trong lòng cứ đắn đo, thậm chí so đo nữa là sao Bề trên cứ muốn đẩy mình vào chỗ khó và sao mình không dám mạnh dạn từ chối. Tuy nhiên khi nghĩ lại cũng thấy thương cho những người trách nhiệm vì họ tin mình và biết khả năng của mỗi người mới giao nhiệm vụ chứ nếu đặt nhằm chỗ thì có ngày tan nát nhà Dòng.

Đại Hội Giới Trẻ Dòng Ngôi Lời

Tuần thứ hai của tháng 9, Dòng Ngôi Lời ở Paraguay tổ chức kỳ Đại Hội Giới Trẻ lần thứ II trong 3 ngày cuối tuần diễn ra tại Nhà Tĩnh Tâm của Dòng ở miền Đông đất nước. Tham dự lần này có gần 220 bạn trẻ và linh mục thuộc tất cả các trường học và giáo xứ trên toàn quốc nơi Dòng Ngôi Lời phụ trách.

Chủ đề giới trẻ năm nay chúng tôi muốn giúp các em dấn thân hơn với lời cam kết của các em với Chúa Ki-tô là “Jóvenes para Cristo” (Giới trẻ cho Đức Ki-tô) và cũng chuẩn bị cho các em bước vào mùa Xuân khi cơn lạnh vừa chấm dứt vì “Tuổi trẻ là mùa Xuân” bắt đầu vào ngày 21 tháng 9 này.

Đây là Đại Hội giới trẻ chứ không phải là cuộc tĩnh tâm nên chúng tôi đã mời những vị thuyết trình rất trẻ và có nhiều kinh nghiệm với giới trẻ để bắt nhịp được hồn của giới trẻ khi chúng tôi giúp các em hiểu và dùng cho đúng những mạng xã hội trong việc loan báo Tin Mừng vì giới trẻ ở đây khá thờ ơ và khô khan với Lời Chúa và Thánh Lễ. Các em chủng sinh liên hiệp quốc trong Dòng là những hoạt náo viên đầy tài năng đã làm cho những ngày Đại Hội “nổ tung” với những điệu nhảy Samba, Tango, Lambada, Hiphop… và các bài hát sinh hoạt đậm tính Nam Mỹ đã giúp giới trẻ tham gia hết mình và tập trung hơn theo thời khóa biểu của chương trình vì giới trẻ Nam Mỹ mà thiếu chuyện hát hò và nhảy nhót coi như thất bại.

Các anh em linh mục và tu sĩ trẻ trong Dòng đang thực tập truyền giáo ở đây đã tham gia hết mình khi nhìn thấy giới trẻ chính là hình ảnh của mình. Chúng tôi là người trong Ban Tổ Chức nhiều khi lúng túng vì lúc đầu các em đăng ký tham dự là 150 nhưng con số lại gia tăng không ngờ lên đến 220 trong chính ngày Đại Hội do dư âm tích cực của Đại Hội lần trước khiến chúng tôi một phen lo lắng nhưng đâu cũng vào đó và cảm thấy vui khi các em đáp lại lời mời gọi và tham gia tích cực.

Ai đó đã từng nói “Thay đổi một người là thay đổi cả thế giới”. 220 bạn trẻ tham dự đại Hội đã hứa quyết tâm khi trở về sẽ làm một điều gì đó có ích nơi các em sinh sống để trở thành những cánh tay nối dài của Chúa Ki-tô. Nhớ lại Giáo Hội Công Giáo Hàn quốc cách đây hơn 30 năm thì người Công Giáo chỉ khoảng 2 triệu người, nhưng trong chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô vào trung tuần tháng 8 vừa qua thì nghe nói con số Công Giáo của Hàn quốc hiện nay đã gần 5 triệu người. Chính giới trẻ là tương lai của Giáo Hội và xã hội nếu chúng ta biết định hướng đúng lúc, nhất là các linh mục biết đồng hành và biết quan tâm đến họ. Các em sẽ là những nhà truyền giáo hữu hiệu nhất trong môi trường các em sinh sống, và nhất là các em sẽ dùng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để nói về Chúa cho những bạn bè của mình. Chúng con có chút ít kinh nghiệm trong việc đồng hành với giới trẻ trong những năm tháng truyền giáo nơi đây và luôn tranh thủ mọi thời gian có thể trong các trường học hay trong các buổi thuyết trình tại các giáo xứ để giúp giới trẻ chẳng những trong việc thu lượm kiến thức nhưng còn trong đời sống thiêng liêng của các em nữa để hướng các em cân bằng đời sống tri thức và đời sống thiêng liêng trong một thế giới tục hóa đang phát triển từng ngày.

Hôm nay ngày 21 tháng 9, người dân Nam Mỹ bắt đầu bước vào mùa Xuân và giới trẻ trong các trường học và giáo xứ đón chào mùa Xuân theo phong cách Nam Mỹ. Xin Chúa là mùa Xuân Vĩnh Cửu ban ơn lành cho giới trẻ Paraguay cũng như giới trẻ trên toàn thế giới biết dấn thân và cam kết theo Chúa Ki-tô.

Paraguay, ngày 21 tháng 9 năm 2014 – Lễ Thánh Mát-thêu Tông Đồ

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Chiều Về
Tấn Đạt
21:20 21/09/2014
BÊN NHAU CHIỀU VỀ
Ảnh của Tấn Đạt
Ta vẫn bên nhau những tháng ngày
Những chiều nắng Hạ mộng mơ say..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)