Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời kinh tuyệt vời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:29 25/07/2013
Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 11, 1-13
LỜI KINH TUYỆT VỜI
Mỗi tôn giáo đều có những kinh nguyện, những lời cầu xin và những phương cách cầu nguyện riêng.Đạo Công Giáo đã luôn đi theo đường lối của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Đạo, Ngài đã dạy các môn đệ, các tông đồ kinh lạy Cha như là lời kinh tuyệt vời nhất.Do đó, chúng ta hãy cầu nguyện với tâm tình thống hối, tôn thờ, cảm tạ và xin ơn.
Chúa Giêsu trong suốt cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng, Ngài luôn cầu nguyện, cả cuộc đời của Ngài là lời cảm tạ tri ân không ngừng. Ngài đã làm gương cho các tông đồ, làm gương cho nhân loại về việc cầu nguyện.Khi các tông đồ xin Chúa dạy các ngài cầu nguyện, Chúa dạy các ngài kinh lạy Cha. Kinh lạy Cha cho thấy Chúa dạy các tông đồ và nhân loại tâm tình và cách sống thế nào để xứng đáng là con cái Thiên Chúa, đáng gọi Thiên Chúa là Cha, và chúng ta phải xin Chúa những điều gì.
Chúa dạy chúng ta phải gọi Thiên Chúa là Cha vì Abba “ Cha ơi “ là lời thưa thân thương nhưng đầy lòng tôn kính bởi Chúa là Cha của chúng ta, yêu mến chúng ta, nên chúng ta phải yêu mến Chúa, tôn thờ Chúa. Ngài dựng nên vũ trụ, con người, Ngài điều khiển, hướng dẫn, cai quản mọi sự trên trời dưới đất.Nên, chúng ta phải kính thờ, tin tưởng, mến yêu Chúa.
Chúa dạy chúng ta nhận biết Danh Chúa, nhận biết Thiên Chúa là Cha, do đó, chúng ta cầu xin cho Danh của Chúa được cả sáng, Danh Chúa được vinh hiển và cho mọi người được nhận biết Nước Thiên Chúa. Ngài dạy như thế để chúng ta hiểu những gì chúng ta phải xin, những gì chúng ta cần xin và những gì cần xin trước, những gì xin sau.
Cầu xin không phải chỉ là xin ơn, chỉ là liệt kê những điều chúng ta muốn xin, nhưng Chúa dạy chúng ta phải kiên trì cầu nguyện, tức là nhẫn nại chờ đợi. Chúa dạy chúng ta phải có thái độ cầu nguyện liên lỉ, không ngừng, kiên trì, nhẫn nại. Chúng ta cầu nguyện không phải Chúa không nghe chúng ta, hay Chúa làm ngơ, Chúa không biết chúng ta xin gì, cần gì nhưng Chúa muốn củng cố đức tin cho chúng ta. Chúa muốn chúng ta chờ đợi với lòng tin sâu xa. Nếu chúng ta cầu xin mà vẫn chưa thấy gì thì không phải Chúa không muốn ban cho chúng ta nhưng Ngài muốn chúng ta nhẫn nại, xem đức tin của chúng ta thế nào, lòng trông cậy của chúng ta có vững chắc không ? Thực tế, khi cầu nguyện, chúng ta cứ tưởng Chúa phải chiều ý, phải ban cho chúng ta những điều chúng ta xin. NhưngThiên Chúa luôn nghe lời và Ngài ban cho chúng ta theo Ngài phân định, nghĩa là khi chúng ta xin ơn này, Chúa thấy chưa cần, Ngài lại ban cho chúng ta một ơn khác. Hoặc có lúc chúng ta xin nhưng Chúa lại cho chúng ta điều cần thiết mà chúng ta không nghĩ tới. Có lúc chúng ta cầu xin nhưng chờ hoài, chờ mãi Chúa vẫn chưa ban vì Chúa muốn tăng thêm, củng cố đức tin cho chúng ta.
Sống ở thế gian, nhiều khi chúng ta cầu nguyện nhưng Chúa chưa ban ơn, chúng ta nản lòng hay có lúc chúng ta còn dám phàn nàn cả Chúa nữa, còn dám trách móc kêu la Chúa nữa. Chúng ta thiếu kiên nhẫn, chúng ta chưa phó thác, chưa dám tin tưởng tuyệt đối vào Chúa.Chúng ta nên biết rằng Chúa nhân từ và giầu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương và muốn điều gì lợi ích nhất cho linh hồn chúng ta. Chính vì thế, khi cầu nguyện chúng ta phải luôn đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào sự quan phòng tuyệt đối của Chúa.
Cha Pierre Emonet s.j. đã viết :” ...Những ai hướng lòng trí về Thiên Chúa, không có gì đảm bảo rằng họ sẽ đạt được tất cả những gì mình mong muốn, nhưng chắc chắn một điều rằng họ sẽ được một phần thưởng không hề hư mất, đó là Thánh Thần. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho ta những điều quí giá dù ít hay nhiều, và Người ban cho Ta sự bất ngờ, lý trí và sức mạnh sống, mà qua đó Người ban cho ta Thần Khí theo cách riêng của Ngài “.
Lạy Chúa Giêsu, xin day chúng con cầu nguyện và tăng thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết tin tưởng, cậy trông và phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Cầu nguyện là gì ?
2.Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện thế nào ?
3.Khi cầu nguyện có phải chúng ta chỉ xin ơn không ?
4.Thiên Chúa là Cha có nghĩa gì ?
5.Chúng ta có cần cầu nguyện không ? Tại sao ?
Lc 11, 1-13
LỜI KINH TUYỆT VỜI
Mỗi tôn giáo đều có những kinh nguyện, những lời cầu xin và những phương cách cầu nguyện riêng.Đạo Công Giáo đã luôn đi theo đường lối của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Đạo, Ngài đã dạy các môn đệ, các tông đồ kinh lạy Cha như là lời kinh tuyệt vời nhất.Do đó, chúng ta hãy cầu nguyện với tâm tình thống hối, tôn thờ, cảm tạ và xin ơn.
Chúa Giêsu trong suốt cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng, Ngài luôn cầu nguyện, cả cuộc đời của Ngài là lời cảm tạ tri ân không ngừng. Ngài đã làm gương cho các tông đồ, làm gương cho nhân loại về việc cầu nguyện.Khi các tông đồ xin Chúa dạy các ngài cầu nguyện, Chúa dạy các ngài kinh lạy Cha. Kinh lạy Cha cho thấy Chúa dạy các tông đồ và nhân loại tâm tình và cách sống thế nào để xứng đáng là con cái Thiên Chúa, đáng gọi Thiên Chúa là Cha, và chúng ta phải xin Chúa những điều gì.
Chúa dạy chúng ta phải gọi Thiên Chúa là Cha vì Abba “ Cha ơi “ là lời thưa thân thương nhưng đầy lòng tôn kính bởi Chúa là Cha của chúng ta, yêu mến chúng ta, nên chúng ta phải yêu mến Chúa, tôn thờ Chúa. Ngài dựng nên vũ trụ, con người, Ngài điều khiển, hướng dẫn, cai quản mọi sự trên trời dưới đất.Nên, chúng ta phải kính thờ, tin tưởng, mến yêu Chúa.
Chúa dạy chúng ta nhận biết Danh Chúa, nhận biết Thiên Chúa là Cha, do đó, chúng ta cầu xin cho Danh của Chúa được cả sáng, Danh Chúa được vinh hiển và cho mọi người được nhận biết Nước Thiên Chúa. Ngài dạy như thế để chúng ta hiểu những gì chúng ta phải xin, những gì chúng ta cần xin và những gì cần xin trước, những gì xin sau.
Cầu xin không phải chỉ là xin ơn, chỉ là liệt kê những điều chúng ta muốn xin, nhưng Chúa dạy chúng ta phải kiên trì cầu nguyện, tức là nhẫn nại chờ đợi. Chúa dạy chúng ta phải có thái độ cầu nguyện liên lỉ, không ngừng, kiên trì, nhẫn nại. Chúng ta cầu nguyện không phải Chúa không nghe chúng ta, hay Chúa làm ngơ, Chúa không biết chúng ta xin gì, cần gì nhưng Chúa muốn củng cố đức tin cho chúng ta. Chúa muốn chúng ta chờ đợi với lòng tin sâu xa. Nếu chúng ta cầu xin mà vẫn chưa thấy gì thì không phải Chúa không muốn ban cho chúng ta nhưng Ngài muốn chúng ta nhẫn nại, xem đức tin của chúng ta thế nào, lòng trông cậy của chúng ta có vững chắc không ? Thực tế, khi cầu nguyện, chúng ta cứ tưởng Chúa phải chiều ý, phải ban cho chúng ta những điều chúng ta xin. NhưngThiên Chúa luôn nghe lời và Ngài ban cho chúng ta theo Ngài phân định, nghĩa là khi chúng ta xin ơn này, Chúa thấy chưa cần, Ngài lại ban cho chúng ta một ơn khác. Hoặc có lúc chúng ta xin nhưng Chúa lại cho chúng ta điều cần thiết mà chúng ta không nghĩ tới. Có lúc chúng ta cầu xin nhưng chờ hoài, chờ mãi Chúa vẫn chưa ban vì Chúa muốn tăng thêm, củng cố đức tin cho chúng ta.
Sống ở thế gian, nhiều khi chúng ta cầu nguyện nhưng Chúa chưa ban ơn, chúng ta nản lòng hay có lúc chúng ta còn dám phàn nàn cả Chúa nữa, còn dám trách móc kêu la Chúa nữa. Chúng ta thiếu kiên nhẫn, chúng ta chưa phó thác, chưa dám tin tưởng tuyệt đối vào Chúa.Chúng ta nên biết rằng Chúa nhân từ và giầu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương và muốn điều gì lợi ích nhất cho linh hồn chúng ta. Chính vì thế, khi cầu nguyện chúng ta phải luôn đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào sự quan phòng tuyệt đối của Chúa.
Cha Pierre Emonet s.j. đã viết :” ...Những ai hướng lòng trí về Thiên Chúa, không có gì đảm bảo rằng họ sẽ đạt được tất cả những gì mình mong muốn, nhưng chắc chắn một điều rằng họ sẽ được một phần thưởng không hề hư mất, đó là Thánh Thần. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho ta những điều quí giá dù ít hay nhiều, và Người ban cho Ta sự bất ngờ, lý trí và sức mạnh sống, mà qua đó Người ban cho ta Thần Khí theo cách riêng của Ngài “.
Lạy Chúa Giêsu, xin day chúng con cầu nguyện và tăng thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết tin tưởng, cậy trông và phó thác vào sự quan phòng của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Cầu nguyện là gì ?
2.Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện thế nào ?
3.Khi cầu nguyện có phải chúng ta chỉ xin ơn không ?
4.Thiên Chúa là Cha có nghĩa gì ?
5.Chúng ta có cần cầu nguyện không ? Tại sao ?
Ai gỏ cửa thì sẽ mở cho
Lm Jude Siciliano OP
05:53 25/07/2013
Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN -C
Sáng thế 18: 20-32; Tvịnh 138; Côlôsê 2: 12-14; Luca 11: 1-13
AI GỎ CỬA THÌ SẺ MỞ CHO
Cách đây vài năm có một phụ nữ, ở một thành phố thuộc miền nam, đã cống hiến đời mình cho người nghèo, được văn phòng Bác Ái Xã Hội của Tổng Giáo Phận tổ chức một bữa tiệc để tôn vinh chị. Khi được hỏi: chị đã bắt đầu chọn con đường suốt đời phục vụ này như thế nào? Sự cảm thông với những người khó nghèo đến từ đâu? Chị cho biết rằng mình đã lớn lên ở Miền Nam trong thời còn phân biệt chủng tộc. Sáu người Mỹ gốc Phi lúc đó đang đào mương trên mảnh đất cạnh nhà của chị. Đó là một ngày hè nắng gay gắt. Một trong những người đó đến gõ cánh cửa kính nhà chị để xin nước uống. Chị lấy cái ca mà mọi người trong nhà vẫn thường dùng để múc nước cho ông ấy. Nhưng mẹ của chị bảo bà: “Không được đâu, con gái ạ!” Rồi người mẹ đặt cái ca ấy chỗ tủ chén và với tay lấy cái ly để trên ngăn kệ cao nhất chỉ dùng tiếp khách quý. Bà đưa cái ly ấy cho chị và nói: “Này con yêu, chúng ta luôn phục vụ khách với những cái ly tốt nhất”.
Chính cử chỉ của người mẹ đã in vào lòng chị suốt đời. Chị gọi đó là khoản khắc quyết định giúp chị quan tâm đến những người xa lạ, kẻ nghèo túng và tầm quan trọng của lòng hiếu khách. Chị nói rằng, chính cử chỉ của mẹ chị đã “đánh thức chị”.
Trong dụ ngôn hôm nay, một người hàng xóm đến gõ cửa nhà người khác vào lúc nửa đêm. Trong một ngôi làng nhỏ, mọi người đều biết nhau và cò thể cùng sài chung lò nướng bánh. Do đó, hẳn là họ biết chỗ nào có bánh ngon để đãi khách đột xuất. Một người đứng ngoài cửa xin bánh của bạn mình. Dụ ngôn cho thấy rõ rằng đây không phải là một ngôi nhà lớn nhưng chỉ là một túp lều nhỏ với một gia đình đang nằm ngủ trong đó. Quả là các thành viên trong gia đình ấy rất lấy làm phiền khi phải thức dậy và chia bánh của bữa sáng hôm sau của gia đình mình cho người ấy. Như thế nghĩa là gia đình phải ăn ít đi. Lòng hiếu khách quả là bất tiện và nguy hiểm.
Những người đang nghe Đức Giêsu được giáo dục trong môi trường hiếu khách của miền Trung Đông. Nếu không tử tế và không đón tiếp lữ khách là một sự ô nhục, không chỉ đối với gia đình đó mà cả ngôi làng đó. Làng ấy sẽ bị xỉ nhục và bị cho là thiếu lòng hiếu khách. Trong dụ ngôn này không mang kịch tính. Người nghe hẳn đã biết được câu trả lời là: anh hãy trỗi dậy, bất kể ngày hay đêm, và quảng đại đãi người đang hỏi xin kia. Không cần bàn cãi hay do dự gì nữa: chia sẻ lương thực cũng chính là chia sẻ đời sống và nguyên tắc hiếu khách đòi phải chia sẻ cái quý nhất mà quý vị có; bánh mới nhất.
Đức Giêsu mở đầu dụ ngôn với câu nói rằng: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy…” Có vẻ như Đức Giêsu muốn nói: “Anh em có biết người nào như thế không?” Đó là câu hỏi tu từ mà họ phải trả lời: “Dĩ nhiên là biết, còn nghi ngờ chi nữa!”
Khi đời sống trở nên khó khăn, dù là thiếu cái ăn khi cần đến lòng hiếu khách, hay tinh thần suy kiệt, tâm trí rã rời, chúng ta thường nghĩ rằng Thiên Chúa chắc đã ngủ quên đằng sau cánh cửa đóng kín. Chúng ta thấy rất thất vọng khi đứng ngoài cửa. Những lúc như thế thì việc nghe được từ khóa của dụ ngôn hôm nay quả là quan trọng: người mà ta gõ cửa kia chính là một “Người Bạn”.
Cách mà Đức Giêsu đưa ra trong dụ ngôn giả định một lời đáp lại cách thiện chí. Khi thiếu thốn, người này tìm đến bạn, không phải ai vô tâm hay hoàn toàn xa lạ. Trong bối cảnh đó thì lòng hiếu khách và quảng đại hết mình là điều bắt buộc; thậm chí có thể tốn kém hay nguy hiểm đối với người được yêu cầu.
Đức Giêsu chính là lòng hiếu khách của Thiên Chúa. Là tấm bánh ngon nhất và không bao giờ thiếu dành cho những kẻ thiếu thốn mà chúng ta gặp trên những bước đường gian khó ta trải qua. Cố gắng làm những điều đúng đắn và công bằng đã là mệt mỏi. Thật nản lòng khi phải yêu quý những kẻ khó ưa. Ắt hẳn dụ ngôn này nói đến vấn đề nghèo đói, giáo dục và sắc tộc như thể là một ngọn núi lớn và không thể vượt qua được. Đó là nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo hay khó khăn về tinh thần thể xác của tuổi về già. Hành trình này thật gian khó, nếu không phải bây giờ, thì cũng sẽ đến lúc xảy đến.
Dụ ngôn muốn ám chỉ đến thắc mắc này: nếu một người bạn mà còn có thể cho ta miếng bánh trong lúc ta đang túng quẫn, thì Thiên Chúa còn rộng rãi biết nhường nào với những kẻ biết chạy đến cùng Người khi thiếu thốn? Thiên Chúa không phải là Đấng thích thử thách hay xa lạ như một số người đã được lớn lên với ý nghĩ như thế; nhưng là một Thiên Chúa thân thiện và sẵn sàng ra tay giúp đỡ khi ta đói khổ, và dĩ nhiên, để rồi chúng ta có thể sẵn sàng giúp đỡ những người đói khổ ta gặp trên suốt đường đời.
Tôi thường nghĩ rằng yêu cầu, tìm kiếm và gõ cửa là những phương thế bảo đảm. Nếu tôi tha thiết và đủ kiên nhẫn khẩn nguyện điều đúng đắn, thì điều gì tôi xin tôi sẽ nhận được. Khi kiếm tìm, tôi sẽ được thấy. Khi gõ cửa, tôi sẽ được mở cho và bước vào dễ dàng. Khi tôi khẩn khoản nguyện xin và đủ kiên nhẫn, không phải xin những điều vớ vẩn, tôi sẽ nghe được lời Đức Giêsu nói với mình: “chẳng lẽ Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
Nhìn lại đời mình, tôi nhận ra tôi đã được nghe và được trao ban bánh là chính Thần Khí của Đức Giêsu: khi tôi ở trong hoàn cảnh khó khăn và phải vất vả để thoát ra khỏi nó, thì Thánh Thần được ban cho; khi kiên trì đấu tranh cho điều mà tôi cho là đúng, thậm chí cả khi sự việc chẳng mấy biến chuyển, thì Thánh Thần vẫn được ban cho; và khi tôi thấy bản thân mình thay đổi và trở nên dễ cảm thông với những người làm tôi bực mình, thì Thánh Thần được ban cho tôi.
Đức Giêsu nói rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta Thánh Thần. Ân huệ này là một hơi thở mới bên trong, để làm cho tinh thần của ta được sống động; thổi một sự sống mới vào trong mọi hoàn cảnh; mang lại niềm hy vọng ngay khi chúng ta hoàn toàn nản chí. Bất cứ nơi nào chúng ta thấy cần có Thánh Thần– hãy xin, tìm và gõ cửa. Khi cầu xin như thế là chúng ta tin tưởng vào dụ ngôn này: chúng ta đang đứng trước cửa và đằng sau cánh cửa ấy là một Người Bạn luôn sẵn sàng cho chúng ta thứ bánh ta cần.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
17th SUNDAY IN ORDINARY TIME -C-
Genesis 18: 20-32; Psalm 138; Colossians 2: 12-14; Luke 11: 1-13
Some years ago a woman in a southern city, whose life was dedicated to the poor, was honored at a luncheon given by her diocesan Catholic Charities office. She was asked how she got started on this road of lifetime service. Where did her sensitivity to the needy come from? She described growing up in the South during the days of segregation. Six African-American men were digging a ditch in a vacant lot next to her home. It was a very hot summer day, with a blazing sun. One of the men knocked at her back screen door and asked for water. She got the jelly jars the family always drank from. Her mother came in and said to her, "No, no dear." Her mother put the jelly jars back in the cupboard and took the best Sunday-visitor glasses from the cupboard’s top shelf. Giving them to her daughter for the water she said, "Honey, we always serve guests with the best glasses."
That gesture by her mother imprinted on her for the rest of her life. She named it as a key moment, which opened her eyes to the stranger, the needy and the importance of hospitality. She said her mother’s gesture "woke her up."
In today’s parable a neighbor knocks in the middle of the night. In a small village everyone would know one another and they would have shared a common oven for baking. So, they would know where the best bread could be found to serve an unexpected guest. The petitioner on the outside requests the bread from a "friend."
The parable makes it quite clear that this is not a large fancy house, but a hut with the family inside stretched out asleep for the night. What a disturbance it would cause for a member of the household to get up and share from the family’s breadbasket. It would also mean less for the family. Hospitality was inconvenient and risk taking.
Jesus’ hearers are trained in the hospitality of the Middle East. Not to be gracious and welcoming to a traveler would be a stigma, not only on the host family, but on the entire village. The village would be disgraced and become known for its lack of hospitality. There was no suspense in this parable. The listeners would know what the answer was: you got up, no matter what the time of day or night, and generously filled the request. It would be unthinkable to hold back: sharing food was really sharing life and the rules of hospitality required sharing the best you had; the freshest bread.
Jesus begins the parable by saying, "Suppose one of you has a friend to whom he goes at midnight…." It was as if he were saying, "Do you know anyone like this?" It was a rhetorical question which they would answer, "Of course not! Unthinkable!"
When our lives get difficult, whether it’s running out of bread when hospitality is called for, or running low on the resources of spirit, mind and psyche at critical moments, we are tempted to think that the Holy One is asleep behind a closed door. We feel very much on the outside. At these times it’s important to hear the keyword in the parable – the one at whose door we knock is a "Friend."
The way Jesus proposes the parable presumes a favorable response. In need the petitioner went to a friend, not an uncaring, aloof stranger. It was a setting where extravagant hospitality and generosity were the norm; even at great cost and risk to the one being asked.
Jesus is the hospitality of God. The best and always-ready-bread for the hungers we face on our sometimes arduous, journey. It’s tiring to keep trying to do what is right and fair. It’s discouraging to love those who are less than loving. It’s overwhelming to address issues of poverty, education or racism that are huge and seeming insurmountable mountains. It’s scary to face serious illness or the physical and emotional hardships of old-age. The journey is hard, if not now, there will be moments.
The parable implies a question: if a friend would give us the bread we need at an inconvenient time, how much more will God give to those who turn to God in hunger? This is not the testing, distant God some of us grew up with; but the friend, ready to jump up to give us the nourishment we need, and must have, so that we can feed the hungers of others we meet on the journey.
I always thought asking, seeking, knocking were kinds of guarantees. If I prayed the right prayer hard enough and long enough, what I asked for, I would get. When I sought, I would find. When I knocked, I would get quick and easy entry. As I have prayed hard and long for some, not trifling things, I have heard Jesus say, "How much more will the heavenly Father give the Holy Spirit to those who ask?"
Looking back I realize I have been heard and given the bread of Jesus’ very Spirit: when I stayed with a difficult situation and somehow muddled through it, the Spirit was given; when I persevered in a struggle for what I thought was right and, even when things didn’t change quickly, the Spirit was given; when I found myself enabled to make a difficult sacrifice I didn’t think possible, the Spirit was given; and when I found myself changing and becoming more compassionate towards those who drive me nuts, the Spirit was given.
Jesus says God will give us the Spirit. That gift means a new breath within, to quicken our own spirit; breathe new life into some situations; give new hope when we are ready to throw in the towel. Anyplace we feel a need for the Spirit – ask, seek, knock. As we pray for that gift we believe the parable: we are knocking at the door and inside is a hospitable Friend ready to give us the good bread we need.
Sáng thế 18: 20-32; Tvịnh 138; Côlôsê 2: 12-14; Luca 11: 1-13
AI GỎ CỬA THÌ SẺ MỞ CHO
Cách đây vài năm có một phụ nữ, ở một thành phố thuộc miền nam, đã cống hiến đời mình cho người nghèo, được văn phòng Bác Ái Xã Hội của Tổng Giáo Phận tổ chức một bữa tiệc để tôn vinh chị. Khi được hỏi: chị đã bắt đầu chọn con đường suốt đời phục vụ này như thế nào? Sự cảm thông với những người khó nghèo đến từ đâu? Chị cho biết rằng mình đã lớn lên ở Miền Nam trong thời còn phân biệt chủng tộc. Sáu người Mỹ gốc Phi lúc đó đang đào mương trên mảnh đất cạnh nhà của chị. Đó là một ngày hè nắng gay gắt. Một trong những người đó đến gõ cánh cửa kính nhà chị để xin nước uống. Chị lấy cái ca mà mọi người trong nhà vẫn thường dùng để múc nước cho ông ấy. Nhưng mẹ của chị bảo bà: “Không được đâu, con gái ạ!” Rồi người mẹ đặt cái ca ấy chỗ tủ chén và với tay lấy cái ly để trên ngăn kệ cao nhất chỉ dùng tiếp khách quý. Bà đưa cái ly ấy cho chị và nói: “Này con yêu, chúng ta luôn phục vụ khách với những cái ly tốt nhất”.
Chính cử chỉ của người mẹ đã in vào lòng chị suốt đời. Chị gọi đó là khoản khắc quyết định giúp chị quan tâm đến những người xa lạ, kẻ nghèo túng và tầm quan trọng của lòng hiếu khách. Chị nói rằng, chính cử chỉ của mẹ chị đã “đánh thức chị”.
Trong dụ ngôn hôm nay, một người hàng xóm đến gõ cửa nhà người khác vào lúc nửa đêm. Trong một ngôi làng nhỏ, mọi người đều biết nhau và cò thể cùng sài chung lò nướng bánh. Do đó, hẳn là họ biết chỗ nào có bánh ngon để đãi khách đột xuất. Một người đứng ngoài cửa xin bánh của bạn mình. Dụ ngôn cho thấy rõ rằng đây không phải là một ngôi nhà lớn nhưng chỉ là một túp lều nhỏ với một gia đình đang nằm ngủ trong đó. Quả là các thành viên trong gia đình ấy rất lấy làm phiền khi phải thức dậy và chia bánh của bữa sáng hôm sau của gia đình mình cho người ấy. Như thế nghĩa là gia đình phải ăn ít đi. Lòng hiếu khách quả là bất tiện và nguy hiểm.
Những người đang nghe Đức Giêsu được giáo dục trong môi trường hiếu khách của miền Trung Đông. Nếu không tử tế và không đón tiếp lữ khách là một sự ô nhục, không chỉ đối với gia đình đó mà cả ngôi làng đó. Làng ấy sẽ bị xỉ nhục và bị cho là thiếu lòng hiếu khách. Trong dụ ngôn này không mang kịch tính. Người nghe hẳn đã biết được câu trả lời là: anh hãy trỗi dậy, bất kể ngày hay đêm, và quảng đại đãi người đang hỏi xin kia. Không cần bàn cãi hay do dự gì nữa: chia sẻ lương thực cũng chính là chia sẻ đời sống và nguyên tắc hiếu khách đòi phải chia sẻ cái quý nhất mà quý vị có; bánh mới nhất.
Đức Giêsu mở đầu dụ ngôn với câu nói rằng: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy…” Có vẻ như Đức Giêsu muốn nói: “Anh em có biết người nào như thế không?” Đó là câu hỏi tu từ mà họ phải trả lời: “Dĩ nhiên là biết, còn nghi ngờ chi nữa!”
Khi đời sống trở nên khó khăn, dù là thiếu cái ăn khi cần đến lòng hiếu khách, hay tinh thần suy kiệt, tâm trí rã rời, chúng ta thường nghĩ rằng Thiên Chúa chắc đã ngủ quên đằng sau cánh cửa đóng kín. Chúng ta thấy rất thất vọng khi đứng ngoài cửa. Những lúc như thế thì việc nghe được từ khóa của dụ ngôn hôm nay quả là quan trọng: người mà ta gõ cửa kia chính là một “Người Bạn”.
Cách mà Đức Giêsu đưa ra trong dụ ngôn giả định một lời đáp lại cách thiện chí. Khi thiếu thốn, người này tìm đến bạn, không phải ai vô tâm hay hoàn toàn xa lạ. Trong bối cảnh đó thì lòng hiếu khách và quảng đại hết mình là điều bắt buộc; thậm chí có thể tốn kém hay nguy hiểm đối với người được yêu cầu.
Đức Giêsu chính là lòng hiếu khách của Thiên Chúa. Là tấm bánh ngon nhất và không bao giờ thiếu dành cho những kẻ thiếu thốn mà chúng ta gặp trên những bước đường gian khó ta trải qua. Cố gắng làm những điều đúng đắn và công bằng đã là mệt mỏi. Thật nản lòng khi phải yêu quý những kẻ khó ưa. Ắt hẳn dụ ngôn này nói đến vấn đề nghèo đói, giáo dục và sắc tộc như thể là một ngọn núi lớn và không thể vượt qua được. Đó là nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo hay khó khăn về tinh thần thể xác của tuổi về già. Hành trình này thật gian khó, nếu không phải bây giờ, thì cũng sẽ đến lúc xảy đến.
Dụ ngôn muốn ám chỉ đến thắc mắc này: nếu một người bạn mà còn có thể cho ta miếng bánh trong lúc ta đang túng quẫn, thì Thiên Chúa còn rộng rãi biết nhường nào với những kẻ biết chạy đến cùng Người khi thiếu thốn? Thiên Chúa không phải là Đấng thích thử thách hay xa lạ như một số người đã được lớn lên với ý nghĩ như thế; nhưng là một Thiên Chúa thân thiện và sẵn sàng ra tay giúp đỡ khi ta đói khổ, và dĩ nhiên, để rồi chúng ta có thể sẵn sàng giúp đỡ những người đói khổ ta gặp trên suốt đường đời.
Tôi thường nghĩ rằng yêu cầu, tìm kiếm và gõ cửa là những phương thế bảo đảm. Nếu tôi tha thiết và đủ kiên nhẫn khẩn nguyện điều đúng đắn, thì điều gì tôi xin tôi sẽ nhận được. Khi kiếm tìm, tôi sẽ được thấy. Khi gõ cửa, tôi sẽ được mở cho và bước vào dễ dàng. Khi tôi khẩn khoản nguyện xin và đủ kiên nhẫn, không phải xin những điều vớ vẩn, tôi sẽ nghe được lời Đức Giêsu nói với mình: “chẳng lẽ Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
Nhìn lại đời mình, tôi nhận ra tôi đã được nghe và được trao ban bánh là chính Thần Khí của Đức Giêsu: khi tôi ở trong hoàn cảnh khó khăn và phải vất vả để thoát ra khỏi nó, thì Thánh Thần được ban cho; khi kiên trì đấu tranh cho điều mà tôi cho là đúng, thậm chí cả khi sự việc chẳng mấy biến chuyển, thì Thánh Thần vẫn được ban cho; và khi tôi thấy bản thân mình thay đổi và trở nên dễ cảm thông với những người làm tôi bực mình, thì Thánh Thần được ban cho tôi.
Đức Giêsu nói rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta Thánh Thần. Ân huệ này là một hơi thở mới bên trong, để làm cho tinh thần của ta được sống động; thổi một sự sống mới vào trong mọi hoàn cảnh; mang lại niềm hy vọng ngay khi chúng ta hoàn toàn nản chí. Bất cứ nơi nào chúng ta thấy cần có Thánh Thần– hãy xin, tìm và gõ cửa. Khi cầu xin như thế là chúng ta tin tưởng vào dụ ngôn này: chúng ta đang đứng trước cửa và đằng sau cánh cửa ấy là một Người Bạn luôn sẵn sàng cho chúng ta thứ bánh ta cần.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
17th SUNDAY IN ORDINARY TIME -C-
Genesis 18: 20-32; Psalm 138; Colossians 2: 12-14; Luke 11: 1-13
Some years ago a woman in a southern city, whose life was dedicated to the poor, was honored at a luncheon given by her diocesan Catholic Charities office. She was asked how she got started on this road of lifetime service. Where did her sensitivity to the needy come from? She described growing up in the South during the days of segregation. Six African-American men were digging a ditch in a vacant lot next to her home. It was a very hot summer day, with a blazing sun. One of the men knocked at her back screen door and asked for water. She got the jelly jars the family always drank from. Her mother came in and said to her, "No, no dear." Her mother put the jelly jars back in the cupboard and took the best Sunday-visitor glasses from the cupboard’s top shelf. Giving them to her daughter for the water she said, "Honey, we always serve guests with the best glasses."
That gesture by her mother imprinted on her for the rest of her life. She named it as a key moment, which opened her eyes to the stranger, the needy and the importance of hospitality. She said her mother’s gesture "woke her up."
In today’s parable a neighbor knocks in the middle of the night. In a small village everyone would know one another and they would have shared a common oven for baking. So, they would know where the best bread could be found to serve an unexpected guest. The petitioner on the outside requests the bread from a "friend."
The parable makes it quite clear that this is not a large fancy house, but a hut with the family inside stretched out asleep for the night. What a disturbance it would cause for a member of the household to get up and share from the family’s breadbasket. It would also mean less for the family. Hospitality was inconvenient and risk taking.
Jesus’ hearers are trained in the hospitality of the Middle East. Not to be gracious and welcoming to a traveler would be a stigma, not only on the host family, but on the entire village. The village would be disgraced and become known for its lack of hospitality. There was no suspense in this parable. The listeners would know what the answer was: you got up, no matter what the time of day or night, and generously filled the request. It would be unthinkable to hold back: sharing food was really sharing life and the rules of hospitality required sharing the best you had; the freshest bread.
Jesus begins the parable by saying, "Suppose one of you has a friend to whom he goes at midnight…." It was as if he were saying, "Do you know anyone like this?" It was a rhetorical question which they would answer, "Of course not! Unthinkable!"
When our lives get difficult, whether it’s running out of bread when hospitality is called for, or running low on the resources of spirit, mind and psyche at critical moments, we are tempted to think that the Holy One is asleep behind a closed door. We feel very much on the outside. At these times it’s important to hear the keyword in the parable – the one at whose door we knock is a "Friend."
The way Jesus proposes the parable presumes a favorable response. In need the petitioner went to a friend, not an uncaring, aloof stranger. It was a setting where extravagant hospitality and generosity were the norm; even at great cost and risk to the one being asked.
Jesus is the hospitality of God. The best and always-ready-bread for the hungers we face on our sometimes arduous, journey. It’s tiring to keep trying to do what is right and fair. It’s discouraging to love those who are less than loving. It’s overwhelming to address issues of poverty, education or racism that are huge and seeming insurmountable mountains. It’s scary to face serious illness or the physical and emotional hardships of old-age. The journey is hard, if not now, there will be moments.
The parable implies a question: if a friend would give us the bread we need at an inconvenient time, how much more will God give to those who turn to God in hunger? This is not the testing, distant God some of us grew up with; but the friend, ready to jump up to give us the nourishment we need, and must have, so that we can feed the hungers of others we meet on the journey.
I always thought asking, seeking, knocking were kinds of guarantees. If I prayed the right prayer hard enough and long enough, what I asked for, I would get. When I sought, I would find. When I knocked, I would get quick and easy entry. As I have prayed hard and long for some, not trifling things, I have heard Jesus say, "How much more will the heavenly Father give the Holy Spirit to those who ask?"
Looking back I realize I have been heard and given the bread of Jesus’ very Spirit: when I stayed with a difficult situation and somehow muddled through it, the Spirit was given; when I persevered in a struggle for what I thought was right and, even when things didn’t change quickly, the Spirit was given; when I found myself enabled to make a difficult sacrifice I didn’t think possible, the Spirit was given; and when I found myself changing and becoming more compassionate towards those who drive me nuts, the Spirit was given.
Jesus says God will give us the Spirit. That gift means a new breath within, to quicken our own spirit; breathe new life into some situations; give new hope when we are ready to throw in the towel. Anyplace we feel a need for the Spirit – ask, seek, knock. As we pray for that gift we believe the parable: we are knocking at the door and inside is a hospitable Friend ready to give us the good bread we need.
Ý Chí
Lm Vũđình Tường
06:09 25/07/2013
Kiên tâm, bền chí là í tưởng chính trong bài Phúc Âm hôm nay. Dụ ngôn người bạn nửa đêm đến gõ cửa xin thực phẩm cho người bạn khác cho thấy chính nhờ kiên tâm bền chí giúp anh đạt được điều anh mong muốn. Câu chuyện này cũng cho chúng ta thấy mức độ khác nhau trong tình bạn. Tất cả có ba người đều là bạn của nhau. Hai người đầu có vẻ nghèo và người thứ ba có của ăn, của để. Họ nghèo thực sự, ngay cả trường hợp khẩn cấp bạn đến bất tử vào đêm khuya mà trong nhà không có gì cho bạn ăn chống đói. Người kia có lẽ cũng nghèo không tiền mua thực phẩm trên đường đi. Tình bạn thân thiết, chân tình như thế quả hiếm thấy. Người bạn thứ ba có dư của ăn hay ít nhất còn có thực phẩm trong kho. Anh từ chối giúp bạn không phải vì không có để giúp mà đưa ra lí do cửa đã gài then, anh đã lên giường, con cái ngủ say không muốn phiền. Người gõ cửa cảm thông với anh vì những phiền toái đó nhưng anh lâm vào tình trạng túng quẫn không lối thoát. Anh muối mặt tiếp tục gõ xin thực phẩm. Tiếng gõ không làm người bạn mở cửa mà chính là nhờ anh bền chí, kiên trì xin cho bằng được. Kiên tâm, bền chí giúp anh đạt được điều mong muốn, dù gặp khó khăn, tủi nhục.
Thực tế cho thấy có thành công đáng giá nào mà không phải trả giá. Giá càng cao thành công càng rực rỡ. Nhiều năm chăm chỉ học hành mới có kiến thức sống đời. Đôi khi phải cố gắng, chuyên cần gần như vượt quá khả năng để có thể thành công trên đời.
Trong phục vụ tha nhân cũng cần kiên trì. Kẻ thù chính của kiên trì là cám dỗ bỏ cuộc. Lí do chính vì ma quỷ cũng dùng biện pháp tương tự nên chúng rất sợ người Kitô hữu kiên tâm, bền chí trong đức tin. Biện pháp chính của ma quỷ là lì ra, ù lì hay đấu lì. Vì thế cơn cám dỗ thường đến rồi đi rồi lại đến năm lần, bảy lượt nó vẫn đến. Mày chai, mặt đá đến thế. Khi nói đến đấu lì là nói đến vượt quá mọi lí luận hợp lí bình thường. Kẻ đấu lì mong đạt mục đích đen tối, bất kể tai hại gây cho người khác. Trong khi kiên tâm, bền chí cũng là cách 'đấu lì' nhưng mục đích mang lợi ích cho người khác, thành tâm vì yêu mến chân thành. Đó là điều khác biệt giữa đấu lì và kiên tâm, bền chí.
Một khi bị cám dỗ Kitô hữu cần kiên tâm trong cầu nguyện. Bền vững trong đức tin. Ai có thể nói kiên tâm cầu nguyện, bền vững trong đức tin là xấu. Điều bình thường xảy ra cho mọi người đó là khi phục vụ và làm chứng nhân cho Chúa, lúc tinh thần cao vời, lúc ngất ngưởng, chao đảo và lúc mệt mỏi, chồn chân, mỏi gối muốn bỏ ngang. Muốn bỏ ngang là một cám dỗ xem có vẻ vô hại nhưng là rất hại, đại hại. Kiên tâm bền chí là kẻ thù của bỏ ngang. Người bền đỗ đến cùng là người kiên tâm trong cầu nguyện, bền vững trong đức tin, dù ngay cả khi muốn bỏ ngang vẫn cố gắng trung kiên, bền chí. Điều rõ ràng là đau khổ, khó khăn đến rồi đi, mà không bao giờ đến ở vĩnh viễn trong ta. Đừng tưởng rằng mọi hy sinh cố gắng phục vụ của mình như sóng biển đại dương biếng mất sau tiếng vỗ bờ. Dù sóng biển có biến mất sau tiếng vỗ nó cũng làm thay đổi bờ cát. Kiên tâm bền chí cũng vậy có sức mạnh chuyển dời mọi cám dỗ. Với kiên trì trong cầu nguyện ơn Chúa chắc chắn thắng mọi cám dỗ của tà thần.
Học từ ơn khôn ngoan của người bạn nghèo kiên tâm, bền chí xin thì sẽ được, gõ thì sẽ mở cho. Người kiên tâm luôn là người thành nhân.
LmVũđình Tường
TiengChuong.org
Thực tế cho thấy có thành công đáng giá nào mà không phải trả giá. Giá càng cao thành công càng rực rỡ. Nhiều năm chăm chỉ học hành mới có kiến thức sống đời. Đôi khi phải cố gắng, chuyên cần gần như vượt quá khả năng để có thể thành công trên đời.
Trong phục vụ tha nhân cũng cần kiên trì. Kẻ thù chính của kiên trì là cám dỗ bỏ cuộc. Lí do chính vì ma quỷ cũng dùng biện pháp tương tự nên chúng rất sợ người Kitô hữu kiên tâm, bền chí trong đức tin. Biện pháp chính của ma quỷ là lì ra, ù lì hay đấu lì. Vì thế cơn cám dỗ thường đến rồi đi rồi lại đến năm lần, bảy lượt nó vẫn đến. Mày chai, mặt đá đến thế. Khi nói đến đấu lì là nói đến vượt quá mọi lí luận hợp lí bình thường. Kẻ đấu lì mong đạt mục đích đen tối, bất kể tai hại gây cho người khác. Trong khi kiên tâm, bền chí cũng là cách 'đấu lì' nhưng mục đích mang lợi ích cho người khác, thành tâm vì yêu mến chân thành. Đó là điều khác biệt giữa đấu lì và kiên tâm, bền chí.
Một khi bị cám dỗ Kitô hữu cần kiên tâm trong cầu nguyện. Bền vững trong đức tin. Ai có thể nói kiên tâm cầu nguyện, bền vững trong đức tin là xấu. Điều bình thường xảy ra cho mọi người đó là khi phục vụ và làm chứng nhân cho Chúa, lúc tinh thần cao vời, lúc ngất ngưởng, chao đảo và lúc mệt mỏi, chồn chân, mỏi gối muốn bỏ ngang. Muốn bỏ ngang là một cám dỗ xem có vẻ vô hại nhưng là rất hại, đại hại. Kiên tâm bền chí là kẻ thù của bỏ ngang. Người bền đỗ đến cùng là người kiên tâm trong cầu nguyện, bền vững trong đức tin, dù ngay cả khi muốn bỏ ngang vẫn cố gắng trung kiên, bền chí. Điều rõ ràng là đau khổ, khó khăn đến rồi đi, mà không bao giờ đến ở vĩnh viễn trong ta. Đừng tưởng rằng mọi hy sinh cố gắng phục vụ của mình như sóng biển đại dương biếng mất sau tiếng vỗ bờ. Dù sóng biển có biến mất sau tiếng vỗ nó cũng làm thay đổi bờ cát. Kiên tâm bền chí cũng vậy có sức mạnh chuyển dời mọi cám dỗ. Với kiên trì trong cầu nguyện ơn Chúa chắc chắn thắng mọi cám dỗ của tà thần.
Học từ ơn khôn ngoan của người bạn nghèo kiên tâm, bền chí xin thì sẽ được, gõ thì sẽ mở cho. Người kiên tâm luôn là người thành nhân.
LmVũđình Tường
TiengChuong.org
Thánh Gioakim- Anna, Quan Thầy giới Cao Niên
Lm. Đaminh Hương Quất
10:40 25/07/2013
Thánh Gioakim- Anna, Quan Thầy giới Cao Niên
TUỔI GIÀ THẬT TƯƠI ĐẸP
(Mt 13, 18-23)
Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Trinh nữ Maria, ông bà ngoại của Chúa Giêsu- Đấng Cứu thế. Đặc biệt và thật ý nghĩa khi Giáo phận Xuân Lộc nhận các ngài làm Quan thầy của giới cao niên.
Thánh Gioakim và Anna là đôi bạn diễm phúc, luôn tuân giữ Luật Chúa truyền và sống đời ngay thẳng trong sạch. Kinh Thánh không có câu chữ nào đề cập đến các ngài, song ta biết được cuộc sống thánh thiện của các ngài là nhờ hoa quả lòng các ngài, như lời Chúa Giêsu nói: xem quả biết cây. Vâng các ngài đã cộng tác với ơn Chúa tặng ban cho nhân loại một viên ngọc toàn bích, trinh khiết, không tì vết tội nhơ: Đức trinh nữ Maria rất thánh, Mẹ con Thiên Chúa Nhập Thể.
Người cao tuổi theo truyền thống Kinh Thánh rất đáng được trân trọng, các cụ giàu kinh nghiệm và khôn ngoan, được Thiên Chúa chúc phúc. Tuổi già là biểu tượng cho vĩnh cửu; Đấng vĩnh cửu hiện ra với Đaniel dưới hình dáng một vị Kỳ lão (Đn 7,9), và trong sách Khải huyền, 24 vị Kỳ lão biểu tượng cho triều đình của Thiên Chúa hằng ca hát ngợi khen vinh quang Ngài cho đến đời đời (Kh 4,4; 5,14…) .
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc dụ ngôn Người đi gieo giống. Ta hãy chú ý đến loại đất tốt, tức những người đón nhận Lời Chúa, hiểu ý Chúa và đem ra thức hành. Kết quả thật mỹ mãn. Tuổi già- điềm kết của đời người, đòng thời là tuổi hồng ân Chúa ban cho mà không phải ai cũng được để mỗi người xem lại mảnh đất tâm hồn mình, để có thời gian tốt nhất cho việc chuẩn bị chu đáo hơn, đầy đủ hơn hành trang về nhà Cha trên trời.
Quả thế, Sau bao ngày tháng vất vả, tuổi già là chặng cuối của đời người, dừng chân để nhìn lại một chặng đời người tưởng dài ai ngờ thật ngắn ngủi. Đây là lúc ta có kinh nghiệm rõ nét hơn cả về đời người thật ngắn ngủi, phận người thật mong manh và những bất toàn của con người. Chính khi thấu rõ phận người như thế ta mới có thêm xác tín, lòng cậy trông vào Chúa hơn, mới thấy lời Chúa Giêsu nói quá chí lý: Được lời lãi cả thế gian mà mất phần linh hồn thì được ích gì (Lc 9, 25)
Ta nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với Phêrô- Vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội cách thế làm sáng danh Chúa khi về già: Khi còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý, nhưng khi về già, con sẽ dang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn.
Và Tin Mừng khẳng định: Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ phải chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa (x.Ga 21, 15-19)
Như vậy, Chúa Giêsu nói với Phêrô, cũng là nói với chính ta, lúc tuổi già khi thánh nhân và ta biết đón nhận những gì ngoài ý mình, không phải ý mình nhưng lại là ý Chúa là đang làm sáng danh Chúa.
Nói theo kiểu bình dân- nhưng lại toát sáng đời sống Đức tin: Đời này ta vui đón nhận như ý Chúa khi gặp gian nan thử thách, những khó khăn, bệnh tật của tuổi già là ta đang đền tội. Nếu biết chấp nhận đền tội ở đời này, đương nhiên đời sau ta sẽ bớt đền tội và sớm về Nước Trời hơn.
Chúng ta hãy biến tuổi già, biến những gian nan thử thách thành Hồng phúc Cứu độ, đấy là khi ta với tấm lòng sẵn sàng đón nhận trong tươi vui với tất cả những hạn chế, những phát sinh tự nhiên của tuổi tác như ý Chúa- và thực sự là ý Chúa. Đấy là lúc ta đang có cơ hội tuyệt vời để nên giống Chúa Giêsu Tử nạn và chắc chắn ta sẽ được Phục sinh với Người.
Những ai biết đón nhận những khó khăn, thử thách, những gánh nặng của tuổi già, kể cả cái chết, để kết hợp với Thập giá Cứu độ của Chúa Giêsu là ta đang biến những đau thương, mất mát- điều mà con mắt trần thế coi là bất hạnh- thành Tin Mừng Cứu độ, và như thế ta đang sống Đức tin, đang tích cực Rao giảng Tin Mừng Cứu độ bằng chính đời sống chứng nhân.
Sống như thế là sống đạo đức, là sống Đức tin. Quả thế, hơn các tuổi khác, tuổi già có thế mạnh để sống Đức tin, nêu cao gương đạo đức- thánh thiện cho cháu con. Đạo đức- đây mới chính là gia tài đích thực ta để lại- buộc phải có để để lại cho con cháu, giúp con cháu nhận ra chân giá trị thật của cuộc đời. Hơn nữa, chính gương sáng đạo đức các cụ, không cần bằng lời, nhờ ơn Chúa có sức mạnh biến đổi, chỉnh hướng để cháu con sống sao cho xứng đáng làm con Chúa, không mất đời sau.
Nhận song Thân đức trinh nữ Maria, ông bà ngoại của Chúa Giêsu làm Bổn mạng, tất cả chúng ta, nhất là cụ cũng mong và cố gắng sống đạo đức như các ngài. Tên Anna có nghĩa là ‘lòng đạo đức’ hoặc là ‘ân phúc’.
Và như thế, tên Thánh quan thầy còn là thông điệp nhắc nhớ ta sống đạo đức, cố gắng khám phá ân phúc Chúa ban cho mình.
Nhờ Đức tin và trong Đức tin ta khám phá tuổi già luôn được Chúa chúc phúc. Và như thế, tuổi già thật tươi đẹp, thật có giá trị.
Xin hai thánh Gioakim và Anna cầu giúp nguyện thay để chúng con, nhất là các cụ cao niên thức sự là chứng nhân Tin mừng trong môi trường mình sống bằng đời sống thánh thiện. Amen
Lm. Đaminh Hương Quất
TUỔI GIÀ THẬT TƯƠI ĐẸP
(Mt 13, 18-23)
Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Trinh nữ Maria, ông bà ngoại của Chúa Giêsu- Đấng Cứu thế. Đặc biệt và thật ý nghĩa khi Giáo phận Xuân Lộc nhận các ngài làm Quan thầy của giới cao niên.
Thánh Gioakim và Anna là đôi bạn diễm phúc, luôn tuân giữ Luật Chúa truyền và sống đời ngay thẳng trong sạch. Kinh Thánh không có câu chữ nào đề cập đến các ngài, song ta biết được cuộc sống thánh thiện của các ngài là nhờ hoa quả lòng các ngài, như lời Chúa Giêsu nói: xem quả biết cây. Vâng các ngài đã cộng tác với ơn Chúa tặng ban cho nhân loại một viên ngọc toàn bích, trinh khiết, không tì vết tội nhơ: Đức trinh nữ Maria rất thánh, Mẹ con Thiên Chúa Nhập Thể.
Người cao tuổi theo truyền thống Kinh Thánh rất đáng được trân trọng, các cụ giàu kinh nghiệm và khôn ngoan, được Thiên Chúa chúc phúc. Tuổi già là biểu tượng cho vĩnh cửu; Đấng vĩnh cửu hiện ra với Đaniel dưới hình dáng một vị Kỳ lão (Đn 7,9), và trong sách Khải huyền, 24 vị Kỳ lão biểu tượng cho triều đình của Thiên Chúa hằng ca hát ngợi khen vinh quang Ngài cho đến đời đời (Kh 4,4; 5,14…) .
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc dụ ngôn Người đi gieo giống. Ta hãy chú ý đến loại đất tốt, tức những người đón nhận Lời Chúa, hiểu ý Chúa và đem ra thức hành. Kết quả thật mỹ mãn. Tuổi già- điềm kết của đời người, đòng thời là tuổi hồng ân Chúa ban cho mà không phải ai cũng được để mỗi người xem lại mảnh đất tâm hồn mình, để có thời gian tốt nhất cho việc chuẩn bị chu đáo hơn, đầy đủ hơn hành trang về nhà Cha trên trời.
Quả thế, Sau bao ngày tháng vất vả, tuổi già là chặng cuối của đời người, dừng chân để nhìn lại một chặng đời người tưởng dài ai ngờ thật ngắn ngủi. Đây là lúc ta có kinh nghiệm rõ nét hơn cả về đời người thật ngắn ngủi, phận người thật mong manh và những bất toàn của con người. Chính khi thấu rõ phận người như thế ta mới có thêm xác tín, lòng cậy trông vào Chúa hơn, mới thấy lời Chúa Giêsu nói quá chí lý: Được lời lãi cả thế gian mà mất phần linh hồn thì được ích gì (Lc 9, 25)
Ta nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với Phêrô- Vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội cách thế làm sáng danh Chúa khi về già: Khi còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý, nhưng khi về già, con sẽ dang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn.
Và Tin Mừng khẳng định: Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ phải chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa (x.Ga 21, 15-19)
Như vậy, Chúa Giêsu nói với Phêrô, cũng là nói với chính ta, lúc tuổi già khi thánh nhân và ta biết đón nhận những gì ngoài ý mình, không phải ý mình nhưng lại là ý Chúa là đang làm sáng danh Chúa.
Nói theo kiểu bình dân- nhưng lại toát sáng đời sống Đức tin: Đời này ta vui đón nhận như ý Chúa khi gặp gian nan thử thách, những khó khăn, bệnh tật của tuổi già là ta đang đền tội. Nếu biết chấp nhận đền tội ở đời này, đương nhiên đời sau ta sẽ bớt đền tội và sớm về Nước Trời hơn.
Chúng ta hãy biến tuổi già, biến những gian nan thử thách thành Hồng phúc Cứu độ, đấy là khi ta với tấm lòng sẵn sàng đón nhận trong tươi vui với tất cả những hạn chế, những phát sinh tự nhiên của tuổi tác như ý Chúa- và thực sự là ý Chúa. Đấy là lúc ta đang có cơ hội tuyệt vời để nên giống Chúa Giêsu Tử nạn và chắc chắn ta sẽ được Phục sinh với Người.
Những ai biết đón nhận những khó khăn, thử thách, những gánh nặng của tuổi già, kể cả cái chết, để kết hợp với Thập giá Cứu độ của Chúa Giêsu là ta đang biến những đau thương, mất mát- điều mà con mắt trần thế coi là bất hạnh- thành Tin Mừng Cứu độ, và như thế ta đang sống Đức tin, đang tích cực Rao giảng Tin Mừng Cứu độ bằng chính đời sống chứng nhân.
Sống như thế là sống đạo đức, là sống Đức tin. Quả thế, hơn các tuổi khác, tuổi già có thế mạnh để sống Đức tin, nêu cao gương đạo đức- thánh thiện cho cháu con. Đạo đức- đây mới chính là gia tài đích thực ta để lại- buộc phải có để để lại cho con cháu, giúp con cháu nhận ra chân giá trị thật của cuộc đời. Hơn nữa, chính gương sáng đạo đức các cụ, không cần bằng lời, nhờ ơn Chúa có sức mạnh biến đổi, chỉnh hướng để cháu con sống sao cho xứng đáng làm con Chúa, không mất đời sau.
Nhận song Thân đức trinh nữ Maria, ông bà ngoại của Chúa Giêsu làm Bổn mạng, tất cả chúng ta, nhất là cụ cũng mong và cố gắng sống đạo đức như các ngài. Tên Anna có nghĩa là ‘lòng đạo đức’ hoặc là ‘ân phúc’.
Và như thế, tên Thánh quan thầy còn là thông điệp nhắc nhớ ta sống đạo đức, cố gắng khám phá ân phúc Chúa ban cho mình.
Nhờ Đức tin và trong Đức tin ta khám phá tuổi già luôn được Chúa chúc phúc. Và như thế, tuổi già thật tươi đẹp, thật có giá trị.
Xin hai thánh Gioakim và Anna cầu giúp nguyện thay để chúng con, nhất là các cụ cao niên thức sự là chứng nhân Tin mừng trong môi trường mình sống bằng đời sống thánh thiện. Amen
Lm. Đaminh Hương Quất
Chân dung Thánh Giacôbê
Trầm Thiên Thu
11:47 25/07/2013
Thánh Giacôbê Tông đồ được kính nhớ vào ngày 25 tháng Bảy hằng năm theo lịch Công Giáo, Anh giáo, Tin lành và Luther. Theo lịch các Giáo Hội Chính thống giáo, ngài được kính nhớ vào ngày 30 tháng Tư (vì họ theo lịch Julia truyền thống, ngày 30 tháng Tư hiện nay rơi vào ngày 13 tháng Năm theo lịch Grêgôriô).
Thánh Giacôbê (tiếng Aram là Yaʕqov, tiếng Hy Lạp là Ιάκωβος) thuộc Nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, là con của ông Dêbêđê và bà Salome, ngài có người em là Thánh Gioan Tông đồ. Ngài cũng được gọi là Giacôbê Lớn để phân biệt với Thánh Giacôbê là con của ông Alphaeus, gọi là Thánh Giacôbê Nhỏ.
Thánh Giacôbê là anh ruột của Thánh sử Gioan. Hai anh em đã được Chúa Giêsu kêu gọi khi họ đang làm việc với người cha trên ngư thuyền ở Biển Galilê: “Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Dêbêđê, và người em là ông Gioan. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Mc 1:19-20). Chúa Giêsu còn kêu gọi hai anh em khác là Thánh Phêrô và Thánh Anrê.
Thánh Giacôbê là một trong ba người được chứng kiến Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, thấy Chúa Giêsu chữa con gái ông Giairô sống lại, và ở bên Chúa Giêsu khi Ngài hấp hối trong vườn Gếtsimani. Tuy nhiên, có lần Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã muốn lửa thiêu hủy một thành phố ngoại giáo, và rồi hai anh em đã bị Chúa Giêsu quở trách (x. Lc 9:51-55).
Anh em Giacôbê và Gioan chính là hai người được người mẹ “kỳ kèo” với Chúa Giêsu cho được ngồi bên tả và bên hữu trong Nước Trời. Lúc đó, Chúa Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”. Họ đáp: “Thưa uống nổi”. Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được” (Mt 20:22-23). Nghe vậy, các môn đệ đã tức tối vì tham vọng của anh em Giacôbê và Gioan. Và rồi Chúa Giêsu đã dạy họ bài học khiêm nhường: Mục đích của quyền hành là để phục vụ.
Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã được Chúa Giêsu đặt cho nickname (biệt danh) là “Con của Sấm sét” (Boanerges), hoặc “Con của Thiên lôi” (Mc 3:17). Thánh Giacôbê tính nóng như Trương Phi, có lẽ vì vậy nên Chúa Giêsu mới đặt tên cho là “Con của Thiên lôi” chăng? Quả thật, một dịp Chúa Giêsu muốn tới Giêrusalem, Ngài đã sai mấy sứ giả đi trước nhưng không được người Samari đón tiếp. Thấy vậy, hai anh em Giacôbê và Gioan đề nghị với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”, nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông ngay lập tức (Lc 9:54-55).
Sách Công vụ cho biết “Vua Hêrôđê” (truyền thống xác định với Hêrôđê Agrippa) đã xử tử Thánh Giacôbê bằng gươm năm 44: “Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa. Bấy giờ đang là tuần lễ Bánh Không Men” (Cv 12:1-3). Ngài là vị tử đạo duy nhất được ghi lại trong Tân ước. Vì thế, ngài được coi là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã chịu tử đạo vì Đức Tin (Cv 12:1-2). Tác giả F. F. Bruce đã so sánh câu chuyện này với chuyện Thánh Phêrô được giải thoát, và ghi chú: “Cái chết của Thánh Giacôbê khi Thánh Phêrô trốn thoát là mầu nhiệm Chúa quan phòng”.
Thánh Giacôbê là bổn mạng của quốc gia Tây Ban Nha. Theo truyền thuyết, hài cốt của ngài được lưu giữ tại Santiago de Compostela, thuộc Galicia, Tây ban Nha. Truyền thống hành hương tới mộ Thánh Giacôbê gọi là “Con Đường Thánh Giacôbê”, đây là cuộc hành hương phổ biến nhất đối với người Công Giáo Tây Âu từ đầu thời Trung Cổ tới nay. Năm 2008, có 125.141 khách hành hương đã đi bộ 100 km (200 km bằng xa đạp) tới Santiago de Compostela. Khi ngày 25 tháng Bảy rơi vào Chúa Nhật, đó là “Năm Ân Xá″, một cửa đặc biệt phía Đông được mở ra cho mọi người bước vào Đại giáo đường Santiago. Các Năm Ân Xá rơi vào các năm 5, 6, và 11. Năm Thánh 2004, có tới 179.944 khách hành hương tới Santiago de Compostela.
Cũng nên lưu ý: Đừng lầm lẫn Thánh Giacôbê Tông đồ với tác giả Thư của Thánh giám mục Giacôbê, người lãnh đạo giáo đoàn Giêrusalem.
Thánh Giacôbê (tiếng Aram là Yaʕqov, tiếng Hy Lạp là Ιάκωβος) thuộc Nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, là con của ông Dêbêđê và bà Salome, ngài có người em là Thánh Gioan Tông đồ. Ngài cũng được gọi là Giacôbê Lớn để phân biệt với Thánh Giacôbê là con của ông Alphaeus, gọi là Thánh Giacôbê Nhỏ.
Thánh Giacôbê là anh ruột của Thánh sử Gioan. Hai anh em đã được Chúa Giêsu kêu gọi khi họ đang làm việc với người cha trên ngư thuyền ở Biển Galilê: “Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Dêbêđê, và người em là ông Gioan. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Mc 1:19-20). Chúa Giêsu còn kêu gọi hai anh em khác là Thánh Phêrô và Thánh Anrê.
Thánh Giacôbê là một trong ba người được chứng kiến Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, thấy Chúa Giêsu chữa con gái ông Giairô sống lại, và ở bên Chúa Giêsu khi Ngài hấp hối trong vườn Gếtsimani. Tuy nhiên, có lần Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã muốn lửa thiêu hủy một thành phố ngoại giáo, và rồi hai anh em đã bị Chúa Giêsu quở trách (x. Lc 9:51-55).
Anh em Giacôbê và Gioan chính là hai người được người mẹ “kỳ kèo” với Chúa Giêsu cho được ngồi bên tả và bên hữu trong Nước Trời. Lúc đó, Chúa Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”. Họ đáp: “Thưa uống nổi”. Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được” (Mt 20:22-23). Nghe vậy, các môn đệ đã tức tối vì tham vọng của anh em Giacôbê và Gioan. Và rồi Chúa Giêsu đã dạy họ bài học khiêm nhường: Mục đích của quyền hành là để phục vụ.
Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã được Chúa Giêsu đặt cho nickname (biệt danh) là “Con của Sấm sét” (Boanerges), hoặc “Con của Thiên lôi” (Mc 3:17). Thánh Giacôbê tính nóng như Trương Phi, có lẽ vì vậy nên Chúa Giêsu mới đặt tên cho là “Con của Thiên lôi” chăng? Quả thật, một dịp Chúa Giêsu muốn tới Giêrusalem, Ngài đã sai mấy sứ giả đi trước nhưng không được người Samari đón tiếp. Thấy vậy, hai anh em Giacôbê và Gioan đề nghị với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”, nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông ngay lập tức (Lc 9:54-55).
Sách Công vụ cho biết “Vua Hêrôđê” (truyền thống xác định với Hêrôđê Agrippa) đã xử tử Thánh Giacôbê bằng gươm năm 44: “Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa. Bấy giờ đang là tuần lễ Bánh Không Men” (Cv 12:1-3). Ngài là vị tử đạo duy nhất được ghi lại trong Tân ước. Vì thế, ngài được coi là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã chịu tử đạo vì Đức Tin (Cv 12:1-2). Tác giả F. F. Bruce đã so sánh câu chuyện này với chuyện Thánh Phêrô được giải thoát, và ghi chú: “Cái chết của Thánh Giacôbê khi Thánh Phêrô trốn thoát là mầu nhiệm Chúa quan phòng”.
Thánh Giacôbê là bổn mạng của quốc gia Tây Ban Nha. Theo truyền thuyết, hài cốt của ngài được lưu giữ tại Santiago de Compostela, thuộc Galicia, Tây ban Nha. Truyền thống hành hương tới mộ Thánh Giacôbê gọi là “Con Đường Thánh Giacôbê”, đây là cuộc hành hương phổ biến nhất đối với người Công Giáo Tây Âu từ đầu thời Trung Cổ tới nay. Năm 2008, có 125.141 khách hành hương đã đi bộ 100 km (200 km bằng xa đạp) tới Santiago de Compostela. Khi ngày 25 tháng Bảy rơi vào Chúa Nhật, đó là “Năm Ân Xá″, một cửa đặc biệt phía Đông được mở ra cho mọi người bước vào Đại giáo đường Santiago. Các Năm Ân Xá rơi vào các năm 5, 6, và 11. Năm Thánh 2004, có tới 179.944 khách hành hương tới Santiago de Compostela.
Cũng nên lưu ý: Đừng lầm lẫn Thánh Giacôbê Tông đồ với tác giả Thư của Thánh giám mục Giacôbê, người lãnh đạo giáo đoàn Giêrusalem.
Song thân Đức Mẹ: Thánh Gioakim và Thánh Anna
Trầm Thiên Thu
11:48 25/07/2013
Thánh Gioakim (Joachim) và Thánh Anna (Anne) là song thân của Đức Mẹ, tức là Ông Bà Ngoại của Chúa Cứu Thế Giêsu. (Xin được mở ngoặc: Thấy có một số người thường viết lộn hoặc sai là Gioan-kim).
Tên Gioakim được tạo bởi chữ YHWH (tiếng Do thái: יְהוֹיָקִים Yəhôyāqîm, tiếng Hy Lạp: Ἰωακείμ Iōākeím), nghĩa là “sự chuẩn bị của Gia-vê”. Thánh Gioakim là Phu quân của Thánh Anna và là Thân phụ của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Chúa Giêsu, theo truyền thống Công Giáo Rôma, Chính Thống giáo, và Anh giáo. Câu chuyện về Thánh Gioakim and Anne first appears in the apocryphal Phúc Âm theo Thánh Giacôbê. Thánh Gioakim và Thánh Anna không được nhắc tới trong Kinh Thánh.
Hai Ông Bà được Giáo Hội kính nhớ vào ngày 26 tháng Bảy hằng năm. Đây là ngày lễ của những người đã làm ông bà (nội hay ngoại). Lễ này nhắc nhớ quý ông bà nội ngoại về trách nhiệm xây dựng các thế hệ tương lai, phải tạo truyền thống gia phong lễ giáo như phần di sản đạo đức làm của hồi môn cho cháu chắt. Tuy nhiên, lễ này cũng là lời nhắn nhủ dành cho thế hệ trẻ: Phải tôn kính người lớn hơn mình, nhất là những người già, phải biết trải nghiệm, đánh giá cao cuộc sống chứ không được coi nhẹ hoặc làm ngơ.
Gia phả của Chúa Giêsu trong Phúc Âm theo Thánh Matthêu và Luca không nói rõ tên cha mẹ của Đức Maria, nhưng có liệt kê tên các người cha của Đức Thánh Giuse, nhiều học giả trong nhóm của John ở Damascus (thế kỷ 8), và đặc biệt là các học giả Tin lành, tranh luận rằng gia phả trong Phúc Âm theo Thánh Luca mới đúng là phả hệ của Đức Mẹ, và Heli là cha. Để giải quyết vấn đề Đức Thánh Giuse có hai người cha – một thuộc dòng dõi Vua Salomom, hậu duệ của Nathan, con Vua Đa-vít, truyền thống từ thế kỷ 7 xác định rằng Heli là anh em họ đầu tiên của Thánh Gioakim.
Theo truyền thống, Bà Anna sinh tại Belem, kết hôn với Ông Gioakim người Nadaret, cả hai đều là dòng dõi Thánh vương Đa-vít. Trong Protoevanggelium of James, Thánh Gioakim được mô tả là người giàu có và đạo đức, thường giúp đỡ người nghèo và tới Đền thờ tại Sepporis. Truyền thống nói rằng cha mẹ của Đức Maria mới đầu sống ở Galilê, sau đó định cư ở Giêrusalem. Tuy nhiên, Bà Anna là phụ nữ son sẻ, Ông Gioakim bị các thầy thượng tế sa thải và từ chối lễ vật hy sinh của ông, vì việc Bà Anna không có con được hiểu là việc không đẹp lòng Chúa. Ông Gioakim rút vào hoang địa để ăn chay và đền tội 40 ngày. Lúc đó các thiên thần hiện ra hứa với Ông Bà Gioakim và Anna là sẽ có con nối dõi. Sau đó, Ông Gioakim trở lại Giêrusalem và đón Bà Anna tại cổng thành. Có niềm tin cổ cho rằng đứa con sinh bởi người mẹ già là đã được tiền định về điều gì đó kỳ lạ. Trong Cựu ước có trường hợp của Bà Hannah, Thân mẫu của Ngôn sứ Samuel.
Truyền thuyết liên quan Ông Bà Gioakim và Anna có trong “Cổ Tích Vàng” (Golden Legend) và vẫn phổ biến trong nghệ thuật Kitô giáo cho tới khi Công đồng Trentô xác nhận đó là các sự kiện ngụy tạo.
Phụng vụ theo lịch Tridentine không có lễ Thánh Gioakim. Lễ này được thêm vào Công Lịch Rôma từ năm 1584, mừng vào ngày 20-3, ngay sau lễ Đức Thánh Giuse Phu quân Đức Mẹ. Năm 1738, lễ này được chuyển sang Chúa Nhật sau tuần bát nhật lễ Đức Mẹ Mông Triệu. Với nỗ lực để Phụng vụ các Chúa Nhật được ử hành, ĐGH Piô X đã chuyển lễ này sang ngày 16 tháng Tám, sau lễ Đức Mẹ Mông Triệu, để Thánh Gioakim được kính nhớ trong khi cử hành cuộc khải hoàn của Đức Mẹ. Trong lịch các thánh của Giáo Hội Công Giáo Rôma (năm 1969), lễ Thánh Gioakim được mừng chung với Thánh Anna vào ngày 26 tháng Bảy.
Giáo Hội Chính thống Đông phương và Công Giáo Hy Lạp kính nhớ Thánh Gioakim và Thánh Anna vào ngày 9 tháng Chín. Thánh Gioakim và Thánh Anna là thánh bổn mạng của các cha mẹ, các ông bà nội ngoại, những người kết hôn, những người đóng tủ và những người buôn vải. Có một số biểu tượng gắn liền với Thánh Gioakim: Cuốn sách hoặc cuộn giấy tượng trưng người dệt vải, chiếc gậy chăn chiên tượng trưng chữ nghĩa của Kitô giáo, và cái rổ đựng đôi chim bồ câu tượng trưng sự hòa bình. Thánh Gioakim thường có trang phục màu xanh lá cây, màu của niềm hy vọng.
Trong Kinh thánh, hai Thánh sử Matthêu và Luca cung cấp gia phả của Chúa Giêsu, cho thấy rằng Chúa Giêsu là đỉnh cao của Giao ước (những lời hứa). Chúng ta không biết gì nhiều, ngay cả Ông Bà Ngoại Gioakim và Anna cũng chỉ được nhắc tới sau khi Chúa Giêsu chịu chết được hơn 100 năm.
Đức tính anh hùng và sự thánh thiện của các ngài được suy ra từ bầu khí gia đình liên quan Đức Maria trong Kinh thánh. Dựa vào truyền thuyết thời thơ ấu của Đức Maria hoặc suy đoán từ thông tin trong Kinh thánh, chúng ta thấy sự viên mãn của nhiều thế hệ của những con người cầu nguyện, chính Đức Mẹ đã say đắm cầu nguyện theo truyền thống tôn giáo.
Tính cách mạnh mẽ của Đức Maria thể hiện khi quyết định “xin vâng” (Lc 1:38), liên lỉ cầu nguyện, tuân thủ luật đức tin, sự vững vàng khi gặp khủng hoảng, và tận tụy với những người thân (Lc 1:39-45) – cho thấy gia đình gắn bó yêu thương, trông mong thế hệ kế tiếp duy trì những điều tốt đẹp nhất của quá khứ.
Ông Bà Gioakim và Anna biểu hiện các thế hệ khá lặng lẽ khi trung thành thực hiện trách nhiệm, sống đức tin và thiết lập môi trường tốt lành cho Đấng Thiên Sai tới.
Tên Gioakim được tạo bởi chữ YHWH (tiếng Do thái: יְהוֹיָקִים Yəhôyāqîm, tiếng Hy Lạp: Ἰωακείμ Iōākeím), nghĩa là “sự chuẩn bị của Gia-vê”. Thánh Gioakim là Phu quân của Thánh Anna và là Thân phụ của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Chúa Giêsu, theo truyền thống Công Giáo Rôma, Chính Thống giáo, và Anh giáo. Câu chuyện về Thánh Gioakim and Anne first appears in the apocryphal Phúc Âm theo Thánh Giacôbê. Thánh Gioakim và Thánh Anna không được nhắc tới trong Kinh Thánh.
Hai Ông Bà được Giáo Hội kính nhớ vào ngày 26 tháng Bảy hằng năm. Đây là ngày lễ của những người đã làm ông bà (nội hay ngoại). Lễ này nhắc nhớ quý ông bà nội ngoại về trách nhiệm xây dựng các thế hệ tương lai, phải tạo truyền thống gia phong lễ giáo như phần di sản đạo đức làm của hồi môn cho cháu chắt. Tuy nhiên, lễ này cũng là lời nhắn nhủ dành cho thế hệ trẻ: Phải tôn kính người lớn hơn mình, nhất là những người già, phải biết trải nghiệm, đánh giá cao cuộc sống chứ không được coi nhẹ hoặc làm ngơ.
Gia phả của Chúa Giêsu trong Phúc Âm theo Thánh Matthêu và Luca không nói rõ tên cha mẹ của Đức Maria, nhưng có liệt kê tên các người cha của Đức Thánh Giuse, nhiều học giả trong nhóm của John ở Damascus (thế kỷ 8), và đặc biệt là các học giả Tin lành, tranh luận rằng gia phả trong Phúc Âm theo Thánh Luca mới đúng là phả hệ của Đức Mẹ, và Heli là cha. Để giải quyết vấn đề Đức Thánh Giuse có hai người cha – một thuộc dòng dõi Vua Salomom, hậu duệ của Nathan, con Vua Đa-vít, truyền thống từ thế kỷ 7 xác định rằng Heli là anh em họ đầu tiên của Thánh Gioakim.
Theo truyền thống, Bà Anna sinh tại Belem, kết hôn với Ông Gioakim người Nadaret, cả hai đều là dòng dõi Thánh vương Đa-vít. Trong Protoevanggelium of James, Thánh Gioakim được mô tả là người giàu có và đạo đức, thường giúp đỡ người nghèo và tới Đền thờ tại Sepporis. Truyền thống nói rằng cha mẹ của Đức Maria mới đầu sống ở Galilê, sau đó định cư ở Giêrusalem. Tuy nhiên, Bà Anna là phụ nữ son sẻ, Ông Gioakim bị các thầy thượng tế sa thải và từ chối lễ vật hy sinh của ông, vì việc Bà Anna không có con được hiểu là việc không đẹp lòng Chúa. Ông Gioakim rút vào hoang địa để ăn chay và đền tội 40 ngày. Lúc đó các thiên thần hiện ra hứa với Ông Bà Gioakim và Anna là sẽ có con nối dõi. Sau đó, Ông Gioakim trở lại Giêrusalem và đón Bà Anna tại cổng thành. Có niềm tin cổ cho rằng đứa con sinh bởi người mẹ già là đã được tiền định về điều gì đó kỳ lạ. Trong Cựu ước có trường hợp của Bà Hannah, Thân mẫu của Ngôn sứ Samuel.
Truyền thuyết liên quan Ông Bà Gioakim và Anna có trong “Cổ Tích Vàng” (Golden Legend) và vẫn phổ biến trong nghệ thuật Kitô giáo cho tới khi Công đồng Trentô xác nhận đó là các sự kiện ngụy tạo.
Phụng vụ theo lịch Tridentine không có lễ Thánh Gioakim. Lễ này được thêm vào Công Lịch Rôma từ năm 1584, mừng vào ngày 20-3, ngay sau lễ Đức Thánh Giuse Phu quân Đức Mẹ. Năm 1738, lễ này được chuyển sang Chúa Nhật sau tuần bát nhật lễ Đức Mẹ Mông Triệu. Với nỗ lực để Phụng vụ các Chúa Nhật được ử hành, ĐGH Piô X đã chuyển lễ này sang ngày 16 tháng Tám, sau lễ Đức Mẹ Mông Triệu, để Thánh Gioakim được kính nhớ trong khi cử hành cuộc khải hoàn của Đức Mẹ. Trong lịch các thánh của Giáo Hội Công Giáo Rôma (năm 1969), lễ Thánh Gioakim được mừng chung với Thánh Anna vào ngày 26 tháng Bảy.
Giáo Hội Chính thống Đông phương và Công Giáo Hy Lạp kính nhớ Thánh Gioakim và Thánh Anna vào ngày 9 tháng Chín. Thánh Gioakim và Thánh Anna là thánh bổn mạng của các cha mẹ, các ông bà nội ngoại, những người kết hôn, những người đóng tủ và những người buôn vải. Có một số biểu tượng gắn liền với Thánh Gioakim: Cuốn sách hoặc cuộn giấy tượng trưng người dệt vải, chiếc gậy chăn chiên tượng trưng chữ nghĩa của Kitô giáo, và cái rổ đựng đôi chim bồ câu tượng trưng sự hòa bình. Thánh Gioakim thường có trang phục màu xanh lá cây, màu của niềm hy vọng.
Trong Kinh thánh, hai Thánh sử Matthêu và Luca cung cấp gia phả của Chúa Giêsu, cho thấy rằng Chúa Giêsu là đỉnh cao của Giao ước (những lời hứa). Chúng ta không biết gì nhiều, ngay cả Ông Bà Ngoại Gioakim và Anna cũng chỉ được nhắc tới sau khi Chúa Giêsu chịu chết được hơn 100 năm.
Đức tính anh hùng và sự thánh thiện của các ngài được suy ra từ bầu khí gia đình liên quan Đức Maria trong Kinh thánh. Dựa vào truyền thuyết thời thơ ấu của Đức Maria hoặc suy đoán từ thông tin trong Kinh thánh, chúng ta thấy sự viên mãn của nhiều thế hệ của những con người cầu nguyện, chính Đức Mẹ đã say đắm cầu nguyện theo truyền thống tôn giáo.
Tính cách mạnh mẽ của Đức Maria thể hiện khi quyết định “xin vâng” (Lc 1:38), liên lỉ cầu nguyện, tuân thủ luật đức tin, sự vững vàng khi gặp khủng hoảng, và tận tụy với những người thân (Lc 1:39-45) – cho thấy gia đình gắn bó yêu thương, trông mong thế hệ kế tiếp duy trì những điều tốt đẹp nhất của quá khứ.
Ông Bà Gioakim và Anna biểu hiện các thế hệ khá lặng lẽ khi trung thành thực hiện trách nhiệm, sống đức tin và thiết lập môi trường tốt lành cho Đấng Thiên Sai tới.
Bài giảng thánh lễ mừng sinh nhật trên trời thứ 369 của Á Thánh Anrê Phú Yên
Linh mục Phêrô Bùi Huy Ngoc
17:29 25/07/2013
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ MỪNG SINH NHẬT TRÊN TRỜI LẦN THỨ 369
Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN
MẰNG LĂNG 26-7-2013
Kính thưa quí cha, quí chủng sinh, quí tu sĩ nam nữ,
cùng toàn thể cộng đoàn đang hiện diện nơi đây
Kể từ ngày 5 tháng 3 năm 2000 ngày Anrê Phú Yên được tôn phong lên hàng chân phước đến nay là 13 năm, trong quãng thời gian đó tên tuổi cũng như hạnh thánh của Ngài được mỗi người chúng ta dường như học thuộc nằm lòng, thế nhưng chúng ta có chịu để những gì mà vị chân phước kính yêu và rất gần gũi với chúng ta đã sống và cảm nghiệm trong cuộc đời cũng tác động trên chính cuộc sống và tâm tình của chúng ta ngày hôm nay không? Đó chính là điều chúng ta suy nghĩ và thực hiện như là món quà mừng dâng lên Á Thánh Anrê Phú Yên trong dịp sinh nhật trên trời lần thứ 369 của Ngài.
Rất đơn sơ nhưng không kém phần thiết yếu cho đời sống người kitô hữu, những điều Á Thánh Anrê Phú Yên đã sống và đã cảm nghiệm cũng chính là sứ điệp Lời Chúa ngày hôm nay mời gọi.
“Các con đừng sợ” (Mt 10,31). Bối cảnh xã hội ngày hôm nay không còn cảnh bắt bớ, gươm đao hay tù đày như thời Á Thánh Anrê Phú Yên, nhưng các tín hữu Chúa vẫn còn vô vàn nỗi sợ hãi khi sống đức tin, nào là sợ khó khổ, sợ liên lụy đến bản thân, sợ không có chổ đứng trong xã hội, sợ thiệt thòi, sợ phải hy sinh v.v… Thế cho nên, thái độ luôn vững vàng trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh em, dù ở giữa những thử thách, là lời mời gọi và cũng đồng thời là lời khích lệ trong Năm Đức Tin, trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến Giáo Phận chúng ta. Đừng để cho các thử thách và khó khăn làm thất đảm, đừng để cho các chướng ngại vật làm chùn bước trong những lựa chọn đòi hỏi hy sinh theo tinh thần Tin Mừng.
Chẳng có gì đáng sợ nếu Chúa Kitô ở cùng ta. Cũng chẳng phải nghi ngờ điều gì, nếu chúng ta đứng về phía Chúa Kitô và chúng ta chấp nhận dấn thân vào trách nhiệm của những môn đệ Chúa, ước gì ngày lễ hôm nay trong bối cảnh Năm Đức Tin giúp chúng ta vững vàng trong ý chí nhất quyết theo Tin Mừng, như mẫu gương Á Thánh Anrê Phú Yên chúng ta qua lời kể của cha Đắc Lộ, “Quan Nghè Bộ phàn nàn về các câu trả lời rất thẳng thắn của Ngài: Anh ta thật bạo gan khi trả lời với tôi rằng anh ta là Kitô hữu và tôn thờ Chúa Tể Trời Đất, và vì thế, anh sẵn sàng hiến mạng sống và chấp nhận mọi hình phạt người ta muốn ra cho anh! Vậy, Quan Nghè Bộ nói tiếp, vì anh điên dại đến độ nói năng như thế, nên anh phải chết”.
“Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên Trời” (Mt 10,32). Những lời này của Chúa Giêsu, hơn ai hết Á Thánh Anrê Phú Yên đã thấm nhuần cách sâu xa lạ thường. Từ ngày được lãnh Bí Tích Rửa Tội ở tuổi 16, Ngài vận dụng hết khả năng để phát huy một đời sống thiêng liêng rất sâu xa. Giữa những khó khăn các tín hữu Chúa Kitô thời bấy giờ phải hứng chịu, Ngài đã là một nhân chứng trung kiên của Đức Kitô Phục sinh vì Ngài đã không ngừng loan truyền Tin Mừng cho anh em Ngài trong tư cách là một thầy giảng. Vì tình yêu đối với Chúa, Ngài đã dùng sức lực để phục vụ Giáo Hội. Ngài đã kiên trung đến dâng hiến máu đào để giữ nghĩa cùng Đấng mà Ngài đã dâng hiến tất cả. Những lời Ngài luôn lặp đi lặp lại trên bước đường tiến đến nơi tử đạo là những lời hướng dẫn và soi sáng tất cả cuộc sống của Ngài: “Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hãy đem mạng sống báo đền mạng sống”. Vâng, tinh thần “Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hãy đem mạng sống báo đền mạng sống” phải được chúng ta là hậu duệ của Á Thánh Anrê Phú Yên cảm nghiệm xâu sắc hơn nữa, phát huy hơn nữa khi đối diện với Thiên Chúa và tha nhân, để rồi chúng ta cũng được Đức Giêsu tuyên bố và nhận trước mặt Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời.
Nguyện xin Mẹ Maria, Á Thánh Anrê Phú Yên nâng đỡ chúng con trong những giây phút thử thách để chúng con can đảm làm chứng cho đức tin của chúng con. Amen.
Linh mục Phêrô Bùi Huy Ngoc
Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN
MẰNG LĂNG 26-7-2013
Kính thưa quí cha, quí chủng sinh, quí tu sĩ nam nữ,
cùng toàn thể cộng đoàn đang hiện diện nơi đây
Kể từ ngày 5 tháng 3 năm 2000 ngày Anrê Phú Yên được tôn phong lên hàng chân phước đến nay là 13 năm, trong quãng thời gian đó tên tuổi cũng như hạnh thánh của Ngài được mỗi người chúng ta dường như học thuộc nằm lòng, thế nhưng chúng ta có chịu để những gì mà vị chân phước kính yêu và rất gần gũi với chúng ta đã sống và cảm nghiệm trong cuộc đời cũng tác động trên chính cuộc sống và tâm tình của chúng ta ngày hôm nay không? Đó chính là điều chúng ta suy nghĩ và thực hiện như là món quà mừng dâng lên Á Thánh Anrê Phú Yên trong dịp sinh nhật trên trời lần thứ 369 của Ngài.
Rất đơn sơ nhưng không kém phần thiết yếu cho đời sống người kitô hữu, những điều Á Thánh Anrê Phú Yên đã sống và đã cảm nghiệm cũng chính là sứ điệp Lời Chúa ngày hôm nay mời gọi.
“Các con đừng sợ” (Mt 10,31). Bối cảnh xã hội ngày hôm nay không còn cảnh bắt bớ, gươm đao hay tù đày như thời Á Thánh Anrê Phú Yên, nhưng các tín hữu Chúa vẫn còn vô vàn nỗi sợ hãi khi sống đức tin, nào là sợ khó khổ, sợ liên lụy đến bản thân, sợ không có chổ đứng trong xã hội, sợ thiệt thòi, sợ phải hy sinh v.v… Thế cho nên, thái độ luôn vững vàng trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh em, dù ở giữa những thử thách, là lời mời gọi và cũng đồng thời là lời khích lệ trong Năm Đức Tin, trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến Giáo Phận chúng ta. Đừng để cho các thử thách và khó khăn làm thất đảm, đừng để cho các chướng ngại vật làm chùn bước trong những lựa chọn đòi hỏi hy sinh theo tinh thần Tin Mừng.
Chẳng có gì đáng sợ nếu Chúa Kitô ở cùng ta. Cũng chẳng phải nghi ngờ điều gì, nếu chúng ta đứng về phía Chúa Kitô và chúng ta chấp nhận dấn thân vào trách nhiệm của những môn đệ Chúa, ước gì ngày lễ hôm nay trong bối cảnh Năm Đức Tin giúp chúng ta vững vàng trong ý chí nhất quyết theo Tin Mừng, như mẫu gương Á Thánh Anrê Phú Yên chúng ta qua lời kể của cha Đắc Lộ, “Quan Nghè Bộ phàn nàn về các câu trả lời rất thẳng thắn của Ngài: Anh ta thật bạo gan khi trả lời với tôi rằng anh ta là Kitô hữu và tôn thờ Chúa Tể Trời Đất, và vì thế, anh sẵn sàng hiến mạng sống và chấp nhận mọi hình phạt người ta muốn ra cho anh! Vậy, Quan Nghè Bộ nói tiếp, vì anh điên dại đến độ nói năng như thế, nên anh phải chết”.
“Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên Trời” (Mt 10,32). Những lời này của Chúa Giêsu, hơn ai hết Á Thánh Anrê Phú Yên đã thấm nhuần cách sâu xa lạ thường. Từ ngày được lãnh Bí Tích Rửa Tội ở tuổi 16, Ngài vận dụng hết khả năng để phát huy một đời sống thiêng liêng rất sâu xa. Giữa những khó khăn các tín hữu Chúa Kitô thời bấy giờ phải hứng chịu, Ngài đã là một nhân chứng trung kiên của Đức Kitô Phục sinh vì Ngài đã không ngừng loan truyền Tin Mừng cho anh em Ngài trong tư cách là một thầy giảng. Vì tình yêu đối với Chúa, Ngài đã dùng sức lực để phục vụ Giáo Hội. Ngài đã kiên trung đến dâng hiến máu đào để giữ nghĩa cùng Đấng mà Ngài đã dâng hiến tất cả. Những lời Ngài luôn lặp đi lặp lại trên bước đường tiến đến nơi tử đạo là những lời hướng dẫn và soi sáng tất cả cuộc sống của Ngài: “Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hãy đem mạng sống báo đền mạng sống”. Vâng, tinh thần “Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hãy đem mạng sống báo đền mạng sống” phải được chúng ta là hậu duệ của Á Thánh Anrê Phú Yên cảm nghiệm xâu sắc hơn nữa, phát huy hơn nữa khi đối diện với Thiên Chúa và tha nhân, để rồi chúng ta cũng được Đức Giêsu tuyên bố và nhận trước mặt Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời.
Nguyện xin Mẹ Maria, Á Thánh Anrê Phú Yên nâng đỡ chúng con trong những giây phút thử thách để chúng con can đảm làm chứng cho đức tin của chúng con. Amen.
Linh mục Phêrô Bùi Huy Ngoc
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:42 25/07/2013
XÚ THẦN TIÊN VÀ TẦN THỦY HOÀNG
Truyền thuyết kể rằng: Tần Thủy Hoàng vì muốn tìm thuốc trường sinh bất tử nên quyết định là một cái cầu lớn vượt qua biển đông hải, có thể đi thẳng lên nơi chỗ mặt trời mọc.
Có một vị thần có thể đem đá đẩy xuống biển tình nguyện giúp Tần Thủy Hoàng làm cầu, chỉ thấy vị thần ấy quát lên tiếng lớn, nói: “mở, bước, đi.” Thì một tảng đá lớn này tiếp nối tảng đá lớn kia xếp chồng lên nhau hướng về biển đông hải mà tiến, không bao lâu thì cây cầu lớn đã hoàn thành. Tần Thủy Hoàng đang muốn đối mặt để cảm tạ vị thần và được thần đồng ý, nhưng với một điều kiện là không được vẽ lại hình dáng của thần, bởi vì vị thần này cực kỳ xấu xí không ai xấu bằng.
Ngày gặp mặt hôm ấy, người tùy tùng của Tần Thủy Hoàng len lén vẽ lại hình dáng của thần, vị thần nổi giận phá hỏng luôn cây cầu, báo hại Tần thủy Hoàng mất đi cơ hội đi tìm tiên dược trường sinh bất tử.
(Tấn, Phục Thâm “Tam Tề Lược ký)
Suy tư:
Thiên Chúa không hề cám dỗ ai, nhưng qua mọi hoàn cảnh mà người Ki-tô hữu –nhờ đức tin- nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa. Khi chúng ta dự định làm một việc mà xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, thì phải biết cầu nguyện và nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì trong hoàn cảnh này, khi chấp nhận là thánh ý của Chúa thì tâm hồn chúng ta sẽ được bình an.
Tần Thủy Hoàng muốn tìm thuốc trường sinh bất tử, nhưng trên thế gian làm gì có thứ thuốc ấy mà tìm, chỉ là huyền hoặc, cho nên mới có câu chuyện thần phá tan cấy cầu để nói rằng không có thuốc trường sinh bất tử.
Ở trên đời này không hề có thuốc trường sinh bất tử, nhưng mọi người đều phải chết, vì phải đi qua cửa chết mới vào được sự sống đời đời, do đó, Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su chính là thuốc trường sinh bất tử cho người Ki-tô hữu, là thuốc chữa lành các bệnh nan y tâm hồn của họ, là bánh hằng sống để họ được sống đời đời với Thiên Chúa.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Truyền thuyết kể rằng: Tần Thủy Hoàng vì muốn tìm thuốc trường sinh bất tử nên quyết định là một cái cầu lớn vượt qua biển đông hải, có thể đi thẳng lên nơi chỗ mặt trời mọc.
Có một vị thần có thể đem đá đẩy xuống biển tình nguyện giúp Tần Thủy Hoàng làm cầu, chỉ thấy vị thần ấy quát lên tiếng lớn, nói: “mở, bước, đi.” Thì một tảng đá lớn này tiếp nối tảng đá lớn kia xếp chồng lên nhau hướng về biển đông hải mà tiến, không bao lâu thì cây cầu lớn đã hoàn thành. Tần Thủy Hoàng đang muốn đối mặt để cảm tạ vị thần và được thần đồng ý, nhưng với một điều kiện là không được vẽ lại hình dáng của thần, bởi vì vị thần này cực kỳ xấu xí không ai xấu bằng.
Ngày gặp mặt hôm ấy, người tùy tùng của Tần Thủy Hoàng len lén vẽ lại hình dáng của thần, vị thần nổi giận phá hỏng luôn cây cầu, báo hại Tần thủy Hoàng mất đi cơ hội đi tìm tiên dược trường sinh bất tử.
(Tấn, Phục Thâm “Tam Tề Lược ký)
Suy tư:
Thiên Chúa không hề cám dỗ ai, nhưng qua mọi hoàn cảnh mà người Ki-tô hữu –nhờ đức tin- nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa. Khi chúng ta dự định làm một việc mà xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, thì phải biết cầu nguyện và nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì trong hoàn cảnh này, khi chấp nhận là thánh ý của Chúa thì tâm hồn chúng ta sẽ được bình an.
Tần Thủy Hoàng muốn tìm thuốc trường sinh bất tử, nhưng trên thế gian làm gì có thứ thuốc ấy mà tìm, chỉ là huyền hoặc, cho nên mới có câu chuyện thần phá tan cấy cầu để nói rằng không có thuốc trường sinh bất tử.
Ở trên đời này không hề có thuốc trường sinh bất tử, nhưng mọi người đều phải chết, vì phải đi qua cửa chết mới vào được sự sống đời đời, do đó, Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su chính là thuốc trường sinh bất tử cho người Ki-tô hữu, là thuốc chữa lành các bệnh nan y tâm hồn của họ, là bánh hằng sống để họ được sống đời đời với Thiên Chúa.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:46 25/07/2013
N2T |
20. Thánh Kinh mà chúng ta đọc, nhìn bên ngoài đã là sáng láng chói lòa, nhưng xương cốt bên trong lại càng thơm ngọt không gì sánh bằng.
(Thánh Jerome)----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giảng của ĐTC Phanxicô tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:18 25/07/2013
Dưới đây là bản dịch Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ tư, ngày 24 tháng 7, 2013 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm, tức là Đền thờ Quốc Gia Aparecida – Ba Tây
Trọng kính Đức Hồng Y,
Quý huynh đệ đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến!
Thật là một niềm vui cho tôi được đến ngôi nhà Mẹ của mỗi người Ba Tây, Đền thờ Nossa Senhora Aparecida! Một ngày sau khi được bầu làm Giám Mục Roma, tôi đã đến thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Roma, để phó thác sứ vụ của tôi cho Đức Trinh Nữ. Hôm nay, tôi muốn đến đây để xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, ban cho Ngày Giới Trẻ Thế giới được thành công và đặt dưới chân Mẹ dân chúng Châu Mỹ Latinh.
Trước hết tôi muốn nói với anh chị em một điều. Trong thánh điện này, nơi Hội nghị Khoáng Đại lần Thứ Năm của Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Quần Đảo Caribbê được tổ chức sáu năm về trước, đã xảy ra một điều tuyệt đẹp mà chính cá nhân tôi được chứng kiến tận mắt: tôi đã thấy làm sao các các Giám Mục - là những vị đã làm việc về chủ đề gặp gỡ Đức Kitô, việc làm môn đệ và truyền giáo - cảm thấy được khuyến khích, đồng hành và, theo một nghĩa nào đó, được hứng khởi bởi hàng ngàn khách hành hương đến đây mỗi ngày để phó thác đời họ cho Đức Trinh Nữ: Hội nghị này là một thời gian quan trọng của Hội Thánh. Và thực ra, chúng ta có thể nói rằng sở dĩ Tài Liệu Aparecida đã được nhiều người biết đến chính vì sự đan kết này giữa việc làm của các mục tử và đức tin đơn thành của những khách hành hương, dưới sự bảo vệ từ mẫu của Mẹ Maria. Khi tìm kiếm Đức Kitô, Hội Thánh luôn luôn gõ cửa nhà của Mẹ mình và hỏi: "Xin Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng con." Chính từ Mẹ mà chúng ta học cách làm những môn đệ đích thực. Đó là lý do tại sao Hội Thánh khi ra đi truyền giáo luôn luôn đi theo bước chân của Mẹ Maria.
Ngày nay, hướng về Ngày Giới Trẻ Thế Giới là điều đưa tôi đến Ba Tây, tôi cũng đến gõ cửa nhà của Mẹ - người đã yêu thương và nuôi dưỡng Chúa Giêsu – để Mẹ có thể giúp tất cả chúng ta, là những mục tử của Dân Chúa, những bậc phụ huynh và các nhà giáo dục, để truyền lại cho con em của chúng ta những giá trị có thể làm cho các em thành những người xây dựng một quốc gia và một thế giới công bằng hơn, đoàn kết hơn và huynh đệ hơn. Theo ý nghĩa này, tôi muốn đề cập đến ba thái độ đơn giản: giữ niềm hy vọng, để Thiên Chúa làm cho mình ngạc nhiên, và sống trong niềm vui.
1. Giữ niềm hy vọng. Bài đọc thứ hai của Thánh Lễ có một cảnh bi thảm: một phụ nữ - hình ảnh của Đức Mẹ Maria và Hội Thánh - đang bị bách hại bởi Con Rồng – là quỷ - muốn ăn tươi nuốt sống con Mẹ. Nhưng cảnh này không dẫn đến sự chết, mà đến sự sống, bởi vì Thiên Chúa can thiệp và cứu đứa bé (x. Kh 12:13a, 15-16). Có biết bao nhiều khó khăn trong cuộc đời mỗi người chúng ta, trong cuộc sống của mọi người, trong cộng đồng của chúng ta, nhưng dù những khó khăn ấy có vẻ lớn lao thế nào đi nữa thì Thiên Chúa cũng không bao giờ để cho chúng ta bị chúng vùi dập. Đứng trước sự chán nản có thể gặp trong cuộc sống, với những người hoạt động trong việc truyền giáo hoặc những người phấn đấu để sống đức tin như cha mẹ của gia đình, tôi muốn nói một cách dứt khoát rằng: hãy luôn luôn mang trong lòng anh chị em niềm xác tín này: Thiên Chúa cùng đi với anh chị em, Ngài không bỏ rơi anh chị em một giây phút nào! Đừng bao giờ mất hy vọng! Đừng bao giờ để hy vọng bị dập tắt trong tâm hồn anh chị em! "Con rồng", sự dữ, hiện diện trong lịch sử của chúng ta, nhưng nó không phải là kẻ mạnh nhất. Thiên Chúa là Đấng mạnh nhất! Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta! Đúng là trong thời đại của chúng ta, không nhiều thì ít, những người trẻ của chúng ta cũng cảm thấy bị quyến rũ bởi nhiều thần tượng thay thế cho Thiên Chúa, và chúng có vẻ ban hy vọng như: tiền bạc, thành công, quyền thế và lạc thú. Một cảm giác cô đơn và trống rỗng thường xâm chiếm tâm hồn nhiều người và đưa họ chỗ đến tìm sự khỏa lấp từ những thần tượng phù du. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy là ánh sáng của hy vọng! Chúng ta hãy có một cái nhìn tích cực vào thực tại. Chúng ta hãy khuyến khích lòng quảng đại là đặc trưng cho giới trẻ, chúng ta hãy đồng hành với các em trong việc các em tìm cách để trở thành những vai chính trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn; các em là một động cơ mạnh mẽ cho Hội Thánh và cho xã hội. Các em không chỉ cần những thứ vật chất, mà trên hết các em cần được cung cấp những giá trị phi vật chất, là trung tâm tinh thần của một dân tộc, ký ức của một dân tộc. Trong thánh điện này, được khắc ghi trong ký ức của nước Ba Tây, chúng ta hầu như có thể đọc được các giá trị ấy: đời sống tâm linh, lòng quảng đại, tình đoàn kết, lòng kiên trì, tình huynh đệ và niềm vui; những giá trị này có cội rễ sâu xa nhất của chúng trong đức tin Kitô giáo.
2 - Thái độ thứ hai: để Thiên Chúa làm cho mình ngạc nhiên. Những ai là người của hy vọng - niềm hy vọng lớn lao mà đức tin ban cho chúng ta – đều biết rằng Thiên Chúa hành động thậm chí giữa những khó khăn, và Ngài làm cho chúng ta ngạc nhiên. Lịch sử của Đền Thánh này là một thí dụ: ba ngư dân, sau một ngày không bắt được con cá nào, đã tìm thấy trong sông Parnaíba một cái gì bất ngờ: một hình ảnh của Nossa Senhora da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội). Có ai bao giờ tưởng tượng được rằng vị trí của một nơi đánh cá bị thất bại sẽ trở thành một nơi mà mọi người Ba Tây có thể cảm thấy mình như con của Mẹ không? Thiên Chúa luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên, như rượu mới trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Thiên Chúa luôn luôn ban những gì tốt nhất cho chúng ta. Nhưng Ngài đòi chúng ta phải để cho mình ngạc nhiên bởi tình yêu của Ngài và đón nhận những bất ngờ của Ngài. Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa! Nếu chúng ta xa cách Ngài, chúng ta sẽ hết rượu của niềm vui, rượu của niềm hy vọng. Nếu chúng ta đến gần Ngài, nếu chúng ta ở lại với Ngài, những giá lạnh của chúng ta, những khó khăn của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta sẽ được biến đổi thành rượu mới của tình bằng hữu với Ngài.
3. Thái độ thứ ba: sống trong niềm vui. Các bạn thân mến, nếu chúng ta đi trong hy vọng, chúng ta để cho mình được ngạc nhiên bởi rượu mới mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, trong tâm hồn chúng ta sẽ có niềm vui, và chúng ta có thể làm chứng nhân cho niềm vui này. Người Kitô hữu luôn vui vẻ, không bao giờ buồn. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta. Chúng ta có một người Mẹ luôn cầu bầu cho cuộc sống của con cái Mẹ, cho chúng ta, như Nữ hoàng Esther trong Bài Đọc Thứ Nhất (x. Est 5:3). Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy Dung Nhan của Thiên Chúa, là Dung Nhan của một người Cha yêu thương chúng ta. Tội lỗi và sự chết đã bị đánh bại. Người Kitô hữu không thể bi quan! Họ không thể có khuôn mặt của một người luôn luôn đưa đám. Nếu chúng ta thật sự yêu mến Đức Kitô và nếu chúng ta cảm thấy Người yêu chúng ta biết bao, thì tâm hồn chúng ta sẽ "bừng cháy" một niềm vui đến nỗi lây sang tất cả những người lân cận chúng ta. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói ở đây, trong thánh điện này: "Người môn đệ biết rằng không có Đức Kitô thì không có ánh sáng, không có hy vọng, không có tình yêu, không có tương lai" (Diễn từ khai mạc Hội Nghị Aparecida [ngày 13 tháng 5, 2007], tr. 861).
Các bạn thân mến, chúng ta đã đến gõ cửa nhà của Mẹ Maria. Mẹ đã mở cửa cho chúng ta, Mẹ đã cho chúng ta vào và cho chúng ta thấy Con Mẹ. Giờ đây Mẹ yêu cầu chúng ta: "Hãy làm bất cứ điều gì Người bảo" (Ga 2:5). Vâng, thưa Mẹ, chúng con cam kết làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng con! Và chúng con sẽ làm với niềm hy vọng, vững tin vào lời hứa của Thiên Chúa và tràn đầy niềm vui. Chớ gì được như vậy, Amen.
Trọng kính Đức Hồng Y,
Quý huynh đệ đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến!
Thật là một niềm vui cho tôi được đến ngôi nhà Mẹ của mỗi người Ba Tây, Đền thờ Nossa Senhora Aparecida! Một ngày sau khi được bầu làm Giám Mục Roma, tôi đã đến thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Roma, để phó thác sứ vụ của tôi cho Đức Trinh Nữ. Hôm nay, tôi muốn đến đây để xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, ban cho Ngày Giới Trẻ Thế giới được thành công và đặt dưới chân Mẹ dân chúng Châu Mỹ Latinh.
Trước hết tôi muốn nói với anh chị em một điều. Trong thánh điện này, nơi Hội nghị Khoáng Đại lần Thứ Năm của Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Quần Đảo Caribbê được tổ chức sáu năm về trước, đã xảy ra một điều tuyệt đẹp mà chính cá nhân tôi được chứng kiến tận mắt: tôi đã thấy làm sao các các Giám Mục - là những vị đã làm việc về chủ đề gặp gỡ Đức Kitô, việc làm môn đệ và truyền giáo - cảm thấy được khuyến khích, đồng hành và, theo một nghĩa nào đó, được hứng khởi bởi hàng ngàn khách hành hương đến đây mỗi ngày để phó thác đời họ cho Đức Trinh Nữ: Hội nghị này là một thời gian quan trọng của Hội Thánh. Và thực ra, chúng ta có thể nói rằng sở dĩ Tài Liệu Aparecida đã được nhiều người biết đến chính vì sự đan kết này giữa việc làm của các mục tử và đức tin đơn thành của những khách hành hương, dưới sự bảo vệ từ mẫu của Mẹ Maria. Khi tìm kiếm Đức Kitô, Hội Thánh luôn luôn gõ cửa nhà của Mẹ mình và hỏi: "Xin Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng con." Chính từ Mẹ mà chúng ta học cách làm những môn đệ đích thực. Đó là lý do tại sao Hội Thánh khi ra đi truyền giáo luôn luôn đi theo bước chân của Mẹ Maria.
Ngày nay, hướng về Ngày Giới Trẻ Thế Giới là điều đưa tôi đến Ba Tây, tôi cũng đến gõ cửa nhà của Mẹ - người đã yêu thương và nuôi dưỡng Chúa Giêsu – để Mẹ có thể giúp tất cả chúng ta, là những mục tử của Dân Chúa, những bậc phụ huynh và các nhà giáo dục, để truyền lại cho con em của chúng ta những giá trị có thể làm cho các em thành những người xây dựng một quốc gia và một thế giới công bằng hơn, đoàn kết hơn và huynh đệ hơn. Theo ý nghĩa này, tôi muốn đề cập đến ba thái độ đơn giản: giữ niềm hy vọng, để Thiên Chúa làm cho mình ngạc nhiên, và sống trong niềm vui.
1. Giữ niềm hy vọng. Bài đọc thứ hai của Thánh Lễ có một cảnh bi thảm: một phụ nữ - hình ảnh của Đức Mẹ Maria và Hội Thánh - đang bị bách hại bởi Con Rồng – là quỷ - muốn ăn tươi nuốt sống con Mẹ. Nhưng cảnh này không dẫn đến sự chết, mà đến sự sống, bởi vì Thiên Chúa can thiệp và cứu đứa bé (x. Kh 12:13a, 15-16). Có biết bao nhiều khó khăn trong cuộc đời mỗi người chúng ta, trong cuộc sống của mọi người, trong cộng đồng của chúng ta, nhưng dù những khó khăn ấy có vẻ lớn lao thế nào đi nữa thì Thiên Chúa cũng không bao giờ để cho chúng ta bị chúng vùi dập. Đứng trước sự chán nản có thể gặp trong cuộc sống, với những người hoạt động trong việc truyền giáo hoặc những người phấn đấu để sống đức tin như cha mẹ của gia đình, tôi muốn nói một cách dứt khoát rằng: hãy luôn luôn mang trong lòng anh chị em niềm xác tín này: Thiên Chúa cùng đi với anh chị em, Ngài không bỏ rơi anh chị em một giây phút nào! Đừng bao giờ mất hy vọng! Đừng bao giờ để hy vọng bị dập tắt trong tâm hồn anh chị em! "Con rồng", sự dữ, hiện diện trong lịch sử của chúng ta, nhưng nó không phải là kẻ mạnh nhất. Thiên Chúa là Đấng mạnh nhất! Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta! Đúng là trong thời đại của chúng ta, không nhiều thì ít, những người trẻ của chúng ta cũng cảm thấy bị quyến rũ bởi nhiều thần tượng thay thế cho Thiên Chúa, và chúng có vẻ ban hy vọng như: tiền bạc, thành công, quyền thế và lạc thú. Một cảm giác cô đơn và trống rỗng thường xâm chiếm tâm hồn nhiều người và đưa họ chỗ đến tìm sự khỏa lấp từ những thần tượng phù du. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy là ánh sáng của hy vọng! Chúng ta hãy có một cái nhìn tích cực vào thực tại. Chúng ta hãy khuyến khích lòng quảng đại là đặc trưng cho giới trẻ, chúng ta hãy đồng hành với các em trong việc các em tìm cách để trở thành những vai chính trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn; các em là một động cơ mạnh mẽ cho Hội Thánh và cho xã hội. Các em không chỉ cần những thứ vật chất, mà trên hết các em cần được cung cấp những giá trị phi vật chất, là trung tâm tinh thần của một dân tộc, ký ức của một dân tộc. Trong thánh điện này, được khắc ghi trong ký ức của nước Ba Tây, chúng ta hầu như có thể đọc được các giá trị ấy: đời sống tâm linh, lòng quảng đại, tình đoàn kết, lòng kiên trì, tình huynh đệ và niềm vui; những giá trị này có cội rễ sâu xa nhất của chúng trong đức tin Kitô giáo.
2 - Thái độ thứ hai: để Thiên Chúa làm cho mình ngạc nhiên. Những ai là người của hy vọng - niềm hy vọng lớn lao mà đức tin ban cho chúng ta – đều biết rằng Thiên Chúa hành động thậm chí giữa những khó khăn, và Ngài làm cho chúng ta ngạc nhiên. Lịch sử của Đền Thánh này là một thí dụ: ba ngư dân, sau một ngày không bắt được con cá nào, đã tìm thấy trong sông Parnaíba một cái gì bất ngờ: một hình ảnh của Nossa Senhora da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội). Có ai bao giờ tưởng tượng được rằng vị trí của một nơi đánh cá bị thất bại sẽ trở thành một nơi mà mọi người Ba Tây có thể cảm thấy mình như con của Mẹ không? Thiên Chúa luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên, như rượu mới trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Thiên Chúa luôn luôn ban những gì tốt nhất cho chúng ta. Nhưng Ngài đòi chúng ta phải để cho mình ngạc nhiên bởi tình yêu của Ngài và đón nhận những bất ngờ của Ngài. Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa! Nếu chúng ta xa cách Ngài, chúng ta sẽ hết rượu của niềm vui, rượu của niềm hy vọng. Nếu chúng ta đến gần Ngài, nếu chúng ta ở lại với Ngài, những giá lạnh của chúng ta, những khó khăn của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta sẽ được biến đổi thành rượu mới của tình bằng hữu với Ngài.
3. Thái độ thứ ba: sống trong niềm vui. Các bạn thân mến, nếu chúng ta đi trong hy vọng, chúng ta để cho mình được ngạc nhiên bởi rượu mới mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, trong tâm hồn chúng ta sẽ có niềm vui, và chúng ta có thể làm chứng nhân cho niềm vui này. Người Kitô hữu luôn vui vẻ, không bao giờ buồn. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta. Chúng ta có một người Mẹ luôn cầu bầu cho cuộc sống của con cái Mẹ, cho chúng ta, như Nữ hoàng Esther trong Bài Đọc Thứ Nhất (x. Est 5:3). Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy Dung Nhan của Thiên Chúa, là Dung Nhan của một người Cha yêu thương chúng ta. Tội lỗi và sự chết đã bị đánh bại. Người Kitô hữu không thể bi quan! Họ không thể có khuôn mặt của một người luôn luôn đưa đám. Nếu chúng ta thật sự yêu mến Đức Kitô và nếu chúng ta cảm thấy Người yêu chúng ta biết bao, thì tâm hồn chúng ta sẽ "bừng cháy" một niềm vui đến nỗi lây sang tất cả những người lân cận chúng ta. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói ở đây, trong thánh điện này: "Người môn đệ biết rằng không có Đức Kitô thì không có ánh sáng, không có hy vọng, không có tình yêu, không có tương lai" (Diễn từ khai mạc Hội Nghị Aparecida [ngày 13 tháng 5, 2007], tr. 861).
Các bạn thân mến, chúng ta đã đến gõ cửa nhà của Mẹ Maria. Mẹ đã mở cửa cho chúng ta, Mẹ đã cho chúng ta vào và cho chúng ta thấy Con Mẹ. Giờ đây Mẹ yêu cầu chúng ta: "Hãy làm bất cứ điều gì Người bảo" (Ga 2:5). Vâng, thưa Mẹ, chúng con cam kết làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng con! Và chúng con sẽ làm với niềm hy vọng, vững tin vào lời hứa của Thiên Chúa và tràn đầy niềm vui. Chớ gì được như vậy, Amen.
ĐTC Phanxicô: Đánh bại bóng tối của nghiện ngập
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:17 25/07/2013
Tin Vatican Radio – Chiều nay (ngày 24 tháng 7, năm 2013), sau khi thăm viếng Đền Thờ Đức Mẹ Aparecida, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Bệnh Viện Thánh Phanxicô Assisi tạo quận Tijuca tồi tàn ở phía bắc Rio de Janeiro. Bệnh viện này được điều hành bởi các anh chị em trẻ thuộc Dòng Ba Phanxicô Thống Hối.
* * *
Đức Tổng Giám Mục Tempesta thân mến, Thưa các huynh đệ Giám mục,
Thưa quý vị Hữu Trách,
Thưa các thành viên Đáng Kính của Dòng Ba Thánh Phanxicô Thống Hối,
Thưa các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế,
Các người trẻ và các phần tử của gia đình thân mến,
Thiên Chúa muốn rằng cuộc hành trình của tôi, sau Đền Đức Mẹ Aparecida, phải đưa tôi đến một đền đặc biệt của sự đau khổ của con người - Bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi. Việc hoán cải của vị thánh quan thầy của anh chị em được rất nhiều người biết đến: Chàng thanh niên Phanxicô từ bỏ sự giàu sang và tiện nghi của thế gian để trở thành một người nghèo giữa những người nghèo. Ngài hiểu rằng niềm vui và sự giàu sang đích thực không đến từ các thần tượng của thế gian này - những thứ vật chất và việc sở hữu của chúng - nhưng chỉ được tìm thấy trong việc theo Đức Kitô và phục vụ người khác. Có lẽ điều ít được biết đến là giây phút mà sự hiểu biết này được hình thành cách cụ thể trong chính cuộc sống của ngài. Đó là khi Phanxicô ôm hôn một người phong cùi. Người huynh đệ này, đau khổ và bị bỏ rơi, là "trung gian mang ánh sáng. .. đến cho Thánh Phanxicô Assisi" (Lumen Fidei, 57), bởi vì trong mỗi người anh em chị em đau khổ mà chúng ta ôm hôn, chúng ta ôm hôn thân thể đau đớn của Đức Kitô. Hôm nay, ở chỗ này, nơi mà mọi người đang vật lộn với tật nghiện ma túy, tôi muốn ôm hôn từng người và mọi người trong anh chị em, những người là nhục thể của Đức Kitô, và xin Thiên Chúa đổi mới cuộc hành trình của anh chị em, và cũng của tôi, với mục đích và hy vọng vững chắc.
Để ôm hôn - tất cả chúng ta phải học ôm hôn những người túng thiếu, như Thánh Phanxicô đã làm. Có rất nhiều tình trạng ở Ba Tây, và trên toàn thế giới, đòi hỏi phải có sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu, như cuộc chiến chống nghiện ngập. Thay vào đó, thường thì chính sự ích kỷ đang chiếm ưu thế trong xã hội của chúng ta. Có bao nhiêu "đại lý của thần chết" đang chạy theo luận lý của quyền lực và tiền bạc bằng mọi giá! Tai họa của nạn buôn bán ma túy, là điều ủng hộ bạo lực và gieo rắc những hạt giống đau khổ và chết chóc, đòi phải có một hành động can đảm của xã hội như một tổng thể. Việc giảm thiểu sự lan tràn và ảnh hưởng của việc nghiện ma túy sẽ không thể đạt được bằng cách cho tự do sử dụng ma túy, như hiện đang được đề nghị ở những vùng khác nhau của châu Mỹ La Tinh. Thay vào đó, cần phải đương đầu với những vấn đề cơ bản của việc sử dụng những loại thuốc này, bằng cách cổ võ một công lý cao hơn, bằng cách giáo dục những người trẻ về các giá trị có thể xây dựng đời sống trong xã hội, đồng hành với những người đang gặp khó khăn và đem đến cho họ niềm hy vọng cho tương lai. Tất cả chúng ta cần phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Đức Kitô, và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta.
Tuy nhiên, ôm hôn một người nào đó chưa đủ, chúng ta phải cầm tay của người túng thiếu, của người rơi vào bóng tối của việc lệ thuộc mà có lẽ thậm chí không biết làm sao, và chúng ta phải nói với người ấy: Bạn có thể dứng dậy, bạn có thể đứng lên. Điều ấy thật khó, nhưng có thể nếu bạn muốn. Các bạn thân mến, tôi muốn nói với mỗi người trong các bạn, nhưng đặc biệt là với tất cả những người khác đã không có can đảm dấn thân vào cuộc hành trình của chúng ta: Các bạn phải muốn đứng lên, đây là điều kiện không thể thiếu được! Các bạn sẽ tìm thấy một bàn tay dang ra sẵn sàng giúp đỡ các bạn, nhưng không ai có thể thay thế cho các bạn. Nhưng các bạn không bao giờ cô độc! Hội Thánh và rất nhiều người đang ở gần các bạn. Hãy tự tin nhìn về phía trước. Cuộc hành trính của các bạn dài và khó khăn, nhưng hãy nhìn về phía trước, có “một tương lai vững chắc, nằm trong một viễn cảnh khác với những đề nghị hão huyền của các thần tượng của thế gian, cung cấp một động lực mới và sức mạnh cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta." (Lumen Fidei, 57). Với tất cả các bạn, tôi lặp lại: Đừng để mình bị người ta cướp mất hy vọng! Và không chỉ có thế, nhưng tôi nói với tất cả chúng ta: chúng ta không được cướp mất hy vọng người khác, chúng ta hãy trở thành những người mang hy vọng!
Trong Tin Mừng, chúng ta đọc dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, nói về một người bị kẻ cướp tấn công và bỏ nửa sống nửa chết bên đường. Người ta đi ngang qua anh và nhìn anh. Nhưng họ không ngừng lại, mà chỉ tiếp tục cuộc hành trình của họ, không quan tâm đến anh: đây không phải là việc của họ! Chỉ có một người Samaritanô, một người ngoại quốc, nhìn thấy anh, ngừng lại, nâng anh lên, bồng anh trên tay, và chăm sóc cho anh (x. Lc 10:29-35). Các bạn thân mến, tôi tin rằng ở đây, trong bệnh viện này, dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu đang được thể hiện rõ ràng. Ở đây không có sự thờ ơ, nhưng chỉ có quan tâm. Không có sự lãnh đạm, nhưng có tình yêu. Hiệp Hội Thánh Phanxicô và Mạng Lưới Điều Trị Nghiện Ma Túy cho thấy cách thức tiếp cận những người trong hoàn cảnh khó khăn vì trong họ, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Đức Kitô, vì trong những người ấy, chúng ta thấy thân xác của Đức Kitô chịu đau khổ. Chúng ta phải cảm ơn tất cả các chuyên gia y tế và cộng sự viên của họ đang làm việc ở đây. Việc phục vụ của anh chị em thật quý giá; luôn luôn được thực hiện với tình yêu. Đó là phục vụ chính Đức Kitô hiện diện trong anh chị em của chúng ta. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Khi con làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất trong các anh em của Thầy, là con làm cho chính Thầy" (Mt 25:40).
Và tôi muốn lặp lại cho tất cả những người đang vật lộn với tật nghiền ma túy, và các phần tử của gia đình đang chia sẻ sự khó khăn của các bạn: Hội Thánh không xa lánh những phiền toái của các bạn, nhưng đồng hành với các bạn bằng tình thương. Chúa đang ở gần các bạn và Người sẽ cầm tay các bạn. Hãy nhìn vào Người trong những giây phút khó khăn nhất của các bạn và Người sẽ ban cho các bạn sự an ủi và niềm hy vọng. Và hãy tin tưởng vào tình yêu từ mẫu của Mẹ Người là Đức Mẹ Maria. Sáng nay, trong Đền Thờ Aparecida, tôi đã dâng mỗi người trong các bạn cho Trái Tim Mẹ. Nơi có Thánh Giá để vác, thì Mẹ, Mẹ của chúng ta, cũng luôn luôn ở đó với chúng ta. Tôi xin trao các bạn trong tay Mẹ, và chúc lành cho tất cả các bạn với một lòng rất trìu mến.
Đức Tổng Giám Mục Tempesta thân mến, Thưa các huynh đệ Giám mục,
Thưa quý vị Hữu Trách,
Thưa các thành viên Đáng Kính của Dòng Ba Thánh Phanxicô Thống Hối,
Thưa các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế,
Các người trẻ và các phần tử của gia đình thân mến,
Thiên Chúa muốn rằng cuộc hành trình của tôi, sau Đền Đức Mẹ Aparecida, phải đưa tôi đến một đền đặc biệt của sự đau khổ của con người - Bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi. Việc hoán cải của vị thánh quan thầy của anh chị em được rất nhiều người biết đến: Chàng thanh niên Phanxicô từ bỏ sự giàu sang và tiện nghi của thế gian để trở thành một người nghèo giữa những người nghèo. Ngài hiểu rằng niềm vui và sự giàu sang đích thực không đến từ các thần tượng của thế gian này - những thứ vật chất và việc sở hữu của chúng - nhưng chỉ được tìm thấy trong việc theo Đức Kitô và phục vụ người khác. Có lẽ điều ít được biết đến là giây phút mà sự hiểu biết này được hình thành cách cụ thể trong chính cuộc sống của ngài. Đó là khi Phanxicô ôm hôn một người phong cùi. Người huynh đệ này, đau khổ và bị bỏ rơi, là "trung gian mang ánh sáng. .. đến cho Thánh Phanxicô Assisi" (Lumen Fidei, 57), bởi vì trong mỗi người anh em chị em đau khổ mà chúng ta ôm hôn, chúng ta ôm hôn thân thể đau đớn của Đức Kitô. Hôm nay, ở chỗ này, nơi mà mọi người đang vật lộn với tật nghiện ma túy, tôi muốn ôm hôn từng người và mọi người trong anh chị em, những người là nhục thể của Đức Kitô, và xin Thiên Chúa đổi mới cuộc hành trình của anh chị em, và cũng của tôi, với mục đích và hy vọng vững chắc.
Để ôm hôn - tất cả chúng ta phải học ôm hôn những người túng thiếu, như Thánh Phanxicô đã làm. Có rất nhiều tình trạng ở Ba Tây, và trên toàn thế giới, đòi hỏi phải có sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu, như cuộc chiến chống nghiện ngập. Thay vào đó, thường thì chính sự ích kỷ đang chiếm ưu thế trong xã hội của chúng ta. Có bao nhiêu "đại lý của thần chết" đang chạy theo luận lý của quyền lực và tiền bạc bằng mọi giá! Tai họa của nạn buôn bán ma túy, là điều ủng hộ bạo lực và gieo rắc những hạt giống đau khổ và chết chóc, đòi phải có một hành động can đảm của xã hội như một tổng thể. Việc giảm thiểu sự lan tràn và ảnh hưởng của việc nghiện ma túy sẽ không thể đạt được bằng cách cho tự do sử dụng ma túy, như hiện đang được đề nghị ở những vùng khác nhau của châu Mỹ La Tinh. Thay vào đó, cần phải đương đầu với những vấn đề cơ bản của việc sử dụng những loại thuốc này, bằng cách cổ võ một công lý cao hơn, bằng cách giáo dục những người trẻ về các giá trị có thể xây dựng đời sống trong xã hội, đồng hành với những người đang gặp khó khăn và đem đến cho họ niềm hy vọng cho tương lai. Tất cả chúng ta cần phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Đức Kitô, và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta.
Tuy nhiên, ôm hôn một người nào đó chưa đủ, chúng ta phải cầm tay của người túng thiếu, của người rơi vào bóng tối của việc lệ thuộc mà có lẽ thậm chí không biết làm sao, và chúng ta phải nói với người ấy: Bạn có thể dứng dậy, bạn có thể đứng lên. Điều ấy thật khó, nhưng có thể nếu bạn muốn. Các bạn thân mến, tôi muốn nói với mỗi người trong các bạn, nhưng đặc biệt là với tất cả những người khác đã không có can đảm dấn thân vào cuộc hành trình của chúng ta: Các bạn phải muốn đứng lên, đây là điều kiện không thể thiếu được! Các bạn sẽ tìm thấy một bàn tay dang ra sẵn sàng giúp đỡ các bạn, nhưng không ai có thể thay thế cho các bạn. Nhưng các bạn không bao giờ cô độc! Hội Thánh và rất nhiều người đang ở gần các bạn. Hãy tự tin nhìn về phía trước. Cuộc hành trính của các bạn dài và khó khăn, nhưng hãy nhìn về phía trước, có “một tương lai vững chắc, nằm trong một viễn cảnh khác với những đề nghị hão huyền của các thần tượng của thế gian, cung cấp một động lực mới và sức mạnh cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta." (Lumen Fidei, 57). Với tất cả các bạn, tôi lặp lại: Đừng để mình bị người ta cướp mất hy vọng! Và không chỉ có thế, nhưng tôi nói với tất cả chúng ta: chúng ta không được cướp mất hy vọng người khác, chúng ta hãy trở thành những người mang hy vọng!
Trong Tin Mừng, chúng ta đọc dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, nói về một người bị kẻ cướp tấn công và bỏ nửa sống nửa chết bên đường. Người ta đi ngang qua anh và nhìn anh. Nhưng họ không ngừng lại, mà chỉ tiếp tục cuộc hành trình của họ, không quan tâm đến anh: đây không phải là việc của họ! Chỉ có một người Samaritanô, một người ngoại quốc, nhìn thấy anh, ngừng lại, nâng anh lên, bồng anh trên tay, và chăm sóc cho anh (x. Lc 10:29-35). Các bạn thân mến, tôi tin rằng ở đây, trong bệnh viện này, dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu đang được thể hiện rõ ràng. Ở đây không có sự thờ ơ, nhưng chỉ có quan tâm. Không có sự lãnh đạm, nhưng có tình yêu. Hiệp Hội Thánh Phanxicô và Mạng Lưới Điều Trị Nghiện Ma Túy cho thấy cách thức tiếp cận những người trong hoàn cảnh khó khăn vì trong họ, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Đức Kitô, vì trong những người ấy, chúng ta thấy thân xác của Đức Kitô chịu đau khổ. Chúng ta phải cảm ơn tất cả các chuyên gia y tế và cộng sự viên của họ đang làm việc ở đây. Việc phục vụ của anh chị em thật quý giá; luôn luôn được thực hiện với tình yêu. Đó là phục vụ chính Đức Kitô hiện diện trong anh chị em của chúng ta. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Khi con làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất trong các anh em của Thầy, là con làm cho chính Thầy" (Mt 25:40).
Và tôi muốn lặp lại cho tất cả những người đang vật lộn với tật nghiền ma túy, và các phần tử của gia đình đang chia sẻ sự khó khăn của các bạn: Hội Thánh không xa lánh những phiền toái của các bạn, nhưng đồng hành với các bạn bằng tình thương. Chúa đang ở gần các bạn và Người sẽ cầm tay các bạn. Hãy nhìn vào Người trong những giây phút khó khăn nhất của các bạn và Người sẽ ban cho các bạn sự an ủi và niềm hy vọng. Và hãy tin tưởng vào tình yêu từ mẫu của Mẹ Người là Đức Mẹ Maria. Sáng nay, trong Đền Thờ Aparecida, tôi đã dâng mỗi người trong các bạn cho Trái Tim Mẹ. Nơi có Thánh Giá để vác, thì Mẹ, Mẹ của chúng ta, cũng luôn luôn ở đó với chúng ta. Tôi xin trao các bạn trong tay Mẹ, và chúc lành cho tất cả các bạn với một lòng rất trìu mến.
Video WYD 2013: Thánh Lễ tại Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida
VietCatholic Network
02:24 25/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Địa điểm này không xa lạ gì với Đức Thánh Cha vì ngài đã từng đến viếng nơi này nhiều lần, đặc biệt trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh, gọi tắt là CELAM, lần thứ Năm. Tưởng cũng nên nhắc lại là Thượng Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh đã được hình thành tại ngay Rio De Janeiro vào năm 1955.
Đón tiếp Đức Thánh Cha tại đây có Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brazil và cũng là Tổng Giám Mục Aparecida và linh mục Dominic Savio Silva, thuộc dòng Chúa Cứu Thế là giám quản đền thờ.
Lúc 10h, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức tôn kính Đức Trinh Nữ Maria trong hội trường 12 Thánh Tông Đồ Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Aparecida.
Những hình ảnh quý vị đang theo dõi là thánh lễ tại đền thờ chính được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lúc 10h30.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trọng kính Đức Hồng Y,
Chư huynh đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến!
Vui mừng biết bao khi tôi được đến ngôi nhà Mẹ của mỗi người Brazil, là Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida! Một ngày sau khi được bầu làm Giám Mục Rôma, tôi đã đến viếng Đền Thờ Đức Bà Cả, để phó thác sứ vụ là Người Kế Vị Thánh Phêrô cho Đức Mẹ. Hôm nay, tôi đã đến đây để xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, ban cho Ngày Giới Trẻ Thế giới được thành công và đặt dân chúng Châu Mỹ Latinh dưới chân Mẹ.
Trước hết, tôi muốn nói với anh chị em điều này. Sáu năm trước đây, Hội Nghị Khoáng Đại lần Thứ Năm của Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Vùng Biển Caribbê đã được tổ chức tại đền thánh này, một số điều thật tuyệt vời đã xảy ra mà tôi được chứng kiến tận mắt: Tôi đã thấy các Giám Mục – là những vị đang thảo luận về chủ đề gặp gỡ Đức Kitô, làm môn đệ Chúa và truyền giáo - cảm thấy được khích lệ, được nâng đỡ dường nào; và theo một nghĩa nào đó, được linh hứng bởi hàng ngàn khách hành hương đến đây mỗi ngày để phó thác đời họ cho Đức Mẹ: Hội nghị này là một khoảng khắc quan trọng của Giáo Hội. Thật chí lý khi nói rằng Văn Kiện Aparecida đã được hình thành trong sự tương tác giữa lao động của các Giám Mục và đức tin đơn sơ của những khách hành hương, dưới sự phù trì từ mẫu của Mẹ Maria. Khi Giáo Hội tìm kiếm Đức Kitô, Giáo Hội luôn luôn gõ nơi cửa Mẹ Ngài và hỏi: "Xin Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng con." Chính là xuất phát từ Đức Mẹ mà chúng ta học biết cách để trở nên những môn đệ đích thực. Đó là lý do tại sao Giáo Hội trên bước đường truyền giáo luôn luôn dõi theo bước chân Mẹ Maria.
Hôm nay, hướng về Ngày Giới Trẻ Thế Giới là sự kiện đã dẫn đưa tôi đến Brazil, tôi cũng đến gõ cửa nhà Mẹ - Đấng đã yêu thương và nuôi dưỡng Chúa Giêsu – để Mẹ giúp tất cả chúng ta, là những mục tử của Dân Chúa, những bậc phụ huynh và các nhà giáo dục, biết cách truyền lại cho con em của chúng ta những giá trị có thể giúp chúng xây dựng quốc gia và thế giới công bằng hơn, hiệp nhất hơn và huynh đệ hơn. Vì thế, tôi muốn đề cập đến ba thái độ đơn giản là đầy hy vọng, mở lòng ra để kinh ngạc trước Thiên Chúa, và sống trong niềm vui.
1. Đầy hy vọng. Bài đọc thứ hai của Thánh Lễ trình bày một cảnh tượng bi thảm đó là một phụ nữ - hình ảnh của Đức Maria và Giáo Hội - đang bị bách hại bởi Con Rồng – là quỷ - muốn nuốt sống hài nhi con Mẹ. Nhưng cảnh này không phải là cảnh chết chóc, nhưng là sự sống, bởi vì Thiên Chúa can thiệp và cứu đứa bé (x. Kh 12:13a, 15-16). Biết bao những khó khăn chồng chất trong cuộc đời mỗi cá nhân, mỗi dân nước, mỗi cộng đồng của chúng ta, nhưng dù những khó khăn ấy lớn cỡ nào đi nữa thì Thiên Chúa cũng không bao giờ để cho chúng ta bị chúng vùi dập. Đứng trước những thời khắc chán nản chúng ta gặp phải trong đời, trong cố gắng truyền giáo hay truyền lại đức tin của chúng ta cho con cháu trong gia đình, tôi muốn nói một cách mạnh mẽ rằng: anh chị em hãy luôn mang trong lòng niềm xác tín là Thiên Chúa bên cạnh chúng ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi anh chị em! Đừng bao giờ đánh mất đi niềm hy vọng! Đừng bao giờ để hy vọng chết đi trong tâm hồn anh chị em! "Con rồng", sự dữ, hiện diện trong lịch sử của chúng ta, nhưng nó không phải là tiếng nói định đoạt sau cùng. Thiên Chúa mới là tiếng nói cuối cùng! và Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta! Đúng là trong thời đại của chúng ta, trong chừng mực nào đó, mọi người, bao gồm cả những người trẻ của chúng ta bị lôi cuốn bởi nhiều thứ ngẫu tượng muốn thay thế Thiên Chúa, và chúng xem ra đem lại nhiều hy vọng như: tiền bạc, thành công, quyền thế và lạc thú. Thường khi cảm giác cô đơn và trống rỗng trong lòng dẫn họ đến chỗ tìm kiếm thoả mãn nơi những ngẫu tượng phù du này. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy là ánh sáng của hy vọng! Chúng ta hãy có một cái nhìn tích cực vào thực tại. Chúng ta hãy khuyến khích lòng quảng đại là đặc trưng cho giới trẻ, và giúp họ tích cực xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Những người trẻ là một động cơ mạnh mẽ cho Giáo Hội và xã hội. Họ không chỉ cần những của cải vật chất, nhưng trên hết các em cần được cung cấp những giá trị phi vật chất, là tâm hồn siêu nhiên, là ký ức của một dân tộc. Trong Đền Thánh này, là một phần trong ký ức của Brazil, chúng ta hầu như có thể đọc được các giá trị ấy: đời sống tâm linh, lòng quảng đại, tình liên đới, sự bền đỗ, tình huynh đệ và niềm vui; những giá trị này có cội rễ sâu xa nhất nơi đức tin Kitô.
2 - Thái độ thứ hai: mở lòng ra để ngạc nhiên trước Thiên Chúa. Bất cứ ai là người của hy vọng – của niềm hy vọng lớn lao mà đức tin ban cho chúng ta – đều biết rằng ngay cả trong gian truân Thiên Chúa hành động, và Ngài làm cho chúng ta kinh ngạc. Lịch sử của Đền Thánh này là một thí dụ điển hình: ba ngư dân, sau một ngày không bắt được con cá nào, đã tìm thấy nơi dòng sông Parnaíba một điều bất ngờ: một bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Có ai dám nghĩ rằng vùng đất cá mú hiếm hoi thế này sẽ trở thành một nơi mà mọi người Brazil có thể cảm thấy mình là con của Mẹ không? Thiên Chúa luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên, như rượu mới trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Thiên Chúa luôn luôn ban những gì tốt nhất cho chúng ta. Nhưng Ngài đòi chúng ta phải để cho mình ngạc nhiên bởi tình yêu của Ngài và đón nhận những bất ngờ của Ngài. Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa! Nếu chúng ta xa cách Ngài, chúng ta sẽ hết rượu của niềm vui, của hy vọng. Nếu chúng ta đến gần Ngài, nếu chúng ta ở lại với Ngài, những gì là giá lạnh, là khó khăn của chúng ta, tội lỗi của chúng ta sẽ được biến đổi thành rượu mới là tình bằng hữu với Ngài.
3. Thái độ thứ ba: sống trong niềm vui. Các bạn thân mến, nếu chúng ta đi trong hy vọng, và để cho mình được ngạc nhiên bởi rượu mới mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, thì chúng ta sẽ có niềm vui trong tâm hồn, và chúng ta không thể không làm chứng cho niềm vui này. Người Kitô hữu luôn vui vẻ, không bao giờ buồn. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta. Chúng ta có một người Mẹ luôn cầu bầu cho cuộc sống của con cái Mẹ, cho chúng ta, như Nữ hoàng Esther trong Bài Đọc Thứ Nhất (x. Est 5:3). Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy thiên nhan Chúa, là gương mặt của một người Cha từ bi nhân hậu. Tội lỗi và sự chết đã bị đánh bại. Người Kitô hữu không thể bi quan! Họ không thể có khuôn mặt của một người thường xuyên than khóc. Nếu chúng ta thật sự yêu mến Đức Kitô và nếu chúng ta cảm thấy Người yêu chúng ta biết bao, thì tâm hồn chúng ta sẽ "bừng cháy" một niềm vui đến nỗi lây sang tất cả những người lân cận chúng ta. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói ở đây, trong đền thánh này: "Người môn đệ biết rằng không có Đức Kitô thì không có ánh sáng, không có hy vọng, không có tình yêu, không có tương lai" (Diễn từ khai mạc Hội Nghị Aparecida - ngày 13 tháng 5, 2007, p. 861).
Các bạn thân mến, chúng ta đã đến gõ cửa nhà của Mẹ Maria. Mẹ đã mở cửa cho chúng ta, Mẹ đã cho chúng ta vào và chỉ cho chúng ta thấy Con Mẹ. Giờ đây Mẹ yêu cầu chúng ta: "Hãy làm bất cứ điều gì Người dạy bảo" (Ga 2:5). Vâng, thưa Mẹ, chúng con cam kết làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng con! Và chúng con sẽ làm với niềm hy vọng, vững tin vào lời hứa của Thiên Chúa và tràn đầy niềm vui. Amen.
(Bản dịch Việt ngữ của J.B. Đặng Minh An)
Vì mưa to phải thay đổi địa điểm Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế giới
Nguyễn Long Thao
17:22 25/07/2013
Rio de Janeiro, Brazil, 25/7/2013. Sau ba ngày mưa lớn tại Rio de Janeiro, ngày 25 tháng 7, Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế giới đã quyết định thay đổi địa điểm tổ chức đêm canh thức thánh lễ bế mạc đại hội.
Theo như kế hoạch cũ, các nghi thức diễn ra trong hai ngày cuối 27 và 28 tháng 7 của đại hội sẽ diễn ra tại “Cánh Đồng Đức Tin ở Guaratiba. Tuy nhiên vì mưa lớn, cánh đồng trở thành lầy lội, gây nên những trở ngại lớn cho đám đông cả triệu người. Do vậy ban tổ chức đã quyết định Đêm Canh Thức và thánh lễ bế mạc sẽ dời về bãi biễn Copacabana là nơi đã diễn ra thánh lễ Khai Mạc của đại hội giới trẻ thế giới
Như vậy cuộc hành hương đi bộ dài 13 cây số tiến về khu Cánh Đồng Đức Tin bị huỷ bỏ. Ngoài ra các bạn trẻ hành hương cũng không có đêm cắm trại tại bãi biển ở khu Cánh Đồng Đức Tin và tại Capacabana cũng không có đêm cắm trại cho các bạn trẻ vì không thiết kế kịp các phòng tắm, nhà vệ sinh.
Theo như kế hoạch cũ, các nghi thức diễn ra trong hai ngày cuối 27 và 28 tháng 7 của đại hội sẽ diễn ra tại “Cánh Đồng Đức Tin ở Guaratiba. Tuy nhiên vì mưa lớn, cánh đồng trở thành lầy lội, gây nên những trở ngại lớn cho đám đông cả triệu người. Do vậy ban tổ chức đã quyết định Đêm Canh Thức và thánh lễ bế mạc sẽ dời về bãi biễn Copacabana là nơi đã diễn ra thánh lễ Khai Mạc của đại hội giới trẻ thế giới
Như vậy cuộc hành hương đi bộ dài 13 cây số tiến về khu Cánh Đồng Đức Tin bị huỷ bỏ. Ngoài ra các bạn trẻ hành hương cũng không có đêm cắm trại tại bãi biển ở khu Cánh Đồng Đức Tin và tại Capacabana cũng không có đêm cắm trại cho các bạn trẻ vì không thiết kế kịp các phòng tắm, nhà vệ sinh.
Sứ Điệp Hy Vọng của ĐTC dành cho Cộng Đồng Varginha
Phaolô Phạm Xuân Khôi
23:50 25/07/2013
Dưới đây là bản dịch diễn tử của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho dân chúng ở Cộng đồng Varginha ở Rio de Janeiro, Ba tây, trong dịp thăm viếng của ngài ngày 25 tháng 7, năm 2013.
Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!
Thật là tuyệt đẹp khi được ở đây với anh chị em! Tuyệt đẹp! Ngay từ đầu, khi hoạch định chương trình thăm viếng Ba Tây này, ao ước của tôi là có thể thăm tất cả các quận trên toàn quốc. Tôi đã từng muốn có thể gõ từng cánh cửa, để nói "chào buổi sáng", để xin một ly nước lạnh, để dùng một ly cà phê đen nhỏ (cafezinho), để nói như một người nói chuyện với bạn bè của gia đình, để lắng nghe bầu tâm sự của mỗi người, cha mẹ, con cái, ông bà... Nhưng Ba Tây quá lớn! Không thể nào gõ mọi cánh cửa được! Vì vậy, tôi đã chọn đến đây, đến thăm cộng đồng của anh chị em; cộng đồng này hôm nay là đại diện cho tất cả các quận ở Ba Tây. Thật là một điều tuyệt vời khi được chào đón với tình yêu, lòng quảng đại, và niềm vui như thế này! Người ta chỉ cần nhìn vào cách anh chị em trang trí các đường phố của cộng đồng này là đủ hiểu; điều này cũng là dấu chỉ của một cảm tình sâu đậm hơn nữa, xuất phát từ con tim của anh chị em, từ con tim của tất cả mọi người Ba Tây trong tâm tỉnh lễ hội. Xin cám ơn mỗi anh chị em rất nhiều vì cách đón tiếp này! Và tôi cảm cặp vợ chồng Rangler và Joana vì những lời tốt đẹp của họ.
1. Từ giây phút đầu tiên tôi đặt chân lên đất Ba Tây, cho đến buổi gặp gỡ này ở đây với anh chị em, anh chị em đã làm cho cám thấy được đón chào. Và điều quan trọng là biết chào đón; điều này thậm chí còn đẹp hơn tất cả mọi tô điểm hoặc trang trí nhiều. Tôi nói điều này bởi vì khi chúng ta rộng lòng chào đón người khác và chia sẻ điều gì với họ - một ít thực phẩm, một chỗ trong nhà mình, thì giờ của mính – không những chúng ta không còn nghèo nữa, mà chúng ta được giàu thêm. Tôi biết rõ rằng khi một người nào đó cần thực phẩm gõ cửa anh chị em, thì anh chị em luôn luôn tìm cách chia sẻ thực phẩm; như câu tục ngữ nói, người ta có thể luôn luôn "thêm nước vào đậu"! Và anh chị em làm như vậy với tình yêu, chứng tỏ rằng sự giàu có thật không chỉ hệ tại ở vật chất, mà còn hệ tại ở con tim!
Và dân Ba Tây, đặc biệt là những người đơn giản nhất trong anh chị em, có thể cung cấp cho thế giới một bài học quý giá về tình đoàn kết, một từ thường bị người ta quên lãng hoặc không muốn nói đến, bởi vì nó làm cho người ta khó chịu. Tôi muốn kêu gọi những người sở hữu nhiều tài nguyên hơn, các cơ quan công quyền và tất cả mọi người thiện chí đang làm việc cho công bằng xã hội: đừng bao giờ mệt mỏi khi làm việc cho một thế giới công bằng hơn, được đánh dấu bởi tình đoàn kết chặt chẽ hơn! Không ai có thể tiếp tục vô cảm với sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên thế giới này! Mỗi người, tùy theo khả năng và trách nhiệm riêng của mình, phải đóng góp cách cá nhân vào việc chặn đứng quá nhiều bất công xã hội. Không phải, không phải nền văn hóa ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa thường kiểm soát xã hội chúng ta, là nền văn hóa xây dựng và dẫn đến một thế giới dễ sống hơn; không phải nền văn hóa ấy, nhưng nền văn hóa đoàn; nền văn hóa đoàn kết chính là nhìn thấy trong những người khác không phải một đối thủ hoặc một con số, nhưng một người anh chị em. Và tất cả chúng ta đều là anh chị em.
Tôi muốn khuyến khích những nỗ lực mà xã hội Ba Tây đang thực hiện để phối hợp tất cả các phần tử của mình, bao gồm cả những người đau khổ nhất và có nghèo đói nhất, qua cuộc chiến chống lại nghèo đói và túng thiếu. Không nỗ lực "xây dựng hòa bình" nào có thể kéo dài, cũng như không một sự hòa hợp và hạnh phúc nào có thể đạt được trong một xã hội mà trong đó một phần của chính nó bị coi thường, đẩy ra ngoài lề hoặc loại ra. Một xã hội như thế chỉ đơn thuần làm cho chính nó thêm nghèo nàn, và mất đi một điều gì đó rất thiết yếu cho chính nó. Chúng ta đừng bao giờ để, không bao giờ được để nền văn hóa tẩy chay nhập vào tâm hồn chúng ta! Đừng để nền văn hóa tẩy chay nhập vào tâm hồn chúng ta, bởi vì chúng ta là anh chị em. Không được tẩy chay ai! Chúng ta hãy luôn nhớ điều này: chỉ khi nào chúng ta có thể chia sẻ thì chúng ta mới thực sự trở nên giàu có; tất cả những gì được chia sẻ đều tăng gấp bội! Hãy nghĩ đến việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều! Mức độ vĩ đại của một xã hội được xác định bởi cách nó đối xử với những người nghèo khổ nhất, những người không có gì ngoài sự nghèo đói của họ!
2. Tôi cũng muốn nói với anh chị em rằng Hội Thánh, "người ủng hộ công lý và bảo vệ người nghèo trước những sự bất bình đẳng không thể chấp nhận được về kinh tế và xã hội là những điều kêu thấu trời" (Tài Liệu Aparecida, 395), muốn hợp tác với tất cả mọi sáng kiến có ý thật sự phát triển mọi người và toàn thể con người. Các bạn thân mến, chắc chắn rằng cần phải cung cấp bánh cho người đói; đây là một hành động của công lý. Nhưng cũng còn một sự đói khát sâu thẳm hơn, sự đói khát một hạnh phúc mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể làm cho thỏa mãn. Sự đói khát nhân phẩm. Không có việc cổ võ công ích thực sự hoặc phát triển con người thực sự khi người ta không đếm xỉa gì đến những trụ cột cơ bản nâng đỡ một quốc gia, những lợi ích phi vật chất của nó: sự sống, một món quà của Thiên Chúa, một giá trị luôn luôn phải được bảo vệ và phát huy; gia đình, nền tảng của sự chung sống và biện pháp chống lại sự tan vỡ của xã hội; giáo dục toàn diện, là điều không thể bị thu lại thành việc chỉ truyền thông tin tức với mục đích tạo ra lợi nhuận; sức khỏe, là điều phải tìm kiếm hạnh phúc toàn diện của con người, cũng cả trong chiều kích tinh thần, cần thiết cho sự cân bằng của con người và cho việc chung sống lành mạnh; an ninh, trong niềm xác tín rằng chỉ có thể khắc phục được bạo lực bằng cách thay đổi tâm hồn con người.
3.Tôi muốn nói một điều cuối cùng, một điều cuối cùng. Ở đây, cũng như trong toàn thể nước Ba Tây, có rất nhiều người trẻ. Hỡi các người trẻ! Các con, các người trẻ thân yêu, các con đặc biệt nhạy cảm đối với những bất công, nhưng các con thường thất vọng bởi sự kiện nói về tham nhũng, về những người thay vì đi tìm công ích, lại tìm quyền lợi riêng của mình. Với các con cũng như với tất cả mọi người, cha nhắc lại: không bao giờ được chán nản, đừng mất niềm tin, đừng bao giờ để cho niềm hy vọng của các con bị dập tắt. Thực trạng có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. Các con hãy tìm cách là những người đầu tiên mang lại điều lành, đừng học thói quen làm điều ác, nhưng đánh bại nó bằng điều lành. Hội Thánh đồng hành với các con, mang đến cho các con sự tốt lành quý giá nhất là đức tin, mang đến cho các con Chúa Giêsu Kitô, Đấng "đến để cho con người được sống và sống dồi dào" (Ga 10:10).
Hôm nay, tôi nói với tất cả anh chị em, đặc biệt là dân cư của cộng đồng Varginha này: anh chị em không cô độc một mình, Hội Thánh ở với anh chị em, Đức Giáo Hoàng ở với anh chị em. Tôi mang mỗi người trong trái tim tôi và tôi nhận những ý định mà anh chị em mang tận đáy lòng anh chị em làm của riêng tôi: những lời tạ ơn vì những niềm vui, những lời cầu xin sự giúp đỡ trong những lúc khó khăn, những ước muốn được an ủi trong những lúc buồn rầu và đau khổ. Tôi phó thác tất cả cho sự chuyển cầu của Đức Mẹ Aparecida, Mẹ của tất cả những người nghèo của nước Ba Tây, và với tình cảm bao la, tôi ban phép lành cho anh chị em. Cám ơn!
Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!
1. Từ giây phút đầu tiên tôi đặt chân lên đất Ba Tây, cho đến buổi gặp gỡ này ở đây với anh chị em, anh chị em đã làm cho cám thấy được đón chào. Và điều quan trọng là biết chào đón; điều này thậm chí còn đẹp hơn tất cả mọi tô điểm hoặc trang trí nhiều. Tôi nói điều này bởi vì khi chúng ta rộng lòng chào đón người khác và chia sẻ điều gì với họ - một ít thực phẩm, một chỗ trong nhà mình, thì giờ của mính – không những chúng ta không còn nghèo nữa, mà chúng ta được giàu thêm. Tôi biết rõ rằng khi một người nào đó cần thực phẩm gõ cửa anh chị em, thì anh chị em luôn luôn tìm cách chia sẻ thực phẩm; như câu tục ngữ nói, người ta có thể luôn luôn "thêm nước vào đậu"! Và anh chị em làm như vậy với tình yêu, chứng tỏ rằng sự giàu có thật không chỉ hệ tại ở vật chất, mà còn hệ tại ở con tim!
Và dân Ba Tây, đặc biệt là những người đơn giản nhất trong anh chị em, có thể cung cấp cho thế giới một bài học quý giá về tình đoàn kết, một từ thường bị người ta quên lãng hoặc không muốn nói đến, bởi vì nó làm cho người ta khó chịu. Tôi muốn kêu gọi những người sở hữu nhiều tài nguyên hơn, các cơ quan công quyền và tất cả mọi người thiện chí đang làm việc cho công bằng xã hội: đừng bao giờ mệt mỏi khi làm việc cho một thế giới công bằng hơn, được đánh dấu bởi tình đoàn kết chặt chẽ hơn! Không ai có thể tiếp tục vô cảm với sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên thế giới này! Mỗi người, tùy theo khả năng và trách nhiệm riêng của mình, phải đóng góp cách cá nhân vào việc chặn đứng quá nhiều bất công xã hội. Không phải, không phải nền văn hóa ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa thường kiểm soát xã hội chúng ta, là nền văn hóa xây dựng và dẫn đến một thế giới dễ sống hơn; không phải nền văn hóa ấy, nhưng nền văn hóa đoàn; nền văn hóa đoàn kết chính là nhìn thấy trong những người khác không phải một đối thủ hoặc một con số, nhưng một người anh chị em. Và tất cả chúng ta đều là anh chị em.
Tôi muốn khuyến khích những nỗ lực mà xã hội Ba Tây đang thực hiện để phối hợp tất cả các phần tử của mình, bao gồm cả những người đau khổ nhất và có nghèo đói nhất, qua cuộc chiến chống lại nghèo đói và túng thiếu. Không nỗ lực "xây dựng hòa bình" nào có thể kéo dài, cũng như không một sự hòa hợp và hạnh phúc nào có thể đạt được trong một xã hội mà trong đó một phần của chính nó bị coi thường, đẩy ra ngoài lề hoặc loại ra. Một xã hội như thế chỉ đơn thuần làm cho chính nó thêm nghèo nàn, và mất đi một điều gì đó rất thiết yếu cho chính nó. Chúng ta đừng bao giờ để, không bao giờ được để nền văn hóa tẩy chay nhập vào tâm hồn chúng ta! Đừng để nền văn hóa tẩy chay nhập vào tâm hồn chúng ta, bởi vì chúng ta là anh chị em. Không được tẩy chay ai! Chúng ta hãy luôn nhớ điều này: chỉ khi nào chúng ta có thể chia sẻ thì chúng ta mới thực sự trở nên giàu có; tất cả những gì được chia sẻ đều tăng gấp bội! Hãy nghĩ đến việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều! Mức độ vĩ đại của một xã hội được xác định bởi cách nó đối xử với những người nghèo khổ nhất, những người không có gì ngoài sự nghèo đói của họ!
2. Tôi cũng muốn nói với anh chị em rằng Hội Thánh, "người ủng hộ công lý và bảo vệ người nghèo trước những sự bất bình đẳng không thể chấp nhận được về kinh tế và xã hội là những điều kêu thấu trời" (Tài Liệu Aparecida, 395), muốn hợp tác với tất cả mọi sáng kiến có ý thật sự phát triển mọi người và toàn thể con người. Các bạn thân mến, chắc chắn rằng cần phải cung cấp bánh cho người đói; đây là một hành động của công lý. Nhưng cũng còn một sự đói khát sâu thẳm hơn, sự đói khát một hạnh phúc mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể làm cho thỏa mãn. Sự đói khát nhân phẩm. Không có việc cổ võ công ích thực sự hoặc phát triển con người thực sự khi người ta không đếm xỉa gì đến những trụ cột cơ bản nâng đỡ một quốc gia, những lợi ích phi vật chất của nó: sự sống, một món quà của Thiên Chúa, một giá trị luôn luôn phải được bảo vệ và phát huy; gia đình, nền tảng của sự chung sống và biện pháp chống lại sự tan vỡ của xã hội; giáo dục toàn diện, là điều không thể bị thu lại thành việc chỉ truyền thông tin tức với mục đích tạo ra lợi nhuận; sức khỏe, là điều phải tìm kiếm hạnh phúc toàn diện của con người, cũng cả trong chiều kích tinh thần, cần thiết cho sự cân bằng của con người và cho việc chung sống lành mạnh; an ninh, trong niềm xác tín rằng chỉ có thể khắc phục được bạo lực bằng cách thay đổi tâm hồn con người.
3.Tôi muốn nói một điều cuối cùng, một điều cuối cùng. Ở đây, cũng như trong toàn thể nước Ba Tây, có rất nhiều người trẻ. Hỡi các người trẻ! Các con, các người trẻ thân yêu, các con đặc biệt nhạy cảm đối với những bất công, nhưng các con thường thất vọng bởi sự kiện nói về tham nhũng, về những người thay vì đi tìm công ích, lại tìm quyền lợi riêng của mình. Với các con cũng như với tất cả mọi người, cha nhắc lại: không bao giờ được chán nản, đừng mất niềm tin, đừng bao giờ để cho niềm hy vọng của các con bị dập tắt. Thực trạng có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. Các con hãy tìm cách là những người đầu tiên mang lại điều lành, đừng học thói quen làm điều ác, nhưng đánh bại nó bằng điều lành. Hội Thánh đồng hành với các con, mang đến cho các con sự tốt lành quý giá nhất là đức tin, mang đến cho các con Chúa Giêsu Kitô, Đấng "đến để cho con người được sống và sống dồi dào" (Ga 10:10).
Hôm nay, tôi nói với tất cả anh chị em, đặc biệt là dân cư của cộng đồng Varginha này: anh chị em không cô độc một mình, Hội Thánh ở với anh chị em, Đức Giáo Hoàng ở với anh chị em. Tôi mang mỗi người trong trái tim tôi và tôi nhận những ý định mà anh chị em mang tận đáy lòng anh chị em làm của riêng tôi: những lời tạ ơn vì những niềm vui, những lời cầu xin sự giúp đỡ trong những lúc khó khăn, những ước muốn được an ủi trong những lúc buồn rầu và đau khổ. Tôi phó thác tất cả cho sự chuyển cầu của Đức Mẹ Aparecida, Mẹ của tất cả những người nghèo của nước Ba Tây, và với tình cảm bao la, tôi ban phép lành cho anh chị em. Cám ơn!
Đức Giáo Hoàng ổ Chuột trở về khu ổ chuột.
Trần Mạnh Trác
23:34 25/07/2013
Những ý kiến khiêu khích đó phản ảnh những lý tưởng thân thương nhất cuả vị giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ: đó là công bằng xã hội và trợ giúp người nghèo.
"Tôi lên tiếng kêu gọi những người sở hữu các nguồn tài nguyên lớn, các cơ quan công quyền và tất cả mọi người có thiện chí đang làm việc cho công bằng xã hội," Đức Giáo Hoàng đã nói với đám đông tụ tập chật ních trên một sân đá bóng mặc dù trời mưa tầm tã, trong một khu ổ chuột (favela) tên là Varginha.
"Đừng bao giờ mệt mỏi với việc làm cho một thế giới công bằng hơn, đánh dấu bằng sự đoàn kết lớn hơn", Ngài nói trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt.
"Không ai được vô cảm với sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên thế giới."
Varginha là một khu ổ chuột nghèo thê thảm và đầy bạo lực cho nên đôi khi người ta còn gọi nó là Dải Gaza, đã được hưởng một đôi chút cải tiến từ những nỗ lực mới đây cuả chính phủ trong một chương trình bình định xã hội. Nhưng Đức Thánh Cha dường như muốn nói rằng những nỗ lực như thế vẫn là chưa đủ.
"Ở đây, cũng như ở mọi nơi khác cuả Brazil, có rất nhiều người trẻ tuổi.... đang có sự nhạy cảm đặc biệt đối với những bất công, nhưng thường bị thất vọng trước những sự việc tỏ tường nói lên nạn tham nhũng cuả những người đặt quyền lợi riêng tư lên trên lợi ích chung".
"Hỡi quí bạn và tất cả mọi người, tôi lặp lại: Không bao giờ chán nản, không mất lòng tin, không cho phép hy vọng của bạn bị dập tắt. Tình huống có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. "
Mạo hiểm vào khu ổ chuột Varginha có lẽ là việc làm nguy hiểm nhất trong cuộc tông du cuả Đức Giáo Hoàng ở Brazil. Vấn đề an ninh trở thành trầm trọng hơn vì xu hướng cuả Ngài thường vượt qua các qui định. Các đường phố ở khu ổ chuột lại chật hẹp, nhà cửa đổ nát, và đám đông, mặc dù có vẻ ngưỡng mộ Đức Thánh Cha, nhưng không thể đoán trước được.
Nhưng mọi sự đã xẩy ra êm xuôi.
Ngay ngày hôm trước, trước khi Đức Thánh Cha tới, khu phố của khoảng 36.000 người vẫn còn chuẩn bị ráo riết. Một bức tường xi măng được đổ thêm, các nhân viên nhà đèn sắp đặt thêm giây cáp điện cho nhà thờ.
Trong nhiều ngày trước, cảnh sát đã được huy động khắp hang cùng ngõ hẻm. Những tay súng bắn xẻ được bố trí trên các mái nhà.
Đức Thánh Cha đến trên một chiếc xe Fiat (sản xuất tại Brazil) 4 cửa nhỏ, cửa sổ mở toang.
Hàng ngàn cư dân chờ đợi trong mưa lạnh, cơn mưa bớt đi khi Ngài đến.
Varginha là một khu ổ chuột được xây dựng trên một đầm lầy cũ, là một trong những khu ổ chuột đã được 'bình định', nghĩa là chính phủ đã 'chiếm đóng' và đẩy các băng đảng ma túy đi nơi khác, và đã xây dựng các trung tâm cộng đồng, thư viện và trường học. Nhưng cư dân nói rằng họ chỉ nghe toàn lời hứa hão chứ thực tế không có bao nhiêu, và các dịch vụ cơ bản như cống rãnh và điện nước vẫn không có. Họ cũng phàn nàn rằng lực lượng cảnh sát thường lạm dụng và nặng tay, đối xử với dân như là những tên tội phạm.
Sau khi cầu nguyện tại một nhà thờ bé nhỏ nằm sâu trong ngõ hẻm, Đức Thánh Cha bước vào một căn nhà nhỏ, có nước sơn mới hai mầu cuả lá cờ Vatican, vàng và trắng.
"Ngay từ đầu," Đức Thánh Cha nói, "Điều ước mơ của tôi trong lần đến Brazil này là có thể tới thăm tất cả các làng trên toàn quốc. Tôi mong ước được gõ mọi cánh cửa, và nói lời "chào buổi sáng", và xin một ly nước lạnh, uống một hớp cafezinho, nói chuyện như một người bạn bè của gia đình.
"Tuy nhiên, Brazil lớn quá! Tôi không thể gõ mọi cánh cửa ", Ngài nói.
Vậy thì, Đức Thánh Cha nói, Favela sẽ là đại diện cho "tất cả các làng của Brazil."
Một Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho thế hệ hoàn cầu hóa
Vũ Văn An
22:57 25/07/2013
Việc tập họp giới trẻ Công Giáo khắp thế giới đặc biệt phù hợp với khát vọng của thế hệ ngày nay, một thế hệ muốn được tiếp xúc với người đồng trang lứa xuất thân từ các môi trường và sắc tộc khác nhau. Đây là nhận định của cha Eric Jacquinet, người phụ trách Giới Trẻ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit mới đây, cha Jacquinet giải thích ý nghĩa chủ đề Ngày Hội: Hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ. Theo ngài, Đại Hội Giới trẻ tại Rio đã được chuẩn bị trong thời gian có Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa. Chính trong ngữ cảnh này, việc chuẩn bị thiêng liêng cho Đại Hội đã được khởi xướng, với sứ điệp được Đức Bênêđíctô viết trước đó gần một năm. Mặt khác, mọi giám mục của Châu Mỹ La Tinh đều yêu cầu phải có việc truyền giáo cho lục địa. Chính trong hai ngữ cảnh này, Đức Bênêđíctô muốn Ngày Giới Trẻ Thế Giới có chiều kích Tân Phúc Âm Hóa, vì nhiều người trẻ chưa biết Chúa Kitô. Còn ai hơn họ có thể là những nhà truyền giáo cho giới trẻ hiện đang xa rời đức tin? Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng đức tin lớn mạnh khi nó được cho đi. Trong hoạt động truyền giáo, người trẻ có khả năng trở thành các Kitô hữu trưởng thành nếu họ chịu mang lấy thái độ truyền giáo. Vì thế, việc truyền giáo của người trẻ không phải là một điều hời hợt, nhưng là một bổn phận, nó tạo thành một phần trong căn tính Kitô hữu của họ, phải lớn lên trong đức tin, lớn lên trong việc truyền giáo.
Về hiện tượng có nhiều người trẻ đã ra xa lạ với Giáo Hội nhưng vẫn sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Cha Jacquinet cho rằng có nhiều lý do. Trước nhất, có thể họ đi tìm tình bạn. Trả lời một nhà báo ở Madrid, Đức Bênêđíctô XVI từng cho rằng “tôi dám chắc nhiều tình bạn sẽ phát sinh tại đây và Thiên Chúa sẽ sử dụng các tình âu yếm này”. Đây không phải là những tình bạn đặt căn bản trên khoái lạc, mà trên một tìm kiếm sâu sắc, và sự kết hợp này là dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa. Nhiều người trẻ cảm thấy cô đơn và không có lòng tin. Tại Madrid, chúng tôi đã thấy điều này nơi những người tự gọi là “bất mãn”. Nhiều người trẻ tìm kiếm niềm hy vọng mới mà chỉ có Chúa Kitô mới có khả năng ban cho. Đây là những ngày trong đó, nhiều khoảnh khắc sẽ được dành cho việc lắng nghe, suy nghĩ và cầu nguyện, những điều rất quan trọng. Đức Gioan Phaolô II mời gọi mọi người trẻ tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, trong đó, có những người chưa chịu phép rửa, vì ngài biết chắc rằng cả với họ nữa, Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng là một kinh nghiệm. Theo thiển ý, khía cạnh cuối cùng là người trẻ ngày nay rất quan tâm tới ước muốn hoàn cầu hóa. Với Liên Mạng, Sách Mặt, họ muốn được tiếp xúc với người của những môi trường và nhóm sắc tộc khác. Việc hoàn cầu hóa này không luôn luôn dễ dàng và Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã xác nhận kinh nghiệm sở hữu được này. Người ta có thể nói với người của các nước khác một cách dễ dàng và nhờ đó phát huy sự hiệp thông. Đức Bênêđíctô XVI từng nói tại Madrid: “chúng ta sống cảm nghiệm tất cả đều là anh chị em trong Chúa Kitô”.
Về bản chất năng động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới nhất là tại Rio de Janeiro, cha Jacquinet cho rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một cuộc hành hương theo mô thức hành trình Emmaus. Các môn đệ đang trên đường, chuyện trò với nhau và với Chúa Giêsu mà chính họ không nhận ra. Bởi thế đã có việc chuẩn bị cho ngày này. Đức Thánh Cha đã viết một sứ điệp tuyệt vời, nhờ thế, người trẻ đang đem ra thi hành. Khi đi hành hương, người ta phải để lại đàng sau nhiều thứ: mái ấm, phong tục, để chú mục vào điều cốt yếu. Trước khi tới Rio, sẽ có tuần truyền giáo tại các giáo phận nơi các nhóm bên ngoài Ba Tây sẽ được tiếp đón trong các gia đình và sống nhiều giờ phút cầu nguyện và truyền giáo. Vào hôm Thứ Hai, 22 tháng Bẩy, họ sẽ tới Rio de Janeiro, nơi Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ bắt đầu bằng một Thánh Lễ khai mạc. Các ngày Thứ Tư, Năm và Sáu sẽ được dành cho việc dạy giáo lý tại hơn 200 địa điểm và bằng 26 ngôn ngữ khác nhau. Đàng Thánh Giá sẽ được tổ chức vào chiều Thứ Sáu, trong đó, ta có thể phó dâng cho Chúa Kitô Thống KHổ mọi vấn nạn và đau khổ của ta. Hiện có rất nhiều đau khổ tại Ba Tây, từng được nói lên trong các cuộc biểu tình. Ta có thể xin Chúa Kitô ơn phù trợ, ơn thánh và ơn an ủi của Người. Vào Thứ Bẩy, cuộc hành hương vĩ đại sẽ diễn ra để đi tới “Campus Fidei” ở Guaratiba, nơi tổ chức đêm canh thức với Đức Thánh Cha. Đêm đó, khách hành hương sẽ ngủ ngoài trời, chờ Thánh Lễ kết thúc vào sáng Chúa Nhật. Đây sẽ là Thánh Lễ sai đi truyền giáo trong đó, một số bạn trẻ sẽ nhận cây thánh giá nhân danh mọi người, một lệnh truyền cho cả lục địa của họ. Mỗi người trẻ sẽ được mời cầm sách Tin Mừng. Như các môn đệ xưa, sau khi tận tay chạm tới Người, đã trở lại Giêrusalem để công bố Chúa Kitô Phục Sinh, ta cũng sẽ trở về quê hương sau khi đã được tăng cường trong đức tin để thông truyền cho người khác.
Theo Cha Jacquinet, từ ngày những đầu, Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã giúp nhiều người trẻ tìm được căn tính Kitô hữu của họ. Đức Gioan Phaolô II có kế hoạch giúp người trẻ vươn tới Chúa Kitô. Khi Đức Bênêđíctô XVI đi dự Ngày Giới Trẻ đầu tiên của ngài tại Cologne, ngài nói rằng: “Tôi đi giúp người trẻ khám phá ra vẻ đẹp của đức tin”. Nhiều người được tăng cường trong đức tin và đã quyết định bước chân theo Chúa Kitô. Đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1997 tại Paris và nhìn thấy cái nhìn của Đức Thánh Cha, nhiều người bạn ngoại giáo của Cha Jacquinet đã quyết định dấn chân theo Chúa Kitô và tìm thấy niềm vui nơi Người. Đây chính là ơn gọi của người chịu phép rửa.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một thúc đẩy quan trọng: nhiều cặp trẻ tuổi đã quyết định lấy nhau; tuy nhiên, nhiều người khác lại có quyết định gia nhập chủng viện hay đời sống tu trì, vì biết chắc mình có thể làm được, do tấm gương của nhiều linh mục trẻ tham dự Đại Hội. Trong cuộc gặp gỡ các thiện nguyện viên của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Madrid, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng: “tôi tới đây không phải chỉ để cám ơn anh chị em, tôi xin anh chị em thực sự đáp lại tiếng Chúa mời gọi”.
Năng động tính thiêng liêng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng đem lại nhiều kết quả cho các Giáo Hội địa phương. Một số nước nghèo không thể gửi được nhiều người trẻ nên các người may mắn được tham dự, khi trở về quê hương, đã tổ chức những cuộc gặp mặt toàn quốc để kể lại những gì đã được sống tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Nói đến các nước nghèo, Cha Jacquinet cho hay Châu Phi tham dự không nhiều; đôi khi cả nước không có ai đi dự. Tuy nhiên, lần này, chúng ta đã giúp nhiều nước Châu Phi nhờ qũy liên đới của Ngày Giới Trẻ Thế Giới: mỗi người trẻ của nước giầu được kêu gọi đóng góp 10 euro vào qũy này, do Hội Đồng về Giáo Dân quản lý và sẽ được phân phối theo yêu cầu của các nước khác nhau. Chúng ta từng gửi tiền bạc cho Châu Phi qua các hội đồng giám mục của một vài nước, để họ có thể tham dự và được lợi ích nhờ kinh nghiệm này. Tuy nhiên, nhiều người không có khả năng đã tổ chức với nhau để nối kết và ở lại nhà nhưng vẫn theo dõi được các biến cố diễn ra tại Rio.
Về tiêu chuẩn tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Cha Jacquinet cho biết: thường là phải có ước muốn của một giám mục hay một tổng giám mục được đứng ra tổ chức, và nếu có thể, có sự hợp tác của nhà nước, để có được các phương tiện cụ thể mà tiếp đón người trẻ như bệnh viện, cơ cấu y tế... Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng từng được tổ chức tại các nơi trong đó, Giáo Hội Công Giáo không phải là Giáo Hội hạng nhất của xứ sở như tại Sydney năm 2008 chẳng hạn. Trên bình diện hậu cần, có sự lần lượt thay đổi giữa Âu Châu và các lục địa khác. Cha hy vọng một ngày kia sẽ có Ngày Giới Trẻ Thế Giới một lần nữa tại Á Châu. Hai năm trước đây, khi đang chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio, một số đại diện Châu Phi đã gợi ý để Hội Đồng suy nghĩ về khả thể có thể tổ chức Ngày này tại Châu Phi. Đức HY Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đã bày tỏ ý muốn thấy khả thể này thành hình; tuy nhiên, hiện nay, một vài tiêu chuẩn vẫn còn thiếu để có thể trình đề nghị này lên Đức Thánh Cha.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit mới đây, cha Jacquinet giải thích ý nghĩa chủ đề Ngày Hội: Hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ. Theo ngài, Đại Hội Giới trẻ tại Rio đã được chuẩn bị trong thời gian có Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa. Chính trong ngữ cảnh này, việc chuẩn bị thiêng liêng cho Đại Hội đã được khởi xướng, với sứ điệp được Đức Bênêđíctô viết trước đó gần một năm. Mặt khác, mọi giám mục của Châu Mỹ La Tinh đều yêu cầu phải có việc truyền giáo cho lục địa. Chính trong hai ngữ cảnh này, Đức Bênêđíctô muốn Ngày Giới Trẻ Thế Giới có chiều kích Tân Phúc Âm Hóa, vì nhiều người trẻ chưa biết Chúa Kitô. Còn ai hơn họ có thể là những nhà truyền giáo cho giới trẻ hiện đang xa rời đức tin? Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng đức tin lớn mạnh khi nó được cho đi. Trong hoạt động truyền giáo, người trẻ có khả năng trở thành các Kitô hữu trưởng thành nếu họ chịu mang lấy thái độ truyền giáo. Vì thế, việc truyền giáo của người trẻ không phải là một điều hời hợt, nhưng là một bổn phận, nó tạo thành một phần trong căn tính Kitô hữu của họ, phải lớn lên trong đức tin, lớn lên trong việc truyền giáo.
Về hiện tượng có nhiều người trẻ đã ra xa lạ với Giáo Hội nhưng vẫn sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Cha Jacquinet cho rằng có nhiều lý do. Trước nhất, có thể họ đi tìm tình bạn. Trả lời một nhà báo ở Madrid, Đức Bênêđíctô XVI từng cho rằng “tôi dám chắc nhiều tình bạn sẽ phát sinh tại đây và Thiên Chúa sẽ sử dụng các tình âu yếm này”. Đây không phải là những tình bạn đặt căn bản trên khoái lạc, mà trên một tìm kiếm sâu sắc, và sự kết hợp này là dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa. Nhiều người trẻ cảm thấy cô đơn và không có lòng tin. Tại Madrid, chúng tôi đã thấy điều này nơi những người tự gọi là “bất mãn”. Nhiều người trẻ tìm kiếm niềm hy vọng mới mà chỉ có Chúa Kitô mới có khả năng ban cho. Đây là những ngày trong đó, nhiều khoảnh khắc sẽ được dành cho việc lắng nghe, suy nghĩ và cầu nguyện, những điều rất quan trọng. Đức Gioan Phaolô II mời gọi mọi người trẻ tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne, trong đó, có những người chưa chịu phép rửa, vì ngài biết chắc rằng cả với họ nữa, Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng là một kinh nghiệm. Theo thiển ý, khía cạnh cuối cùng là người trẻ ngày nay rất quan tâm tới ước muốn hoàn cầu hóa. Với Liên Mạng, Sách Mặt, họ muốn được tiếp xúc với người của những môi trường và nhóm sắc tộc khác. Việc hoàn cầu hóa này không luôn luôn dễ dàng và Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã xác nhận kinh nghiệm sở hữu được này. Người ta có thể nói với người của các nước khác một cách dễ dàng và nhờ đó phát huy sự hiệp thông. Đức Bênêđíctô XVI từng nói tại Madrid: “chúng ta sống cảm nghiệm tất cả đều là anh chị em trong Chúa Kitô”.
Về bản chất năng động của Ngày Giới Trẻ Thế Giới nhất là tại Rio de Janeiro, cha Jacquinet cho rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một cuộc hành hương theo mô thức hành trình Emmaus. Các môn đệ đang trên đường, chuyện trò với nhau và với Chúa Giêsu mà chính họ không nhận ra. Bởi thế đã có việc chuẩn bị cho ngày này. Đức Thánh Cha đã viết một sứ điệp tuyệt vời, nhờ thế, người trẻ đang đem ra thi hành. Khi đi hành hương, người ta phải để lại đàng sau nhiều thứ: mái ấm, phong tục, để chú mục vào điều cốt yếu. Trước khi tới Rio, sẽ có tuần truyền giáo tại các giáo phận nơi các nhóm bên ngoài Ba Tây sẽ được tiếp đón trong các gia đình và sống nhiều giờ phút cầu nguyện và truyền giáo. Vào hôm Thứ Hai, 22 tháng Bẩy, họ sẽ tới Rio de Janeiro, nơi Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ bắt đầu bằng một Thánh Lễ khai mạc. Các ngày Thứ Tư, Năm và Sáu sẽ được dành cho việc dạy giáo lý tại hơn 200 địa điểm và bằng 26 ngôn ngữ khác nhau. Đàng Thánh Giá sẽ được tổ chức vào chiều Thứ Sáu, trong đó, ta có thể phó dâng cho Chúa Kitô Thống KHổ mọi vấn nạn và đau khổ của ta. Hiện có rất nhiều đau khổ tại Ba Tây, từng được nói lên trong các cuộc biểu tình. Ta có thể xin Chúa Kitô ơn phù trợ, ơn thánh và ơn an ủi của Người. Vào Thứ Bẩy, cuộc hành hương vĩ đại sẽ diễn ra để đi tới “Campus Fidei” ở Guaratiba, nơi tổ chức đêm canh thức với Đức Thánh Cha. Đêm đó, khách hành hương sẽ ngủ ngoài trời, chờ Thánh Lễ kết thúc vào sáng Chúa Nhật. Đây sẽ là Thánh Lễ sai đi truyền giáo trong đó, một số bạn trẻ sẽ nhận cây thánh giá nhân danh mọi người, một lệnh truyền cho cả lục địa của họ. Mỗi người trẻ sẽ được mời cầm sách Tin Mừng. Như các môn đệ xưa, sau khi tận tay chạm tới Người, đã trở lại Giêrusalem để công bố Chúa Kitô Phục Sinh, ta cũng sẽ trở về quê hương sau khi đã được tăng cường trong đức tin để thông truyền cho người khác.
Theo Cha Jacquinet, từ ngày những đầu, Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã giúp nhiều người trẻ tìm được căn tính Kitô hữu của họ. Đức Gioan Phaolô II có kế hoạch giúp người trẻ vươn tới Chúa Kitô. Khi Đức Bênêđíctô XVI đi dự Ngày Giới Trẻ đầu tiên của ngài tại Cologne, ngài nói rằng: “Tôi đi giúp người trẻ khám phá ra vẻ đẹp của đức tin”. Nhiều người được tăng cường trong đức tin và đã quyết định bước chân theo Chúa Kitô. Đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1997 tại Paris và nhìn thấy cái nhìn của Đức Thánh Cha, nhiều người bạn ngoại giáo của Cha Jacquinet đã quyết định dấn chân theo Chúa Kitô và tìm thấy niềm vui nơi Người. Đây chính là ơn gọi của người chịu phép rửa.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một thúc đẩy quan trọng: nhiều cặp trẻ tuổi đã quyết định lấy nhau; tuy nhiên, nhiều người khác lại có quyết định gia nhập chủng viện hay đời sống tu trì, vì biết chắc mình có thể làm được, do tấm gương của nhiều linh mục trẻ tham dự Đại Hội. Trong cuộc gặp gỡ các thiện nguyện viên của Ngày Giới Trẻ Thế Giới Madrid, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng: “tôi tới đây không phải chỉ để cám ơn anh chị em, tôi xin anh chị em thực sự đáp lại tiếng Chúa mời gọi”.
Năng động tính thiêng liêng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng đem lại nhiều kết quả cho các Giáo Hội địa phương. Một số nước nghèo không thể gửi được nhiều người trẻ nên các người may mắn được tham dự, khi trở về quê hương, đã tổ chức những cuộc gặp mặt toàn quốc để kể lại những gì đã được sống tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Nói đến các nước nghèo, Cha Jacquinet cho hay Châu Phi tham dự không nhiều; đôi khi cả nước không có ai đi dự. Tuy nhiên, lần này, chúng ta đã giúp nhiều nước Châu Phi nhờ qũy liên đới của Ngày Giới Trẻ Thế Giới: mỗi người trẻ của nước giầu được kêu gọi đóng góp 10 euro vào qũy này, do Hội Đồng về Giáo Dân quản lý và sẽ được phân phối theo yêu cầu của các nước khác nhau. Chúng ta từng gửi tiền bạc cho Châu Phi qua các hội đồng giám mục của một vài nước, để họ có thể tham dự và được lợi ích nhờ kinh nghiệm này. Tuy nhiên, nhiều người không có khả năng đã tổ chức với nhau để nối kết và ở lại nhà nhưng vẫn theo dõi được các biến cố diễn ra tại Rio.
Về tiêu chuẩn tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Cha Jacquinet cho biết: thường là phải có ước muốn của một giám mục hay một tổng giám mục được đứng ra tổ chức, và nếu có thể, có sự hợp tác của nhà nước, để có được các phương tiện cụ thể mà tiếp đón người trẻ như bệnh viện, cơ cấu y tế... Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng từng được tổ chức tại các nơi trong đó, Giáo Hội Công Giáo không phải là Giáo Hội hạng nhất của xứ sở như tại Sydney năm 2008 chẳng hạn. Trên bình diện hậu cần, có sự lần lượt thay đổi giữa Âu Châu và các lục địa khác. Cha hy vọng một ngày kia sẽ có Ngày Giới Trẻ Thế Giới một lần nữa tại Á Châu. Hai năm trước đây, khi đang chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio, một số đại diện Châu Phi đã gợi ý để Hội Đồng suy nghĩ về khả thể có thể tổ chức Ngày này tại Châu Phi. Đức HY Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đã bày tỏ ý muốn thấy khả thể này thành hình; tuy nhiên, hiện nay, một vài tiêu chuẩn vẫn còn thiếu để có thể trình đề nghị này lên Đức Thánh Cha.
Top Stories
Vietnam: A l'occasion du voyage du chef de l'Etat vietnamien aux Etats-Unis, de nombreux individus et associations dénoncent les atteintes aux droits de l'homme et à la liberté religieuse
Eglises d'Asie
11:41 25/07/2013
25/07/2013 - A l'invitation du président Barack Obama, le chef de l'Etat vietnamien, Truong Tân Sang, a entamé, le 24 juillet, un voyage officiel de trois jours aux Etats-Unis, dont le sommet sera la rencontre avec le président des Etats-Unis à la Maison-Blanche. Il est probable que ces entretiens porteront sur trois points : la difficile situation économique du Vietnam aujourd'hui, ses relations tendues avec la Chine et le respect des droits de l'homme de la liberté religieuse dans ce pays.
A cette occasion, de nombreuses initiatives émanant d'individus ou de groupes de Vietnamiens résidant dans le pays aussi bien qu'à l'étranger ont tenté d'alerter les autorités américaines sur quelques sujets brûlants. Il s'agit des violations des droits de l'homme et de la liberté religieuse, mais aussi des menaces que fait peser l'expansionnisme chinois sur la souveraineté et l'indépendance du Vietnam.
Le lundi 22 juillet, un groupe de vingt personnes d'origine vietnamienne est venu rencontrer à Washington la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde ainsi que le secrétariat d'Etat. Le groupe a surtout insisté pour que, lors de l'entretien avec le chef de l'Etat vietnamien, le dirigeant américain mentionne la question de la liberté religieuse et des droits de l'homme, qui, selon les membres du groupe, sont aujourd'hui bafoués au Vietnam. Six des religions pratiquées aujourd'hui au Vietnam étaient représentés dans cette délégation : le catholicisme, le bouddhisme, le caodaïsme, la religion Bahai, le protestantisme, le bouddhisme Theravada des Khmers Khrom (vivant dans les provinces du Sud). Chacun des représentants a évoqué auprès du responsable de la Commission les problèmes particuliers rencontrés par les fidèles de sa propre religion.
Une autre réaction, sous la forme d'une lettre ouverte signée par des familles des prisonniers politiques au Vietnam est parvenue au président des Etats-Unis, également le 22 juillet, trois jours avant son entrevue avec le chef de l'Etat vietnamien. Elle demande au dirigeant américain d'exiger du responsable vietnamien la libération immédiate de tous les prisonniers politiques avant de signer des accords de collaboration entre les deux Etats. Le chef de l'Etat américain est également invité à faire pression sur son homologue pour que celui-ci respecte les aspirations démocratiques du peuple. Les familles demandent encore au président Obama de retarder son futur voyage au Vietnam tant que les droits de l'homme n'y seront pas totalement respectés. Parmi les signataires, on trouve les parents de certains blogueurs emprisonnés, comme par exemple Diêu Cay (‘La pipe du laboureur’), qui mène actuellement une grève de la faim, la famille de l'avocat Lê Quôc Quân, l'avocat catholique dont le procès vient d'être récemment reporté à une date ultérieure, les proches de Cu Huy Ha Vu qui vient de mettre un terme à une grève de la faim, entreprise pour protester contre le traitement qui lui était infligé. On y trouve aussi, parmi bien d'autres, la famille de la jeune étudiante Nguyên Phuong Uyên, récemment condamné à huit ans de prison, ainsi que les parents des jeunes catholiques et protestants du diocèse de Vinh et Thanh Hoa, récemment condamnés en appel à de lourdes peines de prison.
Le 19 juillet précédent, 82 personnalités pour la plupart bien connues, des intellectuels et des anciens combattants, avaient, dans une lettre ouverte au président des Etats-Unis, fait part de leurs vives inquiétudes concernant le destin de leur patrie et avait souligné les trois menaces principales pesant sur elle. La première menace est constituée par l'expansionnisme chinois. Malgré les accords passés avec le Vietnam, la Chine continue d'agresser les pêcheurs vietnamiens opérant sur leurs propres eaux territoriales. Selon les signataires, tant que le Vietnam ne fera pas preuve de fermeté à l'égard de ce grand voisin du Nord, il restera à la merci de l'appétit de puissance de celui-ci.
Les signataires de la lettre ouverte au président des Etats-Unis se déclarent très inquiets de la situation économique du Vietnam aujourd'hui. Ils sont favorables à la collaboration du Vietnam avec les pays de la région Asie-Pacifique. Cependant, selon eux, cette collaboration ne devrait avoir lieu qu'après l'amélioration de la situation des droits de l'homme au Vietnam, une situation qui s'est considérablement détériorée ces temps derniers.
Bien qu'il ne soit pas directement adressé à la Maison-Blanche, un communiqué signé par 69 blogueurs a été, lui aussi, publié à l'approche du voyage du chef de l'Etat vietnamien aux Etats-Unis et contient des revendications semblables. Dans ce communiqué, les signataires demandent au Conseil des droits de l'homme des Nations Unies de ne pas accepter le Vietnam parmi ses membres tant que celui-ci n'aura pas aboli l'article 258 du Code pénal. Ce dernier cite parmi les délits punis de prison « l'utilisation des libertés démocratiques pour porter atteinte aux intérêts de l'Etat et aux intérêts légitimes des associations civiques ». Le délit ainsi décrit est puni de deux à sept ans de prison. L'article 258 a été invoqué pour arrêter et condamner un certain nombre de blogueurs vietnamiens (1).
(1) Les informations dont il est fait état dans cet article ont été recueillies dans les agences en langue vietnamienne, Radio Free Asia, Vietcatholic News, VRNs.
(Source: Eglises d'Asie, 25 juillet 2013)
A cette occasion, de nombreuses initiatives émanant d'individus ou de groupes de Vietnamiens résidant dans le pays aussi bien qu'à l'étranger ont tenté d'alerter les autorités américaines sur quelques sujets brûlants. Il s'agit des violations des droits de l'homme et de la liberté religieuse, mais aussi des menaces que fait peser l'expansionnisme chinois sur la souveraineté et l'indépendance du Vietnam.
Le lundi 22 juillet, un groupe de vingt personnes d'origine vietnamienne est venu rencontrer à Washington la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde ainsi que le secrétariat d'Etat. Le groupe a surtout insisté pour que, lors de l'entretien avec le chef de l'Etat vietnamien, le dirigeant américain mentionne la question de la liberté religieuse et des droits de l'homme, qui, selon les membres du groupe, sont aujourd'hui bafoués au Vietnam. Six des religions pratiquées aujourd'hui au Vietnam étaient représentés dans cette délégation : le catholicisme, le bouddhisme, le caodaïsme, la religion Bahai, le protestantisme, le bouddhisme Theravada des Khmers Khrom (vivant dans les provinces du Sud). Chacun des représentants a évoqué auprès du responsable de la Commission les problèmes particuliers rencontrés par les fidèles de sa propre religion.
Une autre réaction, sous la forme d'une lettre ouverte signée par des familles des prisonniers politiques au Vietnam est parvenue au président des Etats-Unis, également le 22 juillet, trois jours avant son entrevue avec le chef de l'Etat vietnamien. Elle demande au dirigeant américain d'exiger du responsable vietnamien la libération immédiate de tous les prisonniers politiques avant de signer des accords de collaboration entre les deux Etats. Le chef de l'Etat américain est également invité à faire pression sur son homologue pour que celui-ci respecte les aspirations démocratiques du peuple. Les familles demandent encore au président Obama de retarder son futur voyage au Vietnam tant que les droits de l'homme n'y seront pas totalement respectés. Parmi les signataires, on trouve les parents de certains blogueurs emprisonnés, comme par exemple Diêu Cay (‘La pipe du laboureur’), qui mène actuellement une grève de la faim, la famille de l'avocat Lê Quôc Quân, l'avocat catholique dont le procès vient d'être récemment reporté à une date ultérieure, les proches de Cu Huy Ha Vu qui vient de mettre un terme à une grève de la faim, entreprise pour protester contre le traitement qui lui était infligé. On y trouve aussi, parmi bien d'autres, la famille de la jeune étudiante Nguyên Phuong Uyên, récemment condamné à huit ans de prison, ainsi que les parents des jeunes catholiques et protestants du diocèse de Vinh et Thanh Hoa, récemment condamnés en appel à de lourdes peines de prison.
Le 19 juillet précédent, 82 personnalités pour la plupart bien connues, des intellectuels et des anciens combattants, avaient, dans une lettre ouverte au président des Etats-Unis, fait part de leurs vives inquiétudes concernant le destin de leur patrie et avait souligné les trois menaces principales pesant sur elle. La première menace est constituée par l'expansionnisme chinois. Malgré les accords passés avec le Vietnam, la Chine continue d'agresser les pêcheurs vietnamiens opérant sur leurs propres eaux territoriales. Selon les signataires, tant que le Vietnam ne fera pas preuve de fermeté à l'égard de ce grand voisin du Nord, il restera à la merci de l'appétit de puissance de celui-ci.
Les signataires de la lettre ouverte au président des Etats-Unis se déclarent très inquiets de la situation économique du Vietnam aujourd'hui. Ils sont favorables à la collaboration du Vietnam avec les pays de la région Asie-Pacifique. Cependant, selon eux, cette collaboration ne devrait avoir lieu qu'après l'amélioration de la situation des droits de l'homme au Vietnam, une situation qui s'est considérablement détériorée ces temps derniers.
Bien qu'il ne soit pas directement adressé à la Maison-Blanche, un communiqué signé par 69 blogueurs a été, lui aussi, publié à l'approche du voyage du chef de l'Etat vietnamien aux Etats-Unis et contient des revendications semblables. Dans ce communiqué, les signataires demandent au Conseil des droits de l'homme des Nations Unies de ne pas accepter le Vietnam parmi ses membres tant que celui-ci n'aura pas aboli l'article 258 du Code pénal. Ce dernier cite parmi les délits punis de prison « l'utilisation des libertés démocratiques pour porter atteinte aux intérêts de l'Etat et aux intérêts légitimes des associations civiques ». Le délit ainsi décrit est puni de deux à sept ans de prison. L'article 258 a été invoqué pour arrêter et condamner un certain nombre de blogueurs vietnamiens (1).
(1) Les informations dont il est fait état dans cet article ont été recueillies dans les agences en langue vietnamienne, Radio Free Asia, Vietcatholic News, VRNs.
(Source: Eglises d'Asie, 25 juillet 2013)
Francis at Aparecida: Make the Young the Architects of Justice, Solidary and Fraternity
VIS
11:51 25/07/2013
Vatican City, 24 July 2013 (VIS) – The Shrine of Our Lady of Aparecida, patron of Brazil, was the scene of the first public Mass celebrated by Pope Francis on the American continent. The Pope wished to include a visit to this sanctuary, of great importance to Brazilians and to Catholics throughout the continent, on the itinerary for his apostolic trip on the occasion of World Youth Day.
The story of Our Lady of Aparecida dates back to 1717 when, after several fruitless attempts at fishing in the River Paraiba, three fishermen cast their net and pulled it back to find a statue of the Virgin, without a head. Upon their next cast they found the head of the statue. Casting the net a third time, they brought it to shore full of fish. The statue, to which the 'miraculous' haul was attributed, remained for fifteen years in the house of one of the fishermen, and his neighbours gathered there to pray the Rosary. With the grace received, devotion to Our Lady Aparecida gradually spread throughout the various regions of Brazil. In 1734 a Chapel was built, and construction of the existing “Old Basilica” began in 1834. The image of the Virgin was crowned in 1904, and in 1929 Pope Pius XI proclaimed Our Lady Aparecida the “Queen and patron of Brazil”. The bishops and redemptorist missionaries initiated the construction of the existing “New Basilica”, the world's largest marian structure, in 1955, and it was blessed by John Paul II during his apostolic voyage to Brazil in 1980. The sanctuary is visited by over seven million pilgrims each year. On 13 May 2007 Pope Benedict XVI inaugurated in Aparecida the work of the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean, which established pastoral guidelines for the continent for the coming years.
Pope Francis arrived at the shrine at 10.00 a.m. (local time; 15.00 Rome time), where he was welcomed by the rector. He went to the Room of the Twelve Apostles to pray for a minute before the image of Our Lady of Aparecida. The Holy Mass – which was attended only by the bishops of the province, as the prelates of World Youth Day were engaged in the catechesis sessions in Rio de Janeiro – began at 10.30 a.m.
The Holy Father began his homily by recalling that, on the day following his election as Bishop of Rome, he went to the Basilica of St. Mary Major in Rome to entrust his ministry to the Virgin. This time he has come to Aparecida to “ask Mary our Mother for the success of World Youth Day and to place at her feet the life of the people of Latin America”. Afterwards, referring to the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean, in which he participated, he said that “something beautiful took place here. … I saw how the Bishops – who were discussing the theme of encountering Christ, discipleship and mission – felt encouraged, supported and in some way inspired by the thousands of pilgrims who came here day after day to entrust their lives to Our Lady. That Conference was a great moment of Church. It can truly be said that the Aparecida Document was born of this interplay between the labours of the bishops and the simple faith of the pilgrims, under Mary’s maternal protection. When the Church looks for Jesus, she always knocks at his Mother’s door and asks: “Show us Jesus”. It is from Mary that the Church learns true discipleship. That is why the Church always goes out on mission in the footsteps of Mary”.
He continued, “Today, looking forward to the World Youth Day which has brought me to Brazil, I too come to knock on the door of the house of Mary – who loved and raised Jesus – that she may help all of us, pastors of God’s people, parents and educators, to pass on to our young people the values that can help them build a nation and a world which are more just, united and fraternal. For this reason I would like to speak of three simple attitudes, … : hopefulness, openness to being surprised by God, and living in joy”.
To explain the first of these attitudes, hopefulness, the Pope spoke about the second reading of the Mass, which presents a dramatic scene: a woman – an image of Mary and the Church – being pursued by a Dragon – the devil – who wants to devour her child. “But the scene is not one of death but of life, because God intervenes and saves the child. How many difficulties are present in the life of every individual, among our people, in our communities; yet as great as these may seem, God never allows us to be overwhelmed by them. In the face of those moments of discouragement we experience in life, in our efforts to evangelize or to embody our faith as parents within the family, I would like to say forcefully: Always know in your heart that God is by your side; he never abandons you! Let us never lose hope! Let us never allow it to die in our hearts! The 'dragon', evil, is present in our history, but it does not have the upper hand. The one with the upper hand is God, and God is our hope!”
“It is true that nowadays, to some extent, everyone, including our young people, feels attracted by the many idols which take the place of God and appear to offer hope: money, success, power, pleasure. Often a growing sense of loneliness and emptiness in the hearts of many people leads them to seek satisfaction in these ephemeral idols. Dear brothers and sisters, let us be lights of hope! Let us maintain a positive outlook on reality. Let us encourage the generosity which is typical of the young and help them to work actively in building a better world. Young people are a powerful engine for the Church and for society. They do not need material things alone; also and above all, they need to have held up to them those non-material values which are the spiritual heart of a people, the memory of a people. In this Shrine, which is part of the memory of Brazil, we can almost read those values: spirituality, generosity, solidarity, perseverance, fraternity, joy; they are values whose deepest root is in the Christian faith”.
Moving on to the second attitude, openness to being surprised by God, the Pope said, “Anyone who is a man or a woman of hope – the great hope which faith gives us – knows that even in the midst of difficulties God acts and he surprises us. The history of this Shrine is a good example: three fishermen, after a day of catching no fish, found something unexpected in the waters of the Parnaiba River: an image of Our Lady of the Immaculate Conception. Whoever would have thought that the site of a fruitless fishing expedition would become the place where all Brazilians can feel that they are children of one Mother? God always surprises us, like the new wine in the Gospel we have just heard. God always saves the best for us. But he asks us to let ourselves be surprised by his love, to accept his surprises. Let us trust God! Cut off from him, the wine of joy, the wine of hope, runs out. If we draw near to him, if we stay with him, what seems to be cold water, difficulty, sin, is changed into the new wine of friendship with him”.
Finally, the third attitude relates to living in joy. “If we walk in hope, allowing ourselves to be surprised by the new wine which Jesus offers us, we have joy in our hearts and we cannot fail to be witnesses of this joy. Christians are joyful, they are never gloomy. God is at our side. We have a Mother who always intercedes for the life of her children. ... Jesus has shown us that the face of God is that of a loving Father. Sin and death have been defeated. Christians cannot be pessimists! They do not look like someone in constant mourning. If we are truly in love with Christ and if we sense how much he loves us, our heart will 'light up' with a joy that spreads to everyone around us”.
“We have come to knock at the door of Mary’s house”, Francis concluded. She has opened it for us, she has let us in and she shows us her Son. Now she asks us to 'do whatever he tells you'. Yes, dear Mother, we are committed to doing whatever Jesus tells us! And we will do it with hope, trusting in God’s surprises and full of joy”.
After the Holy Mass, the Pope appeared on the balcony of the sanctuary to bless the faithful present, and to greet the thousands of faithful and pilgrims who were unable to enter and who followed the ceremony outside under pouring rain. He added a few improvised words in Spanish, promising at the end that he would return to Aparecida for the 300th anniversary of the discovery of the statue of Maria.
“Irmaos e Irmas … Irmaos e Irmas, eu nao falo brasileiro” (“Brothers and sisters, I don't speak Brazilian, ed.”). Forgive me, I will speak to you in Spanish. Obrigado (thank you, ed.) for being here. I thank you from my heart, with all my heart, and I ask that the Virgin, Our Lady of Aparecida, bless you, that she bless your families, that she bless your children, that she bless your parents, that she bless your homeland. Let's see, now I will know if you understand me. I have one question – does a mother forget her children? She does not forget us: she loves and cares for us. Now we ask for the blessing, the blessing of God Almighty. May the Father and the Son and the Holy Spirit descend upon you, forever. I ask a favour of you – pray for me, pray for me, I need your prayers. May God bless you, and may Our Lady of Aparecida care for you. Until 2017, when I will return”.
The Holy Father then proceeded by Popemobile to the Missionary Seminary of Bom Jesus, a distance of three kilometres, to have lunch with the bishops of the province and the seminarians. Upon arrival he blessed an image of Frei Galvao (St. Antonio de Santana Galvao, canonised by Pope Benedict XVI in Sao Paulo during his apostolic trip in 2007), which is located in the sanctuary dedicated to the saint in the town of Guaratingueta.
After lunch, the Pope returned to the heliport near Aparecida and from there, returned by helicopter to Rio de Janeiro to visit the San Francisco de Asis Hospital.
The story of Our Lady of Aparecida dates back to 1717 when, after several fruitless attempts at fishing in the River Paraiba, three fishermen cast their net and pulled it back to find a statue of the Virgin, without a head. Upon their next cast they found the head of the statue. Casting the net a third time, they brought it to shore full of fish. The statue, to which the 'miraculous' haul was attributed, remained for fifteen years in the house of one of the fishermen, and his neighbours gathered there to pray the Rosary. With the grace received, devotion to Our Lady Aparecida gradually spread throughout the various regions of Brazil. In 1734 a Chapel was built, and construction of the existing “Old Basilica” began in 1834. The image of the Virgin was crowned in 1904, and in 1929 Pope Pius XI proclaimed Our Lady Aparecida the “Queen and patron of Brazil”. The bishops and redemptorist missionaries initiated the construction of the existing “New Basilica”, the world's largest marian structure, in 1955, and it was blessed by John Paul II during his apostolic voyage to Brazil in 1980. The sanctuary is visited by over seven million pilgrims each year. On 13 May 2007 Pope Benedict XVI inaugurated in Aparecida the work of the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean, which established pastoral guidelines for the continent for the coming years.
Pope Francis arrived at the shrine at 10.00 a.m. (local time; 15.00 Rome time), where he was welcomed by the rector. He went to the Room of the Twelve Apostles to pray for a minute before the image of Our Lady of Aparecida. The Holy Mass – which was attended only by the bishops of the province, as the prelates of World Youth Day were engaged in the catechesis sessions in Rio de Janeiro – began at 10.30 a.m.
The Holy Father began his homily by recalling that, on the day following his election as Bishop of Rome, he went to the Basilica of St. Mary Major in Rome to entrust his ministry to the Virgin. This time he has come to Aparecida to “ask Mary our Mother for the success of World Youth Day and to place at her feet the life of the people of Latin America”. Afterwards, referring to the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean, in which he participated, he said that “something beautiful took place here. … I saw how the Bishops – who were discussing the theme of encountering Christ, discipleship and mission – felt encouraged, supported and in some way inspired by the thousands of pilgrims who came here day after day to entrust their lives to Our Lady. That Conference was a great moment of Church. It can truly be said that the Aparecida Document was born of this interplay between the labours of the bishops and the simple faith of the pilgrims, under Mary’s maternal protection. When the Church looks for Jesus, she always knocks at his Mother’s door and asks: “Show us Jesus”. It is from Mary that the Church learns true discipleship. That is why the Church always goes out on mission in the footsteps of Mary”.
He continued, “Today, looking forward to the World Youth Day which has brought me to Brazil, I too come to knock on the door of the house of Mary – who loved and raised Jesus – that she may help all of us, pastors of God’s people, parents and educators, to pass on to our young people the values that can help them build a nation and a world which are more just, united and fraternal. For this reason I would like to speak of three simple attitudes, … : hopefulness, openness to being surprised by God, and living in joy”.
To explain the first of these attitudes, hopefulness, the Pope spoke about the second reading of the Mass, which presents a dramatic scene: a woman – an image of Mary and the Church – being pursued by a Dragon – the devil – who wants to devour her child. “But the scene is not one of death but of life, because God intervenes and saves the child. How many difficulties are present in the life of every individual, among our people, in our communities; yet as great as these may seem, God never allows us to be overwhelmed by them. In the face of those moments of discouragement we experience in life, in our efforts to evangelize or to embody our faith as parents within the family, I would like to say forcefully: Always know in your heart that God is by your side; he never abandons you! Let us never lose hope! Let us never allow it to die in our hearts! The 'dragon', evil, is present in our history, but it does not have the upper hand. The one with the upper hand is God, and God is our hope!”
“It is true that nowadays, to some extent, everyone, including our young people, feels attracted by the many idols which take the place of God and appear to offer hope: money, success, power, pleasure. Often a growing sense of loneliness and emptiness in the hearts of many people leads them to seek satisfaction in these ephemeral idols. Dear brothers and sisters, let us be lights of hope! Let us maintain a positive outlook on reality. Let us encourage the generosity which is typical of the young and help them to work actively in building a better world. Young people are a powerful engine for the Church and for society. They do not need material things alone; also and above all, they need to have held up to them those non-material values which are the spiritual heart of a people, the memory of a people. In this Shrine, which is part of the memory of Brazil, we can almost read those values: spirituality, generosity, solidarity, perseverance, fraternity, joy; they are values whose deepest root is in the Christian faith”.
Moving on to the second attitude, openness to being surprised by God, the Pope said, “Anyone who is a man or a woman of hope – the great hope which faith gives us – knows that even in the midst of difficulties God acts and he surprises us. The history of this Shrine is a good example: three fishermen, after a day of catching no fish, found something unexpected in the waters of the Parnaiba River: an image of Our Lady of the Immaculate Conception. Whoever would have thought that the site of a fruitless fishing expedition would become the place where all Brazilians can feel that they are children of one Mother? God always surprises us, like the new wine in the Gospel we have just heard. God always saves the best for us. But he asks us to let ourselves be surprised by his love, to accept his surprises. Let us trust God! Cut off from him, the wine of joy, the wine of hope, runs out. If we draw near to him, if we stay with him, what seems to be cold water, difficulty, sin, is changed into the new wine of friendship with him”.
Finally, the third attitude relates to living in joy. “If we walk in hope, allowing ourselves to be surprised by the new wine which Jesus offers us, we have joy in our hearts and we cannot fail to be witnesses of this joy. Christians are joyful, they are never gloomy. God is at our side. We have a Mother who always intercedes for the life of her children. ... Jesus has shown us that the face of God is that of a loving Father. Sin and death have been defeated. Christians cannot be pessimists! They do not look like someone in constant mourning. If we are truly in love with Christ and if we sense how much he loves us, our heart will 'light up' with a joy that spreads to everyone around us”.
“We have come to knock at the door of Mary’s house”, Francis concluded. She has opened it for us, she has let us in and she shows us her Son. Now she asks us to 'do whatever he tells you'. Yes, dear Mother, we are committed to doing whatever Jesus tells us! And we will do it with hope, trusting in God’s surprises and full of joy”.
After the Holy Mass, the Pope appeared on the balcony of the sanctuary to bless the faithful present, and to greet the thousands of faithful and pilgrims who were unable to enter and who followed the ceremony outside under pouring rain. He added a few improvised words in Spanish, promising at the end that he would return to Aparecida for the 300th anniversary of the discovery of the statue of Maria.
“Irmaos e Irmas … Irmaos e Irmas, eu nao falo brasileiro” (“Brothers and sisters, I don't speak Brazilian, ed.”). Forgive me, I will speak to you in Spanish. Obrigado (thank you, ed.) for being here. I thank you from my heart, with all my heart, and I ask that the Virgin, Our Lady of Aparecida, bless you, that she bless your families, that she bless your children, that she bless your parents, that she bless your homeland. Let's see, now I will know if you understand me. I have one question – does a mother forget her children? She does not forget us: she loves and cares for us. Now we ask for the blessing, the blessing of God Almighty. May the Father and the Son and the Holy Spirit descend upon you, forever. I ask a favour of you – pray for me, pray for me, I need your prayers. May God bless you, and may Our Lady of Aparecida care for you. Until 2017, when I will return”.
The Holy Father then proceeded by Popemobile to the Missionary Seminary of Bom Jesus, a distance of three kilometres, to have lunch with the bishops of the province and the seminarians. Upon arrival he blessed an image of Frei Galvao (St. Antonio de Santana Galvao, canonised by Pope Benedict XVI in Sao Paulo during his apostolic trip in 2007), which is located in the sanctuary dedicated to the saint in the town of Guaratingueta.
After lunch, the Pope returned to the heliport near Aparecida and from there, returned by helicopter to Rio de Janeiro to visit the San Francisco de Asis Hospital.
Pope in Rio: culture of selfishness must give way to solidarity
Vatican Radio
11:53 25/07/2013
2013-07-25 - Pope Francis on Thursday visited one of Rio de Janeiro's most visible favela slums, Manguinhos, as he continues his pastoral visit to Brazil for the World Youth Day gathering. He spoke to thousands gathered on the local soccer field.
He’s the first Latin American to visit his continent as pontiff and in his words of greeting to the people of Manguinhos, Pope Francis straight off told them he had wanted to visit every district in Brazil, “to knock on every door, to say ‘good morning,’ to ask for a glass of cold water, to take a cafezinho” and talk with families about their hopes and troubles.
But because I cannot go and knock on every door, your community, he mused, will have to represent all of Brazil, and he thanked them for welcoming him with such love and generosity.
Pope Francis chose the shanty town of Varginhos because it is one of the country’s poorest and most troubled, with a long history of drug related violence - cleaned up last year under occupation by police.
This generosity of the Brazilian people, even the most humble, he said, offers the world a valuable lesson in solidarity – an “uncomfortable” word all too often “forgotten or silenced.”
Appealing to those with greater resources, public authorities and those who work in social justice, he urged them to work for a more just world. “The culture of selfishness and individualism” should give way to a culture of solidarity he said.
He praised efforts that Brazil’s society is making to integrate all its members, including the poorest. “The measure of the greatness of a society, he said, is found in the way it treats those most in need … those who have nothing apart from their poverty!”
But he warned, there can be no “real promotion of the common good nor real human development” when life, and the family, education, health and security are not protected and promoted.
In what was a likely reference to recent mass protests throughout Brazil, Pope Francis spoke of the disappointment of many young people when they see “corruption on the part of people who put their own interests before the common good.”
“Never yield to discouragement” he challenged them. Do not lose “trust” or “hope” – things can change he said. And he encouraged them to bring good and defeat evil in their society. You are not alone! he assured them: the Church, and the Pope, are with you. “I carry each of you in my heart.”
Below, we publish the full text of Pope Francis' address to the people of the Community of Varginha which is part of the Manguinhos Favela in Rio: (full text)
Dear Brothers and Sisters,
It is wonderful to be here with you! From the start, my wish in planning this visit to Brazil was to be able to visit every district throughout the nation. I would have liked to knock on every door, to say “good morning”, to ask for a glass of cold water, to take a cafezinho, to speak as one would to family friends, to listen to each person pouring out his or her heart – parents, children, grandparents ... But Brazil is so vast! It is impossible to knock on every door! So I chose to come here, to visit your community, which today stands for every district in Brazil. How wonderful it is to be welcomed with such love, generosity, and joy! One need only look at the way you have decorated the streets of the community; this is a further mark of affection, it comes from your heart, from the heart of all Brazilians in festive mood. Many thanks to each of you for this kind welcome! And I thank Archbishop Orani Tempesta as well as Rangler and Joana for their kind words.
1. From the moment I first set foot on Brazilian soil, right up to this meeting here with you, I have been made to feel welcome. And it is important to be able to make people welcome; this is something even more beautiful than any kind of ornament or decoration. I say this because when we are generous in welcoming people and sharing something with them – some food, a place in our homes, our time – not only do we no longer remain poor: we are enriched. I am well aware that when someone needing food knocks at your door, you always find a way of sharing food; as the proverb says, one can always “add more water to the beans”! And you do so with love, demonstrating that true riches consist not in material things, but in the heart!
And the Brazilian people, particularly the humblest among you, can offer the world a valuable lesson in solidarity, a word that is too often forgotten or silenced, because it is uncomfortable. I would like to make an appeal to those in possession of greater resources, to public authorities and to all people of good will who are working for social justice: never tire of working for a more just world, marked by greater solidarity! No one can remain insensitive to the inequalities that persist in the world! Everybody, according to his or her particular opportunities and responsibilities, should be able to make a personal contribution to putting an end to so many social injustices. The culture of selfishness and individualism that often prevails in our society is not what builds up and leads to a more habitable world: it is the culture of solidarity that does so, seeing others not as rivals or statistics, but brothers and sisters.
I would like to encourage the efforts that Brazilian society is making to integrate all its members, including those who suffer most and are in greatest need, through the fight against hunger and deprivation. No amount of “peace-building” will be able to last, nor will harmony and happiness be attained in a society that ignores, pushes to the margins or excludes a part of itself. A society of that kind simply impoverishes itself, it loses something essential. Let us always remember this: only when we are able to share do we become truly rich; everything that is shared is multiplied! The measure of the greatness of a society is found in the way it treats those most in need, those who have nothing apart from their poverty!
2. I would also like to tell you that the Church, the “advocate of justice and defender of the poor in the face of intolerable social and economic inequalities which cry to heaven” (Aparecida Document, 395), wishes to offer her support for every initiative that can signify genuine development for every person and for the whole person. Dear friends, it is certainly necessary to give bread to the hungry – this is an act of justice. But there is also a deeper hunger, the hunger for a happiness that only God can satisfy. There is neither real promotion of the common good nor real human development when there is ignorance of the fundamental pillars that govern a nation, its non-material goods: life, which is a gift of God, a value always to be protected and promoted; the family, the foundation of coexistence and a remedy against social fragmentation; integral education, which cannot be reduced to the mere transmission of information for purposes of generating profit; health, which must seek the integral well-being of the person, including the spiritual dimension, essential for human balance and healthy coexistence; security, in the conviction that violence can be overcome only by changing human hearts.
I would like to add one final point. Here, as in the whole of Brazil, there are many young people. Dear young friends, you have a particular sensitivity towards injustice, but you are often disappointed by facts that speak of corruption on the part of people who put their own interests before the common good. To you and to all, I repeat: never yield to discouragement, do not lose trust, do not allow your hope to be extinguished. Situations can change, people can change. Be the first to seek to bring good, do not grow accustomed to evil, but defeat it. The Church is with you, bringing you the precious good of faith, bringing Jesus Christ, who “came that they may have life and have it abundantly” (Jn 10:10).
Today, to all of you, especially to the residents of this Community of Varginha, I say: you are not alone, the Church is with you, the Pope is with you. I carry each of you in my heart and I make my own the intentions that you carry deep within you: thanksgiving for joys, pleas for help in times of difficulty, a desire for consolation in times of grief and suffering. I entrust all this to the intercession of Our Lady of Aparecida, Mother of all the poor of Brazil, and with great affection I impart my blessing.
He’s the first Latin American to visit his continent as pontiff and in his words of greeting to the people of Manguinhos, Pope Francis straight off told them he had wanted to visit every district in Brazil, “to knock on every door, to say ‘good morning,’ to ask for a glass of cold water, to take a cafezinho” and talk with families about their hopes and troubles.
But because I cannot go and knock on every door, your community, he mused, will have to represent all of Brazil, and he thanked them for welcoming him with such love and generosity.
Pope Francis chose the shanty town of Varginhos because it is one of the country’s poorest and most troubled, with a long history of drug related violence - cleaned up last year under occupation by police.
This generosity of the Brazilian people, even the most humble, he said, offers the world a valuable lesson in solidarity – an “uncomfortable” word all too often “forgotten or silenced.”
Appealing to those with greater resources, public authorities and those who work in social justice, he urged them to work for a more just world. “The culture of selfishness and individualism” should give way to a culture of solidarity he said.
He praised efforts that Brazil’s society is making to integrate all its members, including the poorest. “The measure of the greatness of a society, he said, is found in the way it treats those most in need … those who have nothing apart from their poverty!”
But he warned, there can be no “real promotion of the common good nor real human development” when life, and the family, education, health and security are not protected and promoted.
In what was a likely reference to recent mass protests throughout Brazil, Pope Francis spoke of the disappointment of many young people when they see “corruption on the part of people who put their own interests before the common good.”
“Never yield to discouragement” he challenged them. Do not lose “trust” or “hope” – things can change he said. And he encouraged them to bring good and defeat evil in their society. You are not alone! he assured them: the Church, and the Pope, are with you. “I carry each of you in my heart.”
Below, we publish the full text of Pope Francis' address to the people of the Community of Varginha which is part of the Manguinhos Favela in Rio: (full text)
Dear Brothers and Sisters,
It is wonderful to be here with you! From the start, my wish in planning this visit to Brazil was to be able to visit every district throughout the nation. I would have liked to knock on every door, to say “good morning”, to ask for a glass of cold water, to take a cafezinho, to speak as one would to family friends, to listen to each person pouring out his or her heart – parents, children, grandparents ... But Brazil is so vast! It is impossible to knock on every door! So I chose to come here, to visit your community, which today stands for every district in Brazil. How wonderful it is to be welcomed with such love, generosity, and joy! One need only look at the way you have decorated the streets of the community; this is a further mark of affection, it comes from your heart, from the heart of all Brazilians in festive mood. Many thanks to each of you for this kind welcome! And I thank Archbishop Orani Tempesta as well as Rangler and Joana for their kind words.
1. From the moment I first set foot on Brazilian soil, right up to this meeting here with you, I have been made to feel welcome. And it is important to be able to make people welcome; this is something even more beautiful than any kind of ornament or decoration. I say this because when we are generous in welcoming people and sharing something with them – some food, a place in our homes, our time – not only do we no longer remain poor: we are enriched. I am well aware that when someone needing food knocks at your door, you always find a way of sharing food; as the proverb says, one can always “add more water to the beans”! And you do so with love, demonstrating that true riches consist not in material things, but in the heart!
And the Brazilian people, particularly the humblest among you, can offer the world a valuable lesson in solidarity, a word that is too often forgotten or silenced, because it is uncomfortable. I would like to make an appeal to those in possession of greater resources, to public authorities and to all people of good will who are working for social justice: never tire of working for a more just world, marked by greater solidarity! No one can remain insensitive to the inequalities that persist in the world! Everybody, according to his or her particular opportunities and responsibilities, should be able to make a personal contribution to putting an end to so many social injustices. The culture of selfishness and individualism that often prevails in our society is not what builds up and leads to a more habitable world: it is the culture of solidarity that does so, seeing others not as rivals or statistics, but brothers and sisters.
I would like to encourage the efforts that Brazilian society is making to integrate all its members, including those who suffer most and are in greatest need, through the fight against hunger and deprivation. No amount of “peace-building” will be able to last, nor will harmony and happiness be attained in a society that ignores, pushes to the margins or excludes a part of itself. A society of that kind simply impoverishes itself, it loses something essential. Let us always remember this: only when we are able to share do we become truly rich; everything that is shared is multiplied! The measure of the greatness of a society is found in the way it treats those most in need, those who have nothing apart from their poverty!
2. I would also like to tell you that the Church, the “advocate of justice and defender of the poor in the face of intolerable social and economic inequalities which cry to heaven” (Aparecida Document, 395), wishes to offer her support for every initiative that can signify genuine development for every person and for the whole person. Dear friends, it is certainly necessary to give bread to the hungry – this is an act of justice. But there is also a deeper hunger, the hunger for a happiness that only God can satisfy. There is neither real promotion of the common good nor real human development when there is ignorance of the fundamental pillars that govern a nation, its non-material goods: life, which is a gift of God, a value always to be protected and promoted; the family, the foundation of coexistence and a remedy against social fragmentation; integral education, which cannot be reduced to the mere transmission of information for purposes of generating profit; health, which must seek the integral well-being of the person, including the spiritual dimension, essential for human balance and healthy coexistence; security, in the conviction that violence can be overcome only by changing human hearts.
I would like to add one final point. Here, as in the whole of Brazil, there are many young people. Dear young friends, you have a particular sensitivity towards injustice, but you are often disappointed by facts that speak of corruption on the part of people who put their own interests before the common good. To you and to all, I repeat: never yield to discouragement, do not lose trust, do not allow your hope to be extinguished. Situations can change, people can change. Be the first to seek to bring good, do not grow accustomed to evil, but defeat it. The Church is with you, bringing you the precious good of faith, bringing Jesus Christ, who “came that they may have life and have it abundantly” (Jn 10:10).
Today, to all of you, especially to the residents of this Community of Varginha, I say: you are not alone, the Church is with you, the Pope is with you. I carry each of you in my heart and I make my own the intentions that you carry deep within you: thanksgiving for joys, pleas for help in times of difficulty, a desire for consolation in times of grief and suffering. I entrust all this to the intercession of Our Lady of Aparecida, Mother of all the poor of Brazil, and with great affection I impart my blessing.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày thứ hai ở Rio de Janerio
Hữu An
07:19 25/07/2013
RIO DE JANEIRO - Hôm nay ngày 25/7, đoàn chúng tôi đã có các loại phiếu đi xe, phiếu ăn, túi xách và các loại sách hướng dẫn. Thiện nguyện viên ở đây làm việc rất tốt rất tận tình.
Xem hình ảnh
Anh Pierre, chồng chị Lan là chuyên viên về dầu khí đang làm việc ở Rio đã dành thời giờ một buổi sáng dẫn chúng tôi đi thăm một số Nhà thờ và đến Nhà thờ Chính tòa để làm thẻ dâng lễ bế mạc.
Trời mưa suốt cả ngày, chúng tôi đi xe buyt, đi tàu điện và ăn trưa ăn chiều rất thoải mái. Các bạn trẻ khắp nơi tề tựu về Rio, vừa đi vừa hát ca vui nhộn. Mưa bay lất phất, trời trở lạnh, ai cũng mặc áo mưa, che dù nhưng vẫn vui vẻ và náo nhiệt.
Chúng tôi vào một nhà thờ cổ kính tham dự giờ giáo lý do một vị Giám mục đang trình bày về năm Đức tin. Sau đó đi đến Nhà thờ Chính tòa. Từ xa, Nhà thờ như một hình nón vươn cao giữa lòng thành phố. Vào bên trong đang có thánh lễ đồng tế. Chúng tôi đi vòng ra phía sau, các linh mục đủ màu da đang ngồi chờ làm thẻ. Có rất nhiều nhân viên làm việc nên chỉ sau 15 phút là đến phiên chúng tôi. Một xấp thẻ của đoàn Việt Nam đã làm sẵn, chỉ cần đưa celebrat là nhận thẻ mới. Nhớ lại năm 2008, đại hội giới trẻ bên Sydney, làm thẻ dâng lễ mất thời giờ gần cả ngày. Nơi đây chỉ khoảng 20 phút, thật nhanh và tiện lợi.
Sau cơm trưa, chúng tôi trở lại Nhà thờ Chính tòa tham dự chương trình Lễ Hội Đức Maira. Giáo Hội Brazil được chia thành 41 Tổng giáo phận với 265 Giáo phận.
Theo chương trỉnh của sách hướng dẫn, sẽ có hơn 600 hoạt động sẽ diễn ra ở những địa điểm khác nhau của thành phố.
Rio de Janeiro là thành phố lớn thứ hai của Brazil và đồng thời cũng là thủ phủ của bang Rio de Janeiro. Thành phố này nằm ở vùng vịnh Guanabara phía Đông Nam của nước Brazil. Tên thành phố theo nguyên ngữ tiếng Bồ đào Nha có nghĩa là „con sông tháng Giêng“. Vì Gaspar de Lemons đã khám phá ra vùng vịnh này vào ngày 01. tháng Giêng năm 1502, và Ông đã nhầm lẫn tưởng đây là cửa một con sông lớn chảy ra biển. Nên mới gọi nơi đó là con sông. Nguyên thành phố Rio de Janeiro có hơn 6 triệu dân cư, nếu tính cả vùng chung quanh Rio có gần 12 triệu dân số.
Cho tới năm 1960, Rio de Janeiro là thủ đô của nước Brazil, nhưng sau năm 1960 thủ đô quốc gia Brazil dời vể Brasilia. Rio de Janeiro cùng với Sao Paolo trước sau vẫn là trung tâm thương mại của toàn nước Brazil.
Ở thành phố Rio de Janeiro có hai biểu tượng chính là ngọn núi Zuckerhut - Sugarload mountian ̣ cao 394 mét, và ngọn núi Corcovado cao 704 mét với bức tượng Cristo Redentor, Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi.Ngoài ra bờ biển Copacabana nổi tiếng, và nhất là lễ hội Carneval de Rio có nhiều xe hoa rước kiệu vũ múa ca hát Samba hằng năm vào ngày thứ hai và thứ ba trước thứ Tư Lễ Tro rất to lớn tưng bừng lộng lẫy nổi tiếng trên thế giới.
Hơn 4giờ chiều, chúng tôi đi ăn bữa tối và đến ga tàu điện ngầm. Nơi nào cũng đông đảo các bạn trẻ hát ca rộn ràng. Từ đường phố cho đến các nhà ga, dù mưa gió, họ vẫn vui vẻ biểu lộ tinh thần trẻ trung năng động. Vừa đi vừa hỏi đường, người dân thân thiện hướng dẫn, đi thêm mấy chặng xe buyt, chúng tôi về đến nhà.
Nghĩ ngơi lấy sức, hôm nay chúng tôi đi đến tham quan Bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng hướng nhìn về thành phố xinh đẹp của Brazil. “Đôi tay rộng mở của Đức Kitô là một dấu chỉ của một khao khát mạnh mẽ nơi Ngài, khao khát ôm trọn những ai đến với mình; và trái tim của Đức Kitô tượng trưng cho tình yêu lớn lao của Ngài dành cho mọi người và cho từng người trong các con. Hãy để cho Đức Giêsu lôi cuốn các con!“ ( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013).
Buổi chiều tham dự cuộc đón tiếp Đức Giáo hoàng Phanxico tại bãi biển Copacabana tuyệt đẹp.
Xem hình ảnh
Anh Pierre, chồng chị Lan là chuyên viên về dầu khí đang làm việc ở Rio đã dành thời giờ một buổi sáng dẫn chúng tôi đi thăm một số Nhà thờ và đến Nhà thờ Chính tòa để làm thẻ dâng lễ bế mạc.
Trời mưa suốt cả ngày, chúng tôi đi xe buyt, đi tàu điện và ăn trưa ăn chiều rất thoải mái. Các bạn trẻ khắp nơi tề tựu về Rio, vừa đi vừa hát ca vui nhộn. Mưa bay lất phất, trời trở lạnh, ai cũng mặc áo mưa, che dù nhưng vẫn vui vẻ và náo nhiệt.
Chúng tôi vào một nhà thờ cổ kính tham dự giờ giáo lý do một vị Giám mục đang trình bày về năm Đức tin. Sau đó đi đến Nhà thờ Chính tòa. Từ xa, Nhà thờ như một hình nón vươn cao giữa lòng thành phố. Vào bên trong đang có thánh lễ đồng tế. Chúng tôi đi vòng ra phía sau, các linh mục đủ màu da đang ngồi chờ làm thẻ. Có rất nhiều nhân viên làm việc nên chỉ sau 15 phút là đến phiên chúng tôi. Một xấp thẻ của đoàn Việt Nam đã làm sẵn, chỉ cần đưa celebrat là nhận thẻ mới. Nhớ lại năm 2008, đại hội giới trẻ bên Sydney, làm thẻ dâng lễ mất thời giờ gần cả ngày. Nơi đây chỉ khoảng 20 phút, thật nhanh và tiện lợi.
Sau cơm trưa, chúng tôi trở lại Nhà thờ Chính tòa tham dự chương trình Lễ Hội Đức Maira. Giáo Hội Brazil được chia thành 41 Tổng giáo phận với 265 Giáo phận.
Theo chương trỉnh của sách hướng dẫn, sẽ có hơn 600 hoạt động sẽ diễn ra ở những địa điểm khác nhau của thành phố.
Rio de Janeiro là thành phố lớn thứ hai của Brazil và đồng thời cũng là thủ phủ của bang Rio de Janeiro. Thành phố này nằm ở vùng vịnh Guanabara phía Đông Nam của nước Brazil. Tên thành phố theo nguyên ngữ tiếng Bồ đào Nha có nghĩa là „con sông tháng Giêng“. Vì Gaspar de Lemons đã khám phá ra vùng vịnh này vào ngày 01. tháng Giêng năm 1502, và Ông đã nhầm lẫn tưởng đây là cửa một con sông lớn chảy ra biển. Nên mới gọi nơi đó là con sông. Nguyên thành phố Rio de Janeiro có hơn 6 triệu dân cư, nếu tính cả vùng chung quanh Rio có gần 12 triệu dân số.
Cho tới năm 1960, Rio de Janeiro là thủ đô của nước Brazil, nhưng sau năm 1960 thủ đô quốc gia Brazil dời vể Brasilia. Rio de Janeiro cùng với Sao Paolo trước sau vẫn là trung tâm thương mại của toàn nước Brazil.
Ở thành phố Rio de Janeiro có hai biểu tượng chính là ngọn núi Zuckerhut - Sugarload mountian ̣ cao 394 mét, và ngọn núi Corcovado cao 704 mét với bức tượng Cristo Redentor, Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi.Ngoài ra bờ biển Copacabana nổi tiếng, và nhất là lễ hội Carneval de Rio có nhiều xe hoa rước kiệu vũ múa ca hát Samba hằng năm vào ngày thứ hai và thứ ba trước thứ Tư Lễ Tro rất to lớn tưng bừng lộng lẫy nổi tiếng trên thế giới.
Hơn 4giờ chiều, chúng tôi đi ăn bữa tối và đến ga tàu điện ngầm. Nơi nào cũng đông đảo các bạn trẻ hát ca rộn ràng. Từ đường phố cho đến các nhà ga, dù mưa gió, họ vẫn vui vẻ biểu lộ tinh thần trẻ trung năng động. Vừa đi vừa hỏi đường, người dân thân thiện hướng dẫn, đi thêm mấy chặng xe buyt, chúng tôi về đến nhà.
Nghĩ ngơi lấy sức, hôm nay chúng tôi đi đến tham quan Bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng hướng nhìn về thành phố xinh đẹp của Brazil. “Đôi tay rộng mở của Đức Kitô là một dấu chỉ của một khao khát mạnh mẽ nơi Ngài, khao khát ôm trọn những ai đến với mình; và trái tim của Đức Kitô tượng trưng cho tình yêu lớn lao của Ngài dành cho mọi người và cho từng người trong các con. Hãy để cho Đức Giêsu lôi cuốn các con!“ ( Thông điệp Đại Hội Giới trẻ thế giới 2013).
Buổi chiều tham dự cuộc đón tiếp Đức Giáo hoàng Phanxico tại bãi biển Copacabana tuyệt đẹp.
Đoàn Việt Nam do GM Vũ văn Thiên hướng dẫn tại Đại hội giới trẻ thế giới
Lm Phêrô Đoàn Văn Khải
07:20 25/07/2013
RIO DE JANEIRO - Hiệp thông với các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới về tham dự đại hội Quốc tế giới trẻ lần thứ 28 tại Rio de Janeiro, đoàn giới trẻ Việt Nam do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Chủ tịch Uỷ Ban giới trẻ trực thuộc Hội Đồng giám mục Việt Nam dẫn đầu, cùng với quý cha và các bạn giới trẻ đã đến Brazin ngày 22 tháng 7 năm 2013.
Sáng ngày 23 tháng 7, đoàn đã đến viếng Nhà thờ Chính toà Sao Paolo. Tiếp đó, trên đường di chuyển từ Sao Paolo về Rio đoàn đã ghé viếng và dâng lễ tại Đền Đức Mẹ Aparecida, là Đền Kính Đức Mẹ lớn nhất thế giới, để cầu nguyện cho đại hội và dâng đại hội giới trẻ thế giới cho lòng từ ái của Mẹ Aparecida.
Sáng ngày 24 tháng 7, tại Rio trời mưa nhưng thời tiết không cản được bước chân của các bạn trẻ khắp nơi hành hương về đại hội. Đoàn cảm nhận được rất rõ tâm tình yêu mến của các bạn với Giáo Hội, khi các bạn vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: tôn vinh Chúa Kitô và yêu mến Đức Thánh Cha. Hoà với đoàn người hành hương, đoàn Việt nam đã đến viếng tượng Chúa Cứu Thế trên núi Corcovada, cao 710 m.
Ban chiều, Đức Cha Giuse cùng với quý Cha đã hiệp dâng thánh lễ để tiếp tục cầu nguyện cho đại hội.
Ngày mai 25 tháng 7, đoàn sẽ tham dự chương trình của đại hội chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin của đoàn Việt Nam và của Đại hội trong các bản tin tiếp theo.
Sáng ngày 24 tháng 7, tại Rio trời mưa nhưng thời tiết không cản được bước chân của các bạn trẻ khắp nơi hành hương về đại hội. Đoàn cảm nhận được rất rõ tâm tình yêu mến của các bạn với Giáo Hội, khi các bạn vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: tôn vinh Chúa Kitô và yêu mến Đức Thánh Cha. Hoà với đoàn người hành hương, đoàn Việt nam đã đến viếng tượng Chúa Cứu Thế trên núi Corcovada, cao 710 m.
Ban chiều, Đức Cha Giuse cùng với quý Cha đã hiệp dâng thánh lễ để tiếp tục cầu nguyện cho đại hội.
Ngày mai 25 tháng 7, đoàn sẽ tham dự chương trình của đại hội chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin của đoàn Việt Nam và của Đại hội trong các bản tin tiếp theo.
Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp thăm viếng TGP Chicago và GP Joliet tại Hoa Kỳ
Nguyễn Mai Trang
08:14 25/07/2013
Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp thăm viếng TGP Chicago và GP Joliet tại Hoa Kỳ
Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã lên đường tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Brazil sau khi thăm viếng TGP Chicago và GP Joliet. Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7 năm 2013, Đức Cha Phaolô đã thăm viếng và dâng Thánh lễ cho 500 giáo dân Việt Nam tại Giáo xứ Trinh Vương (GP Joliet) và 500 giáo dân từ Việt Nam, Tây Ban Nha, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác tại Giáo xứ Saint Henry (TGP Chicago). Ngoài ra, Đức Cha còn đi thăm viếng một số cơ sở Công Giáo như Đại Chủng Viện Tổng Giáo Phận Chicago, Nhà thờ Chánh Tòa Holy Name và Giáo xứ Thánh Celestine.
Chương trình thăm viếng mục vụ của Đức Cha tại TGP Chicago và GP Joliet rất thành công. Giáo dân thuộc hai giáo phận đã hân hoan chào đón Đức Cha, sốt sắng tham dự thánh lễ do ĐGM chủ tế và chăm chú lắng nghe với lòng kính quí và ngưỡng mộ những lời giáo huấn của Ngài. Mặc dù Đức Cha không chính thức kêu gọi, nhưng giáo dân đã tự nguyện đóng góp tích cực cho việc xây dựng Đại Chủng Viện Vinh Thanh - là nơi đào tạo các linh mục đạo đức, thánh thiện và tài năng ưu tú của giáo phận.
Được biết, Ban Điều hợp Chương trình thăm viếng của Đức Cha năm nay gồm có Đức Ông Jerome Nguyễn Ngọc Hàm, nguyên Chánh Xứ Saint Anthony; Linh Mục Joseph Bùi Văn Đồng, Chánh Xứ Queenship of Mary; Linh Mục Dominic Hà Văn Vịnh, Chánh Xứ Saint Henry; Linh Mục Paul Cao Đức Duy, Chánh Xứ Saint Celestine; Giáo sư Nguyễn Trung Hiếu, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh.
Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã lên đường tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Brazil sau khi thăm viếng TGP Chicago và GP Joliet. Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7 năm 2013, Đức Cha Phaolô đã thăm viếng và dâng Thánh lễ cho 500 giáo dân Việt Nam tại Giáo xứ Trinh Vương (GP Joliet) và 500 giáo dân từ Việt Nam, Tây Ban Nha, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác tại Giáo xứ Saint Henry (TGP Chicago). Ngoài ra, Đức Cha còn đi thăm viếng một số cơ sở Công Giáo như Đại Chủng Viện Tổng Giáo Phận Chicago, Nhà thờ Chánh Tòa Holy Name và Giáo xứ Thánh Celestine.
Chương trình thăm viếng mục vụ của Đức Cha tại TGP Chicago và GP Joliet rất thành công. Giáo dân thuộc hai giáo phận đã hân hoan chào đón Đức Cha, sốt sắng tham dự thánh lễ do ĐGM chủ tế và chăm chú lắng nghe với lòng kính quí và ngưỡng mộ những lời giáo huấn của Ngài. Mặc dù Đức Cha không chính thức kêu gọi, nhưng giáo dân đã tự nguyện đóng góp tích cực cho việc xây dựng Đại Chủng Viện Vinh Thanh - là nơi đào tạo các linh mục đạo đức, thánh thiện và tài năng ưu tú của giáo phận.
Được biết, Ban Điều hợp Chương trình thăm viếng của Đức Cha năm nay gồm có Đức Ông Jerome Nguyễn Ngọc Hàm, nguyên Chánh Xứ Saint Anthony; Linh Mục Joseph Bùi Văn Đồng, Chánh Xứ Queenship of Mary; Linh Mục Dominic Hà Văn Vịnh, Chánh Xứ Saint Henry; Linh Mục Paul Cao Đức Duy, Chánh Xứ Saint Celestine; Giáo sư Nguyễn Trung Hiếu, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh.
Học sinh trường Công Giáo Fujen : Thực hiện mùa hè tình nguyện tại giáo phận Vinh
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
11:35 25/07/2013
Học sinh trường Công Giáo Fujen (Đài Loan):
Thực hiện mùa hè tình nguyện tại giáo phận Vinh
Từ ngày 8 đến ngày 21 tháng 7 năm 2013, cha Antôn Phạm Ngọc Quang SVD đã dẫn dắt một phái đoàn gồm 32 học sinh và 2 giáo viên thuộc trường Phổ Thông Trung Học Công Giáo Fujen, Đài Loan về tại giáo xứ Trang Nứa và Trung Tâm Trẻ Mồ Côi Khuyết Tật Dòng Bác Ái (ngụ giáo họ Tân Hương giáo xứ Bố Sơn) để thực hiện chương trình học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè (Summer Volunteer Service).
Xem Hình
Đây là năm thức ba với tư cách là giáo viên trường Fujen, cha Antôn tiến hành kế hoạch "học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè" này. Hai năm trước, đoàn đã về ở Nha Trang, năm nay ngài đã dẫn các em về trên chính quê hương Trang Nứa của mình để làm công tác tình nguyện. Với mục đích là dẫn dắt học sinh qua nước ngoài để mở mang tầm nhìn quốc tế cho họ, tiếp đến là để tạo điều kiện cho họ học hỏi và giao lưu thêm với nền văn hóa, tôn giáo và xã hội của chúng ta. Một mục đích không kém quan trọng nữa là để các em có dịp sống chung trong các gia đình của những người miền quê Việt Nam và cảm nghiệm được cuộc sống đơn sơ của họ (home stay). Ngoài ra, đoàn cũng đã thực hiện nhiều chương trình từ thiện khác nhau để các em học biết cách quan tâm đến những người nghèo, những người bất hạnh mà các em ít gặp thấy ở chính đất nước của mình...
Để đạt được những mục đích này chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị, và thông thường từ khoảng 10 tháng trước khi đến Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu liên lạc, xếp đạt chương trình và bắt đầu kêu gọi học sinh tham gia. Nhờ có được sự chuẩn bị kỹ càng, và nhờ có sự hỗ trợ của cha quản xứ, Hội Đồng Mục Vụ và các đoàn thể của giáo xứ Trang Nứa cũng như nhờ có sự tiếp sức của các nữ tu Dòng Bác Ái mà đoàn đã đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp. Cụ thể là trong những ngày này học sinh Đài Loan đã có dịp giao lưu với khoảng gần 500 giới trẻ thuộc Hội Con Đức Mẹ và Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.
Chương trình giao lưu gồm có chia sẻ về đất nước, con người và văn hóa cho nhau, nhất là các em học sinh xứ Đài đã đưa ra các ý tưởng về bảo vệ môi trường cho giới trẻ chúng ta. Khi thấy người Việt chúng ta không ý thức được vấn đề về tầm quan trọng của việc thu gom khác, xử lý rác thải, mà cứ ném rác bừa bãi ra ngoài đường gây ô nhiệm lớn cho môi trường sống chúng ta, đoàn học sinh đến từ Đài Loan đã giành một buổi chiều để kết hợp với hàng trăm bạn trẻ rải đều khắp các giáo họ để đi nhặt rác, quét dọn đường sá, nhằm tạo một môi trường sạch đẹp cho thôn làng. Ngoài vấn đề giao lưu ra, đoàn sinh viên tình nguyện Đài Loan cũng dành một số món quà để cùng với các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể và Hội Con Đức Mẹ giáo xứ đi thăm người già, người bệnh tật. Khi thấy cảnh người già sống trong cảnh khổ cực như thế, nhiều học sinh đã xúc động, rưng rưng giọt lệ, họ đã không ngần ngại ôm lấy người già, hôn họ và động viên họ bằng những cử chỉ đầy tình thương. Ngoài ra đoàn học sinh tình nguyện sau đó đã chuyển đến làm việc tại Trung Tâm Trẻ Mồ và Khuyết Tật Dòng Bác Ái tại giáo họ Tân Hương xứ Bố Sơn. Trong suốt ba ngày làm việc các em đã hướng dẫn các cháu vẽ tranh, ca hát nhảy múa, sinh hoạt tập thể... nhằm tạo không khí vui tươi và đầm ấm cho các cháu mồ côi và khuyết tật.
Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ có các em học sinh của Đài Loan thu hoạch được nhiều thành quả, mà ngay cả các em học sinh quê hương Trang Nứa cũng được dịp tiếp xúc với người nước ngoài để học được nhiều điều tốt của họ. Và qua lần gặp gỡ và giao lưu các bạn trả của chúng ta cũng đã biết ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ nước ngoài, việc bảo vệ môi trường cũng như biết quan tâm đến những người già, những bệnh tật đang sống chung quanh chúng ta.
Sang Việt Nam lần này với con số rất đông nhưng lượng người Công Giáo chỉ có 6 em. Riêng các em ngoài Công Giáo, trong những ngày ở Việt Nam ngày nào cũng đến nhà thờ tham dự thánh lễ, chứng kiến lòng đạo đức sốt sắng của giáo dân nên họ cũng muốn gia nhập đạo. Đây là một cơ hội truyền giáo tốt nhất, sau khi trở về Đài Loan, chúng tôi sẽ tiếp tục mời gọi các em đến học đạo, giúp các em dần dần hiểu thấu giáo lý Công Giáo, để họ sẵn sàng đón nhận phép rửa tội và gia nhập vào Đạo Thánh chúng ta.
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
Thực hiện mùa hè tình nguyện tại giáo phận Vinh
Từ ngày 8 đến ngày 21 tháng 7 năm 2013, cha Antôn Phạm Ngọc Quang SVD đã dẫn dắt một phái đoàn gồm 32 học sinh và 2 giáo viên thuộc trường Phổ Thông Trung Học Công Giáo Fujen, Đài Loan về tại giáo xứ Trang Nứa và Trung Tâm Trẻ Mồ Côi Khuyết Tật Dòng Bác Ái (ngụ giáo họ Tân Hương giáo xứ Bố Sơn) để thực hiện chương trình học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè (Summer Volunteer Service).
Xem Hình
Đây là năm thức ba với tư cách là giáo viên trường Fujen, cha Antôn tiến hành kế hoạch "học sinh tình nguyện phục vụ mùa hè" này. Hai năm trước, đoàn đã về ở Nha Trang, năm nay ngài đã dẫn các em về trên chính quê hương Trang Nứa của mình để làm công tác tình nguyện. Với mục đích là dẫn dắt học sinh qua nước ngoài để mở mang tầm nhìn quốc tế cho họ, tiếp đến là để tạo điều kiện cho họ học hỏi và giao lưu thêm với nền văn hóa, tôn giáo và xã hội của chúng ta. Một mục đích không kém quan trọng nữa là để các em có dịp sống chung trong các gia đình của những người miền quê Việt Nam và cảm nghiệm được cuộc sống đơn sơ của họ (home stay). Ngoài ra, đoàn cũng đã thực hiện nhiều chương trình từ thiện khác nhau để các em học biết cách quan tâm đến những người nghèo, những người bất hạnh mà các em ít gặp thấy ở chính đất nước của mình...
Để đạt được những mục đích này chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị, và thông thường từ khoảng 10 tháng trước khi đến Việt Nam, chúng ta đã bắt đầu liên lạc, xếp đạt chương trình và bắt đầu kêu gọi học sinh tham gia. Nhờ có được sự chuẩn bị kỹ càng, và nhờ có sự hỗ trợ của cha quản xứ, Hội Đồng Mục Vụ và các đoàn thể của giáo xứ Trang Nứa cũng như nhờ có sự tiếp sức của các nữ tu Dòng Bác Ái mà đoàn đã đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp. Cụ thể là trong những ngày này học sinh Đài Loan đã có dịp giao lưu với khoảng gần 500 giới trẻ thuộc Hội Con Đức Mẹ và Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.
Chương trình giao lưu gồm có chia sẻ về đất nước, con người và văn hóa cho nhau, nhất là các em học sinh xứ Đài đã đưa ra các ý tưởng về bảo vệ môi trường cho giới trẻ chúng ta. Khi thấy người Việt chúng ta không ý thức được vấn đề về tầm quan trọng của việc thu gom khác, xử lý rác thải, mà cứ ném rác bừa bãi ra ngoài đường gây ô nhiệm lớn cho môi trường sống chúng ta, đoàn học sinh đến từ Đài Loan đã giành một buổi chiều để kết hợp với hàng trăm bạn trẻ rải đều khắp các giáo họ để đi nhặt rác, quét dọn đường sá, nhằm tạo một môi trường sạch đẹp cho thôn làng. Ngoài vấn đề giao lưu ra, đoàn sinh viên tình nguyện Đài Loan cũng dành một số món quà để cùng với các bạn Thiếu Nhi Thánh Thể và Hội Con Đức Mẹ giáo xứ đi thăm người già, người bệnh tật. Khi thấy cảnh người già sống trong cảnh khổ cực như thế, nhiều học sinh đã xúc động, rưng rưng giọt lệ, họ đã không ngần ngại ôm lấy người già, hôn họ và động viên họ bằng những cử chỉ đầy tình thương. Ngoài ra đoàn học sinh tình nguyện sau đó đã chuyển đến làm việc tại Trung Tâm Trẻ Mồ và Khuyết Tật Dòng Bác Ái tại giáo họ Tân Hương xứ Bố Sơn. Trong suốt ba ngày làm việc các em đã hướng dẫn các cháu vẽ tranh, ca hát nhảy múa, sinh hoạt tập thể... nhằm tạo không khí vui tươi và đầm ấm cho các cháu mồ côi và khuyết tật.
Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ có các em học sinh của Đài Loan thu hoạch được nhiều thành quả, mà ngay cả các em học sinh quê hương Trang Nứa cũng được dịp tiếp xúc với người nước ngoài để học được nhiều điều tốt của họ. Và qua lần gặp gỡ và giao lưu các bạn trả của chúng ta cũng đã biết ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ nước ngoài, việc bảo vệ môi trường cũng như biết quan tâm đến những người già, những bệnh tật đang sống chung quanh chúng ta.
Sang Việt Nam lần này với con số rất đông nhưng lượng người Công Giáo chỉ có 6 em. Riêng các em ngoài Công Giáo, trong những ngày ở Việt Nam ngày nào cũng đến nhà thờ tham dự thánh lễ, chứng kiến lòng đạo đức sốt sắng của giáo dân nên họ cũng muốn gia nhập đạo. Đây là một cơ hội truyền giáo tốt nhất, sau khi trở về Đài Loan, chúng tôi sẽ tiếp tục mời gọi các em đến học đạo, giúp các em dần dần hiểu thấu giáo lý Công Giáo, để họ sẵn sàng đón nhận phép rửa tội và gia nhập vào Đạo Thánh chúng ta.
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
Giáo hạt Thanh Oai thi Giáo Lý năm Đức Tin 2013
Tin Yêu
13:12 25/07/2013
HÀ NỘI - Với mục đích khảo sát kết quả học tập Giáo lý đã triển khai trong năm qua. Thứ hai, ngày 22/7/2013, Ban Giáo lý Hạt Thanh Oai đã tổ chức Hội thi Giáo lý Năm Đức Tin 2012 - 2013 cấp Giáo Hạt tại Nhà thờ Xứ Sơn Lãng - Hoa Sơn - Ứng Hòa - Hà Nội. Quy tụ đội tuyển của các giáo xứ trong hạt tham dự; đồng thời để truyển chọn năm đội tuyển xuất sắc đại diện cho năm giới của giáo hạt tham dự cuộc thi cấp Giáo Phận vào ngày 08/8/2013 sắp tới tại nhà thờ giáo xứ Hà Đông.
Xem hình ảnh
Đúng 7g00, đông đảo các đội tuyển và cổ động viên đã có mặt tại nhà thờ giáo xứ Sơn Lãng. Đúng 7h45 hội thi giáo lý hạt Thanh Oai được khai mạc với bài hát “Kinh Chúa Thánh Thần”. Sau khi MC giới thiệu các thành phần tham dự, Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản Hạt Thanh Oai lên chào mừng và tuyên bố khai mạc. Ngài đã ngỏ lời với tất cả mọi người hiện diện và bày tỏ niềm vui khi thấy các đội tuyển và cổ động viên đã về tham dự rất đông. Ngài nói rằng: “Hôm nay, cũng là dịp để các đội tuyển được giao lưu, trao đổi kiến thức, và đồng thời như một sứ vụ của chúng ta: xây dựng, củng cố Đức tin …”. Tiếp theo, cha Giuse Vũ Đình Du Đặc Trách Giáo Lý Giáo Hạt lên công bố thể lệ thi và trao đề thi cho các ban giám khảo. 8h 15, các đội về phòng thi theo từng giới. Đúng 8h 30 Cuộc thi chính thức được bắt đầu.
Hội thi gồm bốn phần: KHỞI ĐỘNG; LÊN ĐƯỜNG; TĂNG TỐC và VỀ ĐÍCH. Sau 2h đồng hồ, các đội tuyển đã hoàn thành bốn phần thi của mình cách tốt đẹp.
DANH SÁCH CÁC ĐỘI Đ0ẠT GIẢI
Thi xong, các đội tuyển trở về nhà thời để dự lễ tổng kết. Sau khi công bố kết quả và trao giải, cha Giuse Vũ Đình Du Đặc Trách Giáo Lý Giáo Hạt lên cảm ơn ban tổ chức, các đổi tuyển và các cổ động viên. Theo đó, ngài cũng nhắc các đội tuyển ôn tập để chuẩn bị cho đợt thi cấp giáo phận. Sau đó Cha Phaolô - Quản Hạt Thanh Oai tuyên bố bế mạc. Mọi người cùng tạ ơn Chúa với bài hát “Tán Tụng Hồng Ân”
Có thể nói, chương trình này không chỉ đơn thuần là một cuộc thi mà hơn hết là dịp để tất cả mọi người trong Giáo xứ, Giáo Hạt có dịp học, hiểu và đào sâu kiến thức Đức Tin của mình. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm hưởng ứng Năm Đức Tin của Giáo Hội. Ước mong qua những sinh hoạt như vậy, đời sống đức tin của mọi thành phần trong Giáo Hạt sẽ ngày càng thăng tiến và xác tín mạnh mẽ hơn “Tôi biết tôi đã tin vào ai!”…
Xem hình ảnh
Đúng 7g00, đông đảo các đội tuyển và cổ động viên đã có mặt tại nhà thờ giáo xứ Sơn Lãng. Đúng 7h45 hội thi giáo lý hạt Thanh Oai được khai mạc với bài hát “Kinh Chúa Thánh Thần”. Sau khi MC giới thiệu các thành phần tham dự, Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản Hạt Thanh Oai lên chào mừng và tuyên bố khai mạc. Ngài đã ngỏ lời với tất cả mọi người hiện diện và bày tỏ niềm vui khi thấy các đội tuyển và cổ động viên đã về tham dự rất đông. Ngài nói rằng: “Hôm nay, cũng là dịp để các đội tuyển được giao lưu, trao đổi kiến thức, và đồng thời như một sứ vụ của chúng ta: xây dựng, củng cố Đức tin …”. Tiếp theo, cha Giuse Vũ Đình Du Đặc Trách Giáo Lý Giáo Hạt lên công bố thể lệ thi và trao đề thi cho các ban giám khảo. 8h 15, các đội về phòng thi theo từng giới. Đúng 8h 30 Cuộc thi chính thức được bắt đầu.
Hội thi gồm bốn phần: KHỞI ĐỘNG; LÊN ĐƯỜNG; TĂNG TỐC và VỀ ĐÍCH. Sau 2h đồng hồ, các đội tuyển đã hoàn thành bốn phần thi của mình cách tốt đẹp.
DANH SÁCH CÁC ĐỘI Đ0ẠT GIẢI
STT | | THIẾU NHI | GIỚI TRẺ | TRƯỞNG THÀNH | GIA ĐÌNH | GLV |
1 | Giải nhất | Đại Ơn | Sơn Lãng | Thạch Bích | Đại Ơn | Đại Ơn |
2 | Giải nhì | Thạch Bích | Phương Trung | Lưu Xá | Thạch Bích | Thạch Bích |
3 | Giải ba | Sơn Lãng | Đại Ơn | Phương Trung | Lưu Xá | Lưu xá |
1 | Giải nhất | Đại Ơn | Sơn Lãng | Thạch Bích | Đại Ơn | Đại Ơn |
2 | Giải nhì | Thạch Bích | Phương Trung | Lưu Xá | Thạch Bích | Thạch Bích |
3 | Giải ba | Sơn Lãng | Đại Ơn | Phương Trung | Lưu Xá | Lưu xá |
Thi xong, các đội tuyển trở về nhà thời để dự lễ tổng kết. Sau khi công bố kết quả và trao giải, cha Giuse Vũ Đình Du Đặc Trách Giáo Lý Giáo Hạt lên cảm ơn ban tổ chức, các đổi tuyển và các cổ động viên. Theo đó, ngài cũng nhắc các đội tuyển ôn tập để chuẩn bị cho đợt thi cấp giáo phận. Sau đó Cha Phaolô - Quản Hạt Thanh Oai tuyên bố bế mạc. Mọi người cùng tạ ơn Chúa với bài hát “Tán Tụng Hồng Ân”
Có thể nói, chương trình này không chỉ đơn thuần là một cuộc thi mà hơn hết là dịp để tất cả mọi người trong Giáo xứ, Giáo Hạt có dịp học, hiểu và đào sâu kiến thức Đức Tin của mình. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm hưởng ứng Năm Đức Tin của Giáo Hội. Ước mong qua những sinh hoạt như vậy, đời sống đức tin của mọi thành phần trong Giáo Hạt sẽ ngày càng thăng tiến và xác tín mạnh mẽ hơn “Tôi biết tôi đã tin vào ai!”…
Phái Đoàn Hành Hương Niềm Tin Úc Châu 2013 tại Rio De Janeiro
VietCatholic Network
21:21 25/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các văn kiện cấm đạo
Lm. Mai Đức Vinh
17:59 25/07/2013
CÁC VĂN KIỆN CẤM ĐẠO
Để viết chương sách này, chúng tôi phải tham khảo nhiều tác phẩm liên quan đến Lịch Sử Việt Nam và Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt trong những thế kỷ cấm đạo hay những triều đại vua Lê chúa Trịnh và chúa Nguyễn, triều đại nhà Tây Sơn và triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, tác phẩm chúng tôi dùng nhiều nhất, trích dẫn nhiều nhất, vẫn là bộ sách ba cuốn của linh mục Vũ Thành, bộ DÒNG MÁU ANH HÙNG (1). Lý do, vì duy nhất chỉ nơi bộ sách này chúng tôi mới tìm ra nhiều ‘nội dung’ của các sắc lệnh hay chỉ dụ cấm đạo của vua chúa và nội dung các kiến nghị của quan triều các cấp. Và để giữ tính cách khách quan, chúng tôi chỉ nêu lên các sự kiện và bản văn có lịch sử tính còn ghi lại. Việc ‘phê bình lịch sử’ vượt khả năng của chúng tôi và ở ngoài tiêu đề của chương sách ‘Các Văn Kiện Cấm Đạo’. Vì thế, khi đề cập đến một văn kiện cấm đạo, chúng tôi trình bày đơn giản, mục đích để độc giả nắm bắt dễ dàng: trong mỗi văn kiện, chúng tôi nêu bật - ‘nội dung văn kiện cấm đạo’, - ‘nguyên nhân đặc thù thúc đẩy việc dâng kiến nghị, việc ra sắc dụ hay chỉ dụ cấm đạo’, - ‘những vụ việc nổi bật xảy ra sau việc ban hành mỗi văn kiện cấm đạo’. Với lòng biết ơn chân thành, chúng tôi mong ước các nhà sử học bổ túc cho những thiếu sót gặp thấy trong chương sách này.
I. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA CHÚA TRỊNH TẠI MIỀN BẮC HAY ĐÀNG NGOÀI (3).
Theo sử gia Trần Trọng Kim, “Đầu thế kỷ XVI, vì vua nhà Lê hoang dâm vô độ, bỏ việc chính trị đổ nát, cho nên trong nước loạn lạc, nhà Mạc mượn dịp mà làm sự thoán đoạt. Nhà Lê tuy đã mất ngôi, nhưng lòng người còn tưởng nhớ đến công đức của vua Thái Tổ và vua Thánh Tông, cho nên lại phò con cháu nhà Lê trung hưng lên ở phía nam, lập ra một triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An để chống nhau với nhà Mạc. Ấy là thành ra Nam Triều và Bắc Triều. Hai bên đánh nhau suốt sáu mươi năm trời. Đến khi nhà Lê có họ Trịnh giúp đỡ, dứt được nhà Trịnh, tưởng giang sơn được thống nhất như cũ. Ai ngờ, họ Trịnh và họ Nguyễn sinh lòng ghen ghét nhau, rồi mỗi họ hùng cứ một phương, chia nước ra làm hai mảnh: họ Trịnh ở xứ Bắc và họ Nguyễn ở xứ Nam. Giang sơn lại thêm một thời Nam Bắc phân tranh” (2)
Chính trong bối cảnh đó mà hạt giống Tin Mừng được gieo vào và lớn lên giữa bao nhiêu gian lao chất chứa trong những cuộc bắt đạo. Trước tiên chúng tôi nêu lên những văn kiện tức là kiến nghị, sắc lệnh trục xuất hay sắch lệnh bắt đạo trong suốt thời của chúa Trịnh tại miền Bắc.
1. Chúa Trịnh Tráng (1627-1658).
* 1629, sắc lệnh cấm đạo đầu tiên (4).
Nội dung sắc lệnh:
Rất tiếc, chúng ta không có hết bản văn của sắc lệnh, ngoại trừ đoạn sau đây: “Hoàng thượng sắc dụ cho nhân dân biết, các Tây Giang Đạo Trưởng ở trong triều trẫm không có dạy nhân dân những đạo lý sai lầm hại dân hại nước, nhưng để đề phòng điều có thể xẩy ra sau này, hoặc những âm mưu hiện đang ngấm ngầm xếp đặt mà Trẫm chưa điều tra ra, Trẫm cấm ngặt từ đây các thần dân của Trẫm không được đi lại với các Đạo Trưởng và tin theo đạo đó nữa” (DMAH 1 tr. 108).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Ghen tị của lương dân khi thấy các thừa sai, nhất là cha Đắc Lộ thu hút đông dân theo đạo.
2) Các bà vuơng phi lo cho số phận. Một bà đã sai một quan đến cảnh báo cha Đắc Lộ: “Hỡi các Tây Giang Đạo Trưởng, sao các ngươi lại đến giảng trong nước ta một đạo lý trái với tục đa thê trong nước ta? Các ngươi chỉ cho phép thần dân của ta được có một vợ một chồng khi mà ta muốn có thêm nhiều tôi trung. Từ nay, cấm các ngươi không được truyền bá đạo sai trái ấy nữa. Nếu bất tuân lệnh ta, thì các ngươi phải biết rằng mất đầu thì cái chân không thể đứng vững được, nghĩa là ta sẽ trừ diệt nguyên nhân sâu xa ra khỏi nước ta” (DMAH 1 tr.107).
3) Vì có lời vu cáo: các cha liên lạc với nhà Mạc và chúa Nguyễn ở miền Nam.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cả bốn tháng trời các cha không dám ra khỏi nhà.
2) Năm 1629 hai cha bị trục xuất xuống miền Nam để đi về Áo Môn (Ma cao).
3) Ba tân tòng xưng đạo anh dũng: ông Phanxicô, hai thanh niên Phanxicô và Daria.
4) Năm 1630, cha Đắc Lộ bị trục xuất mang theo lá thư giáo dân miền Bắc kính đệ Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII.
5) Vì có thêm những lời vu khống của các sư sãi vào lúc mất mùa vì hạn hán, chúa Trịnh Tráng càng gia tăng việc cấm đạo, phá huỷ đền các nhà thờ, quấy nhiễu các họ đạo.
2. Chúa Trịnh Tạc (1658-1682)
* 1658, lệnh trục xuất 6 cha dòng Tên và giam lỏng 2 cha mới tới. (Rất tiếc không tìm ra bản văn)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vì là người sùng đạo Nho, chúa Trịnh Tạc cấm đạo Công Giáo để nâng đạo Nho lên.
2) Vì chúa muốn cấm đạo Công Giáo theo gương nước Trung Hoa và nước Nhật.
3) Vì những vu cáo: người Công Giáo bỏ bê việc cúng thần làng và thờ tổ tiên.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Sắc lệnh được thi hành đúng mức.
2) Ông Benoit làng Kiên Lao nêu cao lòng nhiệt thành sống đạo và truyền đạo.
3) Có Sao Chổi xuất hiện, cả triều đình lo sợ, chúa thu hồi lệnh cấm đạo.
* 1669, ba sắc lệnh:
Nội dung ba sắc lệnh:
- 13.5, chúa truyền cho ông trấn thủ Nam Định là Gia Thước ra công cấm đạo. – 3.6, chúa ra lệnh cho ông Gia Tai soạn sắc lệnh chống đạo Công Giáo theo những lời các quan tố cáo. – 29.6 chúa lại thúc quan Tiết Chế phải thi hành nghiêm túc sắc lệnh để nhổ tận gốc đạo Gia Tô (DMAH 1 tr.122).
Nguyên do đặc thù xui khiến:
1) Hoạn quan Cao Cát nài xin chúa Trịnh phải hành động như vua nước Nhật để nhổ tận rễ đạo Công Giáo. Bằng không người ta coi thường lệnh của chúa.
2) Hội đồng cố vấn tố cáo rằng: Đạo Hoa Lang là đạo lừa dối dân chúng, nhất là dân chúng ngu dốt.
3) Vu khống: Các đạo trưởng tụ họp dân nam nữ và làm những chuyện vô luân.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cha Deyduer và 3 thày giảng bị bắt.
2) Nhiều đồ đạo bị tịch thu và thiêu đốt
3. Chúa Trịnh Căn (1682-1709)
* 1696, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Đạo Hoa Lang là một thứ đạo giả dối đầy lầm lạc nghịch lại với lý lẽ, dụ dỗ dân chúng và đã bị các tiên vương nghiêm cấm nhiều lần. Trẫm lấy làm ngạc nhiên vẫn còn nhiều người, nam cũng như nữ, dễ dàng bị lôi kéo theo. Vì vậy trẫm cấm những cái xấu xa và nghịch lý sau đây: Từ rày về sau, nếu các đạo trưởng lén lút tập họp dân chúng để giảng đạo và nếu có người nào đem lòng tin theo con đường lầm lạc này, thì các quan tại kinh đô phải xem xét cẩn mật, các quan trấn thủ và các quan án tại các tỉnh phải trông chừng chu đáo trong địa hạt của mình. Nếu bắt được đạo trưởng thì phải xét xử theo luật, còn giáo dân khi bị bắt thì phải đánh đàn ông 50 roi lớn, đàn bà 50 roi nhỏ, và cắt tóc đàng sau gáy. Nhà nào chứa chấp đạo trưởng, nếu đạo trưởng là người Âu châu sẽ bị phạt nặng hơn là đạo trưởng và thày giảng Việt. Về các nhà thờ và đồ đạo phải thiêu hủy hết để tận diệt hoàn toàn giáo phái hư hỏng này. Lệnh này phải được triệt để thi hành, quan án nào chểnh mảng để cho giáo phái này còn tồn tại sẽ bị trừng phạt xứng đáng”. Ngày 10 tháng 7 năm thứ mười bảy Hoàng Đế trị vì. Sắc lệnh được niêm yết tại hoàng cung ngày 15.7 tức ngày 12.8.1696 Dương Lịch (DMAH 1 tr. 134).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Lương dân tố cáo: người Công Giáo không chịu góp tiền xây chùa hoặc cúng thần làng.
2) Các quan cấp tổng và làng tố cáo: người Công Giáo họp đông đúc cầu nguyện, nhất là khi có đám tang.
3) Lương dân tố cáo: người công gìáo đeo ảnh tượng ra bên ngoài, như để nhạo đức Phật.
4) Ngày 20.7.1696, một tàu Hòa Lan cập bến với hai cha thừa sai và nhiều kiện đồ đạo bị phát giác.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cha sở làng Kiên Lao, một xứ lớn với 4.000 giáo dân, bị lính đến xét nhà và bắt cha với 3 hòm đồ đạo. 200 bà giáo dân cầm giao, gậy đến đánh nhau với quân lính để giải cứu cha sở và lấy lại 3 hòm đồ đạo. Tức giận, quan phủ cho 30 quân lính với đầy đủ khí giới, về làng Kiên Lao bắt lại cha sở và lấy lại 3 hòm đồ đạo.
2) Ông Emmanuel và ông Jérôme, người làng Kiên Lao bị bắt và can đảm tuyên chứng đức tin
3) 32 trưởng gia đình làng Vang Va đã cương quyết tuyên xưng đức tin. Quan trấn thủ thán phục nên chỉ đánh đòn nhẹ nhàng và bắt nộp ít tiền phạt rồi cho về.
4) Dựa vào sắc lệnh cấm đạo: các quan cố bắt nhiều giáo dân ‘để đòi tiền chuộc’, quân lính lo lục soát các gia đình Công Giáo mong ‘tịch thu vải vóc, lụa là…’, lương dân ùa theo đốt phá nhà thờ.
5) Cô Lucia 14 tuổi, can đảm tuyên xưng đức tin. Vì thế, dù còn nhỏ tuổi, cô cũng bị tra tấn đến nhừ tử. Thấy cô kiệt sức quan mới thả cho về. Về gia đình được 13 ngày, cô qua đời. Mọi người coi cô là anh hùng tử đạo.
4. Chúa Trịnh Cương (1682-1709).
* 1721, sắc lệnh cấm đạo
Nội dung sắc lệnh:
“Đạo Hoa Lang đã lạm dụng tình hữu nghị để lừa dối những người ngu dại, dụ dỗ nhiều người khác tin theo. Người nào tin theo là làm nghịch lại đạo giáo của quốc gia, nghịch lại lương tri, và hơn nữa còn muốn xóa bỏ đạo lớn. Từ trước các vị cố vấn khôn ngoan và sáng suốt đã nghiêm cấm đạo này, nhưng các người đứng đầu đã không chịu từ bỏ lại còn tăng thêm số người theo đạo nữa. Nếu chúng ta không trừ diệt, dần dần người dân sẽ theo phái giáo này, vì chưng lòng người dễ chiều theo và sợ rằng sẽ đem đến nguy hại cho quốc gia. Vì vậy cần phải chấm dứt mọi tiến triển của đạo này và chấn chỉnh trật tự chung. Vậy các tín hữu đã theo đạo phải sửa sai lầm lỗi. Nếu ở kinh thì phải nộp sách và đồ đạo tại các phường trưởng, còn ở miền quê thì nộp cho các xã trưởng để đem đốt trước mặt mọi người. Ngoài ra các tín đồ còn phải viết tờ xuất giáo từ bỏ tà đạo và trở về đường ngay trong thời hạn một tháng. Hết thời hạn, nếu bắt được người nào còn theo đạo này hoặc tàng trữ đồ đạo, thì cho phép phường trưởng, xã trưởng hay bất cứ ai được tố cáo với quan án. Sau khi đã bắt và xét xử, và nếu thấy có tội trạng thì giao nộp cho quan trấn để cắt tóc đàng sau gáy, thích bốn chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’ vào mặt để làm gương cho các người khác còn mù quáng tin theo. Mỗi người bị kết án phải nộp tiền phạt là 100 quan tiền để thưởng công cho người cáo giác. Còn phần 3 đạo trưởng ở khu phố thuộc xứ nam thì phải trục xuất về nguyên quán, không cho phép trở lại xứ này nữa. Về phần người Bồ Đào Nha còn trốn tránh trong các xứ để giảng dạy đạo thì các quan trấn có thêm vụ lùng bắt và giải về triều đình để diệt trừ tà đạo này. Để danh chính ngôn thuận, các quan phải công bố sắc lệnh này”. Ban hành năm thứ tám triều đại Vĩnh Thịnh, ngày 22.03 (27.4 Dương Lịch) và công bố ngày 16.4 (10.5 Dương Lịch) (DMAH 1 tr.140).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến.
1) Một nhà sư pháp danh là Cháy, một trong các cố vấn thế giá của chúa Trịnh Cương, ráo riết đề nghị cấm đạo Hoa Lang để chấn hưng đạo Phật. Đây là lý do chính.
2) Sư Cháy và nhiều quan triều cho rằng đạo Hoa Lang khinh bỉ thần phật và coi thường kỷ luật nhà nước, lại mỗi ngày một phát triển.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Hai thày giảng Phêrô Hiệp và Piô Mỹ Lộc can đảm giữ đức tin, không đạp ảnh.
2) Ba thừa sai bị bắt giải về kinh: Đức Cha Bourges, Đức Cha phó Belot và thừa sai Guisain. Các ngài phải đối chất với hội đồng cố vấn về 14 câu hỏi.
3) Để trốn tránh, khỏi bị bắt, nhiều linh mục và thày giảng phải tàng hình làm người chèo thuyền, buôn bán trên sông hay làm thày lang chữa bệnh.
4) Về luật buộc ‘viết giấy xuất giáo’, thì nhiều người Công Giáo chung nhau viết một tờ khai rằng: ‘Chúng tôi không tin theo Hoa Lang nhưng chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời mà thôi’.
5) Riêng tại địa phận Đông Ký có 304 người bị thích chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’, 11 nhà xứ và 183 nhà thờ bị tàn phá.
6) Cha Giuse Phước quê Thanh Hóa bị kết án tù chung thân năm 1717 và đã tạ thế ngày 10.02.1732.
* 1721, sắc lệnh cấm đạo:
Nội dung sắc lệnh:
Nhân danh chúa Trịnh Cương, các quan án và năm quan hội đồng cố vấn truyền lệnh cho các trấn thủ: “Đạo Hoa Lang đã làm xáo trộn thế giới và lừa dối thần dân. Các năm trước đã ra lệnh rất nghiêm nhặt, trục xuất đạo trưởng, tháo gỡ nhà thờ và thiêu hủy ảnh tượng với mục đích trừ diệt tận gốc rễ sự dữ này ra khỏi lòng người dân. Thế nhưng thói tục mù quáng này chưa trừ được hết, vẫn còn đạo trưởng lén lút trong nước, đi khắp các tỉnh dựng nhà hội họp giảng đạo. Vì vậy, cần phải tìm mọi cách loại trừ bằng được đạo giáo nguy hiểm này. Các trấn thủ phải sai lính đi lùng các huyện và làng xem đâu có nhà hội thì phải kê khai rõ ràng, tên gia đình chứa chấp, đoạn bắt trói giải về kinh đô. Các trấn thủ cũng phải lùng xem có những người nào theo đạo này hoặc nghe biết nơi nào khác có nhà hội họp giảng đạo, đồ đạo tàng trữ, thì phải viết giấy tâu về kinh. Nếu lời khai là đúng với sự thật sẽ được trọng thưởng những đồ vật và ruộng vườn của người bị tố giác…”. Bảo Thái năm thứ hai, ngày 19.10 (8.12 Dương Lịch) (DMAH 1 tr.151).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Năm 1720, một học sinh dòng các cha Đa Minh tại Lục Thủy tên là Văn Sao bị loạn trí. Khi bị loại khỏi trường, anh tự xưng là vua Miền Bắc và xúi dân nổi loạn… Anh bị chính quyền bắt giam và điều tra. Anh tố giác 3 cha Đa Minh Tây Ban Nha là lãnh tụ phản loạn, và 4 trụ sở là sào huyệt… Vì thế, các cha phải ẩn trốn khắp nơi, người giữa đồng lúa, người trong nghĩa trang, người sau lẫm lúa…
2) Dựa vào sự kiện trên, nhà sư Cháy, bấy giờ là chủ tịch hội đồng cố vấn, vận động với chúa Trịnh Cương và họp bàn với các quan trong cung triều, ra sắc lệnh cấm đạo trên đây.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cuộc cấm đạo năm 1722 chĩa mũi dùi vào địa phận Đông Ký thuộc các cha dòng Đa Minh.
2) Trong những cuộc càn quét họ bắt được nhiều đồ lễ và bắt giam nhiều giáo dân. Thấy các giáo dân bị tra tấn dã man, thày già Lễ đã ra mặt tự nhận đồ lễ đó là của mình quản lý. Thày xin chịu tội và xin cho giáo dân được trả về gia đình… Vì thày ‘thà chết chứ không bỏ đạo’, nên thày bị hành nhục quá lẽ và đã chết rũ tù ngày 28.1.1722, thọ 70 tuổi.
3) Cuộc tử đạo của 2 cha dòng Tên và 9 giáo dân tại miền Bắc, năm 1723. Hai cha dòng Tên là cha J.B.Messari và cha Francois Marie Bucharelli cùng ba thày Ambrosio Đào, Emmanuel Điền, và Philippe Mi bị bắt ở Quảng Yên gần biên giới Trung Hoa. Trong số giáo dân, nổi bật là cụ già Luca Thu. Cụ luôn khảng khái tuyên bố: “Tôi kính vua chúa và không bao giờ khinh khi luật quốc gia, nhưng tôi quyết tâm tôn thờ một vị Vua cao cả trên trời”. Cụ bị hành hạ suốt hai năm tù, và sau cùng bị chém đầu.
5. Chúa Trịnh Doanh (1740-1769) (5)
• 1754, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Nhân danh chúa Trịnh Doanh, Hội dồng các quan truyền lệnh cho các quan huyện như sau: Đạo Hoa Lang lầm lạc nghịch lại lý trí, mê hoặc lòng dân và còn truyền bá lan rộng đạo lý sai lầm. Các năm trước hội đồng đã gửi các sắc lệnh ngăn cấm để chặn sự xâm nhập của đạo này, nhưng vẫn còn có người tiếp tục làm hư hại người khác. Vì vậy quan trấn các phủ huyện phải bí mật điều tra. Nếu bắt được đạo trưởng thì phải giải họ về kinh, các tín hữu thì phải trừng phạt, hoặc lưu đày, hoặc tạp dịch trong các chuồng thú vật, hoặc đánh đòn. Nếu các quan chểnh mảng nhiệm vụ này sẽ bị trừng phạt, ai nhiệt thành sẽ được trọng thưởng” (DMAH 1 tr. 189-190).
Nguyên do đặc thù xui khiến:
1) Có lẽ vì thấy, từ năm 1748, có nhiều quan quân theo đạo Công Giáo, do ảnh hưởng các cha dòng Tên giỏi thiên văn, toán học, nên chúa Trịnh Doanh và hội đồng cố vấn sốt ruột, sợ hãi và sinh lòng ghét đạo.
2) Có lẽ vì thấy các làng Công Giáo công khai tụ họp, lễ lạy mỗi ngày một đông… khiến lương dân ganh tị khiếu nại lên các quan trấn và lên chính chúa Trịnh Doanh.
3) Nên ngay năm 1750 chúa Trịnh Doanh đã lặp lại các lệnh cấm đạo cũ. Và cụ thể, năm 1751, chúa không cho các thừa sai từ Macao tới được xuống khỏi tàu, đặt chân lên đất.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Nhiều nhà thờ bị phá hoặc bị bán cho dân hay thưởng cho người ‘có công tố cáo’.
2) Giáo dân không được tụ họp và buộc dựng cây nêu trước nhà.
3) Các linh mục và thày giảng phải trốn tránh.
4) Cha Đóa bị bắt với 4 người nhà, cha Cai bị bắt tại Bố Chính với bốn giáo dân, một số chủng sinh Thanh Hóa bị bắt, một cha dòng Đaminh bị bắt ở giáo phận Đông Ký.
5) Năm 1765, nhân vụ kết án một nhà sư phạm pháp và triệt hạ một số chùa chiền, chúa Trịnh Doanh lại ra lệnh cấm đạo. Vì thế ba linh mục: cha Orta dòng Tên, cha Đóa dòng Đaminh và cha Hiên bị bắt.
6. Chúa Trịnh Sâm (1767-1782).
• 1773, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Hội đồng tòa án công bố sắc lệnh của hoàng thượng cho các quan khắp nơi trong nước được biết để tuân hành. Khắp nơi tà đạo dùng lời nói lừa gạt nghịch lại với luật lệ và thói tục quốc gia nên cần phải nghiêm cấm. Tà đạo ấy là đạo Hoa Lang, giảng dạy những điều kỳ quặc và nói về các tật xấu cũng như các nhân đức làm cho người nghe cảm động vì những lời nói dối trá ấy. Những người theo tà đạo, không những hủy hoại luật lệ mà còn xúc phạm đến cả đạo lý quốc gia nữa. Từ lâu đời đã có nhiều sắc lệnh cấm đạo này. Các sắc lệnh đã truyền cho các quan trấn phải hết lòng bắt bớ các người tin theo. Không những các người mê muội tin theo mà mỗi ngày con số các tín hữu còn tăng thêm khắp mọi miền, che giấu cho nhau. Chắc chắn rằng đạo đó là một lừa dối, không thể để cho tiếp tục bành trướng thêm. Vậy các quan phải tuân theo lệnh hoàng thượng, chấn chỉnh tục lệ quốc gia và loại trừ các thói xấu. Do đó hoàng thượng ra lệnh cấm đạo này vì đó là tà đạo. Các người đã trót theo thì phải sửa lầm lỗi, mang nộp các sách đạo và thiêu hủy hoàn toàn. Các nhà hội họp và nhà thừa sai phải phá hủy. Ai bắt gặp đạo trưởng ở đâu đều được quyền bắt giữ và giao cho quan trấn tại kinh đô hoặc giao cho quan sở tại. Sau khi hội đồng tòa án xem xét tội phạm sẽ ra án. Hạn cho hai tháng để các người học đạo được thay đổi việc học. Tại các trường bất cứ ở đâu, phải nghiêm cấm việc giảng dạy đạo nói trên. Sau thời hạn hai tháng còn bắt gặp thừa sai hoặc người dạy đạo trong bất cứ nơi nào, cả những người nghe theo hay thực hành đạo, các quan sở tại và mọi người biết phải tố cáo với quan trấn thủ. Quan trấn thủ sẽ sai lính đến bắt các người đứng đầu cũng như các tín đồ để giao nộp cho tòa xét xử xứng tội phạm. Nếu quan hay xã trưởng để cho thày đạo giảng dạy trong lãnh thổ của mình mà không tố giác sẽ bị bắt giam. Người nào tố cáo sẽ được trọng thưởng. Nếu làng xã nào không ngăn cấm hoặc tố cáo hoặc có người khác tố cáo đúng sự thật thì người tố cáo được thưởng và miễn tạp dịch ba đời, làng xã bị tố cáo sẽ bị nộp thuế gấp mười lần. Nếu người tố cáo thuộc làng khác thì làng ấy được giảm thuế. Đó là cách phải đối phó với đạo Hoa Lang để uốn nắn lòng người”. Ngày 28.09 năm vua Cảnh Hưng thứ IV (14.11.1773) (DMAH 1 tr. 203-204).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Thực tế, trước năm ra sắc lệnh (1773), chúa Tịnh Sâm đã tiếp tục bắt đạo theo các vị tiền bối của ông. Bằng chứng, cha Giaxintô Castanêđa (Gia), cha Vinhsơn Lê Quang Liêm đã bị bắt và được tử đạo ngày 07.11.1773.
2) Có lẽ chúa Trịnh Sâm tức giận về cuộc tranh luận theo lời yêu cầu của bà Thượng Trâm, mẹ của hoàng tử Sáu, chú của chúa Trịnh Sâm, giữa hai cha Gia và Liêm với một nhà sư và một thày đồ nho. Cuộc tranh luận tay tư này sau thành tập sách ‘Hội Đồng Tứ Giáo Danh Sư’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Khi sắc lệnh được công bố, các quan chia thành hai phe: Phe quan già cho rằng bắt đạo chỉ mở cơ hội rối loạn và cướp bóc thêm, phe quan trẻ bao dung, cho tự do tôn giáo.
2) Nhiều quan quân và lương dân thừa cơ hội để làm tiền.
3) Ở Nghệ An, một linh mục và hai thày giảng bị bắt và phải nộp 800 quan tiền để được trả tự do.
4) Nhiều tu viện Mến Thánh Giá bị phá và bị giải tán.
5) 42 giáo dân bị bắt và bị khắc chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’ trên má.
6) Năm 1777, thày Đaminh Thu, 30 tuổi, bị bắt và bị xử trảm tại kinh đô.
7) Năm 1782 chúa Trịnh Sâm tạ thế và loạn Kiêu Binh phá tan sự nghiệp của dòng họ Trịnh.
II. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA CHÚA NGUYỄN
TẠI MIỀN NAM HAY ĐÀNG TRONG
Dưới danh nghĩa phò nhà Lê, trong suốt thế kỷ XVII, các chúa Trịnh hùng cứ miền Bắc, và chúa Nguyễn cai trị miền Nam. Theo linh mục Vũ Thành, ‘Nguyễn Hoàng (1558-1613) cũng gọi là chúa Tiên, được Trịnh Kiểm cho coi Thuận Hóa từ năm 1558, mười năm sau xin coi thêm Quảng Nam. Tại Quảng Nam ngoài Dinh Chiêm còn có hai đô thị buôn bán quan trọng là Hội An (Faifo) và Cửa Hàn (Y Turan). Hai nơi có sông thông với nhau làm thành một khu thương mại phồn thịnh. Tại Hội An có hai phố, một dành cho người Trung Hoa Minh Hương trốn nhà Thanh sang lập nghiệp, và một dành cho người Nhật trốn tránh cuộc bắt đạo ở Nhật. Mỗi khu phố có quan và tổ chức riêng theo phong tục của họ, đồng thời nộp thuế cho chính phủ.
Trong năm 1604 Nguyễn Hoàng phân chia lại các huyện trong lãnh thổ của mình như sau: “Trấn Thuận Hóa có hai phủ là Điện Bàn và Quảng Bình. Trấn Quảng Nam có ba phủ là Thăng Hoa, Quảng Nghĩa và Hoài Nhân. Các vị thừa sai thường viết Thuận Hóa là Sinoa và Quảng Nam là Cacham. Năm 1613, Nguyễn Phước Nguyên cầm quyền thay cha, rất mộ mến Phật giáo nên được gọi là chúa Sãi, bỏ lệ triều cống và tự xưng vương” (DMAH 1 tr.8-9).
1. Chúa Sãi tức Nguyễn Phúc Nguyên (1615-1635).
* 1617, lệnh trục xuất
Nội dung sắc lệnh (Tiếc là không tìm ra)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
Năm 1617 có đại hạn hán tại Nam Việt, các thày sư coi các chùa miếu đổ tội cho cha dòng Tên là Buzomi và Pina làm các thần giận không cho mưa nữa. Họ đòi giết hai cha để tế thần, nhưng chúa Sãi mến phục hai cha, không nỡ giết mà chỉ xin ‘trục xuất tạm’ hai cha trong vòng vài năm.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các cha công khai lên tàu để đi Macao, nhưng rồi lại lén lút trở lại và được quan phủ Qui Nhơn đón về săn sóc.
2) Để cứu vãn tình thế, Macao vội cho một tàu buôn chở nhiều hàng hóa và hai cha khác là Marquez và Borri tới. Thấy vậy, chúa sãi lại cho phép tự do giảng đạo.
• 1625, lệnh trục xuất.
Nội dung sắc lệnh:
“Trước hết tất cả các cha đang ở Quảng Nam, Qui Nhơn hoặc bất cứ nơi nào, phải tập trung về Hội An và không được ra khỏi khu phố dành cho người Nhật, không được xây nhà thờ hay nhà gì khác. Cũng không ai được lấy lẽ mình là người Công Giáo để bỏ bê các lễ lạy trong làng. Còn các Kitô hữu thì không được đeo tràng hạt ở cổ hay treo trong nhà, phải tháo cất các ảnh Chuộc Tội ngoài đường vào trong nhà” (DMAH 1 tr.12).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Thấy bốn cha và ba thày làm việc hăng say và thành công, rửa tội cho nhiều người, xây nhiều nhà thờ, tổ chức và sinh hoạt quy củ, các sư sãi và một số quan lại tức tối, ghen tương… tố cáo ‘các cha dùng phép phù thủy chiêu mộ nô lệ cho Vua Bồ Đào Nha. Họ xin với quan trấn tâu với chúa trục xuất các cha ra khỏi vùng đất Mặn, nếu không Trời sẽ phạt.
2) Hai nhà sư thông thái đến xin tranh luận với các cha về việc cúng giỗ tổ tiên… Sau đó họ tố cáo rằng: Đạo Công Giáo bỏ bê việc thờ cúng tổ tiên và các tục lệ trong làng.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Sắc lệnh công bố tại trấn Quảng Nam vào tháng 12.1629, nhưng vì cha Pina ra khơi lấy đồ và bị chết đuối, nên giáo dân xin quan trấn triển hạn thi hành 100 ngày để họ lo việc an táng cha Pina thương mến của họ.
2) Hết hạn, thày Manuelô được sai đi các nơi khuyên giáo dân đem ảnh Thánh Giá vào nhà kẻo các sư sãi lại tố cáo là ‘giáo dân không tuân theo sắc lệnh’.
3) Tại Quy Nhơn họ đạo Nước Mặn, quan sở tại cấm đạo khắt khe, nên giáo dân tâu lên triều đình. Các quan đại thần cho biết: ý của chúa Sãi là cấm đeo ảnh ra ngoài áo chứ không cấm theo đạo Kitô.
4) Quan trấn thủ Phú Yên đã không công bố, không thi hành sắc lệnh, lại công khai biện hộ cho đạo Kitô nữa.
5) Nhiều quan lại, nhiều nhà trí thức đã đón nhận đức tin và nhiệt tình xây dựng Giáo Hội, trong đó có bà Minh Đức Vương Thái Phi và quan cố vấn Phaolô.
6) Vào năm 1626, con trưởng chúa Sãi chết, dân chúng cho rằng ‘đó là Trời phạt’, nên nhiều người xin trở lại.
7) Năm 1627, nhờ ảnh hưởng của bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi và các quan lại Công Giáo, cha Buzomi đã lập một họ đạo mới và xây nhà thờ ngay tại kinh đô. Cũng năm này, cha Alexandre de Rhodes và cha Marquez đi mở giáo đoàn mới tại Bắc Việt.
• 1629, lệnh trục xuất.
Nội dung của lệnh trục xuất:
Ngày 10.8.1929, một quan cao cấp Quảng Nam rất ghét đạo đã nhân danh chúa Sãi, tuyên bố trước tòa án với hai cha Buzomi và cha Borri và hai thày giảng: “Chúa thượng đã nhân từ cho các ngươi được trở lại, nhưng các ngươi nên nhớ đó là để các ngươi giúp người Bồ Đào Nha chứ không phải để giảng đạo cho người Việt. Dù có đống vàng các người cũng không được đặt chân ở lại nước này đâu. Bởi vì lòng thảo kính đối với tổ tiên và cha mẹ quý giá hơn vàng bạc, trong khi đó các ngươi lại đến hủy diệt và cấm đoán. Hơn nữa các ngươi còn phạm đến các thần thánh khiến các Ngài trừng phạt không cho mưa và dân chúng phải đói kém, dịch tễ. Các ngươi còn làm cho tín đồ khóc lóc trước một người chết ô nhục, đó là một việc man rợ và đáng khinh miệt, chứng tỏ các ngươi thích thú máu của dân ta và thích nhìn thấy dân ta bị hành hạ vì vâng lời các ngươi. Dù đúng hay không thì lễ phép của chúng ta là văn minh và thiêng liêng, còn lễ phép của các ngươi là mọi rợ, vì thế không thể chấp nhận được dù riêng tư ở nhà” (DMAH 1 tr. 15-16).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Dân lương và nhất là các quan lại ghét đạo, đã tỏ ra bất bình vì thấy người Công Giáo ‘sống đạo bên ngoài cách rầm rộ, trái lệnh của chúa Sãi’. Nhất là dịp lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh.
2) Nên từ 1628, họ đã thúc chúa Sãi trừng phạt những người còn công khai giữ đạo. Nhiều giáo dân bị hành hạ và giam tù.
3) Năm 1629, trời hạn hán và dịch tễ, các quan và các sư sãi đổ tội cho các thừa sai. Họ yêu cầu chúa Sãi trục xuất các ngài ra khỏi nước.
4) Chúa Sãi chờ đợi tàu Bồ Đào Nha chở súng đại bác tới để dùng tiến đánh chúa Trịnh. Nhưng tàu Bồ Đào Nha lại bị thương thuyền Hòa Lan cướp mất ngoài khơi.
5) Các sư sãi và quan coi vùng thương mại An Mi tố cáo và đòi chúa Sãi trục xuất các thừa sai.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các thừa sai ở Quảng Nam bị bắt đưa về Hội An.
2) Các thừa sai ở Quy Nhơn bị tập trung và giam lỏng trên một đảo nhỏ, đợi tàu chở về Macao.
3) Cha Luiz, cha Fontes, thày Riberô và một số thày giảng tìm cách giả dạng trốn lại. Nhưng khi tới bờ biển Phú Yên lại bị bọn cướp tấn công. Chúng giết hai thày giảng, đánh nhừ tử những vị khác. Quan trấn Phú Yên và giáo dân đến ủy lạo các ngài.
• 1630, lệnh trục xuất.
Nội dung sắc lệnh:
Một quan từ Thuận Hóa đến Cửa Hàn công bố lệnh của chúa Sãi cho các linh mục tập trung trước tòa án: “Chúng tôi người phương đông, các ông người phương tây, xa cách nhau nửa bán cầu. Các ông về nước mà rao giảng đạo thì hợp lý hơn, còn chúng tôi quyết giữ truyền thống cha ông đã truyền lại. Điều này các ông không biết hay đúng hơn không muốn biết nên bị trục xuất mà không chịu đi khỏi, ra đi ngày hôm trước hôm sau trở lại. Các ông nên biết rõ ý định của chúa Sãi là dù tầu buôn có đến hay có dâng nhiều lễ vật cao ngất như núi cũng không kiếm được một miếng đất để đặt chân” (DMAH 1 tr.17).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Tháng 1.1630 một chiếc tàu Bồ Đào Nha cập bến và được chúa Sãi tiếp đón niềm nở, nhưng có lẽ vì tàu không chở súng đại bác tới như chúa đang chờ đợi, nên chúa Sãi và các quan đổi thái độ.
2) Thêm vào đó là vì sự xúi dục của mấy nhà sư có thế lực và của quan trách nhiệm về khu vực người ngoại quốc vốn ghét đạo, chúa sãi mới chấp thuận ‘việc trục xuất các thừa sai khi tàu buôn rời cửa Hàn’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các thừa sai đang trốn ở Phú Yên rất thất vọng.
2) Lên tàu đi về Macao, nhưng lợi dụng lúc đêm tối hai thừa sai dùng thuyền nhỏ trở lại Việt Nam: một cha làm việc tại Quảng Nam và Quảng Nghĩa, một cha tại Qui Nhơn và Phú Yên.
3) Hai linh mục Nhật Bản trá hình ở lại giúp người Công Giáo Nhật ở Hội An.
4) Cha Buzomi bị vua Chàm bắt giam, nhưng đã đút tiền để được tự do.
• 1635, lời nói chân tình, hòa đồng và tôn trọng tự do tôn giáo của chúa Sãi:
Lời của chúa Sãi:
Với người Bồ Đào Nha: “Trẫm đã không khéo nên nghe lời các quan. Trẫm luôn là bạn của các người Bồ và vì thế cũng mộ mến Chúa của người Bồ nữa. Là bạn, các ông cũng nên kính trọng các thần của nước trẫm nữa, đừng bắt chước các thừa sai giảng lời chống lại các thần, cấm thờ kính hay dẹp bỏ các tượng thần’.
Với cha Buzomi và các thừa sai: ‘Từ đây về sau các thần dân được tự do giữ đạo nào lương tâm họ thấy là phải, đạo Thiên Chúa hoặc đạo ông bà, nhưng đạo này không được chống đạo khác. Nếu người nào vi phạm trẫm sẽ trừng phạt nặng nề. Với tự do trẫm ban cho, mọi người phải hòa thuận. Các thừa sai cứ việc đến nước của trẫm, 100 người cũng được. Trẫm quý tất cả, nhưng trên hết là cha Buzomi vì nhân đức và khôn ngoan của cha. Trẫm muốn gặp lại con người đức hạnh như thế” (DMAH 1 tr.18).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Không sử liệu nào cho biết vì sao chúa Sãi có những ‘lời dễ thương như vậy’. Hai giả thiết: có lẽ tàu Bồ Đào Nha đã chở súng đại bác tới. Có lẽ về cuối đời chúa Sãi vốn đã có bản tính tốt lành và tâm trí thông minh, nay trở nên tốt lành và hiểu biết sâu xa hơn.
2) Chúa Sãi không muốn các thừa sai, khi giảng đạo, cũng như thương gia Bồ Đào Nha trong việc tiếp xúc buôn bán, nói hay làm việc gì xúc phạm đến đạo thờ thần, kẻo lương dân và các quan buồn bực, khiếu nại đến chúa Sãi.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Nhiều tàu buôn Bồ Đào Nha cập cửa Hàn.
2) Cha Buzomi đi Macao chữa bệnh, nhưng sau được vời về.
3) Chúa Sãi cho người bồ thêm đất tại cửa hàn: họ cất nhà ở, làm nhà thờ và tự tổ chức, cai trị theo phong tục riêng của Bộ.
4) Tháng 11.1635 chúa Sãi băng hà, tướng Nguyễn Phúc Loan kế vị, ông không ưa Công Giáo bao nhiêu.
2. Thượng Vương tức Nguyễn Phúc Loan (1635-1648)
Thượng Vương tức là tướng Nguyễn Phúc Loan, cũng gọi tắt là chúa Thương, tính tình đa nghi và cứng cỏi, ít tiếp xúc với các thừa sai nên không ưa Công Giáo. Chính trong thời của ông, Giáo Hội đau khổ và đổ máu nhiều. Thực thế, ngay khi vừa lên ngôi, chúa Thượng Vương đã ra lệnh cấm đạo.
• 1635, lệnh trục xuất;
Nội dung sắc lệnh:
Chúa Thượng Vương “Các thừa sai dù nhiều hay ít, tất cả đều phải rời khỏi nước và không bao giờ được trở lại. Hơn nữa các cha đã xa quê hương lâu năm rồi cần phải về thăm xứ sở’ (DMAH 1 tr. 20).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Dĩ nhiên chúa Thượng có chung những thành kiến về đạo Công Giáo như hầu hết các vua chúa và quan lại thời bấy giờ: Đạo Hoa Lang, đạo ngoại quốc, tà đạo… Đạo trái với đạo Phật, đạo Khổng, đạo thờ Tổ Tiên… Đạo ngược với tam cương, ngũ thường… Đạo làm xáo trộn trật tự xã hội vốn có… Vậy cần phải tiêu diệt tận rễ để bảo vệ ‘đạo lý truyền thống và xã tắc’.
2) Chúa không chấp nhận được khi nhìn thấy ảnh Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá, chúa cho đó là ‘một tên nghịch tặc bị hành hạ ghê gớm’…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cha Đắc Lộ trở lại miền Nam và 4 lần bị trục xuất (1640-1645).
2) Thày giảng Anrê Phú Yên bị bắt và đã trở thành vị tử đạo đầu tiên tại Việt Nam (1644).
3) Tại Qui Nhơn, 36 người bị bắt, bị đe dọa và đánh đòn. Một người tuyên bố bỏ đạo còn 35 người anh dũng ‘sẵn sàng chết vì Chúa’, nhưng sau cùng quan chỉ ra lệnh đánh đòn rồi trả về.
4) Cuộc xưng đạo của hai thày giảng Inhaxiô và Vicentê. Cả hai được phúc tử đạo ngày 15.7.1645
5) Việc xưng đạo anh dũng của 6 giáo dân Quảng Bình và cuộc tử đạo can đảm của hai ông trùm Augustinô và Alexi vào ngày 04.07.1646.
3. Hiền Vương tức Nguyễn Phúc Tần (1648-1687).
Chúa Thượng băng hà 19.03.1648, con là Nguyễn Phúc Tần lên thay, lấy hiệu là Hiền Vương, gọi tắt là chúa Hiền. Ông là người có óc chinh phục, tính tình kiêu căng và nhiều tham vọng. Ông gây chiến với chúa Trịnh ở Bắc và chiếm đất Chiêm Thành ở miền Nam. Ông thân với người Bồ Đào Nha để mua súng ống, nhưng lại rất nghi kỵ đạo Công Giáo. Thời này, lịch sử Giáo Hội cũng ghi thêm nhiều biến cố lớn: nhiều người tử đạo, Hội Thừa sai Ba Lê chính thức làm việc tông đồ tại Việt Nam, Dòng Mến Thánh Giá được chính thức thành lập.
Chúng tôi không có được một bản văn chính thức nào về các sắc lệnh cấm đạo của chúa Hiền. Chúng tôi chỉ biết rằng:
1) Năm 1658: Vì đặt mua súng ống và hàng hóa với các tàu buôn Bồ Đào Nha, nhưng chờ đợi ba năm mà không nhận được, lại thêm những lời vu khống và tố cáo của các sư sãi và một số quan lại, chúa Hiền đã nổi giận và ra lệnh cấm đạo: ‘Cấm các bề tôi không được làm thày dạy giáo lý hay làm môn đệ của các thừa sai. Mọi người khác không được đổi đạo cũ mà theo đạo mới. Người nào còn bất tuân lệnh sẽ không được tha nữa’. Giáo dân không sợ hãi, vẫn bình tĩnh sống đạo. Chỉ ông Phêrô Nết là quản gia của bà Maria Minh Đức Thái Phi, chuyên lo dạy giáo lý, phục vụ họ đạo, thăm viếng bệnh nhân, người nghèo… đã bị bắt và bị xử tử.
2) Năm 1661: Hiền Vương thua trận chúa Trịnh Tạc và năm sau lại bị bão lớn, mất hết mùa màng. Chúa Hiền nghe sư sãi, cho rằng: ‘vì người Công Giáo bỏ bê việc thờ cúng nên các thần giận’, đã ra lệnh bắt đạo triệt để tại các trấn. Hậu quả là tại Quảng Nam 4 giáo dân, Gioan Vương, Alexi Đậu, Toma Nhuệ và Gioan Nghiêm đã anh dũng chết vì đức tin.
3) Năm 1664: Hiền Vương tiếp tục bắt đạo và ra lệnh trục xuất các thừa sai. Trong một buổi hội các quan tại triều do Hiền Vương chủ tọa, quan phò mã phát biểu: “Đạo Hoa Lang là một đạo hủy hoại quốc gia. Chúng tôi nghe nói bên Nhật, hoàng đế đã tận lực bắt đạo. Chúng ta cũng cần phải làm một lần để tận diệt. Phải trục xuất các vị thừa sai và giết những người Việt ngoan cố giảng đạo như bên Trung Hoa đã làm”. Thêm vào đó, đầu tháng 12, lại có sao chổi xuất hiện, và người ta tin ‘đó là điềm xấu, chiến tranh và dịch tễ’. Tất cả đã thúc đẩy Hiền Vương tiếp tục cấm đạo… Nhiều giáo dân bị bắt, bị hành hạ. Nhiều giáo dân can đảm tuyên xưng và chết vì đức tin, trong đó có ông trùm Michel, và quý ông Simeông, Vincentê, Gioan bị chém đầu, bà Monica và bà Aghata bị voi giày. Tất cả các thừa sai bị bắt tập trung tại Hội An đợi ngày trục xuất, nhưng sau ‘dâng tiền cho các quan’ và được ở lại.
4) Năm 1665: Hiền Vương ra lệnh cho người Nhật ở Hội An làm tờ xuất giáo. Hầu hết đã tuân theo. Quan trấn Quảng Nam cũng muốn bắt người Công Giáo Việt Nam làm tờ xuất giáo như người Nhật. Lại một lần nữa giáo dân Quảng Nam gặp nhiều khốn khó. Chính Hiền Vương ra lệnh xử tử 7 người ‘chúa cho là gan lì, cứng đầu’. Trong số 12 anh hùng tử đạo Quảng Nam trong dịp này, nổi tiếng là ba em nhỏ Raphael và Têphanô 12 tuổi, Luxia 10 tuổi và cô Gioanna 17 tuổi. Tất cả chết can đảm vì bị voi giày… Cũng năm 1665, 4 giáo dân Quảng Nghĩa đã bị đưa về Hội An xét xử và bị ‘kết án voi giày’: ông Toma Tin, Toma Nghe, Benoit và Dominicô (DMAH 1 tr. 43-65).
5) Năm 1670: Hiền vương tỏ ra cởi mở với các thừa sai Pháp. Đặc biệt chính năm 1670, Đức Cha Lambert de la Motte cùng ba thừa sai Pháp tới Việt Nam. Nhưng chúa Hiền vẫn không rút lại lệnh cấm đạo, nên có nhiều giáo dân bị bắt, bị hành hạ đến chết, trong đó có quan Dominicô Thu Hạp năm 1674 và thày giảng Gioan Kim Lau bị chặt đầu năm 1679, cả hai trường hợp không có tòa án xét xử.
4. Ngãi Vương tức Nguyễn Phúc Trần (1687-1691).
Hiền Vương tạ thế 1687. Nguyễn Phúc Trần lên kế vị lúc 39 tuổi, là người có tính khoan dung và yêu kẻ sĩ nên được tôn xưng là Ngãi Vương. Ông rất quen thân với cha Costa dòng Tên và cha Vachet thuộc hội Thừa Sai Balê. Nhưng vì nhiều sức ép, Ngãi Vương đã ra sắc lệnh cấm đạo, năm 1690:
• 1690, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
Trước những khiếu nại của dân và lo lắng của các quan, một hôm Ngãi Vương đã nói với các quan: “Các ngươi đừng lo lắng, đầu năm mới ta sẽ ra lệnh cấm đạo và trục xuất tất cả các thừa sai. Nếu sau lệnh cấm còn thấy linh mục nào ngoài hai cha Pierre (Langlois) và Barthelemy (Acosta) là thày thuốc ta đã cho phép, thì ta sẽ đày họ cho chết khốn nạn trong hoang đảo”. Và sắc lệnh ban hành ngày 18.01.1680 gồm những điểm sau đây:
1) Đạo Công Giáo là đạo Hoa Lang, dạy những điều dối trá và nguy hại.
2) Các quan lớn bé nếu theo đạo sẽ bị giáng chức, người dân theo đạo phải thề từ bỏ.
3) Phải tố cáo khi thấy ‘một tụ họp ba bốn người để hành đạo’. Nếu có thực, người tố cáo sẽ được thưởng.
4) Các nhà thờ phải biến thành nhà ở hay phải tháo gỡ đi (DMAH 1 tr. 67-68)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Một người viết thư tố cáo Đức Cha Lambert de la Mothe, lúc ở Siam, là đầu mối nhiều sự lộn xộn.
2) Bốn lịch mục mới thụ phong về nước với những hòm đồ đạo mà không chịu để quan thuế khám xét.
3) Một bà Công Giáo Nhật, vì lộng quyền tại nhà thờ Hội An, đã bị các cha xua đuổi, nên đã tức giận và tố giác Labbé làm gián diệp cho chúa Trịnh ở miền Bắc.
4) Các cha dòng Tên ở kinh đô cho trình diễn một kịch khôi hài mang tên ‘Ông vua phong cùi’, xúc phạm đến nhà vua, cũng như mấy bản kịch khác chế diễu các thần phật…
5) Nhiều sĩ quan và binh sĩ trở lại đạo.
6) Nhiều quan lại, sư sãi và lương dân bực tức về những sự kiện trên đã nài xin Ngãi Vương ra lệnh cấm đạo như trên.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Mượn lệnh nhà vua, nhiều quan làm tiền giáo dân, nhiều làng lương dân xách nhiễu làng Công Giáo.
2) Nhiều gia đình Công Giáo hoảng sợ phải giấu ảnh, đổi bàn thờ Chúa ra bàn thờ ông bà, nhiều làng phải phân tán và trốn lánh… Vì trời nóng nực, hai em bé đã chết trên tay mẹ khi chạy trốn…
3) Tại Dinh Cát một giáo lý viên đã bị phơi nắng 9 ngày và nộp tiền phạt mới được thả về.
4) Tại Quảng bình, bà Martha Mạc bị treo ngược đầu xuống đất, nhưng vẫn can đảm tuyên xưng: “Các quan cứ hành hạ thêm nữa đi để tôi được chết. Tôi hài lòng vì nhờ đó tôi đến với Chúa Giêsu…”
5) Tại Mười Dinh, nhiều binh sĩ Công Giáo anh dũng tuyên xưng đức tin, nhưng chỉ bị khiển trách rồi cho về quân ngũ.
5. Minh Vương tức Nguyễn Phúc Chú (1691-1725).
Ngãi Vương nắm ngôi vừa chẵn 4 năm thì băng hà năm 1691, thọ 43 tuổi. Nguyễn Phúc Chú lên kế nghiệp lấy hiệu là Minh Vương. Ông nổi tiếng văn võ kiêm toàn, chiêu đãi nho sĩ và sùng mộ đạo Phật, chính ông đã quy y. Vì thế ông ghét đạo Công Giáo.
• 1698, lệnh triệt hạ nhà thờ.
Nội dung sử liệu:
Ngay từ 1692, đã có lần Minh Vương nói với các quan đến than phiền rằng ‘tại nhà cha Langlois giáo dân tụ họp đông đảo’: “Ta sẽ chém cha Pierre Langlois ra từng mảnh xem ông ta còn giảng đạo được nữa không, và giáo dân còn chỗ nào mà tụ họp nữa không?”.
Nhưng qua năm 1698, Minh Vương mới ra lệnh nghiêm khắc “triệt hạ các nhà thờ để họ không còn nơi nào tụ họp nữa, đồng thời sẽ xử tử những giáo dân còn cố chấp vi phạm, và giáng chức những sĩ quan hay những quan chức bất tuân lệnh”. Minh Vương nói rõ “sẽ triệt hạ trước tiên hai nhà thờ ở Kinh Đô, mà trước hết là nhà thờ cha Langlois quản nhiệm”. Hai quan được Minh Vương ủy nhiệm thi hành là Hưu Cam và Ta Kang.
Ông Ta Kang dẫn 14 đội lính có khí giới đến bắt cha Langlois ra tòa và tuyên bố: “Tôi có lệnh của Minh Vương phá hủy nhà thờ của cha, thiêu các ảnh tượng, thông báo cấm mọi cuộc họp và cấm cha không bao giờ được giảng đạo cho người Việt Nam nữa. Cha đáng chết nhưng Minh Vương đã rộng lượng tha mạng sống và không phá hủy nhà của cha. Minh Vương cho phép cha giữ đạo kín đáo và tiếp tục làm nghề thuốc cứu chữa người nghèo khó và ốm yếu như cha vẫn làm từ xưa tới nay. Cha phải biết đó là đặc ân của Minh Vương và cha liệu đó mà xử sự cho khôn khéo”.
Cha Langlois khiêm tốn đáp lại: “Tôi rất biết ơn Minh Vương đã rộng lượng đối với tôi, song tôi ước ao được chịu khổ và chết vì Chúa Giêsu. Tôi nhìn nhận rằng, chính vì ước muốn rao truyền đạo chân thật mà tôi đã không nề quản những gian lao để đến Nam Việt này. Trong mọi việc, tôi không bao giờ bỏ qua việc làm cho mọi người nhận biết Chúa thật trời đất và tìm kiếm ơn rỗi linh hồn. Tôi không thể không rao giảng cho những người muốn nghe tôi. Nếu Minh Vương và các quan triều hiểu biết về đạo Kitô và những lợi ích do đạo mang lại thì tôi dám quyết các vị sẽ có thái độ khác đối với vị thừa sai giảng đạo. Các vị đã nghe biết đạo dạy người ta phải thờ phượng yêu mến Chúa tể trời đất và mọi người mọi vật, đạo cũng dạy phải vâng phục các đấng bề trên và phải hết sức làm lành lánh dữ. Từ khi tôi đến xứ này, tôi đã hoàn toàn sống theo như đạo dạy và các vị biết rõ như thế. Tôi đã tận tụy làm việc vất vả, hết lòng làm việc bác ái với mọi người không kể lớn bé sang hèn. Tôi mở rộng cửa ngày cũng như đêm cứu giúp người khác. Cho tới nay không có ai kiện cáo tôi điều gì trước mặt triều đình, trái lại họ còn ca ngợi những công việc tôi đã làm. Thế mà hôm nay tôi bị đối xử như một tên trộm cướp” .
Quan vội ngắt lời cha Langlois: “Đủ rồi, người ta không phiền trách cha về những việc tốt cha làm cho người nước Nam, người ta chỉ trách là có nhiều người đến hội họp ban đêm và cha quá hăng say làm việc cho họ trở thành Công Giáo. Minh Vương không muốn các thần dân bỏ đạo của cha ông để theo đạo cha giảng dạy. Minh Vương là chủ nước này, mọi người dân phải vâng phục”. Nói rồi ông ra lệnh cho lính rút lui và trả tự do cho cha Langlois (DMAH 1 tr. 70-73).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Minh Vương sốt ruột và tức giận vì thấy dân chúng theo đạo mỗi ngày một nhiều và hội họp đọc kinh, cử hành thánh lễ mỗi ngày một đông, nhất là vào ngày lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.
2) Lương dân cũng đồng tình với Minh Vương về điểm trên đây. Vì thế làng Thương Lo đã làm đơn kiện và còn vu khống là dân Công Giáo đã bẻ gẫy tay Phật và ăn cắp đồ trong chùa. Minh Vương cho quan điều tra thì ‘tay phật đã gãy từ mười mấy năm về trước’ và ‘chỉ mất vài nén hương, không biết ai là thủ phạm’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Hầu hết các nhà thờ thuộc các tỉnh đều bị phá gỡ trong những ngày tiếp theo.
2) Ngày 2.11.1698 xảy ra một cơn bão lớn làm tốc mái cung điện, bể đổ nhiều chùa chiền và nhà ở, nhận chìm nhiều thuyền bè đánh cá… Minh Vương sợ, coi là Trời phạt, nên cho phép dựng lại các nhà thờ.
• 1700-1725, có nhiều cuộc cấm đạo, đặc biệt tại các tỉnh Kinh Đô, Hội An, Nha Trang, Nha Ru, Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Bình, Dinh Cát, Văn Cui. Nhiều giáo dân bị bắt, bị giam tù. Không có lý do gì độc đáo ngoại trừ ‘lương dân và sư sãi kiện lên Minh Vương về việc dân Công Giáo tụ họp đông đảo khắp nơi’. Nhiều giáo dân anh dũng xưng đạo:
1) Năm 1700: tại kinh đô có 22 người bị bắt trong đó có 3 cha dòng Tên, Antôn Arnedo, Giuse Candone, Phêrô Belmonte; và hai thừa sai Pháp là cha Langlois và Cappony. Tại Hội An, 42 người bị bắt cùng với ba cha, là Nicolas de Fonseca, Sennemandô và Maurô. Trong số 42 giáo dân chỉ có 10 người bền vững đến cùng. Minh Vương ra lệnh: ‘những người chối đạo bị chặt ngón tay, gọt trọc đầu, đánh đòn rồi mới được trả tự do, và những người cương quyết giữ đức tin bị kết án bỏ đói cho đến chết’. Tại Nha Trang, Nha Ru và Đồng Nai, nhiều giáo dân bị bắt như ông Laurent Hanh, ông Antoine An, ông Dominique Ben, bà Agnès Bưởi, chú bé Anrê, bà Elisabeth… Họ đã anh dũng ‘không đạp ảnh’ nên bị ‘kết án bỏ đói đến chết’.
2) Năm 1713 (?): 10 giáo dân Quảng Nam, bà Nenoit, bà Anna, ông Bartheolomêô Miêu, ông bà Phêrô và Maria Thanh, ông Toma Vinh và bà Monica Sum đã can tràng ‘không đạp ảnh và tuyên xưng đức tin, chịu những trận đòn hung dữ’… và sau cùng chết vì đạo vào quãng năm 1713. Cùng năm 1713, nhiều giáo dân Quảng Bình và Dinh Cát bị bắt. Nhưng đáng chú ý nhất là sĩ quan Phaolô Kiên. Sau đây là hai sử liệu về cuộc đối đáp giữa sĩ quan với Minh Vương:
+ Minh Vương nghiêm khắc hỏi ông Kiên: “Ông cai, ta không muốn các thần dân trong toàn quốc theo đạo. Tại sao, ông đã biết lệnh mà không tuân theo? Ngươi thật đáng chết. Ngươi hãy chọn ngay bây giờ: một là bỏ đạo ngoại lai đó, hai là phải chết! ”. – Ông Kiên vững vàng thưa: “Thưa chúa thượng, thần sẵn sàng tuân lệnh trong mọi sự miễn là lương tâm thần không trách cứ. Chỉ có đạo Kitô mới bắt được thần không tuân lệnh bởi vì nếu theo lệnh chúa thượng thì thần phải bỏ đạo và làm ngược lại Chúa Trời Đất, và như thế thần đánh mất cả mạng sống, cả linh hồn. Thần theo đạo ngay từ còn bé do cha mẹ truyền dạy và đó là một ơn lạ rất đặc biệt của Chúa Trời ban cho. Thần quý trọng đạo hơn cả mạng sống để không bất xứng với hạnh phúc đời đời mà Chúa Trời thưởng cho những ai trung thành đến cùng”. Nghe vậy các quan tức giận, cho là ông Kiên phạm thượng, họ xin Minh Vương phân thây ra từng mảnh. Nhưng Minh Vương ra lệnh chém đầu ông Kiên tại quê hương ông để làm gương cho người khác.
+ Trước mặt 21 người đàn ông và 5 người đàn bà của làng Van Cui thuộc Dinh Cát bị bắt giải tới Minh Vương, Minh Vương hỏi: “Tại sao các ngươi nổi loạn không chịu vâng phục lệnh ta và chống lại đạo tổ tiên? Các ngươi không biết rằng ta đã ra lệnh cấm mọi thần dân không được theo đạo ngoại quốc đó sao? Thế mà các ngươi còn cả gan theo đạo đó, không sợ phạm tội khi quân. Hôm nay các ngươi phải công khai tuyên bố bỏ đạo hoặc nguyền rủa Giêsu hoặc phải chết”. Họ hiên ngang thưa lại: “Chúa thượng vạn tuế! Chúng tôi hiên ngang tuyên xưng rằng chúng tôi hết lòng vâng mệnh chúa công, chỉ trừ một điều về tôn giáo là chúng tôi trái lệnh. Chúng tôi thà chịu chết chứ không nguyền rủa thánh danh Chúa Giêsu là Chúa Trời Đất mà chúng tôi thờ lạy”. Nghe vậy, Minh vương tức giận, ra lệnh chém đầu tất cả. Nhưng các quan can ngăn, Minh Vương bắt đàn ông đi khổ sai chung thân, đàn bà bị đánh đòn rồi cho về. Trong số đàn ông, có 5 binh sĩ mà ông Phó là quân nhân giỏi nhất, Minh Vương muốn giữ ông lại, bèn dụ dỗ riêng ông: “Này Phó, tại sao, ngươi làm phiền lòng ta như thế? Hãy rủa thầm tên Giêsu trong lòng thôi rồi ta tha cho ngươi ở lại trong binh ngũ”. – Ông Phó anh dũng trả lời: “Thưa chúa thượng, sao chúa lại truyền lệnh quái ác như vậy? Giả sử các quan trong triều có cho tôi tất cả vàng bạc trên thế gian hoặc đe dọa tôi phải chết để bắt tôi nguyền rủa chúa công tôi cũng không bao giờ làm, bởi vì chúa công là người tôi phải tôn kính cho đến trọn đời. Lòng tôn kính của thần đối với chúa công trung kiên cho đến chết, thì làm sao thần có thể nguyền rủa Chúa Giêsu là Chúa Trời Đất, Đấng dựng nên muôn loài và nắm giữ trong tay quyền sinh sống của mọi người. Chúa công muốn làm gì thần tùy ý chúa công, nhưng thần xin chúa công đừng bắt thần phạm tội ác chống lại Đức Chúa Trời, thần sẽ chẳng bao giờ làm”. Nghe vậy, Minh Vương ra lệnh tịch thu tài sản và đày ông Phó đi khổ sai (DMAH 1 tr.70-92).
6. Ninh Vương (1725-1738)
Minh Vương tạ thế 1725 và Ninh Vương lên kế nghiệp. Ninh Vương là người có nhiều thiện cảm với đạo Công Giáo. Ban đầu còn nghe các quan xúi dục ra lệnh trục xuất các thừa sai và nghiêm phạt những người chứa chấp các ngài. Nhưng dần thay đổi ý kiến, không những không bắt đạo mà còn thanh trừng những quan đại thần nào lộng quyền chủ mưu bắt đạo Công Giáo. Mười ba năm dưới thời Ninh Vương đạo Công Giáo được bình yên. (DMAH 1 tr. 91-92).
7. Võ Vương tức Nguyễn Phước Khoát (1738-1765)
Tân vương là người thông minh, cương nghị, tham lam, tàn nhẫn, việc gì muốn làm là nhất quyết làm cho bằng được. Ông mến chuộng nghệ thuật và khoa học. Từ năm 1741, Võ Vương đã lần lượt chọn cha Jean Sieert rồi cha Koefler làm ‘thày toán học’ trong triều.
• 1750, sắc lệnh cấm đạo và trục xuất các thừa sai.
Nội dung sắc lệnh:
Võ Vương trao cho ông Cai Ai Tin soạn sắc lệnh. Ngày 6.5.1750, sắc lệnh được loan báo trên toàn quốc: “Các thừa sai Âu châu đã giảng dạy một thứ đạo làm cho các tín hữu thành điên dại tin vào lời họ. Nhà vương ra lệnh cấm đạo này và không muốn các tín hữu tụ họp nữa. Các trấn thủ phải bắt các thừa sai giải về kinh đô hoặc Quảng Nam. Nhà vương cũng muốn rằng tất cả các nhà thờ phải triệt hạ, vật dụng trao cho làng sở tại để xây chùa hoặc nhà hội. Lệnh cũng truyền cho các tín hữu phải nộp các ảnh tượng, tràng hạt và sách đạo. Bắt tất cả các thày giảng đang ở các sở truyền giáo, tịch thu các tài sản của các thừa sai Âu châu, nếu có gì đáng giá thì đưa về kinh đô, còn lại phải lưu trữ cho đến khi có lệnh. Còn đất đai, theo lệnh của nhà vương, sẽ làm của chung trong làng”. (DMAH 1 tr.96)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Cuộc cấm đạo bên Trung Hoa và tại miền Bắc Việt làm cho triều đình miền Nam nghi ngờ các thừa sai ngoại quốc. Võ Vương đã nói nhiều lần: “Hoàng đế Trung Hoa làm theo điều ông ta suy nghĩ, còn trẫm làm theo điều trẫm nghĩ”.
2) Các thương gia ngoại quốc có những hành động xấc ngược, chọc giận các quan. Như ông Le Poivre, một thương gia Pháp, vì không hài lòng trong việc điều đình, đã bắt ông Michael Khương làm con tin. Triều đình liền bắt giam 3 thừa sai cho đến khi ông Michael được trả về.
3) Triều đình bắt được nhiều thư gửi từ Macao, có thư tiếng Việt, có thư tiếng Latinh, có thư tiếng Bồ Đào Nha. Các thừa sai được mời tớì dịch các thư tiếng ngoại lại tỏ ra không chân thực, nên triều đình nghi ‘là những thư xúi dục dân chúng nổi loạn’.
4) Ngày 24.4.1750 triều đình hội lại tìm cách đối phó. Đa số các quan chọn giải pháp ‘trục xuất các thừa sai’ vì những lý do: 1- Để cho ngoại quốc lập đạo trong nước ta là điều phi lý. 2- Các thừa sai không ích lợi gì cho quốc gia. 3- Các tín hữu quá gắn bó với các thừa sai. 4- Một ngày nào giáo dân đông số, đạo mới sẽ áp đặt trên quốc gia. 5- nhà thờ được dựng lên khắp nơi, có nghĩa là các thừa sai biết được hết ngóc ngách, tất sẽ báo cáo cho ngoại quốc. Một hình thức gián điệp.
5) Người Trung Hoa sống tại miền Nam vu khống với Võ Vương là nhiều thừa sai chứa võ khí trong nhà.
6) Chung kết là Võ Vương trao cho quan Cai Ai Tin soạn sắc lệnh cấm đạo.
Vụ việc nổi bật theo sau.
1) Các quan trấn cho lính đi bắt các thừa sai tập trung về Kinh Đô và Quảng Nam. Họ đến tận nhà Đức Cha Lefèvre đọc sắc lệnh và thi hành từng điểm.
2) Nhiều quan lại và lương dân lợi dụng tình thế xách nhiễu giáo dân để làm tiền và lấy đồ đạc.
3) Tháng 8.1750, 27 thừa sai và 2 Đức Cha phải lên tàu Bồ Đào Nha về Macao.
4) Tại Nha Ru, 11 người trong đó có Đức Cha Bennetat và 5 thừa sai bị bắt, đồng thời có 12 thày giảng dạy giáo lý ở các nhà thờ cũng bị bắt. Tất cả đều bị giải nộp về Quang Nam.
5) Khoảng 200 nhà thờ bị phá gỡ, nhiều đồ đạo bị tịch thu va thiêu hủy.
6) Năm 1752 một số thừa sai và Đức Cha Bennetat trở lại với điều kiện ‘sống, nhưng không giảng đạo’. Thế nhưng, một năm sau, 1753 lại có lệnh trục xuất mới (DMAH 1 tr.93-100).
8. Thời Đinh Vương tức Nguyễn Phúc Thuần (1765-1776)
Võ Vương chết không chỉ định người kế vị. Quyền nằm hết trong tay Trương Phúc Loan. Ông này đưa công tử thứ 16 là Nguyễn Phúc Thuần lên trị vì, lấy danh hiệu là Đinh Vương. Theo Đức Cha Piguel, triều đình có 4 quan đại thần thì 3 ông có nhiều thiện cảm với đạo Công Giáo. Thế nhưng, Đinh Vương trị vì vừa được hai năm đã ra sắc lệnh cấm đạo.
• 1767, sắc lệnh cấm đạo và trục xuất các thừa sai.
Nội dung sắc lệnh:
“Chúa truyền cho quan án Phan Than, chưởng cơ cai đội Dang, ký lục Phương và cai bộ Khinh soạn sắc lệnh. Từ trước việc cai trị vẫn theo đạo tự nhiên nhân bản, nhưng ít lâu nay đạo Giatô giống như giáo phái Dương Mạc dùng lời hứa hẹn và hình phạt để lừa dối lòng người, vì thế các tiên vương đã nghiêm ngặt cấm đoán mà dân chúng vẫn không chừa bỏ. Nay ta thấy cần phải lặp lại lệnh cấm đạo Kitô và tra xét các nơi để loại trừ hẳn đạo này. Hiện nay dân chúng đang trở lại đạo mới, hội họp tại các nhà thờ. Các quan phải cần mẫn điều tra trong hạt của mình, nếu có những người tụ họp và giữ đạo thì phải bắt và đem ra tòa xét xử, bắt chối đạo bằng lời nói hoặc bằng việc đạp lên ảnh tượng. Người nào còn cố chấp tin theo đạo thì phải giam tù và thông báo về triều đình để duyệt án. Người có chức tước thì phải giáng trật, thường dân thì phải lưu đày chăn voi suốt đời. Có như thế quốc gia mới hưng thịnh” (DMAH 1 tr. 101).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Giáo dân tụ họp dâng lễ, đọc kinh nhiều ngày trong một năm, mỗi ngày giáo dân tụ họp một thêm đông.
2) Triều đình rất sợ giáo dân ‘bùng lên’ gây xáo trộn trong nuớc.
3) Các thừa sai nhập cảnh đông và ‘giảng đạo quá công khai’
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các quan đồng loạt thi hành nghiêm chỉnh sắc lệnh khiến Giáo Hội trải qua những năm chao đảo: linh mục, giáo dân trốn tránh, nhiều người đạp ảnh chối đạo, nhiều người can tràng tuyên xưng, chấp nhận đi đày, đi cắt cỏ nuôi voi…
2) Năm cha thừa sai họp nhau ở Thọ Đúc để bàn kế hoạch hoạt động. Tiếc rằng có một thày giảng bị cảnh cáo về ‘cách ăn nết ở’, đã đi báo cho quan tuần. Quan đến bắt được 2 cha, còn 3 cha khác trốn thoát.
3) Nhiều thừa sai chạy trốn qua Cao Miên.
4) Năm 1768 có vụ lộn xộn ở Hà Tiên, Đinh Vương ra lệnh thiêu hủy 4 nhà thờ và bắt tù 5 thừa sai.
5) Năm 1771, Đức Cha Piguel và cha Boiret lén tổ chức lễ Phục Sinh thật trọng thể.
III. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA NHÀ TÂY SƠN
Ba anh em Tây Sơn ‘áo vải’, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, khởi nghĩa chiếm được Quy Nhơn năm 1771 và xưng vương năm 1773. Ba năm sau, 1776, chiếm được Gia Định. Rồi 10 năm sau, 1786 chiếm cả Bắc Việt. Nhưng ba anh em chia rẽ nhau, Nguyễn Huệ xưng vương Quang Trung đóng đô tại Huế, Nguyễn Nhạc cũng xưng vương Thái Đức đóng tại Quy Nhơn và cai trị cả Gia Đình với Nguyễn Lữ, nên không bao lâu bị Nguyễn Ánh với sự giúp đỡ của quân Pháp, đánh chiếm Gia Định 1789, Quy Nhơn 1799 và Huế 1801, chấm dứt nhà Tây Sơn.
Trong thời gian chiến tranh và đói kém, việc truyền giáo diễn tiến qua nhiều thử thách, một số cơ sở được củng cố lại, một phần ba giáo dân chạy qua Cao Miên sinh sống. Nhiều khi Giáo Hội không biết đi theo chính quyền nào.
Thịnh tình của Tây Sơn đối với đạo Công Giáo:
1) Cha Diego de Jumilla dòng Phanxicô Tây Ban Nha nhận định: Anh em Tây Sơn nêu cao đức công bằng, gớm ghét và quyết tâm trừ diệt các quan tham nhũng, các trọc phú lưu manh… Họ lấy của nhà giàu phân phát cho người nghèo.
2) Năm 1779, Nguyễn Nhạc gửi cho cha D’Ars, tức Thày Thiện, một thẻ bài ‘được tự do giảng đạo’. Đồng thời ông khen người Công Giáo ‘biết sống hòa thuận, không tranh chấp nhau’.
3) Năm 1783, khi rượt theo Nguyễn Ánh, quân Tây Sơn bắt được hai cha dòng Phanxicô và nghi là các ngài theo giặc. Nhưng sau khi đã điều tra, thấy các ngài vô tội, quân Tây Sơn đã tha cho về với sắc lệnh: “Dân chúng theo đạo Âu châu hơi khác thường và tự nhận là đạo chân thật. Đạo Công Giáo đáng ca ngợi nếu xét cho kỹ. Họ đúc tượng một người chịu đóng đinh và tuyên xưng rằng người đó đã chịu khổ để chuộc tội cho loài người. Khi họ phạm tội thì thành tâm xưng tội. Họ rất quý trọng ‘nước phép’, rất đoàn kết với nhau hầu như không bao giờ chia rẽ. Còn các cha hay thày giảng ở chung một chỗ nơi thuận tiện, để tiếp đón các tín hữu muốn trở lại đạo hay thay đổi đời sống, từ khắp nơi đi tới… Sau khi đã hỏi cung hai đạo trưởng bị bắt, chúng tôi thấy họ hoàn toàn không có gì đáng nghi ngờ là phản loạn. Còn giáo dân, họ được tự do giữ đạo nếu đó là đạo thật. Còn nếu đó là đạo lừa dối, chúng tôi sẽ không dung thứ” (DMAH 1 tr. 208-210).
Tuy nhiên phải nhận rằng: sự giúp đỡ nhiệt tình của Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneaux) đối với Nguyễn Ánh, đã gây ảnh hưởng không tốt cho cách đối xử của nhà Tây Sơn đối với đạo Công Giáo.
1. Vua Thái Đức tức Nguyễn Nhạc (1773-1793)
• 1785, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Trẫm muốn tiêu diệt đạo Âu châu vì nó đã lan rộng trong nước. Đó là một giáo phái không có tôn kính cha mẹ hay vua quan, đã phân phát một thứ thuốc độc để người ta tin theo. Đạo này không tôn trọng các lệnh của vua cũng chẳng tôn kính thần làng. Họ họp nhau suốt đêm cầu nguyện và nghe sách mà không hổ thẹn vì nam nữ ở chung với nhau như thế. Họ không tha thiết gì tài sản của cải. Bị trừng phạt mà họ cũng không hổ thẹn. Trẫm biết rõ một trường hợp chứng tỏ đạo này đáng chê cười và có nguy hại. Một bà đã có hai con mà vì nghe theo mấy người lừa dối đã bỏ chồng. Vì vậy không thể nhân nhượng giáo phái kỳ dị ấy được nữa. Vì nhiều lẽ khác nhau, trẫm ra lệnh phá hủy tất cả các nhà hội họp và kiểm kê những người theo đạo này. Người nào tới tuổi nhập ngũ phải xung vào lính, còn các người khác phải trừng trị nghiêm khắc để xóa tên khả ố ấy ra khỏi quốc gia. Lệnh cho các quan phải kỹ lưỡng xem xét điều tra để bắt và dẫn giải tất cả các đạo trưởng Âu châu về kinh đô trừng phạt. Năm thứ chín triều đại của ta, ngày 4.10” (2.11.1785 Dương Lịch). (DMAH 1 tr.211).
Nguyên do đặc thù xui khiến:
Từ một vụ rắc rối giữa một linh mục với một vị quan trong triều: Một bà Công Giáo, đã có chồng nhưng bỏ chồng để lấy vị quan trong triều. Bà ngã bệnh nặng, muốn mời cha đến giải tội và xức dầu. Cha đến, buộc bà phải bỏ vị quan về với chồng cũ. Bà vâng lời, bỏ vị quan về với chồng cũ. Vị quan nổi giận, cho là chuyện phi lý… Khi bà Công Giáo chết, vị quan cũng đi dự lễ an táng, ông thấy lễ an táng đơn giản và không ai lạy xác người quá cố. Vị quan nổi giận, phao lên rằng ‘người Công Giáo đã giết vợ của ông’ và ‘không kính trọng người chết’. Vị quan khiếu nại lên Nguyễn Nhạc tức vua Thái Đức. Vua vịn vào đó ra sắc lệnh cấm đạo, nội dung như trên.
Những vụ việc nổi bật theo sau:
1) Hai cha dòng Phanxicô, một là thày thuốc, một là nhà toán học trong triều bị bắt giam
2) Nhiều giáo dân trong 4 làng thuộc tỉnh Quảng Nam bị bắt: một số đạp ảnh chối đạo, một số trung kiên nhưng bị phạt mỗi người 10 quan tiền.
3) Nhiều đồ đạo bị tịch thu và lính đem treo ra đường phố để nhạo báng đạo.
4) 400 người Công Giáo tỉnh Phú Yên bị bắt và họ can đảm tuyên xưng đạo tập thể: ‘Chúng tôi thà chết, không bỏ đạo cha ông chúng tôi’… Trong số 400 người bị bắt, có một quan lại và một quân nhân, quan án dọa nạt và đòi nộp 200 quan tiền: Cả hai cương quyết không nộp tiền và nhất quyết giữ đạo.
5) Một bà đã đến gặp vua Thái Đức xin: nếu vua ân xá cho 400 người Công Giáo thì bà sẽ dâng 5.000 quan vào quỹ quốc gia. Vua đồng ý.
6) Bấy giờ có nhiều tai ương xẩy ra, như lụt lội, chuột phá hoại mùa màng … dân chúng cho là ‘trời phạt vì vua cấm đạo’… Vì thế Nguyễn Nhạc đổi thái độ.
2. Vua Quang Trung tức Nguyễn Huệ (1788-1792)
• 1790: Lệnh bắt các thừa sai.
Nội dung của sắc lệnh (rất tiếc chúng tôi không tìm ra bản văn)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Tin Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneau) đem người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh khiến vua Quang Trung nghi ngờ các thừa sai.
2) Các quan và các sư sãi khiếu nại và xin vua cho lục xét các họ đạo.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Vua Quang Trung cho lính đến lục soát các làng Công Giáo để tóm bắt hai cha thừa sai Longer và Labartette. Nhưng hai cha trốn thoát được.
2) Không bắt được hai cha, quan cho lính bắt các ông trùm của họ đạo, đánh đập dữ dội để họ khai chỗ hai cha trốn.
3) Vì không ai chịu khai báo, nên năm 1791, vua Quang Trung bắt các làng Công Giáo từ Phú Xuân đến Bắc Việt phải nộp phạt 10.000 quan tiền.
3. Vua Cảnh Thịnh (1793-1801) sau đổi tên là Bảo Hưng (1801-1802) con trưởng của vua Quang Trung.
• 1795: Hai sắc lệnh cấm đạo do Thái sư Bùi Đắc Tuyên ban hành nhân danh vua Cảnh Thịnh, kèm theo mật lệnh của khâm sai Ngô Quang Sở.
Nội dung sắc lệnh I: Tôn vinh đạo Nho.
“Chúng tôi được biết trong những thế kỷ trước đây các quan cai trị các tỉnh thường bảo vệ lẽ phải và sự thật, tiễu trừ những dối trá. Vì thế mà đạo Khổng, vốn dạy dân chúng gớm ghét tật xấu và tu luyện nhân đức, được phồn thịnh trong các triều đại trước. Thế nhưng từ khi các người Tây phương đến lén lút truyền bá đạo của họ thì chúng tôi rất tiếc thấy đạo Khổng bị yếu kém đi, gần như bị bỏ phế, vì những bài thuyết giáo của ngoại quốc đã thu hút dân chúng theo đạo của họ đến nỗi gần như không còn quyền lực nào cấm cản được nữa. Nhận thấy lòng người bị mê hoặc vì tà đạo, chúng tôi quyết định chấn chỉnh đạo thật của tổ tiên và các vua, huỷ diệt đạo ngoại lai này để nhân dân biết phân biệt con đường ngay đạo hạnh với gian tà. Hơn nũa, chúng tôi với một số đông các vị nho học vốn sùng bái Khổng giáo nay phải bỏ phế văn miếu trốn tránh trên rừng. Vì thế chúng tôi lo lắng cho việc thờ kính Khổng Tử và quyết định phát triển. Lẽ nào chúng ta lại để cho đạo ngoại lai thắng thế. Đây là đường lối chúng tôi sẽ hành động. Chúng tôi gửi các sĩ quan đã được chọn lựa kỹ lưỡng phối hợp với quan sở tại Bắc Việt để chiêu mộ các người đỗ đạt, các người có học và các nhà sư thông thái về kinh đô giúp chúng tôi chấn chỉnh đạo lý Khổng Tử. Người nào đã học thông ngũ thư sẽ được tham chính với văn bằng tiến sĩ, người chưa học hết sách thì xung vào cấp thấp hơn và được miễn các thuế khóa, được miễn quân dịch ít nhất trong thời hạn ba đến sáu năm, để có thể học hỏi và có khả năng đóng góp vào việc phục hưng đạo giáo. Còn những người đã thành tài, chúng tôi khuyến khích mở trường dạy chữ dưới sự chỉ dẫn của chúng tôi. Những người thông thạo khoa học và nhiều tài khéo cũng phải mở trường và biết rằng chúng tôi tôn trọng họ”. Sắc lệnh ban hành ngày 07.01.1795 (DMAH 1 tr. 218)
Nội dung sắc lệnh II: Vinh danh đạo Phật và đạo thờ Thần.
“Lệnh của vua truyền cho trăm họ được biết về đạo thờ các thần phật đã được bành trướng khắp nơi. Các thần lành có nhiều uy thế và ban sự sống cho thế giới bằng những lời nói thu hút và những giáo huấn dịu dàng. Đạo Phật từ bi thương xót chúng sinh, đầy quyền năng hằng cứu giúp ngàn vạn con người khỏi khổ đau trong địa ngục. Cứ thế mà niềm tin, lòng mộ mến thần phật được tăng tiến trong dân chúng từ nhiều thế kỷ qua. Nhưng ít lâu nay các thần phật bị chế giễu. Mặc dầu nhiều người thông thái hay ngu dốt chẳng biết gì, đã đem các thần ra làm trò cười, lòng tôn kính các thần vẫn không giảm sút. Nhưng đạo phải được phát triển hơn nữa đối với những người biết suy nghĩ. Thật là đúng khi tin rằng đạo và các thần thánh là những mầu nhiệm và cao cả. Chúng tôi chỉ chê trách số đông các sư sãi theo đạo mà phục vụ chùa miếu để trốn tránh việc nước, ham hố nhàn tản và lễ cúng do dân chúng mang tới cúng các thần. Càng có nhiều chùa với những nhà sư lừa bịp gian dối thì nhiều nhà sư chân chính có bản lãnh truyền đạo muốn bỏ lên rừng. Vì thế mà nơi chùa miếu có nhiều sư không biết gì về đạo cả. Trong nước và tại các làng có nhiều chùa nhưng không có cái nào xứng danh cả, và vì thế làm suy giảm đạo thần. Vậy chúng tôi ra lệnh mở nhiều lớp thi để chọn thày dạy đạo Nho. Đạo thờ thần cũng là một đạo tốt dạy làm lành lánh dữ. Chúng tôi ra lệnh mỗi vùng có từ 200 làng trở lên được xây một chùa lớn. Chúng tôi cũng ra lệnh triệt hạ tất cả các nhà thờ Công Giáo. Vấn đề ở xa hay gần nơi thờ tự nó không quan trọng. Ai có lòng tin, trái tim ngay chính, siêng năng cầu kinh hoặc dâng lễ cúng thì làm tại nhà hội làng. Tất cả các tượng thần trong nhà hay miếu nhỏ phải tịch thu đem về chùa lớn để thờ kính chung. Các thần thiêng liêng xem thấy và biết tỏ những người thành tín và họ sẽ được nhận lời. Lẽ tự nhiên là càng có ít chùa thì người ta càng thêm sốt sắng và lời nguyện càng được chấp nhận. Vì vậy không còn một chùa riêng nào nữa. Thứ nhất để đạo của các thần không bị khinh chê, thứ hai để giảm bớt các sư sãi tu chùa. Đạo thiêng liêng có sức mạnh tự nó há cần phải có nhiều người phục dịch sao? Các sư sãi hãy chọn một ít người chân thực, thành tín, chay trường và nhiệt tâm dâng hương bốn mùa để dân chúng lui tới cầu khẩn những sự cần thiết. Ước gì đạo lành lấy lại được uy thế thời xưa và nhân dân được giải thoát nơi cuộc sống viên mãn” (DMAH 1 tr.218-219).
Nội dung mật lệnh:
Hai lệnh trên được công bố tại Bắc Việt ngày 26.02.1795. kèm theo mật lệnh của khâm sai Ngô Quang Sở. Nội dung như sau: “Mật lệnh cho các quan văn võ. Đã nhiều thế kỷ đạo Công Giáo truyền bá lầm lạc và lợi dụng dân chúng trong nước đến nỗi cả các người học thức cũng tin theo. Bởi vì chúng hành động điên khùng và bí mật như các tướng cướp… muốn chiếm đất nước những năm trước đây. Cho tới nay chúng ta chưa ý thức lưu tâm cho đủ. Vì vậy chúng tôi cấm tôn giáo nói trên để duy trì bình an. Tất cả các quan tại các huyện phải lùng bắt tất cả những nơi thờ phượng của đạo bị nghiêm cấm này, đem nộp tất cả các đồ đạo, vật dụng nhà cửa để làm trại cho lính. Nếu nơi nào cần thêm người để thi hành lệnh này thì xin với quan trấn làm sao không cho ai trốn thoát được. Đây là việc trọng đại cần phải cẩn mật. Quan nào bất tuân sẽ bị coi là phạm tội tầy trời” Ban bố tại Bắc Việt, ngày 26.2.1795 (DMAH 1 tr. 220).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vua Quang Trung chết 9.1792, vua Thái Đức chết 12.1793, Nguyễn Quang Toản con trưởng của vua Quang Trung lên ngôi vừa đúng 10 tuổi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Quyền hành trao cả cho cậu là Bùi Đức Tuyên, một nhà sư tụ trì tại chùa Thiên Lâm, nổi tiếng ghét đạo Công Giáo. Chính ông đã nhân danh vua Cảnh Thịnh ra hai sắc lệnh.
2) Sắc lệnh thứ nhất vịn cớ ‘chấn hưng đạo Khổng’ để diệt đạo Công Giáo.
3) Sắc lệnh thứ hai vịn cớ ‘chấn hưng đạo Phật và đạo thờ Thần’ để triệt hạ đạo Công Giáo.
4) Mật lệnh của khâm sai Ngô Văn Sở mục đích áp dụng cụ thể và khắt khe hai sắc lệnh trên của Bùi Đức Tuyên và nhằm đặc biệt vào Miền Bắc.
5) Lý do vì ở miền Bắc: nhiều chùa chiền, lăng miếu bệ rạc, đổ nát… trong khi đó các họ đạo Công Giáo được tổ chức quy củ…
Những vụ việc nổi bật theo sau.
1) Các linh mục trốn tránh, các nhà thờ bị tịch thu làm nhà ở hay tháo gỡ đi …
2) Khâm sai Ngô Văn Sở đe dọa và dỗ ngọt một quan chức Công Giáo để ông khai báo chỗ trốn của các thừa sai, nhưng ông quan thưa: “Xin quan lớn hãy giết tôi ngay đi… Tôi không bao giờ chối đạo… và cũng không thể tuân lệnh quan đi bắt những người tôi gọi là cha”.
3) Ít lâu sau có tin đồn: Bùi Đức Tuyên muốn xưng vương, nên các quan Đại thần dùng mưu giết ông Bùi Đức Tuyên và cả Ngô Văn Sở. Hoàng thân Nguyễn Quang Thùy, em vua Cảnh Thịnh, làm thống tướng coi miền Bắc đã tiếp phái đoàn 100 ông trùm họ đạo. Ông Nguyễn Quang Thùy và các quan Đại Thần khen ngợi đạo Công Giáo và xin ngưng cấm đạo ‘để tránh tai ương’. Nhờ đó miền Bắc được bình an.
4) Nhưng tại miền Trung việc bắt đạo vẫn tiếp tục, nhất là khi Nguyễn Ánh tấn công Quy Nhơn có tàu của Pháp yểm trợ.
5) Vì thế, tháng 5.1795 lại có một sắc lệnh cấm đạo mới, đặc biệt bắt các thừa sai. Nội dung sắc lệnh mới như sau: “Việc trị nước cốt ở tam cương ngũ thường, nghĩa là ba thứ bổn phận: vua tôi, cha con, vợ chồng. Ngoài ra đối xử với nhau dựa trên các đức tính: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Đạo Kitô dạy những dị đoan, nhằm lừa dối dân chúng và làm đảo lộn trật tự xã hội. Đã từ lâu bị nghiêm cấm nhưng vẫn chưa dứt được. Vậy hoàng đế muốn tái lập trật tự và chấn chỉnh xã tắc. Muốn được thành công thì phải tận diệt đạo đáng ghét này. Lệnh cho phá hủy mọi nhà thờ, nhà ở của các đạo trưởng và của bất cứ ai giữ đạo”.
6) thảm họa: ở Quãng Ngãi có 32 thày giảng bị bắt. 30 thày bước qua ‘tử môn’ và đã bị hành nhục rồi chém đầu. Cha Emmanuel Triệu bị bắt ngày 8.8.1798 và bị chém đầu sau một tháng. Bố ráp và bắt các thừa sai tại ba tỉnh Bố Chính, Nghệ An và Thanh Hóa. Không bắt được các thừa sai, mà chỉ bắt được và xử tử 2 giáo dân, 1 thày giảng, và cha Gioan Đạt, người Thanh hóa, xử tử ngày 28.10.1798.
IV. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA NHÀ NGUYỄN
Nguyễn Phúc Ánh sinh năm Nhâm Ngọ, 1762. Năm 1773, Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh mới 12 tuổi. Năm 1777, thân phụ là Nguyễn Phúc Thuần tử trận tại Quảng Nam. Nguyễn Phúc Ánh một mình chạy ra đảo Thổ Chu, rồi chạy sang ẩn náu bên đất Xiêm, đợi thời cơ khôi phục lại cơ nghiệp của tổ tiên. Tới năm 1792, vua Quang Trung mất, con là Quang Toản còn ít tuổi, nội bộ lục đục không sao chống nổi với sức tấn công của Nguyễn Ánh, có quân Pháp hộ chiến. Năm 1802, Nguyễn Ánh diệt xong nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân (Huế).
1. Dưới triều đại vua Gia Long cũng là Thế Tổ, Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820).
Đức Cha Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine) gặp Nguyễn Ánh trong cùng hoàn cảnh trốn quân Tây Sơn. Ngài chia sẻ cơm gạo với tàn quân của Nguyễn Ánh và thành tâm giúp ông khôi phục giang san. Ngài hy vọng: với con người thông minh và biết phục thiện như ông Nguyễn Ánh, sẽ giúp đỡ Giáo Hội sau này. Nguyễn Ánh đã giao hoàng tử Cảnh cho Đức Cha giáo dục. Đức Cha cố thuyết phục những người hảo tâm và một nhóm người Pháp ủng hộ Nguyễn Ánh dần dần lấy lại các phần đất. Dĩ nhiên ông Nguyễn Ánh và Đức Cha Bá Đa Lộc nhiều lần xung khắc về vấn đề tôn giáo. Chúng ta nêu lên dưới đây thái độ của Nguyễn Ánh đối với đạo Công Giáo:
• Những sự kiện chứng tỏ ‘lòng thiện cảm và bênh vực Công Giáo’:
1) Không chấp nhận sự vu khống: Một vị quan tố cáo là các thừa sai lấy mắt người chết làm hạt ngọc, rồi nhét bông vào mắt thay thế. Vị quan quả quyết đã thấy trong nhà thờ có nhiều hạt ngọc như thế’. Nguyễn Ánh nói: ‘Nếu quả thật có như vậy, người Công Giáo sẽ bị trừng phạt, ngược lại nhà ngươi sẽ mất đầu’. Vị quan lúng túng ‘thần chỉ nghe nói’. Nguyễn Ánh ra lệnh chém đầu vị quan cáo gian. Đức Cha Bá Đa Lộc đã can thiệp, xin Nguyễn Ánh tha cho vị quan nói gian.
2) Giải cứu thừa sai và cho Công Giáo tự do sống đạo: Khi đánh nhau với Tây Sơn, tiến quân đến đâu, Nguyễn Ánh đều tuyên bố cho người Công Giáo tự do sống đạo và xin cầu cho quân đội. Nguyễn Ánh cũng cho tìm giải cứu các thừa sai đang trốn tránh vì sợ quân Tây Sơn.
3) Bênh vực Công Giáo: Mỗi khi có xích mích và rắc rối giữa các làng lương với làng giáo, nhất là khi làng Công Giáo bị làng lương ức hiếp.
4) Cấp cho các Đức Cha và các linh mục giấy phép tự do truyền đạo và có quyền đem theo 15 người nhà giúp việc.
• Hứa nhưng không làm hay tránh né:
1) Nguyễn Ánh đã hứa ra sắc lệnh ủng hộ đạo Công Giáo, nhưng không bao giờ ông làm.
2) Khi Đức Cha Labartette và Đức Cha La Mothe xin với Nguyễn Ánh ra sắc lệnh miễn cho người Công Giáo khỏi phải tham dự vào việc cúng tế thần làng. Nguyễn Ánh tìm cách tránh né, để một năm sau mới giao cho mấy quan đại thần cứu xét: các quan từ chối ‘thay Nguyễn Ánh’, vì đó là ‘tục lệ quốc gia’.
• Những điều trong đạo Công Giáo mà ‘Nguyễn Ánh cho là bất khả kham đối với ông’.
1) Việc tôn kính tổ tiên: Vua Gia Long cho rằng, dù rất thiện cảm với đạo Công Giáo, ngài cũng không theo đạo được vì ‘đạo cấm lạy tổ tiên’. Có lần vua đã nói: “Thật là tốt đẹp nếu tập tục này có thể dung hòa với Kitô giáo, vì theo lối nhìn của ta, thực sự không có gì cản trở dân chúng theo đạo. Như ta đã nói trước đây, tập tục này chỉ có tính cách dân sự và chính trị, còn niềm tin tưởng gán cho nó là một lầm lạc của dân chúng. Thái độ của ta như thế không tố cáo các tín hữu và cho phép họ làm theo phong tục… Nếu ta bãi bỏ đi thì càng làm cho người khác nghĩ rằng ta đã thay đổi đạo và không còn theo ta nữa. Ta đã cấm tà thuật, bói toán. Ta coi việc thờ kính các thần là giả dối đáng buồn cười. Nhưng ta coi việc tôn kính tổ tiên là một căn bản của nền giáo dục. Ta muốn mọi người chú ý và để cho người Kitô có thể gần với chúng ta hơn”. Lần khác vua Gia Long nói với các quan Công Giáo: “Ta đã nuôi nấng các ngươi, đã ban bao nhiêu ơn huệ, tại sao các ngươi lại từ chối lạy các tổ tiên của ta? Ta không bắt các ngươi bỏ đạo, cũng không ép các ngươi thờ lạy các thần phật, ta chỉ muốn một điều là các ngươi tôn kính tổ tiên ta một cách công khai. Đó là dấu chỉ lòng biết ơn của ta với các ngài trước mặt mọi người”.
2) Việc ‘một vợ một chồng’: Có lần vua Gia Long đã nói với Đức Cha Bá Đa Lộc: “Đạo của Đức Cha là một đạo tốt lành nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được ? Tôi không thể nào chỉ cưới có một vợ!”.
3) Đạo Công Giáo là đạo ngoại lai, dị đoan, ngu dân: Năm 1804, ngay sau khi đại sứ Trung Hoa sang tấn phong, vua Gia Long truyền cho vị khâm sai Bắc Việt viết một sắc lệnh xác định ngày lễ quốc gia trong năm mà dân trong mỗi làng phải đóng góp để tổ chức cử hành trọng thể. Sắc lệnh cũng đề cập đến các tôn giáo, cụ thể là cấm xây thêm chùa để thờ Phật Thích Ca, cấm xây thêm nhà thờ vì đạo Công Giáo là đạo ‘ngoại lai’. Về điểm này, sắc lệnh viết: “Đạo Bồ Đào Nha (đạo Công Giáo) là một đạo ngoại lai đã được truyền bá cách lén lút khắp trong nước và hiện nay vẫn còn, mặc dù chính phủ đã cố gắng hủy bỏ đạo dị đoan này… một số khá lớn dân chúng trong nước bị thấm nhiễm tà đạo và đã quen giữ lề luật một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ nên không sao mở mắt họ được. Do đó từ rày về sau trong các tổng và các làng đã có nhà thờ thì cấm sửa chữa hoặc xây dựng lại những nhà thờ đã bị hư nát, còn cất nhà thờ mới ở những nơi chưa có thì tuyệt đối cấm hẳn”.
2. Vua Minh Mệnh cũng là Thánh Tổ, Nguyễn Phúc Đảm (1820-1840).
Hoàng tử Cảnh chết sớm (1801), nên khi vua Gia Long tạ thế (1820), người con thứ là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi kế vị lấy niên hiệu là Nhân Hoàng Đế hay Thánh Tổ hay Minh Mệnh. Tuy mang những danh xưng thật mỹ miều, nhưng theo nhiều sử gia Minh Mệnh là ‘ông vua độc ác’, và gọi vua là ‘Néron Việt Nam’. Sau đây chúng ta nêu lên Thái độ và hành động của vua Minh Mệnh đối với đạo Công Giáo.
• Vốn không ưa các thừa sai và đạo Công Giáo.
Năm 1816 được vua Gia Long đặt làm Thế Tử, thì năm 1817 Hoàng Tử Đảm đã tuyên bố: ‘Nếu các thừa sai muốn giữ đạo thì về Âu châu mà giữ’. Rồi đợi cho tới khi vua Gia Long băng hà, Hoàng Tử Đảm lên ngôi lấy vương hiệu là Minh Mệnh, lúc đó ông mới bộc lộ công khai ‘ý định muốn diệt đạo Công Giáo’. Năm 1819, trước khi mất vua Gia Long để lại một di chúc cho Minh Mạng trong đó khoản 36 viết về các tôn giáo: Đạo Thiên Chúa, đạo Nho, đạo Phật đều tốt cả. Không được phép bách hại đạo nào vì sẽ gây ra các vụ rối loạn trong nước, có khi làm mất nước nữa. Nhưng Minh mệnh bất xét, vì ông đã nghĩ lâu trong đầu: Trong một nước không thể có hai đạo, huống hồ là ba đạo.
• Quyết tâm tiêu diệt với mưu lược khôn khéo.
Trước tiên vua khôn khéo dung hòa để củng cố địa vị. Khi đã vững đế rồi, vua mới ra tay, nhưng không trực tiếp ra mặt mà xúi các quan cấp dưới làm kiến nghị. Thực ra đây cũng là ‘chiến lược chung’ chúng ta đã gặp trong các triều chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Có một điều khác biệt, là các quan soạn kiến nghị nhưng vua Minh Mệnh sửa lại cho tới khi ‘đúng tim đen của vua’. Vua Minh Mệnh bộc lộ thâm ý diệt đạo Công Giáo mỗi khi có dịp. Chẳng hạn, năm 1821, khi các quan đề cập đến Hồi giáo Mahômét, Minh Mệnh nói: “Trẫm cũng ghét đạo của người Âu Châu, trẫm sẽ cấm và bắt bớ đạo cho tới khi tận diệt gốc rễ”. Khi các quan trình bày việc bắt đạo bên Nhật, Minh Mệnh cũng nói ngay rằng: “Những cách ấy không khéo, người Annam có cách diệt đạo hay hơn nhiều”. Năm 1822, Minh Mệnh cho phép tàu buôn Anh cập bến với điều kiện “không được chở thừa sai tới”. Kể từ năm 1825, Minh Mệnh thực hiện những điều ông đã nói, là ‘bắt đầu kế hoạch diệt đạo từ từ, mà trước tiên là từ chối không cho thừa sai tới, rồi tập trung các thừa sai đang hoạt động trong nước, ra lệnh kín đáo kiểm soát các hoạt động của thừa sai cách nghiêm nhặt’. Năm 1830 có hai vụ rắc rối tại Mông Phụ (Sơn Tây) và Dương Sơn (Quảng Trị), vua Minh Mệnh đã chuyển mọi lời vu cáo vào tội thực hành đạo Công Giáo và ra lệnh trừng phạt hai họ đạo nói trên.
• 1825 : Sắc lệnh riêng cho quan trấn Quảng Nam.
Nội dung sắc lệnh:
“Quan Biện Hiệp vâng lệnh Hoàng Thượng truyền rằng: Tà đạo của người Âu châu làm hư hỏng lòng người. Từ lâu các thuyền Âu châu khi đến buôn bán đã để lại nhiều thừa sai trong nước. Những đạo trưởng này dụ dỗ và làm hư hỏng nhân dân, đồng thời sửa đổi và phá đổ các tập tục tốt lành trong nước. Như thế không phải là một cái họa cho chúng ta sao? Chính vì thế, chúng ta cần phải chống lại tệ nạn này để dẫn đưa nhân dân trở về chính đạo. Vì lẽ đó, chúng tôi, các quan hằng tuân giữ các lệnh truyền của hoàng thượng, gửi cho quan trấn thủ Quảng Nam chỉ dụ của vua để khi có tàu Pháp đến thì phải chú tâm xem xét cẩn thận. Hơn nữa, cũng phải canh chừng cẩn thận các quan ải trên núi, dưới đất hay cửa biển hầu ngăn chặn bất cứ đạo trưởng Âu châu nào lén lút xâm nhập để họ không thể trà trộn trong dân chúng và gieo rắc tà đạo trong đất nước. Các đạo trưởng này kế tiếp nhau không gián đoạn và coi đó như là một việc thông thường. Minh Mệnh năm thứ sáu, ngày 1 tuần trăng thứ nhất (12.2.1825)” (DMAH 2 tr.17-18).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
Nhân vụ tàu buôn pháp La Thétis tới cửa Hàn ngày 12.01.1825 đem theo cha Regéreau. Cha được hai thày giảng lén đưa lên đất liền. Vì thiếu thận trọng, cha đi mở lễ luôn nên bị phát giác. Vua Minh Mệnh ra lệnh bắt cha cho lên tàu về nước ngay. Đồng thời ‘ra lệnh’ cho các quan soạn sắc lệnh này.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Chiều lòng vua, quan trấn Quảng Nam còn ra thêm một sắc lệnh khác lục soát các họ đạo, tìm bắt các đạo trưởng và cấm giáo dân tụ họp đọc kinh bất cứ nơi nào và dưới hình thức nào.
2) Vụ trồng cây nêu: Vào dịp đầu năm, vua Minh Mệnh cho gọi một quan Công Giáo đến truyền lệnh phải trồng cây nêu. Quan thưa rằng: “Thưa hoàng thượng, dưới thời tiên đế thần chưa bao giờ bị ép buộc làm điều này. Nếu hoàng thượng muốn đánh đòn thì thần xin chịu, nhưng trồng cây nêu thì thần không làm”. Vì quý trọng lòng trung tín và sự khôn ngoan của quan, vua Minh Mệnh dịu giọng: “Ta mến khanh và không bao giờ muốn đánh đòn, nhưng từ nay về sau đừng rước đạo trưởng Âu châu vào trong nước nữa. Những vị đã có mặt thì thôi. Nước chúng ta không phải là một đại quốc gia sao? Khanh làm mất mặt ta khi đi tìm các đạo trưởng Âu châu đến dạy dỗ nhân dân”.
• 1826, kiến nghị thượng quan Lễ Bộ.
Nội dung kiến nghị:
“Hết lòng kính sợ, chúng thần khấu đầu dâng kiến nghị này. Dám xin hoàng thượng để tâm đến việc tái lập chính đạo để dân chúng lớn bé được nhờ bởi vì tà đạo lợi dụng và lừa dối dân chúng, làm sai lạc chân đạo tự nhiên. Thật vậy, sách có viết: phải trấn áp tà đạo vừa sai trái vừa nghịch lại với trật tự. Nhân dân phải noi theo điều ngay lẽ phải, phù hợp với đạo tự nhiên. Nhưng trên hết phải cấm tuyệt đối đạo nào ngược lại với đạo thờ ông bà và phải củng cố nhân tâm, vạch ra sai lầm của tà đạo đang khuyến dụ và lừa dối dân chúng. Đạo Đường, đạo Mạc, đạo Lão Quân trước hết chỉ dạy yêu mến và săn sóc chính mình, thứ đến dạy yêu mến tất cả mọi người và sau cùng coi việc khinh chê sự đời là một nhân đức thanh cao. Tuy nhiên các đạo này không dựa trên luật tự nhiên nhưng cũng không trái nghịch luật tự nhiên và không hư hỏng, cũng không làm hại đến phong tục và tập quán như đạo Giatô. Đạo Giatô là đạo giả dối và nghịch lại với đạo thật vì đạo khuyến dụ dân chúng, lừa dối và lạm dụng lòng đơn thành của người dân, dùng những hình phạt hỏa ngục để làm kinh sợ người yếu đuối, dùng niềm vui nước trời để thu hút người khác. Đạo còn xử dụng luật riêng, tòa án riêng xét xử các vụ rắc rối. Những người theo đạo này hội họp nhau cúng tế và thờ lạy, hàng ngàn người nối tiếp nhau vào tôn thờ như tôn thờ chủ tể của quốc gia vậy. Họ công bố con đường họ theo là thánh và tôn vinh những người bước theo đường ấy. Từ khi đạo này xâm nhập vào đất nước, trong khắp các tỉnh có hàng ngàn người tin theo. Những người đã tin theo thì cuồng nhiệt như là mất trí, chạy đi đó đây như là người điên.
Các tín đồ của đạo này không tôn kính các thần minh, cũng không cúng tế tổ tiên. Họ giảng đạo, học hỏi và hội họp như là một thói quen. Càng ngày tín đồ đạo này càng đông, họ xây thêm nhiều nhà thờ mới, những cái gai chướng này lan tràn khắp mọi nơi, không có xó xỉnh nào mà không bị tiêm nhiễm. Chính vì lẽ đó, chúng thần ngước trông lên hoàng thượng khẩn xin ngài chữa trị các tệ đoan này. Lời của ngài như ngọn cờ triệu tập hàng hà sa số nhân dân về một mối, từ đó các phong tục và luật lệ quốc gia sẽ thống nhất, và các lời nói hành động sẽ hòa hợp với nhau, tất cả những cái hay cái phải sẽ được tuân theo, và thế hệ hiện tại cũng như mai sau sẽ tuân giữ các lề luật. Như thế những con đường sai trái được uốn nắn, sự dữ được thay thế bằng điều lành. Tất cả sẽ được thu họp về một mối, đó là đạo của vua, của thuần phong mỹ tục và khắp mọi nơi đều khuôn mình theo. Nhưng đạo Giatô là một cản trở cho tất cả những canh tân hoàn thiện, mặc dù đã cấm nhưng không tiêu diệt được. Đạo Khổng đã có từ lâu đời thế mà có nhiều người đang tâm bỏ để theo đạo Giatô là đạo cấm dân chúng theo đạo Khổng.
Chúng thần cũng đã nghiên cứu luật lệ cấm đoán của Trung Hoa viết như sau: Tất cả những người Âu châu ở trong nước đứng đầu giáo phái lừa dối dân chúng thì phạm tội đại nghịch đáng xử giảo. Còn những người không có chức vị hay chức vị thấp thì phải giam tù để xét xử sau. Những người để mình bị lừa dối và tuyên xưng đạo thì phải đày đi làm nô dịch giữa dân mọi rợ. Những người rao giảng khuyến dụ dân theo đường hư hỏng, những người đàn bà bất trị không biết xấu hổ, cũng như những người móc mắt người ốm, nếu bị bắt sẽ phải phạt theo trọng tội. Trên hết các quan văn cũng như võ nếu không trông chừng các quan cấp dưới sẽ bị đưa ra tòa xét xử.
Tất cả những nghiêm cấm trên đây rất đúng và rất đáng khen để ngăn chặn thứ tà đạo, đưa nhân dân về phía thuần phong mỹ tục là điều phải lẽ. Vi thế khi nghiên cứu sự việc, chúng thần xin hoàng thượng ban lệnh cấm đạo tại khắp các làng tỉnh và huyện trong nước để mọi người biết rằng các đạo trưởng và Kitô hữu Âu châu đang ở bất cứ nơi nào đều phải trở về nước của họ. Thời hạn là ba tháng, khi đáo hạn họ không được phép ở lại nữa. Còn về các nhà thờ phải triệt hạ, phải đốt các sách đạo, từ rày về sau cấm dân chúng không được học hỏi tà đạo này nữa. Sau ba tháng, nếu phát giác được người Âu châu còn trốn tránh trong nước thì: người có công tố giác sẽ được hưởng tất cả tài sản của người chứa chấp đạo trưởng Âu châu trong nhà. Ngoài ra, người chứa chấp cũng như lý trưởng sẽ bị khép vào tội đại nghịch. Nếu người Âu châu vẫn lén lút giữa dân chúng và khuyến dụ họ theo tà đạo thì sẽ áp dụng luật của người Trung Hoa. Hơn nữa nếu các quan có lỗi vì biếng nhác sẽ bị đưa ra tòa xét xử như các tội phạm để sự việc được phân minh và mọi việc được tiến hành đồng đều. Vì nếu áp dụng luật nghiêm khắc thì có hy vọng đưa được dân chúng về đường lành và chân đạo được tồn tại. Phần chúng thần là những người kém cỏi đã xét như thế có đúng hay sai, dám xin hoàng thượng cứu xét” (DMAH 2 tr.20-23).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vì vụ công tử Ưng Hòa tự ý bỏ hoàng cung trốn đi và các quan vu khống cho rằng các thừa sai ‘bắt cóc’, ‘chứa chấp’ để đưa lên tàu Pháp. Sự thật là hoàng tử chỉ dọn nhà ra ở ngoài thành thôi.
2) Nhân vụ này, người ta đã tiên đoán ‘những vụ cấm đạo nghiêm khắc sẽ diễn ra không sớm thì muộn’.
3) Nhiều người nghĩ rằng: có lẽ chính vua Minh Mệnh đã ‘gợi ý cho’ quan Bộ Lễ viết kiến nghị này để dọn đường cho vua dễ hành động.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Khi nhận được kiến nghị, vua Minh Mệnh làm thinh, thế nhưng cuối năm 1826, vua ra lệnh triệu tập tất cả các thừa sai về kinh đô nói rằng cần tuyển nhiều thông dịch viên, nhưng thực tế là để kiểm soát và giam lỏng các ngài.
2) Đầu năm 1827 lệnh được công bố tại miền Bắc, nhưng một đàng các thừa sai cho rằng ‘cần các thông dịch viên’ chỉ là mưu độc của vua Minh Mệnh, nên không thừa sai nào ra trình diện. Đàng khác, miền Bắc bấy giờ có giặc Phan Bá Bành rất mạnh, nên các quan dồn sức vào việc dẹp giặc, không quan tâm việc áp dụng ‘sắc lệnh tập trung các thừa sai’.
3) Dẹp xong giặc Phan Bá Bành, triều đình ra ba sắc lệnh vu khống để chống Công Giáo: - Nhiều thừa sai và linh mục bản xứ dính líu với giặc cách bí mật. - Tịch thu được đồ đạo trong trại của địch. - Nhiều lính giặc là người Công Giáo.
4) Nhờ ảnh hưởng của vị tướng lão thành Lê Văn Duyệt (6) mà những thừa sai ở miền Nam được trở về nhiệm sở Đồng Nai, đó là cha Taberd, cha Odorico và cha Gagelin.
• 1829, Kết án giáo dân tại Mông Phụ.
Năm 1829 có một người đến làng Mông Phụ (Sơn Tây) nói là mình đưọc lệnh quan trên đến tịch thu các đồ đạo, không có giấy tờ gì. Dân làng nghi ngờ, nên không chịu trao nộp. Vài hôm sau lính kéo đến bắt ba giáo dân đàn anh ra hầu tòa và kết án phải lưu đày chung thân. Vua Minh Mệnh không chấp nhận bản án, bắt ba người phải đợi hơn một năm nữa mới ra án chính thức. Ngày 14.10.1830 vua ra án như sau: “Nhà thờ Mông Phụ phải giỡ và đem về tỉnh làm nhà kho, ba giáo dân bị kết án phải đánh 100 roi, đeo gông và phơi nắng một tháng, sau đó phải phát lưu”. Bản án này được gửi đi các quan tỉnh để làm mẫu mà xử các vụ người Công Giáo (DMAH 2 tr.27-28).
• 1830, kết án giáo dân Dương Sơn.
Năm 1830 dân làng Cổ Lão lên huyện nằm vạ xin phân xử lấy cho được phần đất của Dương Sơn. Vua Minh Mệnh nghe biết, truyền đưa vụ việc lên xử tại phủ đường kinh đô và cho biết chắc chắn họ sẽ thắng. Hiểu ý vua Minh Mệnh, ba quan tỉnh đã xử phạt làng Dương Sơn rất nặng, là bắt mọi người làng Dương Sơn đi lưu đày. Vua Minh Mệnh không chấp nhận bản án tập thể và quá nặng này vua bắt phải xử lại. Các quan đành bắt 73 người Công Giáo Dương Sơn đánh đòn, đeo gông và ngồi tù với tội danh: ‘theo đạo Giatô và kéo đến đánh dân làng Cổ Lão’. Nội vụ được trao về cho ba quan án tòa hình. Sau đây là kiến nghị bản án đệ lên thỉnh ý vua Minh Mạng: “Chúng hạ thần là Cẩn, Thông và Phan, quan án tòa hình xin đệ trình lên hoàng thượng bản án xử mới để làm sáng tỏ và sửa đổi án cũ về cuộc tranh chấp giữa hai làng Dương Sơn và Cổ Lão. Chúng hạ thần sấp mình xin hòang thượng duyệt xét. Chúng hạ thần đã xem xét bản án do ba quan tỉnh, xử toàn thể làng Dương Sơn, gồm 73 người đàn ông và đàn bà công khai thực hành đạo Giatô và hai người là trùm trưởng đạo này tên là Khoa và Tài. Theo luật nước thì hai ông trùm trưởng bị kết án xử giảo hoặc phát lưu, còn 71 người trong đó có đội Đạo trông đội coi voi, hiện đang ở Bắc Việt phải ra lệnh cho quan sở tại tra hỏi, còn lại 70 người thì theo như án hoàng thượng đã xử tên Quyên, tức là đàn ông phải phục dịch như lính, đàn bà phải làm nô lệ. Tuy nhiên chiếu theo một điều luật quy định rằng: nếu tội nhân nào cải đổi và bỏ tà đạo này bằng cách chà đạp thánh giá thì có thể tha thứ lỗi lầm, nhưng nếu sau này người nào cố chấp bất trị vẫn còn theo tà đạo thì sẽ bị phạt nghiêm nhặt nhất, không cần phải thương xót. Chúng hạ thần chưa tra hỏi xem các phạm nhân có muốn bỏ đạo và đạp ảnh thánh giá không. Ngay khi chúng hạ thần biết được ý của hoàng thượng, chúng hạ thần sẽ thi hành theo. Tội của các quan nhân rất rõ ràng không cần minh chứng, và luật pháp cũng hiển nhiên như đã nói ở trên. Ba quan tỉnh có bổn phận xét xử nội vụ đã không áp dụng đúng mức nghiêm khắc của lề luật, nhưng nội vụ đã được duyệt xét lại, bổ khuyết cho lỗi lầm ấy. Hơn nữa, ba quan tỉnh xét xử vội vàng, đã thay đổi loại hình phạt áp dụng cho phạm nhân, phạm thêm một lỗi lầm khác. Làm sao xét xử khi còn 23 người chưa được tra khảo? Ngoài ra còn một tội nhân tên Sơn, là một sĩ quan trong quân đội thứ tư thuộc đệ nhị hữu đạo quân cũng chưa được xét xử. Viên sĩ quan này phải giáng xuống làm lính thường. Nếu không áp dụng luật pháp nghiêm khắc thì không làm sao giữ dân chúng có ý nghĩ và tòng phục như nhau. Vì những lẽ nêu tên, chúng hạ thần xử khác với ba quan tỉnh để các vị xem lại và thi hành luật pháp theo đúng tinh thần và sự đòi buộc phải có. Nếu chúng hạ thần táo bạo trình lên hoàng thượng một kiến nghị như thế này là vì chúng hạ thần xác tín rằng kiến nghị được dựa trên những lý lẽ vững chắc. Cúi đầu xin hoàng thượng chỉ dụ. Minh Mệnh năm thứ 12, ngày 2 tuần trăng thứ 12 (4.1.1832). Vua Minh Mệnh đã ghi ‘Chuẩn y tấu’.
• Hậu quả theo sau hai vụ Mông Phụ và Lương Sơn:
1) Hai vụ nằm trong hiểm ý cấm đạo của vua Minh Mệnh.
2) Vua đã mở đường cho các quan làm tiền người Công Giáo, cho các làng lương dân sách nhiễu các làng Công Giáo (nhiều vụ tương tự đã xảy ra ở Thanh Hóa, Nam Định và Hà Nội) đòi người Công Giáo đóng tiền vào những lễ cúng tế thần làng. Nếu khlông chịu, họ thưa kiện lên huyện, phủ.
3) Riêng vụ Dương Sơn có liên quan đến cha Jaccard và nhà thờ, trường học. Cha Jaccard bị xử phải lưu đày. Nhưng hoàng thượng ân xá chỉ bắt đi phục dịch như một tên lính thường với lý do cha không phải là một người mọi rợ, không làm gì trái pháp luật, nhưng chỉ đến nước này kiếm kế sinh nhai và lừa dối dân chúng theo tà đạo. Còn nhà thờ và trường học của cha bị tịch thu.
• 1830, Kiến nghị các quan Bộ Hình
Nội dung kiến nghị:
Các quan Bộ Hình dâng kiến nghị xin vua Minh Mệnh cấm đạo và triệt hạ các nhà thờ: “Kính thưa hoàng thượng, trong các đạo ở nước này có đạo Giatô là tệ hại nhất. Đạo Phật và đạo Lão Quan tuy không hay và có nhiều dị đoan nhưng vẫn còn tốt hơn đạo Giatô. Ngày trước hoàng đế Trung Hoa và các tiên vương đã nghiêm ngặt cấm đoán đạo vô luân này, nhưng vì các quan biếng trễ không thi hành lệnh chu đáo và không làm tròn nghĩa vụ khiến đạo này tiếp tục làm hư hỏng và tăng số trong nước. Đây chính là dịp dành cho hoàng thượng tối cao, đầy quyền uy và sáng suốt để tiêu diệt hoàn toàn tà đạo này, một thứ đạo chỉ có hạng người cố chấp và những đàn bà ngu dại nghe theo. Các đạo trưởng phân chia đất nước thành nhiều xứ để cai trị theo ý muốn. Các tín đồ có lòng kính trọng đạo trưởng đến độ vâng lời tối mặt và thông báo tin tức trong nháy mắt từ Bắc xuống Nam. Kính xin hoàng thượng ra chỉ dụ cấm triệt đạo lý sai lầm này. Quốc gia không thể dung thứ được những người mọi rợ đến đây rao giảng đạo. Phải trừng phạt những người cho họ trú ngụ. Cũng phải cấm các sách viết bằng chữ mọi rợ. Phải ra lệnh nộp các sách này cho các quan huỷ đi. Đồng thời cấm các việc đọc kinh dù là âm thầm tại nhà. Ngoài ra phải bắt các thày giảng và trưởng gia đình đạp ảnh. Có làm như vậy họ mới được tha thứ cho lần thứ nhất. Chúng thần là những người hèn mọn thấp trí, dám dâng thư này. Kính mong hoàng thượng chỉ giáo, muôn đời sẽ nhớ ơn và các thế hệ tương lai sẽ xưng tụng danh của đức vua”
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Một hình thức ‘ném đá giấu tay của vua Minh Mệnh’: xúi các quan làm kiến nghị trước rồi ra sắc lệnh hay chỉ dụ cấm đạo sau, để chứng tỏ ‘vua làm theo lòng dân’.
2) Những quan triều ghét đạo có dịp thi công với vua Minh Mệnh.
3) Nội dung kiến nghị là lặp lại những điều xưa cũ, không có nguyên nhân nào đặc thù.
Vụ việc nổi bật đi sau.
1) Khôn khéo của vua Minh Mệnh là ‘nhận được kiến nghị nhưng bề ngoài coi như không có’ và làm ngơ cho các quan ghét đạo làm giả chữ ‘Y nghị’ của vua vào bản tâu mà thẳng tay bách hại đạo.
2) Từ Nam đến Bắc, nhiều nhà thờ Công Giáo đã bị các quan tỉnh, huyện cho làng lương đến phá gỡ hay đòi buộc chính dân Công Giáo phải tự tháo gỡ.
3) Mất cơ sở, các đạo trưởng, thày giảng và giáo dân phải sinh hoạt lén lút …
• 1833, chỉ dụ công khai cấm đạo và mật lệnh gửi các quan trấn thủ
Nội dung chỉ dụ:
Sau nhiều năm chuẩn bị, nay mới là lúc vua Minh Mệnh ban chỉ dụ cấm đạo: “Ta, hoàng đế Minh Mệnh, truyền lệnh như sau: Từ nhiều năm nay, những người Tây phương đến đây truyền bá đạo Giatô làm mê hoặc thường dân bằng lời rao giảng có thiên đàng hạnh phúc và hỏa ngục khổ sở. Chúng không trọng kính đức Phật cũng không thờ cúng Tổ Tiên. Đó là một trọng tội phạm đến chính đạo (Khổng giáo). Hơn nữa, chúng xây cất những nhà thờ, nhà hội to lớn tiếp đón đông đảo dân chúng để dụ dỗ đàn bà và thiếu nữ. Ngoài ra chúng còn móc mắt những người ốm. Không còn gì trái ngược hơn với lý trí và tập tục. Năm ngoái trẫm đã trừng phạt hai làng theo đạo này: Dương Sơn và Mông Phụ với ý định làm cho bá chúng biết rõ ý trẫm muốn họ xa tránh tội ác này mà trở về đường ngay nẻo chính. Và đây là điều trẫm nghĩ: Mặc dù dân chúng ngu dốt theo đạo này đã đông số, nhưng vẫn còn đủ lương tri biết là hợp lý hay không và còn dễ dàng dạy dỗ trở về đàng lành. Vì vậy trước hết phải dùng lời khuyên và dạy dỗ đối với họ, nếu họ bất trị thì mới dùng các hình khổ.
Vậy ta truyền cho tất cả những người theo đạo này, từ quan cho chí đến dân đen phải thực tâm từ bỏ nếu họ nhìn biết quyền uy của ta. Trẫm muốn rằng tất cả các quan hãy tỉ mỉ xem xét có còn người Kitô nào sống trong địa hạt của mình và bắt họ tuân phục mệnh lệnh, bắt họ đạp lên ảnh tượng ngay trước mặt mình. Nếu họ làm theo thì sẽ được ân xá. Đối với các nhà thờ và nhà đạo trưởng các quan phải tịch thu làm kho chung. Từ nay về sau nếu có người nào bị nhận diện hay tố cáo là thực hành những thói tục đáng ghét này sẽ bị trừng trị với hình phạt nghiêm nhặt nhất, ngõ hầu có thể tiêu diệt thứ đạo này tận gốc rễ.
Đó là mệnh lệnh của trẫm, mọi người phải hết lòng tuân giữ. Ngày 12 tháng 11 Âm lịch, Minh Mệnh nguyên niên thứ 13” (DMAH 2 tr. 34-35).
Nội dung mật lệnh:
Nhờ một quan cao cấp ở Phú Yên có thịnh tình với đạo Công Giáo mà mật lệnh này đã tới tay cha Gagelin và các thừa sai: “Đạo Giatô rất đáng ghét, nhưng dân chúng ngu dại tin theo mà không suy xét. Con số đã tăng thêm đông và ở khắp mọi nơi trong vương quốc. Trẫm không thể để mặc cho tín đồ thêm vững mạnh và tăng thêm số. Do đó trẫm đã ban hành chỉ dụ cấm đạo, lấy lòng nhân từ dạy con đường phải theo để sửa đổi. Trẫm cũng nghĩ rằng những người tin theo đạo cũng là nhân dân của quốc gia. Số người càng đông và càng mù quáng cố chấp đến độ mang họ ra khỏi lầm lạc không phải là một việc dễ dàng trong một chốc lát. Nếu cứ phải áp dụng đúng luật thì phải giết hết cả một đám đông. Giải pháp này làm tổn thương đến lòng từ tâm của trẫm đối với dân chúng và rất có thể số đông những người được gọi đến để sửa trị sẽ chìm đắm trong lỗi lầm. Vả lại cần phải hành xử việc này một cách khôn ngoan theo câu cách ngôn: Muốn phá một tục lệ xấu thì phải phá từ từ và muốn nhổ cỏ, phải nhổ tận gốc. Vậy hãy theo lời khôn ngoan của tiền nhân để có thể chắc chắn thành công và không gây đổ vỡ. Trẫm truyền cho các thống đốc và tất cả những quan lại cai trị dân chúng phải:
1) Nghiêm chỉnh chỉ thị cho các quan cấp dưới cũng như dân chúng tự sửa mình và từ bỏ đạo này.
2) Thông báo chính xác các nhà thờ, nhà đạo trưởng hay nhà họ dạy dỗ dân chúng để triệt hạ không trì hoãn.
3) Dùng mưu chước khôn khéo mà bắt đạo trưởng. Các đạo trưởng Tây thì phải giải ngay về kinh đô với lý do theo lệnh vua để dịch các thư từ Âu châu. Với đạo trưởng Việt nam thì hãy giam giữ tại phủ, huyện và canh chừng cẩn thận, không để cho họ trốn thoát hay tiếp tục liên lạc bí mật với tín đồ của họ. Hãy canh phòng cẩn mật và trông chừng các quan cấp dưới để họ không lợi dụng cơ hội bắt bớ những người Kitô mà không phân biệt hay thiếu khôn ngoan, gây ra rối loạn khắp nơi. Điều đó, các quan phải chịu trách nhiệm. Việc này không phải là việc nhỏ nhặt, nhưng nó là nền tảng, vì vậy trẫm mới phải nhắc nhở và luôn để tâm đến. Các khanh là những quan đầu tỉnh, hãy tuân hành đúng lệnh triều đình, hành động cho khôn khéo để khỏi gây xáo động. Nếu xẩy ra điều gì thì các khanh không còn đáng tin cậy nữa. Trẫm cấm không được công bố lệnh này sợ rằng nếu công bố sẽ gây rắc rối, vậy khi nhận được một mình các khanh biết mà thôi” (DMAH 2 tr. 35-37).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Nguyên nhân đặc thù của chỉ dụ: lòng ghét đạo Công Giáo sẵn có nơi vua Minh Mệnh. Vua đã quy hoạch một chương trình dài hạn thể hiện ‘lòng ghét đạo này qua những vụ việc có trước như vụ Mông Phụ, Dương Sơn’ trước khi ra chỉ dụ. Lão tướng Lê Văn Duyệt đã chết, không còn ai cản được vua.
2) Cũng như các vị chúa Trịnh, chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn, cho đạo Giatô là tà đạo, là đạo ngoại lai, các thừa sai là những người lừa dối, những người Việt Nam theo đạo là dân ngu dốt, dễ bị khuyến dũ mê hoặc.
3) Vua Minh Mệnh cho Nho Giáo mới là chính đạo, đạo Phật, đạo lão có thể bao dung còn đạo Giatô là đạo Âu châu nhất thiết phải diệt tận gốc.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Nhiều làng Công Giáo bị xách nhiễu, buộc phải đóng tiền vào các dịp lễ thần làng, hoặc bị dân lương kiện lên quan huyện, phủ tỉnh… Những việc đau buồn này xẩy ra thường xuyên ở Bố Chính, Nghệ An, Hà Tĩnh,Thanh Hóa, Hưng Yên, Nam Định, Huế… Mỗi nơi đều có những chứng nhân anh dũng, như chàng thanh niên 21 tuổi ở Bố Chính, 20 giáo dân can trường tại Châu Đốc…
2) Linh mục Phêrô Lê Tùy chịu xử trảm tại Quan Ban (Hà Đông) năm 1833.
3) Linh mục Phanxicô Gagelin (cố Kính) chịu xử giảo tại Huế năm 1833
4) Quan đội Phaolô Tống Viết Bường chịu xử trảm tại Thọ Đúc (Huế) năm 1833
• 1835, Mười điều huấn dụ
Nội dung 10 huấn dụ:
1) Đôn nhân hậu: Trọng tam cương ngũ thường. Hỡi con người, bản tính của nhân sinh là phải biết có luật vua tôi, có liên hệ máu mủ cha con, có phân biệt vợ chồng, có đẳng cấp huynh thứ, có tin tưởng giữa bằng hữu. Đó là cuộc sống con người và tuân giữ các điều ấy là đạo làm người.
2) Chính tâm thuật: Làm việc gì cũng cốt phải giữ bụng dạ cho chính đính trong sạch. Thật vậy, cái tâm là chính con người, nếu nó ngay thẳng thì vạn sự lành phát xuất như từ nguồn suối, bằng không, nó là lò của trăm sự dữ đổ trên đầu. Đấng Đại Thiên đã in sâu trong tâm hồn mỗi người đạo tự nhiên: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đời sống con người ở tại giữ các nguyên tắc cao cả này. Trẫm ước mong rằng mọi thần dân hãy có tâm hồn tốt, mặc dù hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng tất cả hợp cùng nhau tìm kiếm sự thiện. Người giàu đừng có kiêu căng ngạo nghễ, người nghèo đừng gian tham trộm cướp, ước ao giàu sang vượt quá cấp bậc, để ý nghĩ xấu tiêu hao tìm kiếm.
3) Vụ bản nghiệp: Giữ bổn phận, chăm nghề nghiệp của mình. Phải bằng lòng với cuộc sống của mình, đừng than thân trách phận trời đã sinh ra ta. Hãy làm trọn bổn phận với niềm vui, hãy làm việc hăng hái và bằng lòng. Tất cả, người nông dân, thủ công, thương gia, binh sĩ hãy bằng lòng mãn nguyện.
4) Thượng tiết kiệm: chuộng đường tiết kiệm. Hãy xử dụng của trời cách tiết độ, đừng như người hoang phí tiêu thụ tất cả những cái có, rồi phải đói trong suốt năm. Ham mê các thú chơi làm nẩy sinh nghèo đói, trộm cắp và loạn tặc.
5) Hậu phong tục: Giữ phong tục cho thuần thục.
6) Huấn tử đệ: Phải dạy bảo con em. Giáo dục gia đình là nền tảng xã tắc.
7) Sùng chính học: Tránh học thuyết xấu và học hỏi cái hay. Trẫm khuyên đừng để ngày nào qua đi mà không đọc sách hay học hỏi, cũng như phải coi chừng học thuyết sai lầm. Tất cả lý thuyết sai lầm của đạo Giatô đều đi ngược với lý trí và nguy hại cho thuần phong mỹ tục. Những người theo phái này, đàn ông đàn bà sống chung với nhau như những người man rợ (muông thú), nhiều người đã phải đóng vào việc thờ phượng, gieo rắc sự bất hòa khắp nơi, điên rồ tôn kính người phải chết, hủy hoại lời dạy phải lẽ và có hại cho nhân loại. Vậy không thể tin vào đạo như thế. Những người đi lang thang khắp nước truyền bá, hãy từ bỏ sớm hết sức. Trái lại mọi người hãy giữ cẩn thận tập tục tiền nhân: các lễ phép thông thường trong việc cưới xin cũng như tang chế, trong việc thờ phượng ông bà cũng như thần làng.
8) Giới dâm thắc: Đừng giữ những điều gian tà dâm dục. Người có công giữ nhân đức tiết hạnh sẽ được thưởng, trái lại ai lỗi phạm sẽ bị trừng phạt. Có thể, trẫm sẽ lập nhà riêng cho họ, có thể trẫm ban bằng khen thưởng để làm gương cho những người khác.
9) Thận pháp thủ: Cẩn thận giữ luật pháp. Đặc biệt là việc nộp thuế.
10) Quảng thiện hạnh: Rộng rãi làm việc lành (DMAH 2 tr. 64).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vào những năm cuối đời vua Minh Mệnh lo ngại trước sự xa đoạ của xã tắc: trong làng nhiều kẻ cường hào trái phép, nhiều thần dân biếng nhác, chỉ cờ bạc rượu chè…
2) Nhiều quan lại tham làm tiền bạc, ham mê tửu sắc…
3) Có nhiều giặc giã nổi lên: giặc Vành, giặc Nồng Văn Vân, giặc Lê Văn Khôi…
4) Vẫn tiếp tục ghét đạo và cấm đạo…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các làng đón rước 10 chỉ dụ và các quan về làng giảng huấn…
2) Binh sĩ Anrê Trần Văn Trông, Thọ Đúc, Huế bị xử trảm năm 1835
3) Thừa sai Giuse Marchand (Du) bị xử bá đao tại Huế năm 1835.
• 1836, Kiến nghị xin cấm đạo.
Nội dung kiến nghị:
“… Các thừa sai dùng bánh nhiệm mầu để mê hoặc dân chúng và làm cho họ cố chấp giữ đạo. Các thừa sai còn lấy mắt người chết pha lẫn vào hương để làm thuốc chữa bệnh. Trong khi cử hành hôn phối, đạo trưởng bắt làm những điều đồi bại. Thừa sai Marchand đã thú nhận tất cả những đồi bại này. Vì thế cần phải đặt ra những biện pháp mới chống lại các đạo trưởng Tây phương. Rõ ràng năm 1826 hoàng thượng đã công bố chỉ dụ rất khôn ngoan để ngăn cấm các đạo trưởng xâm nhập quốc gia, nhưng mặc dầu vậy, Marchand đã lén vào được trong nước và ẩn trốn nhiều năm. Có lẽ nhiều thừa sai khác nữa cũng còn ẩn trốn trong nước. Vì thế ngước trông hoàng thượng công bố những biện pháp sau đây: cấm các tàu buôn mọi rợ không được đến các cửa biển ngoại trừ cửa Hàn. Quan coi cửa biển này phải nghiêm mật trông chừng tất cả mọi người nước ngoài đến đây buôn bán. Phải có phép quan trước mới được xuống đất để buôn bán và suốt trong thời gian này phải có người theo dõi, không được tách rời dù trong bất cứ nhà đặc biệt nào. Khi họ đã buôn bán xong phải kiểm điểm số người trước khi dẫn lên tàu. Nếu có người nào tìm cách trốn ở lại sẽ bị bắt ngay và phải xử tử. Còn các tàu buôn người Trung Hoa có thể đến tất cả các cảng khác, nhưng vừa tới sẽ bị khám xét ngay và nếu trên tàu có đạo trưởng Âu tây sẽ bị bắt và xử tử. Các đạo trưởng Âu tây bắt được trên đất liền cũng phải xử tử. Người oa trữ cũng bị một hình phạt như thế. Các quan cũng sẽ bị trừng phạt xử tử nếu đạo trưởng bị bắt trong địa hạt của họ, vì đã không chịu lùng soát cho kỹ để bắt” (DMAH 2 tr.86-87).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Thực ra đây không phải là sắc lệnh của vua Minh Mệnh, nhưng là kiến nghị các quan đã soạn theo ý của vua. Đúng theo kế hoạch ‘ném đá giấu tay’ vốn có của nhà vua.
2) Vì thế đầy tràn những ‘nguyên nhân’ vu khống, vô căn cứ… kể cả những điều ‘thú nhận’ đã gán cho thừa sai Marchand.
3) Vì những biện pháp ‘bắt các đạo trưởng Tây phương’ trước đây chưa nghiêm khắc đủ hoặc các quan lơ là, chỉ lợi dụng sắc luật để làm tiền… nên kiến nghị lần này nghiêm khắc hơn cả, đối với các đạo trưởng cũng như đối với các người oa trữ đạo trưởng và các quan lại chểnh mảng: tất cả đều bị án xử tử.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Lại một phen các giám mục, thừa sai linh mục bản xứ, các thày giảng, chủng sinh và những người Công Giáo nhiệt tình… phải sống trốn tránh, cực khổ… và do đó, công việc truyền giáo bị đình trệ…
2) Thừa sai J.B. Cornay (Tân) bị bắt và bị xử lăng trì tại Sơn Tây năm 1837.
3) Thày giảng Phanxicô Xavier Cần bị bắt năm 1836 và bị xử giảo tại Hà Nội năm 1837
4) Thấy các quan chưa ‘hung hăng đủ’ để bắt các đạo trưởng, đặc biệt tổng đốc Trịnh Quang Khanh ở Nam Định, vua Minh Mệnh liền triệu Trịnh Quang Khanh về Huế khiển trách và hạ xuống làm quan huyện.
* 1838, lệnh tàn sát đạo Công Giáo.
Nội dung sắc lệnh:
Tuy vắn nhưng thật hung dữ, chỉ dụ vua Minh Mệnh gửi cho các quan đầu tỉnh. Vua Minh Mệnh hạ lệnh thẳng thừng: “Hãy bắt bớ, đánh đập không thương tiếc. Hãy tra tấn. Hãy ra lệnh xử tử tất cả những người từ chối đạp ảnh thánh giá. Hãy biết rằng từ chối đạp ảnh là trở thành người phản nghịch. Không cần xét xử, hãy lấy gươm, búa, giáo, tất cả những gì có trong tay mà tiêu diệt những kẻ mù quáng và cố chấp, đừng để một người nào thoát chạy…” (DMAH 2 tr.115-116).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Có lẽ vua Minh Mệnh thấy các quan không quan tâm đủ những sắc lệnh hay chỉ dụ cấm đạo vua đã ban hành. Trường hợp cụ thể là quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh ở Nam Định.
2) Có lẽ vua Minh Mệnh thấy 10 huấn dụ vua ban bố năm 1835 không mang lại hiệu quả, từ quan chí dân chỉ nghe mà không thực hành.
3) Đang khi đó vua giận dữ khi thấy đạo Công Giáo mỗi ngày một phát triển cả về số đạo trưởng, thày giảng, họ đạo, cơ cấu tổ chức…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Thày giảng Phanxicô Chiểu bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1838.
2) Đức Giám Mục phó Dominique Henares (Minh) dòng Daminh bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1838.
3) Linh mục Vincentê Đỗ Yến o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1838.
4) Thày giảng Giuse Nguyễn Đình Uyển bị bắt và chết rũ tù tại Hưng Yên năm 1838
5) Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần bị bắt và chết rũ tù tại Nam Định năm 1838.
6) Đức Giám Mục Inhaxiô Delgado (Y) o.p. bị bắt và chết rũ tù tại Nam Định năm 1838
7) Linh mục Guise Fernandez (Hiền) o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1838.
8) Linh mục Bênađô Vũ Văn Duệ bị bắt và bị xử trảm tại Ba Tòa năm 1838.
9) Linh mục Dominicô Nguyễn Văn Hạnh o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Ba Tòa năm 1838.
10) Linh mục Giacôbê Năm (Mai Ngũ) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838.
11) Ông Micae Lý Mỹ (Nguyễn Huy Diệu) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838
12) Ông trùm Antôn Nguyễn Đích bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838.
13) Linh mục Giuse Đặng Đình Viên bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838.
14) Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự o.p., bị bắt và bị xử trảm tại Bắc Ninh năm 1838
15) Y sĩ Giuse Hoàng Lương Cảnh bị bắt và bị xử trảm tại Bắc Ninh năm 1838
16) Linh mục Francis Jaccard (Phan) m.e.p. bị bắt và bị xử giảo tại Quảng Trị năm 1838.
17) Chủng sinh Toma Trần Văn Thiện bị bắt và bị xử giảo tại Nhan Biều năm 1838
18) Đức Giám Mục Pierre Borie (Cao) m.e.p. bị bắt và bị xử trảm tại Quảng Bình năm 1838.
19) Linh mục Phêrô Võ Đăng Khoa bị bắt và bị xử giảo tại Quảng Bình năm 1838.
20) Linh mục Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm bị bắt và bị xử giảo tại Đan Sa năm 1838.
21) Thày giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ bị bắt năm 1837 và bị xử giảo tại Sơn Tây năm 1838.
22) Thày giảng Phêrô Nguyễn Văn Đường bị bắt năm 1837 và bị xử giảo tại Sơn Tây năm 1838.
23) Thày giảng Phêrô Vũ Văn Truật bị bắt năm 1837 và bị xử giảo tại Sơn Tây năm 1838
24) Đó là chưa kể những vụ việc khác, như vụ Đức Cha Havard phải trốn lên rừng Bạch Bát (Ninh Bình) với hai thày giảng. Ba cha con sống dưới hầm và chỉ ăn gạo sống… Sau mười mấy ngày Đức Cha ngã bệnh và chết trên rừng…
25) Nhìn chung lại năm 1838, chúng ta thấy lời của cha thừa sai Delamotte bấy giờ sống lẩn trốn tại Nhu Lý thật xác đáng. Ngài viết: “Năm 1838 là một năm khốn nạn, và bắt bớ tại Bắc Việt và Trung Việt. Lưỡi gươm bắt đạo đã mặc sức chém giết, nhưng nước trời lại thêm đông số các Đấng Tử Đạo…”
• 1839, hai sắc dụ.
Nội dung sắc dụ ‘mạt sát đạo Giatô’ và ‘trừng trị các binh lính Công Giáo’, ban hành 29.7.1839
Đây chỉ là bản tóm lược: Sắc dụ gồm sáu phần: 1 – Vua kể ra các lời buộc tội Công Giáo là không tuân giữ luật nước, đầy dẫy giả dối, giảng dạy những điều phi lý như thiên đàng, thánh giá, nước thánh, các đạo trưởng móc mắt người chết, dụ dỗ đàn bà con gái. 2 – Vua kể ra những việc đã làm để tận diệt đạo này. 3 - Liệt kê các hình phạt áp dụng cho binh lính. 4 – Nêu lên những lý do các quan có thể dùng để khuyến dụ binh lính bỏ đạo Giatô mà theo đạo nhà nước. 5 - Giải thích bổn phận hiếu đễ với cha mẹ để được giàu có và danh giá, người không chịu bỏ đạo Giatô sẽ bị trừng phạt và làm nhục nhã cha mẹ. 6 - Truyền cho tất cả các quan trong nước phải tận tâm giảng dạy các huấn dụ của vua. Người nào chối đạo rồi thì không phải đến nghe giảng nữa, người nào không chối đạo sẽ bị xử tử. Người nào chưa có thể bỏ đạo thì phải đưa đến trước mặt quan để đạp ảnh rồi mới được để cho yên, bằng không phải thọ hình.
Nội dung của sắc dụ ‘cáo tội các đạo trưởng và giáo dân mê muội’ và bắt họ phải ‘dựng miếu tại làng để cúng tế tổ tiên và thần làng’, ban hành 03.10.1839:
“Tất cả các quan đầu tỉnh phải chỉ thị cho các quan cấp dưới sai các cai tổng, lý trưởng những làng có người Công Giáo để dạy dỗ và xóa bỏ những sai lầm. Sau đây là những điều cốt yếu phải giảng dạy: 1 – Ông Giatô, ông tổ đạo của các ngươi là một người ở nước xa xôi và thuộc về một giống khác lạ với các ngươi. Nếu đạo lý của ông ta thật củng cố lòng trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với anh em thì có ai bắt các ngươi về tội theo đạo đâu?. 2 – Còn đối với các thừa sai giảng dạy về một thánh giá trên đó có treo một đứa trẻ thì hoàn toàn không thể hiểu được. Tốt hơn hết là đừng tin tưởng vào đó. 3 – Còn nếu các ngươi nói rằng theo đạo Giatô để được lên thiên đàng sau khi chết ư? Nhưng các ngươi hãy xem sự gì xảy ra cho linh mục Marchand, Cornay, cho trùm Hiền (cha Fernandez), trùm Hai (Đức Cha Henares). Không phải là họ đã chết khốn nạn sao? Hình khổ của họ không phải là một điều ghê sợ sao? Hẳn thật bốn thừa sai này đã giữ đạo hoàn hảo hơn tất cả dân chúng, đạo đã không ngăn cản cho họ khỏi chết, cũng như sau khi hành quyết đầu của bốn người tách rời khỏi xác. Xem đấy, chính họ đã kể lể những cái đẹp đẽ sau khi chết, cái chết của họ đã lật tẩy những lời xảo ngôn. Làm sao có thể lên trời khi người ta không còn sống được nữa? Trái lại, các ngươi hãy xem gương các cha Việt Nam Duyệt và Kiên. Bây giờ những người đã đạp ảnh thì đều được tự do và sống an bình cho tới ngày cuối đời chờ đợi nước trời dành cho họ. Hãy nói những niềm vui thiên đàng ở về phía nào và những hình khổ hỏa ngục về phía nào?. 4 – Nếu các ngươi không nhạy cảm về các điều suy nghĩ trên và nếu các ngươi tiếp tục hội họp để cầu kinh bí mật, các ngươi có bằng chứng là điên rồ và cố chấp trong tội ác. 5 – Đó là những ý tưởng lớn cần phải quảng diễn cho người Công Giáo để soi sáng và dẫn dụ họ trở về. 6 – Theo lòng nhân từ sẵn có, trẫm cho triển hạn một năm để những người có trách nhiệm phổ biến những huấn thị này, hầu qua những lần dẫn giải, dần dần họ đã bị thấm nhiễm tinh thần của tà đạo, soi sáng họ hối hận về quá khứ và quyết tâm sửa đổi trong tương lai. 7- Cũng phải thúc ép các người tín hữu dựng chùa miếu lại mỗi làng để cứ thời hạn đã định cúng tế tổ tiên và thần làng. Chính nhờ làm trọn những nghĩa vụ này mà họ thâu hồi những quyền lợi và được mọi người kính trọng và tỏ ra xứng đáng trong thời đại thái bình của triều đại trẫm. 8 - Nếu sau khi đã công bố sắc lệnh mà các quan không tận tình ép buộc được các cai tổng và lý trưởng để thi hành lệnh, và nếu những cai tổng và lý trưởng không nhiệt tâm giáo huấn dân chúng, thì hết thời hạn định, sẽ bị trừng trị về tội chểnh mảng. 9 – Sau cùng, nếu các người Công Giáo phản nghịch trong nước, không có dấu hiệu phục tòng bên ngoài nghĩa là ban ngày là lương, nhưng ban đêm lại thực hành đạo và truyền đạo, thì khi ấy phải trừng phạt không thương tiếc, họ là những người Công Giáo bất trị” (DMAH 2 TR; 289-291).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Sau khi xử hai binh sĩ Augustinô Phan Viết Huy và Nicola Bùi Đức Thể (cùng bị lăng trì ngày 12.6.1839) trung kiên giữ đức tin và anh dũng chịu chết vì Chúa Giêsu, vua lên cơn giận và ra hai sắc dụ này.
2) Cũng vì có nhiều tố cáo và vu gian của lương dân và những quan lại ghét đạo thúc đẩy vua.
3) Nhiều đơn của làng lương đòi người Công Giáo đóng góp tiền ‘sửa sang chùa miếu và tổ chức lễ cúng bái thần làng’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Linh mục Dominicô Tước o.p. bị bắt và đánh chết tại Nam Định năm 1839.
2) Binh sĩ Dominico Đinh Đạt bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Nam Định năm 1839.
3) Linh mục Toma Đinh Viết Dụ o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1839.
4) Linh mục Dominicô Nguyễn Văn Xuyên o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1839.
5) Thày giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu bị bắt 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
6) Nông dân Stêphanô Nguyễn Văn Vinh bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
7) Thày giảng Dominicô Bùi Văn Úy bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
8) Giáo dân Augustinô Nguyễn Mới, bị bắt 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê (Thái Bình) năm 1839.
9) Giáo dân Toma Nguyễn Văn Đệ bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
10) Linh mục Anrê Trần Anh Dũng (Lạc) bị bắt và bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy năm 1839.
11) Linh mục Phêrô Phạm Viết Thi bị bắt và bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy năm 1839.
• 1840, Cấm đạo năm cuối đời của triều Minh Mệnh.
Tuổi già sức yếu, vẫn cấm đạo gay gắt:
Hai chỉ dụ của vua Minh Mệnh 1838 và 1839 vẫn còn nóng hổi cho tới lúc vua băng hà vì ‘ngã ngựa’ cuối năm 1840 (7). Trong năm này, mặc dầu tuổi già sức yếu, vua vẫn hung hăng diệt đạo Giatô.
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Ngoài những lý do chúng ta đã thấy: vua tôn sùng đạo Nho và triệt hạ đạo Giatô mà vua cho là đạo giả dối, ngoại lai, trái với đạo thật là đạo Nho…
2) Có một lý do lớn khác và mỗi ngày một trầm trọng: dã tâm xâm lược nước Việt Nam của các cường quốc Âu châu và cách riêng là nước Pháp.
Vụ việc nổi bật tiếp diễn:
1) Linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan bị bắt năm 1837 và bị xử trảm tại Ninh Bình năm 1840
2) Thày giảng Gioan Baotixita Đinh Văn Thành bị bắt năm 1837 và bị xử trảm tại Ninh Bình năm 1840.
3) Thày giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu bị bắt năm 1837 và bị xử trảm tại Ninh Bình năm 1840.
4) Linh mục Giuse Đỗ Quang Hiển bị bắt năm 1839 và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
5) Linh mục Luca Vũ Bá Loan bị bắt và bị xử trảm tại Hà Nội năm 1840
6) Tu sĩ Toma Toán o.p. bị bắt năm 1839 và bị bỏ đói chết tại Nam Định năm 1840.
7) Ông trùm Antôn Nguyễn Hữu Năm (Quỳnh) bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Đồng Hới năm 1840.
8) Thày giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Quảng Bình năm 1840.
9) Linh mục Dominicô Trạch (Đoàn) o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1840.
10) Linh mục Giuse Nguyễn Đình Nghi (Kim) bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
11) Linh mục Phaolô Nguyễn Ngân bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
12) Linh mục Martino Tạ Đức Thịnh bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
13) Ông trùm Martino Thọ (Nho) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1840.
14) Lý trưởng Gioan Baotixita Cỏn (Bốn) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1840.
15) Y sĩ Simon Phan Đắc Hòa (Thu) bị bắt năm 1839 và bị xử trảm tại Huế năm 1840.
• Một nhận định ngắn: Chúng ta có thể phân cuộc bách hại đạo Công Giáo thành hai giai đoạn: Giai đoạn I (1820-1833), khi chưa nắm vững ngai vàng vì còn nhiều cựu thần và giặc giã, vua còn nhẹ tay đối với đạo Công Giáo. Giai đoạn II (1833-1840) đã có lớp quan trung thành và giẹp xong giặc, vua quên lời dạy của Tiên đế, mạnh miệng lên án đạo Công Giáo, kể cả những vu khống ấu trĩ và thẳng tay ‘tàn sát không thương tiếc’. Phương pháp bách đạo của vua Minh Mệnh là ‘xúi dân hoặc các quan trung thành làm kiến nghị theo ý vua’ để tránh bị tiếng là ‘một hôn quân bạo chúa’. Sau đó dựa trên những kiến nghị ra những sắc chỉ hay chỉ dụ ‘nghiêm khắc, tàn sát không thương tiếc’. Trong các quan trung thành và hung dữ của vua Minh Mệnh là quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh vùng Nam Định. Cụ thể là trong số 58 thánh tử đạo dưới thời vua Minh Mệnh đã có 24 vị trong vùng Nam Định do quan Trịnh Quang Khanh quản nhiệm. Thật đáng tiếc cho một vị vua ‘quá thâm Nho’ nên ‘từ trái tim đến khối óc’ đã mất tầm nhìn xa thấy rộng của một vị hoàng đế!
3. Vua Thiệu trị cũng là Hiến Tổ, Phú Tuyền hay Miên Tông (1841-1847).
Vua Thiệu Trị lên ngôi lúc 34 tuổi, theo quy chế được sắp đặt từ thời Minh Mệnh mà làm theo di huấn của vua cha. Trước tiên, vua trao trả cho Pháp những thừa sai bị bắt đang bị giam ở Huế với điều kiện ‘không được trở lại’. Tiếc rằng, mọi sự đang dàn xếp tốt đẹp cho đạo Công Giáo được hưởng tự do, thì tàu Pháp đã dùng đại bác bắn chìm tàu của Việt Nam đậu ở bên cạnh. Vua Thiệu trị vô cùng tức giận, ra sắc chỉ bách hại các thừa sai và trị tội người trong nước theo đạo Giatô.
• 1847, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung của sắc lệnh:
Đức Cha Retord cho biết: ‘Sắc lệnh của vua Thiệu Trị trước tiên là nhắc lại các lệnh cũ của vua Minh Mệnh. Không nghiêm khắc dữ dội như nhiều người tưởng. Tuy nhiên nó cũng gây lo âu, xáo trộn trong các cộng đoàn Kitô giáo và khơi dậy lòng tham ‘làm tiền’ của các quan lại, cũng như khơi thêm sự giận dữ của lương dân. Nhiều làng lương lợi dụng cơ hội xách nhiễu các làng hay các gia đình Công Giáo. Trước hết vua ra mật lệnh cho các quan đầu tỉnh, rồi sắc lệnh thứ hai mới dành cho các quan phủ, huyện, cai tổng, xã trưởng. Cho đến ngày 3.5.1847, vua mới ra một sắc lệnh áp dụng những biện pháp gay gắt của vua Minh Mệnh’.
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Chiến thuật ‘giết những người pháp đến trên chiếc tàu Lapierre’ bị lộ và vua nghi cho một quan Công Giáo đã tiết lộ, kết quả là người pháp đã bắn chìm các tàu Việt Nam bao quanh.
2) Hầu hết các quan đại thần và tướng giỏi giúp vua Thiệu Trị là những quan đại thần và tướng giỏi đã từng giúp vua Minh Mệnh. Họ cũng là những người ghét đạo, đã từng xúi xiểm vua Minh Mệnh, nay họ cũng làm như vậy với vua Thiệu Trị.
3) Cả triều đình cũng như nhà vua đều cho rằng ‘đạo Giatô là nguyên nhân làm cho Pháp xâm chiếm Việt Nam’. Nên bách hại đạo Giatô vừa là cách thức báo thù cho hả dạ, vừa là cách cần thiết để chặn đường xâm chiếm của Pháp.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Bà Anê Lê Thị Thành bị bắt và bị chết rũ tù tại Nam Định năm 1841
2) Linh mục Phêrô Khanh bị bắt và bị xử trảm tại Hà Tĩnh năm 1842
3) Thương gia Matthêô Lê Văn Gẫm bị bắt năm 1846 và bị xử trảm tại Chợ Đũi năm 1847.
4. Vua Tự Đức tức Dục Tôn, Nguyễn Phúc Thi (Hồng Nhậm) (1847-1883).
Vua Thiệu Trị băng hà 4.11.1847 thì ngày 10.11.1847 vua Tự Đức lên ngôi, lúc mới 19 tuổi. Vua Tự Đức được tiếng là hòa nhã, thông minh nhất triều Nguyễn, cũng là vị vua có đức hiếu đáng làm gương mẫu. Tuy nhiên vua Tự Đức ít sức khoẻ, không biết quyết định, nên mọi việc nằm trong tay các quan đại thần siêu thủ cổ như Trương Đăng Quế, Vũ Trọng Bình…
• 1848, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung của sắc lệnh, gồm ba phần:
Phần 1, nói về những sai lầm của đạo Công Giáo và đã từng bị các vua tiền nhiệm cấm đoán. Đạo dạy không được thờ kính tổ tiên và các thần, dạy những điều hão huyền về thiên đàng để lừa dối dân chúng, bắt dân chúng thờ lạy một hình khổ Giêsu thật ghê sợ, đó là một thứ đạo ngăn cản mọi thứ thói tục tốt, những người truyền đạo lại cứng cổ, cố chấp, dụ dỗ đàn bà, móc mắt bệnh nhân và thu góp tiền của dân chúng.
Phần 2, ra lệnh đối phó với các đạo trưởng Âu châu, với các linh mục Việt Nam, với các thày giảng và với giáo dân. Các đạo trưởng Âu châu còn lén lút đến truyền đạo, nếu bắt được thì phải giải nộp cho quan để lãnh thưởng 300 lượng bạc trích từ công khố. Các quan phải ra án và chờ lệnh triều đình, nếu quả có tội thì phải chém đầu và xác phải buông sông để tiêu diệt tận gốc sự dữ. Các linh mục, các thày giảng và giáo dân bản xứ, thì trước tiên bắt đạp ảnh. Nếu từ chối thì bị chích lên mặt hai chữ ‘tà đạo’ rồi đày ra cửa biển, nếu là giáo dân thì bị đánh đòn rồi thả về.
Phần 3, thi hành các sắc lệnh cấm đạo đã có từ trước: Các quan cấp trên phải giảng dạy đạo lý lành mạnh vì trời đã ghi sâu vào lòng con người đạo tự nhiên. Các quan cấp dưới phải công bố và phổ biến rộng rãi các thói tục tốt lành. Những thói tục do triều đình đặt ra được dân chúng thi hành là thời đại công bằng, văn minh và văn hóa đạt đạo. Đối với những người còn cứng lòng, hoàng đế lấy lòng nhân từ không muốn tiêu diệt dân chúng. Sắc lệnh khuyên các quan theo gương vua và thi hành lệnh giảng dạy cho dân chúng đường ngay. Phải phân biệt điều xấu với điều tốt. Nếu các quan tham lam, dung dưỡng người có tội sẽ bị trừng phạt nặng nề (DMAH 3 tr.52-53).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Tranh dành ngôi vua: Vì Hồng Nhậm là con thứ của vua Thiệu Trị, nên hoàng tử cả là Hoàng Bảo không chịu, cho rằng ‘Tự Đức đã cướp ngôi’ nên Hoàng Bảo lo lập vây cánh lấy lại ngôi báu…
2) Vua Tự Đức bị mẹ là Đức Từ Dụ và một nhóm đại thần hủ nho lèo lái, xúi nịnh.
3) Thế yếu nhưng triều đình của Tự Đức bảo thủ, tự mãn không muốn cởi mở và học đòi.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các quan trong triều chia rẽ: phe trẻ muốn cho tự do tôn giáo, phe già quyết tâm diệt đạo tận rễ.
2) Không có việc bắt đạo khắt khe, nhưng nhiều quan lại đã dựa vào sắc lệnh để làm tiền, và ra công cấm đọc kinh, hội họp công khai.
3) Hai quan lớn Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Đăng Giai không công bố sắc lệnh.
4) Năm 1849, ngoài bắc bị dịch tả, người ta chết như rạ, chỉ có người Công Giáo dấn thân giúp đỡ các nạn nhân.
• 1851, sắc lệnh ‘cấm đạo’ (13.2), mật lệnh ‘cấm đạo toàn diện’ (30.3) và chỉ dụ ‘tham khảo ý kiến’ (27.11).
Nội dung sắc lệnh cấm đạo:
Sử liệu cho biết: Từ Huế, vua Tự Đức ra lệnh triệt để cấm đạo Giatô và tố cáo nhiều quan tổng, huyện, phủ dung dưỡng các tín đồ đạo Giatô. Đạo này còn cả gan quyến dũ một vị hoàng tử. Sắc lệnh truyền cho các quan phải truy nã kỹ lưỡng các đạo trưởng và trừng phạt nặng nề theo luật quy định. Ai tố cáo sẽ được trọng thưởng. Các quan thờ ơ sẽ bị trừng phạt. Tự Đức năm thứ tư, 31.1 Âm Lịch (DMAH 3 tr.56-57).
Nội dung mật lệnh:
“Ta, Tự Đức, trung thành với lề lối từ đầu đã xem xét và nghe ngóng trong mọi hành động, xét đoán và ra mệnh lệnh. Ta đã giao cho một quan đại thần để lập kiến nghị mà ta gửi cho hội đồng nội các xét về việc cần phải cấm đoán tả đạo Giatô. Theo ý kiến của quan đại thần này thì phải buông sông các đạo trưởng Tây phương để đạo thật được sáng tỏ. Các giáo sĩ Việt dù có đạp ảnh hay không cũng phải chém ngang lưng để mọi người biết sự nghiêm khắc của luật pháp. Sau khi xem xét, ta thấy rất hợp lẽ”(DMAH 3 tr.57).
Nội dung chỉ dụ tham khảo: Vua Tự Đức đối diện với những khó khăn và tế nhị. Một đàng sắc lệnh và mật lệnh không đưa lại kết quả như ý, mà còn là dịp làm cho đạo Giatô tăng triển hơn, quan lại tham nhũng hơn, lương dân ta thán hơn. Mặt khác dã tâm người Pháp mỗi ngày một hiển nhiên, là muốn lợi dụng việc bắt đạo để xâm chiếm nước Việt Nam. Đây cũng là nỗi khó khăn của chính Giáo Hội Việt Nam vừa thai sinh. Tuy nhiên nối dòng tiên đế và bị đóng khung trong Nho giáo, vua Tự Đức vẫn không từ bỏ hay giảm bớt ‘đường lối diệt đạo Giatô, vẫn cho rằng diệt được đạo Giatô là quốc sách sẽ thắng được quân xâm lược Tây Phương’, vì thế ngay cuối năm 1851, vua ra chỉ dụ tham khảo ý kiến các quan đại thần hầu tìm ra một đường lối hữu hiệu tiêu diệt đạo Giatô. Trong chỉ dụ, nhà vua khẳng định rằng: Đạo Giatô là một thứ đạo lừa dối và nguy hiểm cho dân chúng hơn gấp ngàn lần các đạo Phật, Lão… Hơn nữa, tín đồ Thiên Chúa giáo tinh thông các sách thánh hiền và có bằng cấp cao. Vì thế phải làm sao giáo hóa những người ở trong nước mà lại đem lòng theo đạo ngoại lai? Thật khó, vì nghiêm khắc quá thì tổn thương đến lòng nhân mà hiền từ thì không nhổ hết được gốc rễ sự xấu. Vì thế cần phải suy nghĩ chín chắn. Theo giáo huấn của tiền nhân và nhìn vào thực tại hiện nay, có nhiều cái ngược nhau: Quân tử nói rằng ‘Sự tha thứ có ích lợi bây giờ nhưng lại là nguồn gốc di hại về sau’. Trái lại Mạnh Tử cho rằng ‘người đức hạnh không được ghét một ai, không được có kẻ thù’. Vua Tự Đức hỏi các quan: phải làm sao để có một chính sách tuyệt hảo, chấm dứt được các vụ kiện, làm phong phú nông nghiệp và tiêu diệt tà đạo Giatô?”.
Trong các bản góp ý, các quan chú tâm đến việc diệt đạo Giatô hơn những việc khác. Về chủ trương diệt đạo Giatô có hai khuynh hướng rõ rệt:
+ Khuynh hướng nghiêm khắc, đa số là các quan lớn ở kinh thành Huế, đề nghị: Chém đầu đạo trưởng tây, đánh đòn giáo sĩ Việt, các đồ đệ phải xử giảo, các chủ nhà chứa chấp cũng chịu hình phạt như vậy, kể cả các lý trưởng, các quan để cho các đạo trưởng hoạt động trong địa hạt của mình thì bị giáng chức. Còn người tố giác sẽ được thưởng 100 lạng bạc.
+ Khuynh hướng bao dung hơn: đề nghị bắt đạo trong ba hay bốn năm thôi, bắt mọi người Công Giáo đạp ảnh, thưởng cho những người tuân lệnh, phạt những người bất tuân. Vua Tự Đức phê bình đường lối này: “Đã hai chục năm, chúng ta đã nỗ lực làm cho người Công Giáo bỏ đạo mà chẳng thành công gì cả, vậy các khanh nghĩ là ba bốn năm bắt bớ chúng ta sẽ làm cho họ hối cải chăng? Chúng không sợ chết, cũng chẳng nuối tiếc sự sống, thì việc thưởng phạt có hữu hiệu chăng? Các khanh chỉ biết nói mà chẳng biết hành động. Các khanh giống như người nhìn con hổ trong hang và tin rằng nó nhỏ bé vì chỉ nhìn thấy phần nhỏ bé”.
+ Khuynh hướng biện hộ: Đây là bản tấu của quan thượng Nguyễn Đăng Giai, một phật tử thuần thành, một quan thượng được kính trọng, đã từng là Kinh Lược Sứ Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Năm 1851 ông có công giẹp giặc Tam Đường. Ông đã dâng vua Tự Đức bản tấu trình: “Đạo Công Giáo đã có nhiều đời, số đông lên hơn 100 ngàn. Cách thức đạo này chinh phục lòng người như sau: trước hết họ chinh phục một người, đàn ông cũng như đàn bà, rồi trở thành một gia đình, một xóm đạo. Họ nuôi không những người đói kém, cho quần áo những người bị lạnh lẽo, giúp đỡ những người bất hạnh, an ủi những người sầu khổ, họ tụ họp đông để tiễn đưa những người quá cố, không phân biệt quốc gia mà coi mọi người như một, như thân thuộc vậy. Ban đầu người mới nghe thấy thích, sau thấy thỏa mãn và trở thành cuồng tín không hồ nghi gì nữa. Họ coi những người khác là tội nghiệp phải sống lầm than, không thương nhau. Như thế thì làm sao khuyên bảo họ theo lề lối của chúng ta? Các sách vở của họ tuy viết bằng chữ không đẹp như của chúng ta nhưng không chứa đựng điều gì sai trái nguy hại cho loài người. Các lời giảng dạy của họ chỉ có một mục đích là làm cho con người trở nên đức hạnh và làm ích cho người khác. Họ sống bằng lòng với tình trạng, đóng thuế rất sòng phẳng, không có trộm cướp hay làm loạn, sáng chiều họ đọc kinh, cố gắng trở nên tốt hơn hầu được hạnh phúc trên trời. Vậy xin đề nghị: những làng Công Giáo sẽ để cho họ được yên, những làng pha trộn thì gom họ lại một khu vực riêng, không cho ở lẫn lộn nữa… Những người nào lén lút không khai tên, nếu bắt được, phải đi đày. Cấm hẳn việc gia nhập đạo Công Giáo, nếu các quan bắt gặp người nào mới gia nhập sau này, phải kể họ như những người làm loạn. Còn đối với các thừa sai ngoại quốc thì theo các luật lệ đã có. Như thế người Công Giáo sẽ sống an bình và nguồn gốc sự dữ dần dần bị hủy diệt. Dân chúng thường hay bắt chước, vì thế để sửa sai, cần phải có gương tốt. Sự thật khó hủy diệt còn sự dối trá tự nó sẽ tiêu tan. Chúng ta hãy thực hành đạo của chúng ta một cách rầm rộ để người ta sẽ thấy đạo lý giả trá xấu xa tan biến đi như tuyết tan dưới ánh nắng mặt trời” (DMAH 3 tr.59-60).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Lý do chính yếu là hoàng tử cả là Hoàng Bảo tước An Phong Công vẫn ấm ức cho rằng ‘mình bị cướp ngôi’ nên tìm mọi cách dành lại ngôi báu. Lần thứ nhất thất bại, lần thứ hai gây được một lực lượng nhỏ. Vì thế vua Tự Đức cũng như nhiều quan đại thần cho rằng có sự đồng tình của đạo Giatô.
2) Chính Hoàng Bảo nhiều lần lại hứa cho đạo Công Giáo được hoàn toàn tự do khi lấy lại được ngôi báu.
3) Các viên chức Công Giáo đã nhiều lần hỏi ý Đức Cha Pellerin, nhưng ngài cấm nhặt không được dính líu vào.
4) Nhóm Hoàng Bảo đã lôi kéo được một nhà sư có thế giá. Nhưng khi nhà sư về Huế lại không được xử thế tốt đẹp. Nhà sư đã tố giác mọi âm mưu khiến Hoàng Bảo bị bắt và bị kết án.
5) Vua Tự Đức và các quan đại thần thủ cựu nóng lòng vì thấy các sắc lệnh cấm đạo không hữu hiệu, bằng chứng là đạo Giatô vẫn gia tăng…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Thừa sai Augustinô Schoeffler (Đông) bị bắt và bị xử trảm tại Sơn Tây năm 1851.
2) Thừa sai Louis Bonnard (Hương) bị bắt và bị trảm tại Nam Định năm 1852.
3) Linh mục Philippê Phan Văn Minh bị bắt và bị xử trảm tại Đình Khao năm 1853.
4) Ông trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu bị bắt năm 1853 và chết rũ tù tại Vĩnh Long năm 1854.
• 1854, kiến nghị của Hội Đồng Nội Các và sắc lệnh của vua Tự Đức.
Nội dung kiến nghị:
Theo chỉ thị của vua Tự Đức, các quan trong Hội Đồng Nội Các đã làm và tâu lên bản kiến nghị gồm 4 điểm sau đây:
+ Điểm I: Lập lại khẩu lệnh của vua Tự Đức tháng 10 năm thứ 4 Tự Đức (1851) về đạo Giatô và đặc biệt hai bản tâu trình của quan Nguyễn Đăng Giai và Ngụy Khắc Tuần.
+ Điểm II: Các đề nghị của các quan Phạm Quỹ tổng đốc Quảng Trị và Quảng Bình, đề nghị của Toà Tam Pháp, đề nghị của Nội Các Thưa (Cơ mật Viện) đề nghị của quan án Can.
+ Điểm III: Duyệt lại các sắc dụ cấm đạo đã ra từ đời vua Gia Long cho đến vua Tự Đức năm 1848.
+ Điểm IV: Kiến nghị của các quan Hội Đồng Nội Các gồm bốn điểm chính:
a) Đối với các quan có đạo, cho hạn một tháng ở kinh đô và ba tháng tại các tỉnh, phải bỏ đạo để giữ nguyên chức, nếu không sẽ bị truất và phải làm mọi phu dịch. Đối với lính và dân, cho hạn sáu tháng để đạp ảnh trước mặt quan sở tại. Hết thời hạn, những ai không đạp ảnh hoặc còn giữ đạo lén lút, phải bắt để tra xét. Như thế vừa áp dụng sự nhân từ vừa chứng tỏ sự nghiêm khắc của luật lệ.
b) Lệnh bắt các đạo trưởng và xử chém đạo trưởng Tây, bêu đầu ba ngày, linh mục cũng bị xử chém, còn các thày giảng bị khắc chữ và bị lưu đày. Cho phép lính canh đánh chết tại chỗ nếu có sự kháng cự hoặc tổ chức đánh tháo, đặc biệt là tại các làng đánh cá thường lén lút chở các đạo trưởng. Nếu tàu ngoại quốc đến, các quan phải canh chừng kỹ lưỡng như các lệnh của vua Minh Mệnh đã ra. Những người có công tố giác hoặc bắt được đạo trưởng sẽ được thưởng 300 lạng bạc.
c) Bổn phận của các quan tại tỉnh, huyện và xã là tai mắt của dân, các quan lý trưởng là đầu của dân, tất cả biết rõ các người theo tà đạo nhưng thường làm ngơ để cho người lành phải sống giữa người lầm lạc. Vậy các quan phải năng tuần tiễu để tìm các người Kitô và dạy dỗ họ về đàng lành. Đối với các nhà thờ, nhà lúa và kho lúa, phải tịch thu hoặc đốt, phải phá các hầm trú ẩn và trừng phạt những tín đồ còn tụ họp nghe giảng. Nếu các làng xã chống lại lệnh trên, các quan tỉnh phải đem quân về mà bình định.
d) Sau cùng, nếu các linh mục Âu châu còn lén lút mà bắt được thì quan cấp tổng và lý trưởng sẽ bị trừng phạt vào tội loạn nghịch, các quan cấp huyện, phủ sẽ bị ghép tội biếng nhác, phạt hạ ba cấp và phạt 80 trượng. Quan đầu tỉnh phải giáng một cấp và phạt 70 trượng. Nếu một linh mục Việt bị bắt thì lý trưởng và cai tổng sẽ bị phạt 100 trượng và mất chức, quan huyện và phủ sẽ bị phạt 80 trượng nhưng không bị giáng cấp, các quan lớn khác thì phải giáng xuống một cấp.
Sau đó lại có đề nghị của quan tổng đốc Bình Định Vương Hữu Quang, gồm sáu điểm: hạn chế đất của người Công Giáo, cấm người ngoại cho người Công Giáo vay tiền, cấm người Công Giáo đi lại buôn bán, phải đóng những cửa tiệm đã có, phải sai một thày giáo về mỗi làng để dạy việc cúng tế...
Vua Tự Đức bắt các quan bàn cãi từng điều một. Sau đó các quan đề nghị theo kiến nghị đã ra và không bàn gì thêm (DMAH 3 tr. 98-100).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vẫn là sự hoài nghi ‘người Công Giáo thông đồng với người Âu châu, đặc biệt với người Pháp’.
2) Vẫn là lòng ghét đạo Giatô và nôn nóng muốn tiêu diệt tận gốc vì thấy đạo này mỗi ngày một phát triển.
3) Vẫn là đường lối cai trị ‘xúi quan làm kiến nghị trước và vua ra chỉ thị sau’.
4) Có người cho rằng vua Tự Đức thẳng tay với đạo Giatô vì vụ Hoàng Bảo đã chấm dứt và quan đại thần Nguyễn Đăng Giai đã chết (1854).
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cụ trùm Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông) bị bắt năm 1854 và bị đánh chết tại Mỹ Tho năm 1855.
2) Vua Tự Đức dứt khoát tiêu diệt đạo Công Giáo từ 1854, và khi quân Pháp bắt đầu gây hấn năm 1856, thì cuộc bắt đạo trở nên toàn diện.
3) Vào lúc tàu Pháp tiến vào cửa Hàn thì triều đình phát giác ra quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy là người Công Giáo, bầu khí nặng nề bao trùm triều đình Huế.
• 1857, kiến nghị của quan đại thần Nguyễn Đức Trụ và sắc lệnh của vua Tự Đức.
Nội dung hai kiến nghị:
+ Kiến nghị của quan đại thần Nguyễn Đức Trụ: Sau khi đề cao đức độ của vua Tự Đức, ông nêu ra mối nguy hiểm cùng với kế sách chế ngự. Ba mối nguy là người Công Giáo, người Cao Miên và người Tây phương. Riêng về người Công Giáo, ông đề nghị gia tăng các biện pháp nặng nề và theo sát sắc lệnh 1854: Phải tìm bắt các linh mục đang lén lút trong các làng, cũng phải xử tử các thày giảng, vì nếu chỉ lưu đày không thôi, họ lại phổ biến ở những nơi khác. Còn giáo dân rất đông số, không thể xử tử hết, nên cần phải giáo hóa. Những huấn dụ của vua Minh Mệnh, cần phải dịch ra tiếng bình dân và làm thành văn thơ cho dễ học. Về việc tưởng thưởng cần phải lưu ý đến hai yếu tố là tiền và tước vị tùy theo người có công tố giác chọn lựa. Nhất định phải thi hành lập trường cứng rắn, không nhân từ với người Công Giáo cố chấp và cũng không sợ hãi người mọi rợ tây phương. Không thể để cho tàu của họ đến gần cửa biển. Vì một khi họ đã vào được thì khó lòng trục xuất họ ra khỏi nước. Vậy nhất thiết phải lập các đồn duyên hải để canh phòng. Vua Tự Đức trao cho ba quan điều nghiên kiến nghị trên (DMAH 3 tr.126-127).
+ Sắc lệnh bách hại đạo Công Giáo của vua Tự Đức: “Tà đạo Giatô trước kia được truyền bá tại Trung Hoa dưới thời nhà Minh do Lợi Mã Dậu (cha Mateo Ricci) rồi lan sang nước ta dưới triều Lê. Trước hết là đạo truyền bá giữa những người dốt nát ở vùng duyên hải. Những người này bị các nhà truyền đạo lừa dối và mua chuộc bằng tiền bạc. Họ bỏ tiền mua những đất tốt, xây những kho lúa và lập nhà thờ giảng dạy ngụy thuyết. Dân chúng say mê và tùng phục dễ dàng. Từ đó ngụy thuyết bành trướng trong toàn quốc và hiện nay đã có hơn bốn phần mười dân chúng tin theo. Đã có nhiều người trong giới quan lại và binh sĩ lén lút tin theo và nếu chúng ta không canh chừng thì dịch tễ này sẽ lan rộng khắp nước. Đáng tiếc là các quan đã chểnh mảng hoặc bị mua chuộc và coi thường các mệnh lệnh, khiến cho tà đạo Giatô đã tổ chức được một hệ thống trên toàn cõi đất nước. Các đạo trưởng lẩn trốn khắp nơi, trong hầm dưới đất hoặc trong kẽ vách. Khi quan quân đến bắt thì chúng có người thông báo để chạy trốn. Vậy đối với dân thường, lệnh cho các xã trưởng phải ra sức thuyết phục họ về đàng chính, tuân giữ các lễ nghi trong việc cưới xin và tang chế, tôn kính các thần làng và tổ tiên. Cho hạn trong một năm, để các người Công Giáo được bình yên sửa đổi lầm lạc. Sau đó những ai còn cố chấp thì phải khắc chữ vào má. Cho thêm một năm nữa, nếu vẫn còn cố chấp thì đàn ông phải tòng ngũ và đàn bà phải làm tôi tớ trong nhà các quan. Trong năm này, các xã trưởng có công sẽ được thưởng, nếu biếng trễ sẽ bị phạt và truất chức’ (DMAH 3 tr.127-128).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Quân Pháp bắt đầu gây hấn.
2) Phát hiện quan thái bộc Hồ Đình Hy là người Công Giáo.
3) Những kiến nghị 1854 không được thi hành đúng mức.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh bị bắt lần thứ hai và bị xử trảm tại Nam Định năm 1857.
2) Quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy bị bắt năm 1856 và bị trảm quyết tại Huế năm 1857.
3) Thày giảng Phêrô Đào Văn Vân bị bắt năm 1856 và bị xử trảm tại Sơn Tây năm 1857.
4) Đức Giám Mục Giuse Maria Diaz Sanjurjo (An) bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1857.
5) Đức Giám Mục Melchior Sampedro (Xuyên) bị bắt và bị phân thây tại Nam Định năm 1858
6) Cai đội Phanxicô Trần Văn Trung bị bắt và bị xử trảm tại An Hòa năm 1858
7) Linh mục Đaminh Mầu bị bắt và bị xử trảm tại Hưng Yên năm 1858.
8) Cai tổng Luca Phạm Viết Thìn bị bắt năm 1858 và bị xử giảo tại Nam Định năm 1859.
9) Quan án Đaminh Phạm Viết Khảm bị bắt năm 1858 và bị thắt cổ tại Nam Định năm 1859
10) Cai tổng Phạm Trọng Tả bị bắt năm 1858 và bị xử giảo tại Nam Định năm 1859.
11) Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc bị bắt năm 1858 và bị xử trảm tại Gia Định năm 1859.
12) Linh mục Đaminh Cẩm bị bắt và bị chém tại Hưng Yên năm 1859.
13) Giáo dân Phaolô Hạnh bị bắt và bị xử trảm tại Sài gòn năm 1859
14) Ông trùm Emmanuel Lê Văn Phụng bị bắt và bị giết tại Châu Đốc năm 1859.
15) Linh mục Phêrô Đoàn Công Quý bị bắt và bị xử trảm tại Châu Đốc năm 1859.
16) Linh mục Toma Khuông bị bắt năm 1859 và bị xử trảm tại Hưng Yên năm 1860.
17) Cai đội Giuse Lê Đặng Thị bị bắt và bị xử trảm tại Huế năm 1960.
18) Thừa sai Francois Néron (Bắc) bị bắt và bị xử trảm tại Sơn Tây năm 1860.
• 1861, sắc lệnh phân sáp toàn diện:
Nội dung sắc lệnh:
Cuối tháng 7.1861 vua Tự Đức ký sắc lệnh phân sáp toàn diện, nội dung gồm năm khoản: “1- Tất cả già, lớn, bé, nam, nữ Công Giáo phải chia ra phân tán vào các làng lương không Công Giáo. 2- Các làng không Công Giáo phải nhận canh chừng theo tỉ lệ năm người lương canh một người Công Giáo. 3- Các nhà Công Giáo bị phá hủy, đất đai trao cho các người lương canh tác để nộp thuế. 4- Vợ chồng con cái phải tách biệt nhau. 5- Phải khắc chữ tả đạo ở má trái và nơi lưu đày ở má phải”.
Nguyên nhân đặc thù:
1) Pháp chiếm trọn miền Nam.
2) Các quan Trương Đăng Quế, Lâm Duy Nghĩa và Nguyễn Luân dâng sớ mộ quân chống Pháp ở các tỉnh miền Nam.
3) Muốn chống Pháp là ‘phải diệt đạo Giatô’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Lệnh phân sáp áp dụng nghiêm khắc nhất là tại tỉnh Hải Dương. Điển hình là tại Ngọc Cục thuộc xứ Lục Thủy có chừng 1.000 người Công Giáo. Khi có lệnh phân sáp thì cha sở Quyền bị bắt và giáo dân bị đi phân sáp, trong đó có 37 người đã anh dũng tuyên xưng đạo và chết vì đức tin.
2) Thừa sai Théophane Vénard (Ven) bị bắt năm 1860 và bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy năm 1861.
3) Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu bị bắt và bị xử trảm tại Mỹ Tho năm 1861.
4) Linh mục Giuse Tuân o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Hưng Yên năm 1861.
5) Linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan bị bắt và bị xử trảm tại Đồng Hới năm 1861.
6) Ông trùm Matthêu Nguyễn Văn Đắc (Phượng) bị bắt và bị xử trảm năm 1861 tại Phú Ninh năm 1861.
7) Linh mục Almato Alcazar (Bình) o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1861.
8) Thày giảng Giuse Nguyễn Duy Khang bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1861.
9) Đức Giám Mục Girolamô Hermosilla (Vọng, Liêm) bị bắt và bị chém đầu tại Hải Dương năm 1861.
10) Đức Giám Mục Valentino Berrio-Ochoa (Vinh) bị bắt và bị chém đầu tại Hải Dương năm 1861
11) Đức Giám Mục Stêphanô Théodore Cuénot (Thể) bị bắt và bị chết rũ tù tại Nam Định năm 1861.
12) Giáo dân Giuse Tuân bị bắt và bị xử trảm tại Thụy Anh năm 1861
13) Giáo dân Laurensô Ngôn bị bắt và bị trảm quyết tại An Xá năm 1861
14) Giáo dân Giuse Túc bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1861.
• 1862, những sắc lệnh hạn chế tự do người Công Giáo:
+ 05.2. Có sắc lệnh làm nhà riêng tại Nam Định để giam người Công Giáo và bỏ đói người Công Giáo. Người Công Giáo phải trình diện mỗi tháng hai lần.
+ 14.5. Có sắc lệnh đòi các quan phải họp người Công Giáo mỗi tháng hai lần để khuyên bảo bỏ đạo. Mặc dầu cho tự do đi đạo nhưng vua không từ bỏ quyền khuyên bảo từ bỏ đàng tà để sống theo phong tục tốt đẹp của quốc gia. Cấm người không Công Giáo theo đạo, nếu theo đạo sẽ bị hình phạt rất nặng. Chỉ làm thinh cho những người có đạo kỳ cựu, vì thế tất cả những người đã chối đạo trước không được giữ đạo lại, tất cả những người không bị khắc chữ ‘tả đạo trên má’ cũng không được hành đạo.
+ 17.7, Có sắc lệnh cấm đọc kinh to tiếng và thực hành đạo công khai, cấm hội họp trên 100 người tại nhà thờ, cấm dựng lại nhà thờ đã bị phá hủy nếu không có phép của quan sở tại. Cấm người Công Giáo dự thi hay giữ các chức vụ dân sự. Người Công Giáo đã 20 tuổi phải ghi tên vào lính và làm việc tạp dịch trong quân đội.
+ 20.9, Có sắc lệnh đặc biệt đối với thừa sai: không được ở hai thừa sai trong một tỉnh, thừa sai được phép buộc ở ngay trong tỉnh, trong nhà do quan đầu tỉnh chỉ định và không được vắng mặt quá bốn ngày. Chỉ những người khắc trên má chữ ‘tà đạo’ mới được vào nhà thừa sai.
Nguyên nhân đặc thù xiu khiến:
1) Trước hết là do dã tâm xâm lăng của quân Pháp: chiếm Vũng tàu, Gia Định, tấn công Chí Hòa, chiếm Định Tường…
2) Vua và triều đình vẫn sợ rằng có sự đồng tình phản bội của người Công Giáo…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Ngày 5.6.1862, Việt Nam ký hòa ước đầu tiên với Pháp trên tàu Duperré ở Sài gòn, gồm 12 khoản mà khoản hai ‘Việt Nam công nhận quyền tự do giảng đạo’.
2) 300 đầu mục Công Giáo bị bỏ đói tại Nam Định, trong đó 240 người bị chết, 20 người bị chém.
3) Cũng tại Nam Định còn 112 người Công Giáo bị trói rồi bỏ trôi sông.
4) Tại các vùng Sa Ốc, Chấn Ninh, Quỳnh Côi số người Công Giáo bị chém chết lên tới 5.000 người.
5) Qui Nhơn là tỉnh đầu tiên áp dụng lệnh ân xá trả tự do cho giáo dân.
6) Lệnh ân xá được yết tại Nam Định, nhưng tổng đốc Nguyễn Đình Tân xin triều đình thu hồi lại.
7) Giáo dân Đaminh Ninh bị bắt năm 1861 và bị xử trảm 1862 tại An Triêm năm 1862
8) Ông trùm Phalô Đổng (Dương) bị bắt năm 1860 và bị xử tảm tại Hưng Yên năm 1862.
9) Hai giáo dân Đaminh Huyên và Đaminh Toái cùng bị bắt năm 1861 và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
10) Giáo dân Vinhsơn Dương cùng các bạn (Giuse Thoan và Vinhsơn Tuyên) bị bắt năm 1861 và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
11) Giáo dân Phêrô Dũng và con trai là Phêrô Thuần cùng bị bắt năm 1861 và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
12) Giáo dân Phêrô Đa bị bắt và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
13) Năm giáo dân bị xử trảm trong một ngày 16.6.1862: Đaminh Nguyện 60 tuổi, Vinhsơn Tường 48 tuổi, ông Đaminh Mạo 44 tuổi, ông Anrê Tường 50 tuổi và ông Đaminh Nhi 40 tuổi. Tất cả đã bị bắt và cùng bị xử trảm tại Nam Định ngày 16.6.1862 .
14) Bảy giáo dân khác Đaminh Ninh, Đaminh Binh, Giuse Tô, Đaminh Quy, Phêrô Tăng, Đaminh Tế, Vinhsơn Viên cùng bị bắt năm 1861, cùng bị lưu đày đến làng Côi Sơn huyện Vụ Bản và cùng bị chém đầu ngày 19.6.1862.
15) Sáu giáo dân khác là Vinhsơn Chuyên, Đaminh Trương, Vinhsơn Uy, Phaolô Vu, Phêrô Phụng và Giuse Chiên cùng bị bắt năm 1861, cùng bị đày đi Đồng Xá huyện Quỳnh Côi và cùng bị chôn sống ngày 9.6.1862.
5. Phong trào Văn Thân và Cần Vương:
Thấy nước nhà bị quân Pháp xâm chiếm, một số trí thức có lòng ái quốc quá khích đã gây nên một phong trào ‘cứu nước’ mang tên là Phong trào Văn Thân (7) mà người chủ xướng là Hồng Tập với 4.000 nho sĩ, năm 1864. Mặc dầu không còn tín nhiệm vào vua Tự Đức và coi vua như ‘người bán đứt quốc gia’, phong trào Văn Thân cũng đưa kiến nghị quy trách nhiệm việc mất nước cho người Công Giáo và ba sứ giả đi Pháp thương thuyết là những người bán nước (Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguỵ Khắc Đản). Rồi để xách động dân chúng họ hô hét khẩu hiệu ‘bình tây sát tà’ và tung ra một loạt vu khống:
1) Các họ đạo Công Giáo đều có súng đạn (Vua đã cho đi khám xét, nhưng không tìm ra một khí giới nào).
2) Đức Cha Sohier đã mang về 400 cân thuốc độc để diệt vua và các quan, sau đó sẽ tiến cử người Công Giáo lên làm vua và buộc mọi người phải tòng giáo, những ai không chịu sẽ bị giết.
3) Vu khống người Công Giáo bỏ thuốc độc vào các giếng nước, vào các ao hồ. Họ bắt một thày thuốc Công Giáo phải uống tất cả mọi thứ thuốc ông bán, khiến ông phải chết oan.
Từ đó phong trào Văn Thân gây nên nhiều cuộc thảm sát người Công Giáo trong khoảng từ 1873 đến1886:
1) Tại Nam Định 14 làng Công Giáo bị đốt phá, một linh mục và một thày giảng bị giết.
2) Tại Kẻ Sở, Hà Nội, 3 linh mục, 25 thày giảng và mấy trăm giáo dân bị giết, 407 họ đạo bị tàn phá.
3) Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, Trần Tấn và Đặng Như Mai huy động được 3.000 nho sĩ nổi lên, cùng với lương dân phá hủy 300 họ đạo, giết 4.500 giáo dân.
4) Tại Thanh Hóa, 242 nhà thờ hoặc nhà nguyện bị đốt cháy, 6 thừa sai, 11 linh mục Việt Nam, 63 thày giảng và 288 giáo dân bị thảm sát. Sau hịch Cần Vương năm 1885, tại Thanh Hóa còn có 40 họ đạo bị đốt phá, 2.800 giáo dân bị thảm sát, 40.000 giáo dân chạy tán loạn.
5) Tại Quảng Trị người ta tính 10 linh mục bị giết, 8.550 giáo dân bị giết.
6) Tại Bình Định có 8 thừa sai, 7 linh mục, 270 nữ tu, 24.000 giáo dân (trên 42.000) bị giết. Ngoài ra còn nhà giám mục, 2 chủng viện, 10 tu viện, 17 nhà mồ côi đều bị đốt cháy.
7) Tổng kết: 20 thừa sai, 30 linh mục, 40.000 giáo dân bị giết và trên 1.000 họ đạo bị phá hủy.
Trước tình trạng một mặt là quân Pháp dã tâm xâm chiếm đất nước, mỗi ngày một tiến quân, mặt khác phong trào Văn Thân - Cần Vương và giặc Cờ Đen gây nhiều rối loạn và tàn sát… Vua Tự Đức và triều đình hết sức lúng túng, tuy nhiên cũng có mấy hành động:
1) Năm 1864, xử lăng trì 7 người trong hoàng tộc chủ xướng những hoạt động gây rối loạn của Văn Thân - Cần Vương.
2) Năm 1867, Vua Tự Đức làm bản cáo tội với Trời và kêu gọi dân chúng hiệp nhất, góp tài góp sức bảo vệ quốc gia.
3) Quan thượng thư bộ lễ ra thông báo: triều đình đã ra lệnh cho các quan tỉnh phải xét xử nghiêm minh các người gây nên ‘những rắc rối và thảm họa cho Công Giáo’.
4) Năm 1869, vua Tự Đức ra sắc lệnh cho người Công Giáo được trở về làng cũ. Cấm người lương không được sách nhiễu người Công Giáo.
Về phía người Công Giáo, sau những trận bão tàn sát gây tổn thất lớn lao về cả nhân lực lẫn cơ cấu và cơ sở… Với ơn Chúa và lòng tin vững chắc, mọi sinh hoạt dần dần trở lại… bình thường và phát triển, mặc dầu bao nhiêu khó khăn vẫn còn trước mắt… Phản ứng của các vị chủ chăn:
1) Kêu gọi giáo dân luôn can đảm và giữ vững đức tin… trong mọi khó khăn.
2) Năm 1873, trước những thái độ ngược ngạo của lính Pháp, các giám mục lên tiếng phản đối và luôn đứng về phía các quan Việt Nam.
3) Ra lệnh cho giáo dân trung thành với chính quyền hợp pháp.
Lời kết.
Đọc lại những vu cáo, hàm oan, kiến nghị, sắc lệnh và chỉ dụ (cho dù không đầy đủ) liên quan trực tiếp đến những trang lịch sử đẫm máu của Giáo Hội Việt Nam trong ba thế kỷ, đồng thời nhìn lại từng bước của công trình truyền giáo và sức lớn lên của Giáo Hội Quê Hương, chúng ta cảm nghiệm được chiều sâu chiều rộng của lời ông Tertulien khẳng định: “Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu”. Quả vậy, sau Giáo Hội Roma bị cấm đạo từ năm 70 đến năm 313 trên khắp đế quốc, chắc chắn trên mặt đất này chưa có một Giáo Hội Công Giáo nào đã bị chính vua quan của mình bách hại như Giáo Hội Việt Nam. Bách hại một cách nghiêm khắc, với hàng trăm văn kiện, với những lời nói bày tỏ tận cùng sự hung dữ ‘diệt tận gốc rễ’, ‘hành xử không thương tiếc’, ‘thứ tà đạo, giả dối, dụ dỗ, tồi tệ…’ và đang tâm giết chết khoảng 130.000 người dân vô tội.
Từ những văn kiện cấm đạo với tất cả những hệ lụy của chúng, chúng ta thấy hiện lên trước mắt cả một bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam cần phải được gạn lọc và đổi mới. Tất cả những dữ kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hóa của hơn ba trăm năm cấm đạo cho phép chúng ta kết luận:
1. Là những người Công Giáo trung kiên, 130.000 người tử đạo là 130.000 anh hùng đức tin, là 130.000 ngọn đèn bác ái, là muôn vàn ‘lời tung hô Chúa cả ba lần thánh’:
Ngọn đuốc quang minh sáng tuyệt vời,
Vì trung với Chúa mặc đầu rơi,
Đức tin kiều diễm luôn gìn giữ,
Đức ái ngàn trùng tát chẳng vơi:
Tung hô Chúa cả ba lần thánh … (9)
2. Là những người Công Giáo Việt Nam, 130.000 tín hữu đổ máu vì đức tin, có nghĩa là các ngài đã ‘lấy đau khổ, mồ hôi, xương máu’ hoà với ‘mọi thương khó và sự chết của Chúa Giêsu’ làm cho quê hương Việt Nam trở thành đồng lúa phì nhiêu đón nhận Tin Mừng và làm lớn lên thành Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Đó là nguồn ơn của Thập Giá, là hồng ân Chúa Thánh Thần’:
Từng đoàn lớp những người con Giáo Hội,
Đến pháp trường, niềm vui mới trào dâng,
Mắt hướng cao, hồn tràn ngập Thánh Thần,
Cùng tiến tới đỉnh vinh quang núi sọ.
Thày thuở xưa đứng giang tay trên đó,
Lễ tình yêu lấy mạng sống tiến dâng,
Môn đệ này cùng với trọn chữ tâm,
Xin hiệp nhất một bài ca hiến tế.
Và từ đấy nguồn ơn thiêng Thập Giá,
Tỏa rạng ngời trên đồng lúa bờ tre,
Ánh phục sinh rọi chiếu khắp sơn hà,
Cho Đức Tin thấm sâu vào Đất Việt (9).
3. Là những người Công Dân chân chính, 130.000 vị tử đạo là 130.000 anh hùng dân tộc. Các ngài đã can đảm đổ máu để chứng tỏ niềm tin của một tôn giáo chân thật có sức cải hóa lòng người, đổi mới thực chất xã hội Việt Nam đang bị tha hóa như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim: “Trong làng xã thì nhiều kẻ cường hào trái phép, mà dân thì biếng nhác, chỉ cờ bạc rượu chè, việc tế lễ quỷ thần thì hay dùng cách xa xỉ, việc tang chế thì chọn đường xa hoa, thậm chí có kẻ bán sạch cửa nhà cơ nghiệp để đền nợ miệng, thực là trái với nghĩa tương bảo tương lân”. Hay nữa “Nước ta không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Ngay khi sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm điều nông nổi càn rỡ (cấm đạo), để cho thiệt hại thêm, như thế là tội của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru?” (10). Nói một cách tích cực, 130.000 vị tử đạo là 130.000 muốn thăng hoa nền văn hóa Việt Nam. Các ngài anh dũng đón nhận cái chết bởi ‘nhóm sĩ phu hủ lậu cao cấp’ để vừa xóa bỏ những cái tiêu cực, cổ hủ, dị đoan của phong tục, của luân lý và đạo cổ truyền, vừa gạn lọc, giữ lấy và đốt sáng lên những điểm tích cực và cơ bản trong đạo lý thờ Trời, trọng vua quan, thảo kính cha mẹ, trong luân lý tam cương ngũ thường, nhân, nghĩa lễ, trí, tín… vừa thăng hoa mọi khía cạnh của nền đạo lý, luân lý và phong tục quốc gia nhờ ánh sáng Tin Mừng, bằng thực hành bác ái vị tha… đúng theo lời khuyên của sử gia Trần Trọng Kim đã thổ lộ để kết thúc bộ sách ‘Việt Nam Sử Lược’ của ông: “Có một điều thiết tưởng nên nhắc lại, là ta nên giữ lấy những điều hay của ta vẫn có, bỏ những điều hủ lậu đi, và bắt chước lấy những điều hay của người, để gây lấy cái nhân cách đặc biệt của dân tộc và cùng tiến với người mà không lẫn với người…” (11).
Như vậy, suy cho kỹ, các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những người đã thăng hoa nền Văn Hóa Quê Hương. Đó là một sự thật lịch sử không thể phản bác.
----------------
1. Vũ Thành ‘Dòng Máu Anh Hùng’1,2,3 nxb Thanh Sinh Công, Hoa Kỳ, 1987. Trong bài này chúng tôi trưng dẫn nhiều và viết tắt là (DMAH 1,2,3 tr…). Chúng tôi trích dẫn hoặc dựa theo bộ sách của cha Vũ Thành, vì đọc các chú giải hay thư mục ở phần cuối của mỗi cuốn sách, chúng tôi yên tâm về nguồn liệu lịch sử liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam mà cha đã dày công nghiên cứu và xử dụng
2. Trần Trọng Kim ‘Việt Nam Sử Lược’ II, nxb Bộ Giáo Dục, 1971, Sàigòn, tr.3-4.
3. Đàng Ngoài, Đàng Trong: Nước Việt Nam vào thế kỷ XVII, do các lãnh chúa thuộc hai họ Trịnh và họ Nguyễn chia đôi đất nước để cai trị. Họ Trịnh hùng cứ Bắc Việt, còn gọi là Đàng Ngoài, họ Nguyễn làm chúa Nam Việt, gọi là xứ Đàng Trong. Người Âu châu khi đến buôn bán với chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra có hai chính quyền khác nhau, họ gọi miền Bắc là Tonkin và miền Nam là Cochin-china. Cha Đắc Lộ giải thích như sau: ‘Người Trung Hoa gọi Việt Nam là Đông Kinh để phân biệt với Nam Kinh và Bắc Kinh của họ, nhưng họ đọc vần ‘Đ’ không được nên mới đọc là Tonkin, còn xứ Nam được gọi là Cochin-china vì người Nhật Bản hay gọi người Việt là Giao Chỉ hoặc Chiaoci, và người Bồ Đào Nha sợ lẫn với thành phố Co-chi bên Ấn Độ nên gọi Nam Việt là Cochin-China (Co-chi bên Trung Hoa) (DMAH 1 tr.8).
4. Phan phát Huồn, ‘Việt Nam Giáo Sử’ I, Cứu Thế tùng thư 1965, Sài gòn, tr.35 cho rằng ‘Vua Lê Trang Tông (1533-1548) đã ra sắc lệnh bắt đạo đầu tiên’. Nhưng Vũ Thành, ‘Dòng Máu Anh Hùng’ không đồng quan điểm, cho đó là không đúng lịch sử’ DMAH 1, tr.106. Nghĩa là theo Vũ Thành, sắc lệnh ‘trục xuất các cha dòng Tên của chúa Sãi, Nguyễn Phúc Nguyên năm 1617, đánh dấu năm đầu tiên của thời bách đạo hơn 300 năm.
5. Người kế vị chúa Trịnh Cương là chúa Trịnh Giang (1730-1740). Vì chúa Trịnh Giang hoang dâm và chỉ nghe theo một số quan lại chơi bời, hốc hách… Trong thời kỳ này, ai có tiền là được làm quan. Năm 1737 loạn lạc nổi lên khắp nơi. Để ổn định tình thế, các quan họp nhau truất phế Trịnh Giang, đưa em là Trịnh Doanh lên cầm quyền (DMAH 1 tr.161).
6. Nhiều vị thừa sai còn giữ lại bút tích của lão tướng Lê Văn Duyệt như sau: “Làm sao chúng ta lại bắt bớ các đạo trưởng Tây khi cơm gạo họ cho chúng ta ăn còn ở chân răng? Ai đã giúp tiên đế lấy lại quốc gia? Hoàng thượng hình như muốn mất nước thì phải. Tây Sơn đã bắt đạo và bị lật đổ, vua Pegu cũng vừa mất nước vì bắt đạo, đuổi thừa sai. Không thể làm như thế ở nước này được. Nếu hoàng thượng quên không muốn nhớ những giúp đỡ của thừa sai thì cũng không thể làm như vậy được. Mộ của đức thày Bá Đa Lộc không còn ở giữa chúng ta sao? Không được. Bao lâu thần còn sống, hoàng thượng không thể làm điều đó. Khi hạ thần thác đi rồi, hoàng thượng muốn làm gì thì làm” (DMAH 2 tr.26).
7. Năm tạ thế của vua Minh Mệnh, theo Trần trọng Kim (sd 2, tr. 228) là năm Canh Tí (1840), nhưng theo Vũ Thành là ngày 20.10.1841. Chúng tôi theo Trần Trọng Kim: cuối năm Canh Tí, 1840.
8. Trần Trọng Kim, sđd, tr. 330: Sử gia Trần Trọng Kim nhận định về phong trào Văn Thân: “Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông nổi càn dở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru?” .
9. Thánh Thi Kinh Chiều II, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
10. Trần Trọng Kim sđd II, tr.197 và 290.
11. Trần Trọng Kim, sđd II, tr.354.
---------------------------
Sách tham khảo:
1. LM Guise Vũ Thành ‘Dòng Máu Anh Hùng’ 1,2,3. Phong trào Thanh Sinh Công Việt Nam tại Hoa Kỳ xuất bản, 1987.
2. LM Trịnh Việt Yên, ‘Máu Tử Đạo trên Đất Việt Nam’ Ủy Ban Quốc Gia chuẩn bị Phong Thánh in lại và phát hành, USA 1987.
3. LM Nguyễn Hồng, ‘Lịch Sử Truyền Giáo Việt Nam’ c.I, nhà xuất bản Hiện Tại, Sài gòn, 1965.
4. LM Phan Phát Huồn, ‘Việt Nam Giáo Sử’ q.I, in lần 2, Cứu Thế Tùng Thư, Sài gòn, 1965.
5. LM Trương Bá Cần, ‘Lịch Sử Phát Triển Công Giáo ở Việt Nam’ I, II, nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008.
6. Launay, A, MEP, ‘Histoire Générale de la Société des Missions Étrangères, 3 volumes, Paris 1894.
7. Louvet, L .E. ‘La Cochinchine religieuse, 2 volumes, Paris, 1885
8. Trần Trọng Kim, ‘Việt Nam Sử Luợc’ c.II, Bộ Giáo Dục xuất bản, Sài gòn, 1971.
9. Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, ‘Tóm tắt niên biểu Lịch Sử Việt Nam’, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2010.
I. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA CHÚA TRỊNH TẠI MIỀN BẮC HAY ĐÀNG NGOÀI (3).
Theo sử gia Trần Trọng Kim, “Đầu thế kỷ XVI, vì vua nhà Lê hoang dâm vô độ, bỏ việc chính trị đổ nát, cho nên trong nước loạn lạc, nhà Mạc mượn dịp mà làm sự thoán đoạt. Nhà Lê tuy đã mất ngôi, nhưng lòng người còn tưởng nhớ đến công đức của vua Thái Tổ và vua Thánh Tông, cho nên lại phò con cháu nhà Lê trung hưng lên ở phía nam, lập ra một triều đình riêng ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An để chống nhau với nhà Mạc. Ấy là thành ra Nam Triều và Bắc Triều. Hai bên đánh nhau suốt sáu mươi năm trời. Đến khi nhà Lê có họ Trịnh giúp đỡ, dứt được nhà Trịnh, tưởng giang sơn được thống nhất như cũ. Ai ngờ, họ Trịnh và họ Nguyễn sinh lòng ghen ghét nhau, rồi mỗi họ hùng cứ một phương, chia nước ra làm hai mảnh: họ Trịnh ở xứ Bắc và họ Nguyễn ở xứ Nam. Giang sơn lại thêm một thời Nam Bắc phân tranh” (2)
Chính trong bối cảnh đó mà hạt giống Tin Mừng được gieo vào và lớn lên giữa bao nhiêu gian lao chất chứa trong những cuộc bắt đạo. Trước tiên chúng tôi nêu lên những văn kiện tức là kiến nghị, sắc lệnh trục xuất hay sắch lệnh bắt đạo trong suốt thời của chúa Trịnh tại miền Bắc.
1. Chúa Trịnh Tráng (1627-1658).
* 1629, sắc lệnh cấm đạo đầu tiên (4).
Nội dung sắc lệnh:
Rất tiếc, chúng ta không có hết bản văn của sắc lệnh, ngoại trừ đoạn sau đây: “Hoàng thượng sắc dụ cho nhân dân biết, các Tây Giang Đạo Trưởng ở trong triều trẫm không có dạy nhân dân những đạo lý sai lầm hại dân hại nước, nhưng để đề phòng điều có thể xẩy ra sau này, hoặc những âm mưu hiện đang ngấm ngầm xếp đặt mà Trẫm chưa điều tra ra, Trẫm cấm ngặt từ đây các thần dân của Trẫm không được đi lại với các Đạo Trưởng và tin theo đạo đó nữa” (DMAH 1 tr. 108).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Ghen tị của lương dân khi thấy các thừa sai, nhất là cha Đắc Lộ thu hút đông dân theo đạo.
2) Các bà vuơng phi lo cho số phận. Một bà đã sai một quan đến cảnh báo cha Đắc Lộ: “Hỡi các Tây Giang Đạo Trưởng, sao các ngươi lại đến giảng trong nước ta một đạo lý trái với tục đa thê trong nước ta? Các ngươi chỉ cho phép thần dân của ta được có một vợ một chồng khi mà ta muốn có thêm nhiều tôi trung. Từ nay, cấm các ngươi không được truyền bá đạo sai trái ấy nữa. Nếu bất tuân lệnh ta, thì các ngươi phải biết rằng mất đầu thì cái chân không thể đứng vững được, nghĩa là ta sẽ trừ diệt nguyên nhân sâu xa ra khỏi nước ta” (DMAH 1 tr.107).
3) Vì có lời vu cáo: các cha liên lạc với nhà Mạc và chúa Nguyễn ở miền Nam.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cả bốn tháng trời các cha không dám ra khỏi nhà.
2) Năm 1629 hai cha bị trục xuất xuống miền Nam để đi về Áo Môn (Ma cao).
3) Ba tân tòng xưng đạo anh dũng: ông Phanxicô, hai thanh niên Phanxicô và Daria.
4) Năm 1630, cha Đắc Lộ bị trục xuất mang theo lá thư giáo dân miền Bắc kính đệ Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII.
5) Vì có thêm những lời vu khống của các sư sãi vào lúc mất mùa vì hạn hán, chúa Trịnh Tráng càng gia tăng việc cấm đạo, phá huỷ đền các nhà thờ, quấy nhiễu các họ đạo.
2. Chúa Trịnh Tạc (1658-1682)
* 1658, lệnh trục xuất 6 cha dòng Tên và giam lỏng 2 cha mới tới. (Rất tiếc không tìm ra bản văn)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vì là người sùng đạo Nho, chúa Trịnh Tạc cấm đạo Công Giáo để nâng đạo Nho lên.
2) Vì chúa muốn cấm đạo Công Giáo theo gương nước Trung Hoa và nước Nhật.
3) Vì những vu cáo: người Công Giáo bỏ bê việc cúng thần làng và thờ tổ tiên.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Sắc lệnh được thi hành đúng mức.
2) Ông Benoit làng Kiên Lao nêu cao lòng nhiệt thành sống đạo và truyền đạo.
3) Có Sao Chổi xuất hiện, cả triều đình lo sợ, chúa thu hồi lệnh cấm đạo.
* 1669, ba sắc lệnh:
Nội dung ba sắc lệnh:
- 13.5, chúa truyền cho ông trấn thủ Nam Định là Gia Thước ra công cấm đạo. – 3.6, chúa ra lệnh cho ông Gia Tai soạn sắc lệnh chống đạo Công Giáo theo những lời các quan tố cáo. – 29.6 chúa lại thúc quan Tiết Chế phải thi hành nghiêm túc sắc lệnh để nhổ tận gốc đạo Gia Tô (DMAH 1 tr.122).
Nguyên do đặc thù xui khiến:
1) Hoạn quan Cao Cát nài xin chúa Trịnh phải hành động như vua nước Nhật để nhổ tận rễ đạo Công Giáo. Bằng không người ta coi thường lệnh của chúa.
2) Hội đồng cố vấn tố cáo rằng: Đạo Hoa Lang là đạo lừa dối dân chúng, nhất là dân chúng ngu dốt.
3) Vu khống: Các đạo trưởng tụ họp dân nam nữ và làm những chuyện vô luân.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cha Deyduer và 3 thày giảng bị bắt.
2) Nhiều đồ đạo bị tịch thu và thiêu đốt
3. Chúa Trịnh Căn (1682-1709)
* 1696, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Đạo Hoa Lang là một thứ đạo giả dối đầy lầm lạc nghịch lại với lý lẽ, dụ dỗ dân chúng và đã bị các tiên vương nghiêm cấm nhiều lần. Trẫm lấy làm ngạc nhiên vẫn còn nhiều người, nam cũng như nữ, dễ dàng bị lôi kéo theo. Vì vậy trẫm cấm những cái xấu xa và nghịch lý sau đây: Từ rày về sau, nếu các đạo trưởng lén lút tập họp dân chúng để giảng đạo và nếu có người nào đem lòng tin theo con đường lầm lạc này, thì các quan tại kinh đô phải xem xét cẩn mật, các quan trấn thủ và các quan án tại các tỉnh phải trông chừng chu đáo trong địa hạt của mình. Nếu bắt được đạo trưởng thì phải xét xử theo luật, còn giáo dân khi bị bắt thì phải đánh đàn ông 50 roi lớn, đàn bà 50 roi nhỏ, và cắt tóc đàng sau gáy. Nhà nào chứa chấp đạo trưởng, nếu đạo trưởng là người Âu châu sẽ bị phạt nặng hơn là đạo trưởng và thày giảng Việt. Về các nhà thờ và đồ đạo phải thiêu hủy hết để tận diệt hoàn toàn giáo phái hư hỏng này. Lệnh này phải được triệt để thi hành, quan án nào chểnh mảng để cho giáo phái này còn tồn tại sẽ bị trừng phạt xứng đáng”. Ngày 10 tháng 7 năm thứ mười bảy Hoàng Đế trị vì. Sắc lệnh được niêm yết tại hoàng cung ngày 15.7 tức ngày 12.8.1696 Dương Lịch (DMAH 1 tr. 134).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Lương dân tố cáo: người Công Giáo không chịu góp tiền xây chùa hoặc cúng thần làng.
2) Các quan cấp tổng và làng tố cáo: người Công Giáo họp đông đúc cầu nguyện, nhất là khi có đám tang.
3) Lương dân tố cáo: người công gìáo đeo ảnh tượng ra bên ngoài, như để nhạo đức Phật.
4) Ngày 20.7.1696, một tàu Hòa Lan cập bến với hai cha thừa sai và nhiều kiện đồ đạo bị phát giác.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cha sở làng Kiên Lao, một xứ lớn với 4.000 giáo dân, bị lính đến xét nhà và bắt cha với 3 hòm đồ đạo. 200 bà giáo dân cầm giao, gậy đến đánh nhau với quân lính để giải cứu cha sở và lấy lại 3 hòm đồ đạo. Tức giận, quan phủ cho 30 quân lính với đầy đủ khí giới, về làng Kiên Lao bắt lại cha sở và lấy lại 3 hòm đồ đạo.
2) Ông Emmanuel và ông Jérôme, người làng Kiên Lao bị bắt và can đảm tuyên chứng đức tin
3) 32 trưởng gia đình làng Vang Va đã cương quyết tuyên xưng đức tin. Quan trấn thủ thán phục nên chỉ đánh đòn nhẹ nhàng và bắt nộp ít tiền phạt rồi cho về.
4) Dựa vào sắc lệnh cấm đạo: các quan cố bắt nhiều giáo dân ‘để đòi tiền chuộc’, quân lính lo lục soát các gia đình Công Giáo mong ‘tịch thu vải vóc, lụa là…’, lương dân ùa theo đốt phá nhà thờ.
5) Cô Lucia 14 tuổi, can đảm tuyên xưng đức tin. Vì thế, dù còn nhỏ tuổi, cô cũng bị tra tấn đến nhừ tử. Thấy cô kiệt sức quan mới thả cho về. Về gia đình được 13 ngày, cô qua đời. Mọi người coi cô là anh hùng tử đạo.
4. Chúa Trịnh Cương (1682-1709).
* 1721, sắc lệnh cấm đạo
Nội dung sắc lệnh:
“Đạo Hoa Lang đã lạm dụng tình hữu nghị để lừa dối những người ngu dại, dụ dỗ nhiều người khác tin theo. Người nào tin theo là làm nghịch lại đạo giáo của quốc gia, nghịch lại lương tri, và hơn nữa còn muốn xóa bỏ đạo lớn. Từ trước các vị cố vấn khôn ngoan và sáng suốt đã nghiêm cấm đạo này, nhưng các người đứng đầu đã không chịu từ bỏ lại còn tăng thêm số người theo đạo nữa. Nếu chúng ta không trừ diệt, dần dần người dân sẽ theo phái giáo này, vì chưng lòng người dễ chiều theo và sợ rằng sẽ đem đến nguy hại cho quốc gia. Vì vậy cần phải chấm dứt mọi tiến triển của đạo này và chấn chỉnh trật tự chung. Vậy các tín hữu đã theo đạo phải sửa sai lầm lỗi. Nếu ở kinh thì phải nộp sách và đồ đạo tại các phường trưởng, còn ở miền quê thì nộp cho các xã trưởng để đem đốt trước mặt mọi người. Ngoài ra các tín đồ còn phải viết tờ xuất giáo từ bỏ tà đạo và trở về đường ngay trong thời hạn một tháng. Hết thời hạn, nếu bắt được người nào còn theo đạo này hoặc tàng trữ đồ đạo, thì cho phép phường trưởng, xã trưởng hay bất cứ ai được tố cáo với quan án. Sau khi đã bắt và xét xử, và nếu thấy có tội trạng thì giao nộp cho quan trấn để cắt tóc đàng sau gáy, thích bốn chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’ vào mặt để làm gương cho các người khác còn mù quáng tin theo. Mỗi người bị kết án phải nộp tiền phạt là 100 quan tiền để thưởng công cho người cáo giác. Còn phần 3 đạo trưởng ở khu phố thuộc xứ nam thì phải trục xuất về nguyên quán, không cho phép trở lại xứ này nữa. Về phần người Bồ Đào Nha còn trốn tránh trong các xứ để giảng dạy đạo thì các quan trấn có thêm vụ lùng bắt và giải về triều đình để diệt trừ tà đạo này. Để danh chính ngôn thuận, các quan phải công bố sắc lệnh này”. Ban hành năm thứ tám triều đại Vĩnh Thịnh, ngày 22.03 (27.4 Dương Lịch) và công bố ngày 16.4 (10.5 Dương Lịch) (DMAH 1 tr.140).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến.
1) Một nhà sư pháp danh là Cháy, một trong các cố vấn thế giá của chúa Trịnh Cương, ráo riết đề nghị cấm đạo Hoa Lang để chấn hưng đạo Phật. Đây là lý do chính.
2) Sư Cháy và nhiều quan triều cho rằng đạo Hoa Lang khinh bỉ thần phật và coi thường kỷ luật nhà nước, lại mỗi ngày một phát triển.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Hai thày giảng Phêrô Hiệp và Piô Mỹ Lộc can đảm giữ đức tin, không đạp ảnh.
2) Ba thừa sai bị bắt giải về kinh: Đức Cha Bourges, Đức Cha phó Belot và thừa sai Guisain. Các ngài phải đối chất với hội đồng cố vấn về 14 câu hỏi.
3) Để trốn tránh, khỏi bị bắt, nhiều linh mục và thày giảng phải tàng hình làm người chèo thuyền, buôn bán trên sông hay làm thày lang chữa bệnh.
4) Về luật buộc ‘viết giấy xuất giáo’, thì nhiều người Công Giáo chung nhau viết một tờ khai rằng: ‘Chúng tôi không tin theo Hoa Lang nhưng chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời mà thôi’.
5) Riêng tại địa phận Đông Ký có 304 người bị thích chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’, 11 nhà xứ và 183 nhà thờ bị tàn phá.
6) Cha Giuse Phước quê Thanh Hóa bị kết án tù chung thân năm 1717 và đã tạ thế ngày 10.02.1732.
* 1721, sắc lệnh cấm đạo:
Nội dung sắc lệnh:
Nhân danh chúa Trịnh Cương, các quan án và năm quan hội đồng cố vấn truyền lệnh cho các trấn thủ: “Đạo Hoa Lang đã làm xáo trộn thế giới và lừa dối thần dân. Các năm trước đã ra lệnh rất nghiêm nhặt, trục xuất đạo trưởng, tháo gỡ nhà thờ và thiêu hủy ảnh tượng với mục đích trừ diệt tận gốc rễ sự dữ này ra khỏi lòng người dân. Thế nhưng thói tục mù quáng này chưa trừ được hết, vẫn còn đạo trưởng lén lút trong nước, đi khắp các tỉnh dựng nhà hội họp giảng đạo. Vì vậy, cần phải tìm mọi cách loại trừ bằng được đạo giáo nguy hiểm này. Các trấn thủ phải sai lính đi lùng các huyện và làng xem đâu có nhà hội thì phải kê khai rõ ràng, tên gia đình chứa chấp, đoạn bắt trói giải về kinh đô. Các trấn thủ cũng phải lùng xem có những người nào theo đạo này hoặc nghe biết nơi nào khác có nhà hội họp giảng đạo, đồ đạo tàng trữ, thì phải viết giấy tâu về kinh. Nếu lời khai là đúng với sự thật sẽ được trọng thưởng những đồ vật và ruộng vườn của người bị tố giác…”. Bảo Thái năm thứ hai, ngày 19.10 (8.12 Dương Lịch) (DMAH 1 tr.151).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Năm 1720, một học sinh dòng các cha Đa Minh tại Lục Thủy tên là Văn Sao bị loạn trí. Khi bị loại khỏi trường, anh tự xưng là vua Miền Bắc và xúi dân nổi loạn… Anh bị chính quyền bắt giam và điều tra. Anh tố giác 3 cha Đa Minh Tây Ban Nha là lãnh tụ phản loạn, và 4 trụ sở là sào huyệt… Vì thế, các cha phải ẩn trốn khắp nơi, người giữa đồng lúa, người trong nghĩa trang, người sau lẫm lúa…
2) Dựa vào sự kiện trên, nhà sư Cháy, bấy giờ là chủ tịch hội đồng cố vấn, vận động với chúa Trịnh Cương và họp bàn với các quan trong cung triều, ra sắc lệnh cấm đạo trên đây.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cuộc cấm đạo năm 1722 chĩa mũi dùi vào địa phận Đông Ký thuộc các cha dòng Đa Minh.
2) Trong những cuộc càn quét họ bắt được nhiều đồ lễ và bắt giam nhiều giáo dân. Thấy các giáo dân bị tra tấn dã man, thày già Lễ đã ra mặt tự nhận đồ lễ đó là của mình quản lý. Thày xin chịu tội và xin cho giáo dân được trả về gia đình… Vì thày ‘thà chết chứ không bỏ đạo’, nên thày bị hành nhục quá lẽ và đã chết rũ tù ngày 28.1.1722, thọ 70 tuổi.
3) Cuộc tử đạo của 2 cha dòng Tên và 9 giáo dân tại miền Bắc, năm 1723. Hai cha dòng Tên là cha J.B.Messari và cha Francois Marie Bucharelli cùng ba thày Ambrosio Đào, Emmanuel Điền, và Philippe Mi bị bắt ở Quảng Yên gần biên giới Trung Hoa. Trong số giáo dân, nổi bật là cụ già Luca Thu. Cụ luôn khảng khái tuyên bố: “Tôi kính vua chúa và không bao giờ khinh khi luật quốc gia, nhưng tôi quyết tâm tôn thờ một vị Vua cao cả trên trời”. Cụ bị hành hạ suốt hai năm tù, và sau cùng bị chém đầu.
5. Chúa Trịnh Doanh (1740-1769) (5)
• 1754, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Nhân danh chúa Trịnh Doanh, Hội dồng các quan truyền lệnh cho các quan huyện như sau: Đạo Hoa Lang lầm lạc nghịch lại lý trí, mê hoặc lòng dân và còn truyền bá lan rộng đạo lý sai lầm. Các năm trước hội đồng đã gửi các sắc lệnh ngăn cấm để chặn sự xâm nhập của đạo này, nhưng vẫn còn có người tiếp tục làm hư hại người khác. Vì vậy quan trấn các phủ huyện phải bí mật điều tra. Nếu bắt được đạo trưởng thì phải giải họ về kinh, các tín hữu thì phải trừng phạt, hoặc lưu đày, hoặc tạp dịch trong các chuồng thú vật, hoặc đánh đòn. Nếu các quan chểnh mảng nhiệm vụ này sẽ bị trừng phạt, ai nhiệt thành sẽ được trọng thưởng” (DMAH 1 tr. 189-190).
Nguyên do đặc thù xui khiến:
1) Có lẽ vì thấy, từ năm 1748, có nhiều quan quân theo đạo Công Giáo, do ảnh hưởng các cha dòng Tên giỏi thiên văn, toán học, nên chúa Trịnh Doanh và hội đồng cố vấn sốt ruột, sợ hãi và sinh lòng ghét đạo.
2) Có lẽ vì thấy các làng Công Giáo công khai tụ họp, lễ lạy mỗi ngày một đông… khiến lương dân ganh tị khiếu nại lên các quan trấn và lên chính chúa Trịnh Doanh.
3) Nên ngay năm 1750 chúa Trịnh Doanh đã lặp lại các lệnh cấm đạo cũ. Và cụ thể, năm 1751, chúa không cho các thừa sai từ Macao tới được xuống khỏi tàu, đặt chân lên đất.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Nhiều nhà thờ bị phá hoặc bị bán cho dân hay thưởng cho người ‘có công tố cáo’.
2) Giáo dân không được tụ họp và buộc dựng cây nêu trước nhà.
3) Các linh mục và thày giảng phải trốn tránh.
4) Cha Đóa bị bắt với 4 người nhà, cha Cai bị bắt tại Bố Chính với bốn giáo dân, một số chủng sinh Thanh Hóa bị bắt, một cha dòng Đaminh bị bắt ở giáo phận Đông Ký.
5) Năm 1765, nhân vụ kết án một nhà sư phạm pháp và triệt hạ một số chùa chiền, chúa Trịnh Doanh lại ra lệnh cấm đạo. Vì thế ba linh mục: cha Orta dòng Tên, cha Đóa dòng Đaminh và cha Hiên bị bắt.
6. Chúa Trịnh Sâm (1767-1782).
• 1773, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Hội đồng tòa án công bố sắc lệnh của hoàng thượng cho các quan khắp nơi trong nước được biết để tuân hành. Khắp nơi tà đạo dùng lời nói lừa gạt nghịch lại với luật lệ và thói tục quốc gia nên cần phải nghiêm cấm. Tà đạo ấy là đạo Hoa Lang, giảng dạy những điều kỳ quặc và nói về các tật xấu cũng như các nhân đức làm cho người nghe cảm động vì những lời nói dối trá ấy. Những người theo tà đạo, không những hủy hoại luật lệ mà còn xúc phạm đến cả đạo lý quốc gia nữa. Từ lâu đời đã có nhiều sắc lệnh cấm đạo này. Các sắc lệnh đã truyền cho các quan trấn phải hết lòng bắt bớ các người tin theo. Không những các người mê muội tin theo mà mỗi ngày con số các tín hữu còn tăng thêm khắp mọi miền, che giấu cho nhau. Chắc chắn rằng đạo đó là một lừa dối, không thể để cho tiếp tục bành trướng thêm. Vậy các quan phải tuân theo lệnh hoàng thượng, chấn chỉnh tục lệ quốc gia và loại trừ các thói xấu. Do đó hoàng thượng ra lệnh cấm đạo này vì đó là tà đạo. Các người đã trót theo thì phải sửa lầm lỗi, mang nộp các sách đạo và thiêu hủy hoàn toàn. Các nhà hội họp và nhà thừa sai phải phá hủy. Ai bắt gặp đạo trưởng ở đâu đều được quyền bắt giữ và giao cho quan trấn tại kinh đô hoặc giao cho quan sở tại. Sau khi hội đồng tòa án xem xét tội phạm sẽ ra án. Hạn cho hai tháng để các người học đạo được thay đổi việc học. Tại các trường bất cứ ở đâu, phải nghiêm cấm việc giảng dạy đạo nói trên. Sau thời hạn hai tháng còn bắt gặp thừa sai hoặc người dạy đạo trong bất cứ nơi nào, cả những người nghe theo hay thực hành đạo, các quan sở tại và mọi người biết phải tố cáo với quan trấn thủ. Quan trấn thủ sẽ sai lính đến bắt các người đứng đầu cũng như các tín đồ để giao nộp cho tòa xét xử xứng tội phạm. Nếu quan hay xã trưởng để cho thày đạo giảng dạy trong lãnh thổ của mình mà không tố giác sẽ bị bắt giam. Người nào tố cáo sẽ được trọng thưởng. Nếu làng xã nào không ngăn cấm hoặc tố cáo hoặc có người khác tố cáo đúng sự thật thì người tố cáo được thưởng và miễn tạp dịch ba đời, làng xã bị tố cáo sẽ bị nộp thuế gấp mười lần. Nếu người tố cáo thuộc làng khác thì làng ấy được giảm thuế. Đó là cách phải đối phó với đạo Hoa Lang để uốn nắn lòng người”. Ngày 28.09 năm vua Cảnh Hưng thứ IV (14.11.1773) (DMAH 1 tr. 203-204).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Thực tế, trước năm ra sắc lệnh (1773), chúa Tịnh Sâm đã tiếp tục bắt đạo theo các vị tiền bối của ông. Bằng chứng, cha Giaxintô Castanêđa (Gia), cha Vinhsơn Lê Quang Liêm đã bị bắt và được tử đạo ngày 07.11.1773.
2) Có lẽ chúa Trịnh Sâm tức giận về cuộc tranh luận theo lời yêu cầu của bà Thượng Trâm, mẹ của hoàng tử Sáu, chú của chúa Trịnh Sâm, giữa hai cha Gia và Liêm với một nhà sư và một thày đồ nho. Cuộc tranh luận tay tư này sau thành tập sách ‘Hội Đồng Tứ Giáo Danh Sư’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Khi sắc lệnh được công bố, các quan chia thành hai phe: Phe quan già cho rằng bắt đạo chỉ mở cơ hội rối loạn và cướp bóc thêm, phe quan trẻ bao dung, cho tự do tôn giáo.
2) Nhiều quan quân và lương dân thừa cơ hội để làm tiền.
3) Ở Nghệ An, một linh mục và hai thày giảng bị bắt và phải nộp 800 quan tiền để được trả tự do.
4) Nhiều tu viện Mến Thánh Giá bị phá và bị giải tán.
5) 42 giáo dân bị bắt và bị khắc chữ ‘Học Hoa Lang Đạo’ trên má.
6) Năm 1777, thày Đaminh Thu, 30 tuổi, bị bắt và bị xử trảm tại kinh đô.
7) Năm 1782 chúa Trịnh Sâm tạ thế và loạn Kiêu Binh phá tan sự nghiệp của dòng họ Trịnh.
II. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA CHÚA NGUYỄN
TẠI MIỀN NAM HAY ĐÀNG TRONG
Dưới danh nghĩa phò nhà Lê, trong suốt thế kỷ XVII, các chúa Trịnh hùng cứ miền Bắc, và chúa Nguyễn cai trị miền Nam. Theo linh mục Vũ Thành, ‘Nguyễn Hoàng (1558-1613) cũng gọi là chúa Tiên, được Trịnh Kiểm cho coi Thuận Hóa từ năm 1558, mười năm sau xin coi thêm Quảng Nam. Tại Quảng Nam ngoài Dinh Chiêm còn có hai đô thị buôn bán quan trọng là Hội An (Faifo) và Cửa Hàn (Y Turan). Hai nơi có sông thông với nhau làm thành một khu thương mại phồn thịnh. Tại Hội An có hai phố, một dành cho người Trung Hoa Minh Hương trốn nhà Thanh sang lập nghiệp, và một dành cho người Nhật trốn tránh cuộc bắt đạo ở Nhật. Mỗi khu phố có quan và tổ chức riêng theo phong tục của họ, đồng thời nộp thuế cho chính phủ.
Trong năm 1604 Nguyễn Hoàng phân chia lại các huyện trong lãnh thổ của mình như sau: “Trấn Thuận Hóa có hai phủ là Điện Bàn và Quảng Bình. Trấn Quảng Nam có ba phủ là Thăng Hoa, Quảng Nghĩa và Hoài Nhân. Các vị thừa sai thường viết Thuận Hóa là Sinoa và Quảng Nam là Cacham. Năm 1613, Nguyễn Phước Nguyên cầm quyền thay cha, rất mộ mến Phật giáo nên được gọi là chúa Sãi, bỏ lệ triều cống và tự xưng vương” (DMAH 1 tr.8-9).
1. Chúa Sãi tức Nguyễn Phúc Nguyên (1615-1635).
* 1617, lệnh trục xuất
Nội dung sắc lệnh (Tiếc là không tìm ra)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
Năm 1617 có đại hạn hán tại Nam Việt, các thày sư coi các chùa miếu đổ tội cho cha dòng Tên là Buzomi và Pina làm các thần giận không cho mưa nữa. Họ đòi giết hai cha để tế thần, nhưng chúa Sãi mến phục hai cha, không nỡ giết mà chỉ xin ‘trục xuất tạm’ hai cha trong vòng vài năm.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các cha công khai lên tàu để đi Macao, nhưng rồi lại lén lút trở lại và được quan phủ Qui Nhơn đón về săn sóc.
2) Để cứu vãn tình thế, Macao vội cho một tàu buôn chở nhiều hàng hóa và hai cha khác là Marquez và Borri tới. Thấy vậy, chúa sãi lại cho phép tự do giảng đạo.
• 1625, lệnh trục xuất.
Nội dung sắc lệnh:
“Trước hết tất cả các cha đang ở Quảng Nam, Qui Nhơn hoặc bất cứ nơi nào, phải tập trung về Hội An và không được ra khỏi khu phố dành cho người Nhật, không được xây nhà thờ hay nhà gì khác. Cũng không ai được lấy lẽ mình là người Công Giáo để bỏ bê các lễ lạy trong làng. Còn các Kitô hữu thì không được đeo tràng hạt ở cổ hay treo trong nhà, phải tháo cất các ảnh Chuộc Tội ngoài đường vào trong nhà” (DMAH 1 tr.12).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Thấy bốn cha và ba thày làm việc hăng say và thành công, rửa tội cho nhiều người, xây nhiều nhà thờ, tổ chức và sinh hoạt quy củ, các sư sãi và một số quan lại tức tối, ghen tương… tố cáo ‘các cha dùng phép phù thủy chiêu mộ nô lệ cho Vua Bồ Đào Nha. Họ xin với quan trấn tâu với chúa trục xuất các cha ra khỏi vùng đất Mặn, nếu không Trời sẽ phạt.
2) Hai nhà sư thông thái đến xin tranh luận với các cha về việc cúng giỗ tổ tiên… Sau đó họ tố cáo rằng: Đạo Công Giáo bỏ bê việc thờ cúng tổ tiên và các tục lệ trong làng.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Sắc lệnh công bố tại trấn Quảng Nam vào tháng 12.1629, nhưng vì cha Pina ra khơi lấy đồ và bị chết đuối, nên giáo dân xin quan trấn triển hạn thi hành 100 ngày để họ lo việc an táng cha Pina thương mến của họ.
2) Hết hạn, thày Manuelô được sai đi các nơi khuyên giáo dân đem ảnh Thánh Giá vào nhà kẻo các sư sãi lại tố cáo là ‘giáo dân không tuân theo sắc lệnh’.
3) Tại Quy Nhơn họ đạo Nước Mặn, quan sở tại cấm đạo khắt khe, nên giáo dân tâu lên triều đình. Các quan đại thần cho biết: ý của chúa Sãi là cấm đeo ảnh ra ngoài áo chứ không cấm theo đạo Kitô.
4) Quan trấn thủ Phú Yên đã không công bố, không thi hành sắc lệnh, lại công khai biện hộ cho đạo Kitô nữa.
5) Nhiều quan lại, nhiều nhà trí thức đã đón nhận đức tin và nhiệt tình xây dựng Giáo Hội, trong đó có bà Minh Đức Vương Thái Phi và quan cố vấn Phaolô.
6) Vào năm 1626, con trưởng chúa Sãi chết, dân chúng cho rằng ‘đó là Trời phạt’, nên nhiều người xin trở lại.
7) Năm 1627, nhờ ảnh hưởng của bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi và các quan lại Công Giáo, cha Buzomi đã lập một họ đạo mới và xây nhà thờ ngay tại kinh đô. Cũng năm này, cha Alexandre de Rhodes và cha Marquez đi mở giáo đoàn mới tại Bắc Việt.
• 1629, lệnh trục xuất.
Nội dung của lệnh trục xuất:
Ngày 10.8.1929, một quan cao cấp Quảng Nam rất ghét đạo đã nhân danh chúa Sãi, tuyên bố trước tòa án với hai cha Buzomi và cha Borri và hai thày giảng: “Chúa thượng đã nhân từ cho các ngươi được trở lại, nhưng các ngươi nên nhớ đó là để các ngươi giúp người Bồ Đào Nha chứ không phải để giảng đạo cho người Việt. Dù có đống vàng các người cũng không được đặt chân ở lại nước này đâu. Bởi vì lòng thảo kính đối với tổ tiên và cha mẹ quý giá hơn vàng bạc, trong khi đó các ngươi lại đến hủy diệt và cấm đoán. Hơn nữa các ngươi còn phạm đến các thần thánh khiến các Ngài trừng phạt không cho mưa và dân chúng phải đói kém, dịch tễ. Các ngươi còn làm cho tín đồ khóc lóc trước một người chết ô nhục, đó là một việc man rợ và đáng khinh miệt, chứng tỏ các ngươi thích thú máu của dân ta và thích nhìn thấy dân ta bị hành hạ vì vâng lời các ngươi. Dù đúng hay không thì lễ phép của chúng ta là văn minh và thiêng liêng, còn lễ phép của các ngươi là mọi rợ, vì thế không thể chấp nhận được dù riêng tư ở nhà” (DMAH 1 tr. 15-16).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Dân lương và nhất là các quan lại ghét đạo, đã tỏ ra bất bình vì thấy người Công Giáo ‘sống đạo bên ngoài cách rầm rộ, trái lệnh của chúa Sãi’. Nhất là dịp lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh.
2) Nên từ 1628, họ đã thúc chúa Sãi trừng phạt những người còn công khai giữ đạo. Nhiều giáo dân bị hành hạ và giam tù.
3) Năm 1629, trời hạn hán và dịch tễ, các quan và các sư sãi đổ tội cho các thừa sai. Họ yêu cầu chúa Sãi trục xuất các ngài ra khỏi nước.
4) Chúa Sãi chờ đợi tàu Bồ Đào Nha chở súng đại bác tới để dùng tiến đánh chúa Trịnh. Nhưng tàu Bồ Đào Nha lại bị thương thuyền Hòa Lan cướp mất ngoài khơi.
5) Các sư sãi và quan coi vùng thương mại An Mi tố cáo và đòi chúa Sãi trục xuất các thừa sai.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các thừa sai ở Quảng Nam bị bắt đưa về Hội An.
2) Các thừa sai ở Quy Nhơn bị tập trung và giam lỏng trên một đảo nhỏ, đợi tàu chở về Macao.
3) Cha Luiz, cha Fontes, thày Riberô và một số thày giảng tìm cách giả dạng trốn lại. Nhưng khi tới bờ biển Phú Yên lại bị bọn cướp tấn công. Chúng giết hai thày giảng, đánh nhừ tử những vị khác. Quan trấn Phú Yên và giáo dân đến ủy lạo các ngài.
• 1630, lệnh trục xuất.
Nội dung sắc lệnh:
Một quan từ Thuận Hóa đến Cửa Hàn công bố lệnh của chúa Sãi cho các linh mục tập trung trước tòa án: “Chúng tôi người phương đông, các ông người phương tây, xa cách nhau nửa bán cầu. Các ông về nước mà rao giảng đạo thì hợp lý hơn, còn chúng tôi quyết giữ truyền thống cha ông đã truyền lại. Điều này các ông không biết hay đúng hơn không muốn biết nên bị trục xuất mà không chịu đi khỏi, ra đi ngày hôm trước hôm sau trở lại. Các ông nên biết rõ ý định của chúa Sãi là dù tầu buôn có đến hay có dâng nhiều lễ vật cao ngất như núi cũng không kiếm được một miếng đất để đặt chân” (DMAH 1 tr.17).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Tháng 1.1630 một chiếc tàu Bồ Đào Nha cập bến và được chúa Sãi tiếp đón niềm nở, nhưng có lẽ vì tàu không chở súng đại bác tới như chúa đang chờ đợi, nên chúa Sãi và các quan đổi thái độ.
2) Thêm vào đó là vì sự xúi dục của mấy nhà sư có thế lực và của quan trách nhiệm về khu vực người ngoại quốc vốn ghét đạo, chúa sãi mới chấp thuận ‘việc trục xuất các thừa sai khi tàu buôn rời cửa Hàn’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các thừa sai đang trốn ở Phú Yên rất thất vọng.
2) Lên tàu đi về Macao, nhưng lợi dụng lúc đêm tối hai thừa sai dùng thuyền nhỏ trở lại Việt Nam: một cha làm việc tại Quảng Nam và Quảng Nghĩa, một cha tại Qui Nhơn và Phú Yên.
3) Hai linh mục Nhật Bản trá hình ở lại giúp người Công Giáo Nhật ở Hội An.
4) Cha Buzomi bị vua Chàm bắt giam, nhưng đã đút tiền để được tự do.
• 1635, lời nói chân tình, hòa đồng và tôn trọng tự do tôn giáo của chúa Sãi:
Lời của chúa Sãi:
Với người Bồ Đào Nha: “Trẫm đã không khéo nên nghe lời các quan. Trẫm luôn là bạn của các người Bồ và vì thế cũng mộ mến Chúa của người Bồ nữa. Là bạn, các ông cũng nên kính trọng các thần của nước trẫm nữa, đừng bắt chước các thừa sai giảng lời chống lại các thần, cấm thờ kính hay dẹp bỏ các tượng thần’.
Với cha Buzomi và các thừa sai: ‘Từ đây về sau các thần dân được tự do giữ đạo nào lương tâm họ thấy là phải, đạo Thiên Chúa hoặc đạo ông bà, nhưng đạo này không được chống đạo khác. Nếu người nào vi phạm trẫm sẽ trừng phạt nặng nề. Với tự do trẫm ban cho, mọi người phải hòa thuận. Các thừa sai cứ việc đến nước của trẫm, 100 người cũng được. Trẫm quý tất cả, nhưng trên hết là cha Buzomi vì nhân đức và khôn ngoan của cha. Trẫm muốn gặp lại con người đức hạnh như thế” (DMAH 1 tr.18).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Không sử liệu nào cho biết vì sao chúa Sãi có những ‘lời dễ thương như vậy’. Hai giả thiết: có lẽ tàu Bồ Đào Nha đã chở súng đại bác tới. Có lẽ về cuối đời chúa Sãi vốn đã có bản tính tốt lành và tâm trí thông minh, nay trở nên tốt lành và hiểu biết sâu xa hơn.
2) Chúa Sãi không muốn các thừa sai, khi giảng đạo, cũng như thương gia Bồ Đào Nha trong việc tiếp xúc buôn bán, nói hay làm việc gì xúc phạm đến đạo thờ thần, kẻo lương dân và các quan buồn bực, khiếu nại đến chúa Sãi.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Nhiều tàu buôn Bồ Đào Nha cập cửa Hàn.
2) Cha Buzomi đi Macao chữa bệnh, nhưng sau được vời về.
3) Chúa Sãi cho người bồ thêm đất tại cửa hàn: họ cất nhà ở, làm nhà thờ và tự tổ chức, cai trị theo phong tục riêng của Bộ.
4) Tháng 11.1635 chúa Sãi băng hà, tướng Nguyễn Phúc Loan kế vị, ông không ưa Công Giáo bao nhiêu.
2. Thượng Vương tức Nguyễn Phúc Loan (1635-1648)
Thượng Vương tức là tướng Nguyễn Phúc Loan, cũng gọi tắt là chúa Thương, tính tình đa nghi và cứng cỏi, ít tiếp xúc với các thừa sai nên không ưa Công Giáo. Chính trong thời của ông, Giáo Hội đau khổ và đổ máu nhiều. Thực thế, ngay khi vừa lên ngôi, chúa Thượng Vương đã ra lệnh cấm đạo.
• 1635, lệnh trục xuất;
Nội dung sắc lệnh:
Chúa Thượng Vương “Các thừa sai dù nhiều hay ít, tất cả đều phải rời khỏi nước và không bao giờ được trở lại. Hơn nữa các cha đã xa quê hương lâu năm rồi cần phải về thăm xứ sở’ (DMAH 1 tr. 20).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Dĩ nhiên chúa Thượng có chung những thành kiến về đạo Công Giáo như hầu hết các vua chúa và quan lại thời bấy giờ: Đạo Hoa Lang, đạo ngoại quốc, tà đạo… Đạo trái với đạo Phật, đạo Khổng, đạo thờ Tổ Tiên… Đạo ngược với tam cương, ngũ thường… Đạo làm xáo trộn trật tự xã hội vốn có… Vậy cần phải tiêu diệt tận rễ để bảo vệ ‘đạo lý truyền thống và xã tắc’.
2) Chúa không chấp nhận được khi nhìn thấy ảnh Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá, chúa cho đó là ‘một tên nghịch tặc bị hành hạ ghê gớm’…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cha Đắc Lộ trở lại miền Nam và 4 lần bị trục xuất (1640-1645).
2) Thày giảng Anrê Phú Yên bị bắt và đã trở thành vị tử đạo đầu tiên tại Việt Nam (1644).
3) Tại Qui Nhơn, 36 người bị bắt, bị đe dọa và đánh đòn. Một người tuyên bố bỏ đạo còn 35 người anh dũng ‘sẵn sàng chết vì Chúa’, nhưng sau cùng quan chỉ ra lệnh đánh đòn rồi trả về.
4) Cuộc xưng đạo của hai thày giảng Inhaxiô và Vicentê. Cả hai được phúc tử đạo ngày 15.7.1645
5) Việc xưng đạo anh dũng của 6 giáo dân Quảng Bình và cuộc tử đạo can đảm của hai ông trùm Augustinô và Alexi vào ngày 04.07.1646.
3. Hiền Vương tức Nguyễn Phúc Tần (1648-1687).
Chúa Thượng băng hà 19.03.1648, con là Nguyễn Phúc Tần lên thay, lấy hiệu là Hiền Vương, gọi tắt là chúa Hiền. Ông là người có óc chinh phục, tính tình kiêu căng và nhiều tham vọng. Ông gây chiến với chúa Trịnh ở Bắc và chiếm đất Chiêm Thành ở miền Nam. Ông thân với người Bồ Đào Nha để mua súng ống, nhưng lại rất nghi kỵ đạo Công Giáo. Thời này, lịch sử Giáo Hội cũng ghi thêm nhiều biến cố lớn: nhiều người tử đạo, Hội Thừa sai Ba Lê chính thức làm việc tông đồ tại Việt Nam, Dòng Mến Thánh Giá được chính thức thành lập.
Chúng tôi không có được một bản văn chính thức nào về các sắc lệnh cấm đạo của chúa Hiền. Chúng tôi chỉ biết rằng:
1) Năm 1658: Vì đặt mua súng ống và hàng hóa với các tàu buôn Bồ Đào Nha, nhưng chờ đợi ba năm mà không nhận được, lại thêm những lời vu khống và tố cáo của các sư sãi và một số quan lại, chúa Hiền đã nổi giận và ra lệnh cấm đạo: ‘Cấm các bề tôi không được làm thày dạy giáo lý hay làm môn đệ của các thừa sai. Mọi người khác không được đổi đạo cũ mà theo đạo mới. Người nào còn bất tuân lệnh sẽ không được tha nữa’. Giáo dân không sợ hãi, vẫn bình tĩnh sống đạo. Chỉ ông Phêrô Nết là quản gia của bà Maria Minh Đức Thái Phi, chuyên lo dạy giáo lý, phục vụ họ đạo, thăm viếng bệnh nhân, người nghèo… đã bị bắt và bị xử tử.
2) Năm 1661: Hiền Vương thua trận chúa Trịnh Tạc và năm sau lại bị bão lớn, mất hết mùa màng. Chúa Hiền nghe sư sãi, cho rằng: ‘vì người Công Giáo bỏ bê việc thờ cúng nên các thần giận’, đã ra lệnh bắt đạo triệt để tại các trấn. Hậu quả là tại Quảng Nam 4 giáo dân, Gioan Vương, Alexi Đậu, Toma Nhuệ và Gioan Nghiêm đã anh dũng chết vì đức tin.
3) Năm 1664: Hiền Vương tiếp tục bắt đạo và ra lệnh trục xuất các thừa sai. Trong một buổi hội các quan tại triều do Hiền Vương chủ tọa, quan phò mã phát biểu: “Đạo Hoa Lang là một đạo hủy hoại quốc gia. Chúng tôi nghe nói bên Nhật, hoàng đế đã tận lực bắt đạo. Chúng ta cũng cần phải làm một lần để tận diệt. Phải trục xuất các vị thừa sai và giết những người Việt ngoan cố giảng đạo như bên Trung Hoa đã làm”. Thêm vào đó, đầu tháng 12, lại có sao chổi xuất hiện, và người ta tin ‘đó là điềm xấu, chiến tranh và dịch tễ’. Tất cả đã thúc đẩy Hiền Vương tiếp tục cấm đạo… Nhiều giáo dân bị bắt, bị hành hạ. Nhiều giáo dân can đảm tuyên xưng và chết vì đức tin, trong đó có ông trùm Michel, và quý ông Simeông, Vincentê, Gioan bị chém đầu, bà Monica và bà Aghata bị voi giày. Tất cả các thừa sai bị bắt tập trung tại Hội An đợi ngày trục xuất, nhưng sau ‘dâng tiền cho các quan’ và được ở lại.
4) Năm 1665: Hiền Vương ra lệnh cho người Nhật ở Hội An làm tờ xuất giáo. Hầu hết đã tuân theo. Quan trấn Quảng Nam cũng muốn bắt người Công Giáo Việt Nam làm tờ xuất giáo như người Nhật. Lại một lần nữa giáo dân Quảng Nam gặp nhiều khốn khó. Chính Hiền Vương ra lệnh xử tử 7 người ‘chúa cho là gan lì, cứng đầu’. Trong số 12 anh hùng tử đạo Quảng Nam trong dịp này, nổi tiếng là ba em nhỏ Raphael và Têphanô 12 tuổi, Luxia 10 tuổi và cô Gioanna 17 tuổi. Tất cả chết can đảm vì bị voi giày… Cũng năm 1665, 4 giáo dân Quảng Nghĩa đã bị đưa về Hội An xét xử và bị ‘kết án voi giày’: ông Toma Tin, Toma Nghe, Benoit và Dominicô (DMAH 1 tr. 43-65).
5) Năm 1670: Hiền vương tỏ ra cởi mở với các thừa sai Pháp. Đặc biệt chính năm 1670, Đức Cha Lambert de la Motte cùng ba thừa sai Pháp tới Việt Nam. Nhưng chúa Hiền vẫn không rút lại lệnh cấm đạo, nên có nhiều giáo dân bị bắt, bị hành hạ đến chết, trong đó có quan Dominicô Thu Hạp năm 1674 và thày giảng Gioan Kim Lau bị chặt đầu năm 1679, cả hai trường hợp không có tòa án xét xử.
4. Ngãi Vương tức Nguyễn Phúc Trần (1687-1691).
Hiền Vương tạ thế 1687. Nguyễn Phúc Trần lên kế vị lúc 39 tuổi, là người có tính khoan dung và yêu kẻ sĩ nên được tôn xưng là Ngãi Vương. Ông rất quen thân với cha Costa dòng Tên và cha Vachet thuộc hội Thừa Sai Balê. Nhưng vì nhiều sức ép, Ngãi Vương đã ra sắc lệnh cấm đạo, năm 1690:
• 1690, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
Trước những khiếu nại của dân và lo lắng của các quan, một hôm Ngãi Vương đã nói với các quan: “Các ngươi đừng lo lắng, đầu năm mới ta sẽ ra lệnh cấm đạo và trục xuất tất cả các thừa sai. Nếu sau lệnh cấm còn thấy linh mục nào ngoài hai cha Pierre (Langlois) và Barthelemy (Acosta) là thày thuốc ta đã cho phép, thì ta sẽ đày họ cho chết khốn nạn trong hoang đảo”. Và sắc lệnh ban hành ngày 18.01.1680 gồm những điểm sau đây:
1) Đạo Công Giáo là đạo Hoa Lang, dạy những điều dối trá và nguy hại.
2) Các quan lớn bé nếu theo đạo sẽ bị giáng chức, người dân theo đạo phải thề từ bỏ.
3) Phải tố cáo khi thấy ‘một tụ họp ba bốn người để hành đạo’. Nếu có thực, người tố cáo sẽ được thưởng.
4) Các nhà thờ phải biến thành nhà ở hay phải tháo gỡ đi (DMAH 1 tr. 67-68)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Một người viết thư tố cáo Đức Cha Lambert de la Mothe, lúc ở Siam, là đầu mối nhiều sự lộn xộn.
2) Bốn lịch mục mới thụ phong về nước với những hòm đồ đạo mà không chịu để quan thuế khám xét.
3) Một bà Công Giáo Nhật, vì lộng quyền tại nhà thờ Hội An, đã bị các cha xua đuổi, nên đã tức giận và tố giác Labbé làm gián diệp cho chúa Trịnh ở miền Bắc.
4) Các cha dòng Tên ở kinh đô cho trình diễn một kịch khôi hài mang tên ‘Ông vua phong cùi’, xúc phạm đến nhà vua, cũng như mấy bản kịch khác chế diễu các thần phật…
5) Nhiều sĩ quan và binh sĩ trở lại đạo.
6) Nhiều quan lại, sư sãi và lương dân bực tức về những sự kiện trên đã nài xin Ngãi Vương ra lệnh cấm đạo như trên.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Mượn lệnh nhà vua, nhiều quan làm tiền giáo dân, nhiều làng lương dân xách nhiễu làng Công Giáo.
2) Nhiều gia đình Công Giáo hoảng sợ phải giấu ảnh, đổi bàn thờ Chúa ra bàn thờ ông bà, nhiều làng phải phân tán và trốn lánh… Vì trời nóng nực, hai em bé đã chết trên tay mẹ khi chạy trốn…
3) Tại Dinh Cát một giáo lý viên đã bị phơi nắng 9 ngày và nộp tiền phạt mới được thả về.
4) Tại Quảng bình, bà Martha Mạc bị treo ngược đầu xuống đất, nhưng vẫn can đảm tuyên xưng: “Các quan cứ hành hạ thêm nữa đi để tôi được chết. Tôi hài lòng vì nhờ đó tôi đến với Chúa Giêsu…”
5) Tại Mười Dinh, nhiều binh sĩ Công Giáo anh dũng tuyên xưng đức tin, nhưng chỉ bị khiển trách rồi cho về quân ngũ.
5. Minh Vương tức Nguyễn Phúc Chú (1691-1725).
Ngãi Vương nắm ngôi vừa chẵn 4 năm thì băng hà năm 1691, thọ 43 tuổi. Nguyễn Phúc Chú lên kế nghiệp lấy hiệu là Minh Vương. Ông nổi tiếng văn võ kiêm toàn, chiêu đãi nho sĩ và sùng mộ đạo Phật, chính ông đã quy y. Vì thế ông ghét đạo Công Giáo.
• 1698, lệnh triệt hạ nhà thờ.
Nội dung sử liệu:
Ngay từ 1692, đã có lần Minh Vương nói với các quan đến than phiền rằng ‘tại nhà cha Langlois giáo dân tụ họp đông đảo’: “Ta sẽ chém cha Pierre Langlois ra từng mảnh xem ông ta còn giảng đạo được nữa không, và giáo dân còn chỗ nào mà tụ họp nữa không?”.
Nhưng qua năm 1698, Minh Vương mới ra lệnh nghiêm khắc “triệt hạ các nhà thờ để họ không còn nơi nào tụ họp nữa, đồng thời sẽ xử tử những giáo dân còn cố chấp vi phạm, và giáng chức những sĩ quan hay những quan chức bất tuân lệnh”. Minh Vương nói rõ “sẽ triệt hạ trước tiên hai nhà thờ ở Kinh Đô, mà trước hết là nhà thờ cha Langlois quản nhiệm”. Hai quan được Minh Vương ủy nhiệm thi hành là Hưu Cam và Ta Kang.
Ông Ta Kang dẫn 14 đội lính có khí giới đến bắt cha Langlois ra tòa và tuyên bố: “Tôi có lệnh của Minh Vương phá hủy nhà thờ của cha, thiêu các ảnh tượng, thông báo cấm mọi cuộc họp và cấm cha không bao giờ được giảng đạo cho người Việt Nam nữa. Cha đáng chết nhưng Minh Vương đã rộng lượng tha mạng sống và không phá hủy nhà của cha. Minh Vương cho phép cha giữ đạo kín đáo và tiếp tục làm nghề thuốc cứu chữa người nghèo khó và ốm yếu như cha vẫn làm từ xưa tới nay. Cha phải biết đó là đặc ân của Minh Vương và cha liệu đó mà xử sự cho khôn khéo”.
Cha Langlois khiêm tốn đáp lại: “Tôi rất biết ơn Minh Vương đã rộng lượng đối với tôi, song tôi ước ao được chịu khổ và chết vì Chúa Giêsu. Tôi nhìn nhận rằng, chính vì ước muốn rao truyền đạo chân thật mà tôi đã không nề quản những gian lao để đến Nam Việt này. Trong mọi việc, tôi không bao giờ bỏ qua việc làm cho mọi người nhận biết Chúa thật trời đất và tìm kiếm ơn rỗi linh hồn. Tôi không thể không rao giảng cho những người muốn nghe tôi. Nếu Minh Vương và các quan triều hiểu biết về đạo Kitô và những lợi ích do đạo mang lại thì tôi dám quyết các vị sẽ có thái độ khác đối với vị thừa sai giảng đạo. Các vị đã nghe biết đạo dạy người ta phải thờ phượng yêu mến Chúa tể trời đất và mọi người mọi vật, đạo cũng dạy phải vâng phục các đấng bề trên và phải hết sức làm lành lánh dữ. Từ khi tôi đến xứ này, tôi đã hoàn toàn sống theo như đạo dạy và các vị biết rõ như thế. Tôi đã tận tụy làm việc vất vả, hết lòng làm việc bác ái với mọi người không kể lớn bé sang hèn. Tôi mở rộng cửa ngày cũng như đêm cứu giúp người khác. Cho tới nay không có ai kiện cáo tôi điều gì trước mặt triều đình, trái lại họ còn ca ngợi những công việc tôi đã làm. Thế mà hôm nay tôi bị đối xử như một tên trộm cướp” .
Quan vội ngắt lời cha Langlois: “Đủ rồi, người ta không phiền trách cha về những việc tốt cha làm cho người nước Nam, người ta chỉ trách là có nhiều người đến hội họp ban đêm và cha quá hăng say làm việc cho họ trở thành Công Giáo. Minh Vương không muốn các thần dân bỏ đạo của cha ông để theo đạo cha giảng dạy. Minh Vương là chủ nước này, mọi người dân phải vâng phục”. Nói rồi ông ra lệnh cho lính rút lui và trả tự do cho cha Langlois (DMAH 1 tr. 70-73).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Minh Vương sốt ruột và tức giận vì thấy dân chúng theo đạo mỗi ngày một nhiều và hội họp đọc kinh, cử hành thánh lễ mỗi ngày một đông, nhất là vào ngày lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.
2) Lương dân cũng đồng tình với Minh Vương về điểm trên đây. Vì thế làng Thương Lo đã làm đơn kiện và còn vu khống là dân Công Giáo đã bẻ gẫy tay Phật và ăn cắp đồ trong chùa. Minh Vương cho quan điều tra thì ‘tay phật đã gãy từ mười mấy năm về trước’ và ‘chỉ mất vài nén hương, không biết ai là thủ phạm’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Hầu hết các nhà thờ thuộc các tỉnh đều bị phá gỡ trong những ngày tiếp theo.
2) Ngày 2.11.1698 xảy ra một cơn bão lớn làm tốc mái cung điện, bể đổ nhiều chùa chiền và nhà ở, nhận chìm nhiều thuyền bè đánh cá… Minh Vương sợ, coi là Trời phạt, nên cho phép dựng lại các nhà thờ.
• 1700-1725, có nhiều cuộc cấm đạo, đặc biệt tại các tỉnh Kinh Đô, Hội An, Nha Trang, Nha Ru, Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Bình, Dinh Cát, Văn Cui. Nhiều giáo dân bị bắt, bị giam tù. Không có lý do gì độc đáo ngoại trừ ‘lương dân và sư sãi kiện lên Minh Vương về việc dân Công Giáo tụ họp đông đảo khắp nơi’. Nhiều giáo dân anh dũng xưng đạo:
1) Năm 1700: tại kinh đô có 22 người bị bắt trong đó có 3 cha dòng Tên, Antôn Arnedo, Giuse Candone, Phêrô Belmonte; và hai thừa sai Pháp là cha Langlois và Cappony. Tại Hội An, 42 người bị bắt cùng với ba cha, là Nicolas de Fonseca, Sennemandô và Maurô. Trong số 42 giáo dân chỉ có 10 người bền vững đến cùng. Minh Vương ra lệnh: ‘những người chối đạo bị chặt ngón tay, gọt trọc đầu, đánh đòn rồi mới được trả tự do, và những người cương quyết giữ đức tin bị kết án bỏ đói cho đến chết’. Tại Nha Trang, Nha Ru và Đồng Nai, nhiều giáo dân bị bắt như ông Laurent Hanh, ông Antoine An, ông Dominique Ben, bà Agnès Bưởi, chú bé Anrê, bà Elisabeth… Họ đã anh dũng ‘không đạp ảnh’ nên bị ‘kết án bỏ đói đến chết’.
2) Năm 1713 (?): 10 giáo dân Quảng Nam, bà Nenoit, bà Anna, ông Bartheolomêô Miêu, ông bà Phêrô và Maria Thanh, ông Toma Vinh và bà Monica Sum đã can tràng ‘không đạp ảnh và tuyên xưng đức tin, chịu những trận đòn hung dữ’… và sau cùng chết vì đạo vào quãng năm 1713. Cùng năm 1713, nhiều giáo dân Quảng Bình và Dinh Cát bị bắt. Nhưng đáng chú ý nhất là sĩ quan Phaolô Kiên. Sau đây là hai sử liệu về cuộc đối đáp giữa sĩ quan với Minh Vương:
+ Minh Vương nghiêm khắc hỏi ông Kiên: “Ông cai, ta không muốn các thần dân trong toàn quốc theo đạo. Tại sao, ông đã biết lệnh mà không tuân theo? Ngươi thật đáng chết. Ngươi hãy chọn ngay bây giờ: một là bỏ đạo ngoại lai đó, hai là phải chết! ”. – Ông Kiên vững vàng thưa: “Thưa chúa thượng, thần sẵn sàng tuân lệnh trong mọi sự miễn là lương tâm thần không trách cứ. Chỉ có đạo Kitô mới bắt được thần không tuân lệnh bởi vì nếu theo lệnh chúa thượng thì thần phải bỏ đạo và làm ngược lại Chúa Trời Đất, và như thế thần đánh mất cả mạng sống, cả linh hồn. Thần theo đạo ngay từ còn bé do cha mẹ truyền dạy và đó là một ơn lạ rất đặc biệt của Chúa Trời ban cho. Thần quý trọng đạo hơn cả mạng sống để không bất xứng với hạnh phúc đời đời mà Chúa Trời thưởng cho những ai trung thành đến cùng”. Nghe vậy các quan tức giận, cho là ông Kiên phạm thượng, họ xin Minh Vương phân thây ra từng mảnh. Nhưng Minh Vương ra lệnh chém đầu ông Kiên tại quê hương ông để làm gương cho người khác.
+ Trước mặt 21 người đàn ông và 5 người đàn bà của làng Van Cui thuộc Dinh Cát bị bắt giải tới Minh Vương, Minh Vương hỏi: “Tại sao các ngươi nổi loạn không chịu vâng phục lệnh ta và chống lại đạo tổ tiên? Các ngươi không biết rằng ta đã ra lệnh cấm mọi thần dân không được theo đạo ngoại quốc đó sao? Thế mà các ngươi còn cả gan theo đạo đó, không sợ phạm tội khi quân. Hôm nay các ngươi phải công khai tuyên bố bỏ đạo hoặc nguyền rủa Giêsu hoặc phải chết”. Họ hiên ngang thưa lại: “Chúa thượng vạn tuế! Chúng tôi hiên ngang tuyên xưng rằng chúng tôi hết lòng vâng mệnh chúa công, chỉ trừ một điều về tôn giáo là chúng tôi trái lệnh. Chúng tôi thà chịu chết chứ không nguyền rủa thánh danh Chúa Giêsu là Chúa Trời Đất mà chúng tôi thờ lạy”. Nghe vậy, Minh vương tức giận, ra lệnh chém đầu tất cả. Nhưng các quan can ngăn, Minh Vương bắt đàn ông đi khổ sai chung thân, đàn bà bị đánh đòn rồi cho về. Trong số đàn ông, có 5 binh sĩ mà ông Phó là quân nhân giỏi nhất, Minh Vương muốn giữ ông lại, bèn dụ dỗ riêng ông: “Này Phó, tại sao, ngươi làm phiền lòng ta như thế? Hãy rủa thầm tên Giêsu trong lòng thôi rồi ta tha cho ngươi ở lại trong binh ngũ”. – Ông Phó anh dũng trả lời: “Thưa chúa thượng, sao chúa lại truyền lệnh quái ác như vậy? Giả sử các quan trong triều có cho tôi tất cả vàng bạc trên thế gian hoặc đe dọa tôi phải chết để bắt tôi nguyền rủa chúa công tôi cũng không bao giờ làm, bởi vì chúa công là người tôi phải tôn kính cho đến trọn đời. Lòng tôn kính của thần đối với chúa công trung kiên cho đến chết, thì làm sao thần có thể nguyền rủa Chúa Giêsu là Chúa Trời Đất, Đấng dựng nên muôn loài và nắm giữ trong tay quyền sinh sống của mọi người. Chúa công muốn làm gì thần tùy ý chúa công, nhưng thần xin chúa công đừng bắt thần phạm tội ác chống lại Đức Chúa Trời, thần sẽ chẳng bao giờ làm”. Nghe vậy, Minh Vương ra lệnh tịch thu tài sản và đày ông Phó đi khổ sai (DMAH 1 tr.70-92).
6. Ninh Vương (1725-1738)
Minh Vương tạ thế 1725 và Ninh Vương lên kế nghiệp. Ninh Vương là người có nhiều thiện cảm với đạo Công Giáo. Ban đầu còn nghe các quan xúi dục ra lệnh trục xuất các thừa sai và nghiêm phạt những người chứa chấp các ngài. Nhưng dần thay đổi ý kiến, không những không bắt đạo mà còn thanh trừng những quan đại thần nào lộng quyền chủ mưu bắt đạo Công Giáo. Mười ba năm dưới thời Ninh Vương đạo Công Giáo được bình yên. (DMAH 1 tr. 91-92).
7. Võ Vương tức Nguyễn Phước Khoát (1738-1765)
Tân vương là người thông minh, cương nghị, tham lam, tàn nhẫn, việc gì muốn làm là nhất quyết làm cho bằng được. Ông mến chuộng nghệ thuật và khoa học. Từ năm 1741, Võ Vương đã lần lượt chọn cha Jean Sieert rồi cha Koefler làm ‘thày toán học’ trong triều.
• 1750, sắc lệnh cấm đạo và trục xuất các thừa sai.
Nội dung sắc lệnh:
Võ Vương trao cho ông Cai Ai Tin soạn sắc lệnh. Ngày 6.5.1750, sắc lệnh được loan báo trên toàn quốc: “Các thừa sai Âu châu đã giảng dạy một thứ đạo làm cho các tín hữu thành điên dại tin vào lời họ. Nhà vương ra lệnh cấm đạo này và không muốn các tín hữu tụ họp nữa. Các trấn thủ phải bắt các thừa sai giải về kinh đô hoặc Quảng Nam. Nhà vương cũng muốn rằng tất cả các nhà thờ phải triệt hạ, vật dụng trao cho làng sở tại để xây chùa hoặc nhà hội. Lệnh cũng truyền cho các tín hữu phải nộp các ảnh tượng, tràng hạt và sách đạo. Bắt tất cả các thày giảng đang ở các sở truyền giáo, tịch thu các tài sản của các thừa sai Âu châu, nếu có gì đáng giá thì đưa về kinh đô, còn lại phải lưu trữ cho đến khi có lệnh. Còn đất đai, theo lệnh của nhà vương, sẽ làm của chung trong làng”. (DMAH 1 tr.96)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Cuộc cấm đạo bên Trung Hoa và tại miền Bắc Việt làm cho triều đình miền Nam nghi ngờ các thừa sai ngoại quốc. Võ Vương đã nói nhiều lần: “Hoàng đế Trung Hoa làm theo điều ông ta suy nghĩ, còn trẫm làm theo điều trẫm nghĩ”.
2) Các thương gia ngoại quốc có những hành động xấc ngược, chọc giận các quan. Như ông Le Poivre, một thương gia Pháp, vì không hài lòng trong việc điều đình, đã bắt ông Michael Khương làm con tin. Triều đình liền bắt giam 3 thừa sai cho đến khi ông Michael được trả về.
3) Triều đình bắt được nhiều thư gửi từ Macao, có thư tiếng Việt, có thư tiếng Latinh, có thư tiếng Bồ Đào Nha. Các thừa sai được mời tớì dịch các thư tiếng ngoại lại tỏ ra không chân thực, nên triều đình nghi ‘là những thư xúi dục dân chúng nổi loạn’.
4) Ngày 24.4.1750 triều đình hội lại tìm cách đối phó. Đa số các quan chọn giải pháp ‘trục xuất các thừa sai’ vì những lý do: 1- Để cho ngoại quốc lập đạo trong nước ta là điều phi lý. 2- Các thừa sai không ích lợi gì cho quốc gia. 3- Các tín hữu quá gắn bó với các thừa sai. 4- Một ngày nào giáo dân đông số, đạo mới sẽ áp đặt trên quốc gia. 5- nhà thờ được dựng lên khắp nơi, có nghĩa là các thừa sai biết được hết ngóc ngách, tất sẽ báo cáo cho ngoại quốc. Một hình thức gián điệp.
5) Người Trung Hoa sống tại miền Nam vu khống với Võ Vương là nhiều thừa sai chứa võ khí trong nhà.
6) Chung kết là Võ Vương trao cho quan Cai Ai Tin soạn sắc lệnh cấm đạo.
Vụ việc nổi bật theo sau.
1) Các quan trấn cho lính đi bắt các thừa sai tập trung về Kinh Đô và Quảng Nam. Họ đến tận nhà Đức Cha Lefèvre đọc sắc lệnh và thi hành từng điểm.
2) Nhiều quan lại và lương dân lợi dụng tình thế xách nhiễu giáo dân để làm tiền và lấy đồ đạc.
3) Tháng 8.1750, 27 thừa sai và 2 Đức Cha phải lên tàu Bồ Đào Nha về Macao.
4) Tại Nha Ru, 11 người trong đó có Đức Cha Bennetat và 5 thừa sai bị bắt, đồng thời có 12 thày giảng dạy giáo lý ở các nhà thờ cũng bị bắt. Tất cả đều bị giải nộp về Quang Nam.
5) Khoảng 200 nhà thờ bị phá gỡ, nhiều đồ đạo bị tịch thu va thiêu hủy.
6) Năm 1752 một số thừa sai và Đức Cha Bennetat trở lại với điều kiện ‘sống, nhưng không giảng đạo’. Thế nhưng, một năm sau, 1753 lại có lệnh trục xuất mới (DMAH 1 tr.93-100).
8. Thời Đinh Vương tức Nguyễn Phúc Thuần (1765-1776)
Võ Vương chết không chỉ định người kế vị. Quyền nằm hết trong tay Trương Phúc Loan. Ông này đưa công tử thứ 16 là Nguyễn Phúc Thuần lên trị vì, lấy danh hiệu là Đinh Vương. Theo Đức Cha Piguel, triều đình có 4 quan đại thần thì 3 ông có nhiều thiện cảm với đạo Công Giáo. Thế nhưng, Đinh Vương trị vì vừa được hai năm đã ra sắc lệnh cấm đạo.
• 1767, sắc lệnh cấm đạo và trục xuất các thừa sai.
Nội dung sắc lệnh:
“Chúa truyền cho quan án Phan Than, chưởng cơ cai đội Dang, ký lục Phương và cai bộ Khinh soạn sắc lệnh. Từ trước việc cai trị vẫn theo đạo tự nhiên nhân bản, nhưng ít lâu nay đạo Giatô giống như giáo phái Dương Mạc dùng lời hứa hẹn và hình phạt để lừa dối lòng người, vì thế các tiên vương đã nghiêm ngặt cấm đoán mà dân chúng vẫn không chừa bỏ. Nay ta thấy cần phải lặp lại lệnh cấm đạo Kitô và tra xét các nơi để loại trừ hẳn đạo này. Hiện nay dân chúng đang trở lại đạo mới, hội họp tại các nhà thờ. Các quan phải cần mẫn điều tra trong hạt của mình, nếu có những người tụ họp và giữ đạo thì phải bắt và đem ra tòa xét xử, bắt chối đạo bằng lời nói hoặc bằng việc đạp lên ảnh tượng. Người nào còn cố chấp tin theo đạo thì phải giam tù và thông báo về triều đình để duyệt án. Người có chức tước thì phải giáng trật, thường dân thì phải lưu đày chăn voi suốt đời. Có như thế quốc gia mới hưng thịnh” (DMAH 1 tr. 101).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Giáo dân tụ họp dâng lễ, đọc kinh nhiều ngày trong một năm, mỗi ngày giáo dân tụ họp một thêm đông.
2) Triều đình rất sợ giáo dân ‘bùng lên’ gây xáo trộn trong nuớc.
3) Các thừa sai nhập cảnh đông và ‘giảng đạo quá công khai’
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các quan đồng loạt thi hành nghiêm chỉnh sắc lệnh khiến Giáo Hội trải qua những năm chao đảo: linh mục, giáo dân trốn tránh, nhiều người đạp ảnh chối đạo, nhiều người can tràng tuyên xưng, chấp nhận đi đày, đi cắt cỏ nuôi voi…
2) Năm cha thừa sai họp nhau ở Thọ Đúc để bàn kế hoạch hoạt động. Tiếc rằng có một thày giảng bị cảnh cáo về ‘cách ăn nết ở’, đã đi báo cho quan tuần. Quan đến bắt được 2 cha, còn 3 cha khác trốn thoát.
3) Nhiều thừa sai chạy trốn qua Cao Miên.
4) Năm 1768 có vụ lộn xộn ở Hà Tiên, Đinh Vương ra lệnh thiêu hủy 4 nhà thờ và bắt tù 5 thừa sai.
5) Năm 1771, Đức Cha Piguel và cha Boiret lén tổ chức lễ Phục Sinh thật trọng thể.
III. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA NHÀ TÂY SƠN
Ba anh em Tây Sơn ‘áo vải’, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, khởi nghĩa chiếm được Quy Nhơn năm 1771 và xưng vương năm 1773. Ba năm sau, 1776, chiếm được Gia Định. Rồi 10 năm sau, 1786 chiếm cả Bắc Việt. Nhưng ba anh em chia rẽ nhau, Nguyễn Huệ xưng vương Quang Trung đóng đô tại Huế, Nguyễn Nhạc cũng xưng vương Thái Đức đóng tại Quy Nhơn và cai trị cả Gia Đình với Nguyễn Lữ, nên không bao lâu bị Nguyễn Ánh với sự giúp đỡ của quân Pháp, đánh chiếm Gia Định 1789, Quy Nhơn 1799 và Huế 1801, chấm dứt nhà Tây Sơn.
Trong thời gian chiến tranh và đói kém, việc truyền giáo diễn tiến qua nhiều thử thách, một số cơ sở được củng cố lại, một phần ba giáo dân chạy qua Cao Miên sinh sống. Nhiều khi Giáo Hội không biết đi theo chính quyền nào.
Thịnh tình của Tây Sơn đối với đạo Công Giáo:
1) Cha Diego de Jumilla dòng Phanxicô Tây Ban Nha nhận định: Anh em Tây Sơn nêu cao đức công bằng, gớm ghét và quyết tâm trừ diệt các quan tham nhũng, các trọc phú lưu manh… Họ lấy của nhà giàu phân phát cho người nghèo.
2) Năm 1779, Nguyễn Nhạc gửi cho cha D’Ars, tức Thày Thiện, một thẻ bài ‘được tự do giảng đạo’. Đồng thời ông khen người Công Giáo ‘biết sống hòa thuận, không tranh chấp nhau’.
3) Năm 1783, khi rượt theo Nguyễn Ánh, quân Tây Sơn bắt được hai cha dòng Phanxicô và nghi là các ngài theo giặc. Nhưng sau khi đã điều tra, thấy các ngài vô tội, quân Tây Sơn đã tha cho về với sắc lệnh: “Dân chúng theo đạo Âu châu hơi khác thường và tự nhận là đạo chân thật. Đạo Công Giáo đáng ca ngợi nếu xét cho kỹ. Họ đúc tượng một người chịu đóng đinh và tuyên xưng rằng người đó đã chịu khổ để chuộc tội cho loài người. Khi họ phạm tội thì thành tâm xưng tội. Họ rất quý trọng ‘nước phép’, rất đoàn kết với nhau hầu như không bao giờ chia rẽ. Còn các cha hay thày giảng ở chung một chỗ nơi thuận tiện, để tiếp đón các tín hữu muốn trở lại đạo hay thay đổi đời sống, từ khắp nơi đi tới… Sau khi đã hỏi cung hai đạo trưởng bị bắt, chúng tôi thấy họ hoàn toàn không có gì đáng nghi ngờ là phản loạn. Còn giáo dân, họ được tự do giữ đạo nếu đó là đạo thật. Còn nếu đó là đạo lừa dối, chúng tôi sẽ không dung thứ” (DMAH 1 tr. 208-210).
Tuy nhiên phải nhận rằng: sự giúp đỡ nhiệt tình của Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneaux) đối với Nguyễn Ánh, đã gây ảnh hưởng không tốt cho cách đối xử của nhà Tây Sơn đối với đạo Công Giáo.
1. Vua Thái Đức tức Nguyễn Nhạc (1773-1793)
• 1785, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung sắc lệnh:
“Trẫm muốn tiêu diệt đạo Âu châu vì nó đã lan rộng trong nước. Đó là một giáo phái không có tôn kính cha mẹ hay vua quan, đã phân phát một thứ thuốc độc để người ta tin theo. Đạo này không tôn trọng các lệnh của vua cũng chẳng tôn kính thần làng. Họ họp nhau suốt đêm cầu nguyện và nghe sách mà không hổ thẹn vì nam nữ ở chung với nhau như thế. Họ không tha thiết gì tài sản của cải. Bị trừng phạt mà họ cũng không hổ thẹn. Trẫm biết rõ một trường hợp chứng tỏ đạo này đáng chê cười và có nguy hại. Một bà đã có hai con mà vì nghe theo mấy người lừa dối đã bỏ chồng. Vì vậy không thể nhân nhượng giáo phái kỳ dị ấy được nữa. Vì nhiều lẽ khác nhau, trẫm ra lệnh phá hủy tất cả các nhà hội họp và kiểm kê những người theo đạo này. Người nào tới tuổi nhập ngũ phải xung vào lính, còn các người khác phải trừng trị nghiêm khắc để xóa tên khả ố ấy ra khỏi quốc gia. Lệnh cho các quan phải kỹ lưỡng xem xét điều tra để bắt và dẫn giải tất cả các đạo trưởng Âu châu về kinh đô trừng phạt. Năm thứ chín triều đại của ta, ngày 4.10” (2.11.1785 Dương Lịch). (DMAH 1 tr.211).
Nguyên do đặc thù xui khiến:
Từ một vụ rắc rối giữa một linh mục với một vị quan trong triều: Một bà Công Giáo, đã có chồng nhưng bỏ chồng để lấy vị quan trong triều. Bà ngã bệnh nặng, muốn mời cha đến giải tội và xức dầu. Cha đến, buộc bà phải bỏ vị quan về với chồng cũ. Bà vâng lời, bỏ vị quan về với chồng cũ. Vị quan nổi giận, cho là chuyện phi lý… Khi bà Công Giáo chết, vị quan cũng đi dự lễ an táng, ông thấy lễ an táng đơn giản và không ai lạy xác người quá cố. Vị quan nổi giận, phao lên rằng ‘người Công Giáo đã giết vợ của ông’ và ‘không kính trọng người chết’. Vị quan khiếu nại lên Nguyễn Nhạc tức vua Thái Đức. Vua vịn vào đó ra sắc lệnh cấm đạo, nội dung như trên.
Những vụ việc nổi bật theo sau:
1) Hai cha dòng Phanxicô, một là thày thuốc, một là nhà toán học trong triều bị bắt giam
2) Nhiều giáo dân trong 4 làng thuộc tỉnh Quảng Nam bị bắt: một số đạp ảnh chối đạo, một số trung kiên nhưng bị phạt mỗi người 10 quan tiền.
3) Nhiều đồ đạo bị tịch thu và lính đem treo ra đường phố để nhạo báng đạo.
4) 400 người Công Giáo tỉnh Phú Yên bị bắt và họ can đảm tuyên xưng đạo tập thể: ‘Chúng tôi thà chết, không bỏ đạo cha ông chúng tôi’… Trong số 400 người bị bắt, có một quan lại và một quân nhân, quan án dọa nạt và đòi nộp 200 quan tiền: Cả hai cương quyết không nộp tiền và nhất quyết giữ đạo.
5) Một bà đã đến gặp vua Thái Đức xin: nếu vua ân xá cho 400 người Công Giáo thì bà sẽ dâng 5.000 quan vào quỹ quốc gia. Vua đồng ý.
6) Bấy giờ có nhiều tai ương xẩy ra, như lụt lội, chuột phá hoại mùa màng … dân chúng cho là ‘trời phạt vì vua cấm đạo’… Vì thế Nguyễn Nhạc đổi thái độ.
2. Vua Quang Trung tức Nguyễn Huệ (1788-1792)
• 1790: Lệnh bắt các thừa sai.
Nội dung của sắc lệnh (rất tiếc chúng tôi không tìm ra bản văn)
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Tin Đức Cha Bá Đa Lộc (Pigneau) đem người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh khiến vua Quang Trung nghi ngờ các thừa sai.
2) Các quan và các sư sãi khiếu nại và xin vua cho lục xét các họ đạo.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Vua Quang Trung cho lính đến lục soát các làng Công Giáo để tóm bắt hai cha thừa sai Longer và Labartette. Nhưng hai cha trốn thoát được.
2) Không bắt được hai cha, quan cho lính bắt các ông trùm của họ đạo, đánh đập dữ dội để họ khai chỗ hai cha trốn.
3) Vì không ai chịu khai báo, nên năm 1791, vua Quang Trung bắt các làng Công Giáo từ Phú Xuân đến Bắc Việt phải nộp phạt 10.000 quan tiền.
3. Vua Cảnh Thịnh (1793-1801) sau đổi tên là Bảo Hưng (1801-1802) con trưởng của vua Quang Trung.
• 1795: Hai sắc lệnh cấm đạo do Thái sư Bùi Đắc Tuyên ban hành nhân danh vua Cảnh Thịnh, kèm theo mật lệnh của khâm sai Ngô Quang Sở.
Nội dung sắc lệnh I: Tôn vinh đạo Nho.
“Chúng tôi được biết trong những thế kỷ trước đây các quan cai trị các tỉnh thường bảo vệ lẽ phải và sự thật, tiễu trừ những dối trá. Vì thế mà đạo Khổng, vốn dạy dân chúng gớm ghét tật xấu và tu luyện nhân đức, được phồn thịnh trong các triều đại trước. Thế nhưng từ khi các người Tây phương đến lén lút truyền bá đạo của họ thì chúng tôi rất tiếc thấy đạo Khổng bị yếu kém đi, gần như bị bỏ phế, vì những bài thuyết giáo của ngoại quốc đã thu hút dân chúng theo đạo của họ đến nỗi gần như không còn quyền lực nào cấm cản được nữa. Nhận thấy lòng người bị mê hoặc vì tà đạo, chúng tôi quyết định chấn chỉnh đạo thật của tổ tiên và các vua, huỷ diệt đạo ngoại lai này để nhân dân biết phân biệt con đường ngay đạo hạnh với gian tà. Hơn nũa, chúng tôi với một số đông các vị nho học vốn sùng bái Khổng giáo nay phải bỏ phế văn miếu trốn tránh trên rừng. Vì thế chúng tôi lo lắng cho việc thờ kính Khổng Tử và quyết định phát triển. Lẽ nào chúng ta lại để cho đạo ngoại lai thắng thế. Đây là đường lối chúng tôi sẽ hành động. Chúng tôi gửi các sĩ quan đã được chọn lựa kỹ lưỡng phối hợp với quan sở tại Bắc Việt để chiêu mộ các người đỗ đạt, các người có học và các nhà sư thông thái về kinh đô giúp chúng tôi chấn chỉnh đạo lý Khổng Tử. Người nào đã học thông ngũ thư sẽ được tham chính với văn bằng tiến sĩ, người chưa học hết sách thì xung vào cấp thấp hơn và được miễn các thuế khóa, được miễn quân dịch ít nhất trong thời hạn ba đến sáu năm, để có thể học hỏi và có khả năng đóng góp vào việc phục hưng đạo giáo. Còn những người đã thành tài, chúng tôi khuyến khích mở trường dạy chữ dưới sự chỉ dẫn của chúng tôi. Những người thông thạo khoa học và nhiều tài khéo cũng phải mở trường và biết rằng chúng tôi tôn trọng họ”. Sắc lệnh ban hành ngày 07.01.1795 (DMAH 1 tr. 218)
Nội dung sắc lệnh II: Vinh danh đạo Phật và đạo thờ Thần.
“Lệnh của vua truyền cho trăm họ được biết về đạo thờ các thần phật đã được bành trướng khắp nơi. Các thần lành có nhiều uy thế và ban sự sống cho thế giới bằng những lời nói thu hút và những giáo huấn dịu dàng. Đạo Phật từ bi thương xót chúng sinh, đầy quyền năng hằng cứu giúp ngàn vạn con người khỏi khổ đau trong địa ngục. Cứ thế mà niềm tin, lòng mộ mến thần phật được tăng tiến trong dân chúng từ nhiều thế kỷ qua. Nhưng ít lâu nay các thần phật bị chế giễu. Mặc dầu nhiều người thông thái hay ngu dốt chẳng biết gì, đã đem các thần ra làm trò cười, lòng tôn kính các thần vẫn không giảm sút. Nhưng đạo phải được phát triển hơn nữa đối với những người biết suy nghĩ. Thật là đúng khi tin rằng đạo và các thần thánh là những mầu nhiệm và cao cả. Chúng tôi chỉ chê trách số đông các sư sãi theo đạo mà phục vụ chùa miếu để trốn tránh việc nước, ham hố nhàn tản và lễ cúng do dân chúng mang tới cúng các thần. Càng có nhiều chùa với những nhà sư lừa bịp gian dối thì nhiều nhà sư chân chính có bản lãnh truyền đạo muốn bỏ lên rừng. Vì thế mà nơi chùa miếu có nhiều sư không biết gì về đạo cả. Trong nước và tại các làng có nhiều chùa nhưng không có cái nào xứng danh cả, và vì thế làm suy giảm đạo thần. Vậy chúng tôi ra lệnh mở nhiều lớp thi để chọn thày dạy đạo Nho. Đạo thờ thần cũng là một đạo tốt dạy làm lành lánh dữ. Chúng tôi ra lệnh mỗi vùng có từ 200 làng trở lên được xây một chùa lớn. Chúng tôi cũng ra lệnh triệt hạ tất cả các nhà thờ Công Giáo. Vấn đề ở xa hay gần nơi thờ tự nó không quan trọng. Ai có lòng tin, trái tim ngay chính, siêng năng cầu kinh hoặc dâng lễ cúng thì làm tại nhà hội làng. Tất cả các tượng thần trong nhà hay miếu nhỏ phải tịch thu đem về chùa lớn để thờ kính chung. Các thần thiêng liêng xem thấy và biết tỏ những người thành tín và họ sẽ được nhận lời. Lẽ tự nhiên là càng có ít chùa thì người ta càng thêm sốt sắng và lời nguyện càng được chấp nhận. Vì vậy không còn một chùa riêng nào nữa. Thứ nhất để đạo của các thần không bị khinh chê, thứ hai để giảm bớt các sư sãi tu chùa. Đạo thiêng liêng có sức mạnh tự nó há cần phải có nhiều người phục dịch sao? Các sư sãi hãy chọn một ít người chân thực, thành tín, chay trường và nhiệt tâm dâng hương bốn mùa để dân chúng lui tới cầu khẩn những sự cần thiết. Ước gì đạo lành lấy lại được uy thế thời xưa và nhân dân được giải thoát nơi cuộc sống viên mãn” (DMAH 1 tr.218-219).
Nội dung mật lệnh:
Hai lệnh trên được công bố tại Bắc Việt ngày 26.02.1795. kèm theo mật lệnh của khâm sai Ngô Quang Sở. Nội dung như sau: “Mật lệnh cho các quan văn võ. Đã nhiều thế kỷ đạo Công Giáo truyền bá lầm lạc và lợi dụng dân chúng trong nước đến nỗi cả các người học thức cũng tin theo. Bởi vì chúng hành động điên khùng và bí mật như các tướng cướp… muốn chiếm đất nước những năm trước đây. Cho tới nay chúng ta chưa ý thức lưu tâm cho đủ. Vì vậy chúng tôi cấm tôn giáo nói trên để duy trì bình an. Tất cả các quan tại các huyện phải lùng bắt tất cả những nơi thờ phượng của đạo bị nghiêm cấm này, đem nộp tất cả các đồ đạo, vật dụng nhà cửa để làm trại cho lính. Nếu nơi nào cần thêm người để thi hành lệnh này thì xin với quan trấn làm sao không cho ai trốn thoát được. Đây là việc trọng đại cần phải cẩn mật. Quan nào bất tuân sẽ bị coi là phạm tội tầy trời” Ban bố tại Bắc Việt, ngày 26.2.1795 (DMAH 1 tr. 220).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vua Quang Trung chết 9.1792, vua Thái Đức chết 12.1793, Nguyễn Quang Toản con trưởng của vua Quang Trung lên ngôi vừa đúng 10 tuổi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Quyền hành trao cả cho cậu là Bùi Đức Tuyên, một nhà sư tụ trì tại chùa Thiên Lâm, nổi tiếng ghét đạo Công Giáo. Chính ông đã nhân danh vua Cảnh Thịnh ra hai sắc lệnh.
2) Sắc lệnh thứ nhất vịn cớ ‘chấn hưng đạo Khổng’ để diệt đạo Công Giáo.
3) Sắc lệnh thứ hai vịn cớ ‘chấn hưng đạo Phật và đạo thờ Thần’ để triệt hạ đạo Công Giáo.
4) Mật lệnh của khâm sai Ngô Văn Sở mục đích áp dụng cụ thể và khắt khe hai sắc lệnh trên của Bùi Đức Tuyên và nhằm đặc biệt vào Miền Bắc.
5) Lý do vì ở miền Bắc: nhiều chùa chiền, lăng miếu bệ rạc, đổ nát… trong khi đó các họ đạo Công Giáo được tổ chức quy củ…
Những vụ việc nổi bật theo sau.
1) Các linh mục trốn tránh, các nhà thờ bị tịch thu làm nhà ở hay tháo gỡ đi …
2) Khâm sai Ngô Văn Sở đe dọa và dỗ ngọt một quan chức Công Giáo để ông khai báo chỗ trốn của các thừa sai, nhưng ông quan thưa: “Xin quan lớn hãy giết tôi ngay đi… Tôi không bao giờ chối đạo… và cũng không thể tuân lệnh quan đi bắt những người tôi gọi là cha”.
3) Ít lâu sau có tin đồn: Bùi Đức Tuyên muốn xưng vương, nên các quan Đại thần dùng mưu giết ông Bùi Đức Tuyên và cả Ngô Văn Sở. Hoàng thân Nguyễn Quang Thùy, em vua Cảnh Thịnh, làm thống tướng coi miền Bắc đã tiếp phái đoàn 100 ông trùm họ đạo. Ông Nguyễn Quang Thùy và các quan Đại Thần khen ngợi đạo Công Giáo và xin ngưng cấm đạo ‘để tránh tai ương’. Nhờ đó miền Bắc được bình an.
4) Nhưng tại miền Trung việc bắt đạo vẫn tiếp tục, nhất là khi Nguyễn Ánh tấn công Quy Nhơn có tàu của Pháp yểm trợ.
5) Vì thế, tháng 5.1795 lại có một sắc lệnh cấm đạo mới, đặc biệt bắt các thừa sai. Nội dung sắc lệnh mới như sau: “Việc trị nước cốt ở tam cương ngũ thường, nghĩa là ba thứ bổn phận: vua tôi, cha con, vợ chồng. Ngoài ra đối xử với nhau dựa trên các đức tính: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Đạo Kitô dạy những dị đoan, nhằm lừa dối dân chúng và làm đảo lộn trật tự xã hội. Đã từ lâu bị nghiêm cấm nhưng vẫn chưa dứt được. Vậy hoàng đế muốn tái lập trật tự và chấn chỉnh xã tắc. Muốn được thành công thì phải tận diệt đạo đáng ghét này. Lệnh cho phá hủy mọi nhà thờ, nhà ở của các đạo trưởng và của bất cứ ai giữ đạo”.
6) thảm họa: ở Quãng Ngãi có 32 thày giảng bị bắt. 30 thày bước qua ‘tử môn’ và đã bị hành nhục rồi chém đầu. Cha Emmanuel Triệu bị bắt ngày 8.8.1798 và bị chém đầu sau một tháng. Bố ráp và bắt các thừa sai tại ba tỉnh Bố Chính, Nghệ An và Thanh Hóa. Không bắt được các thừa sai, mà chỉ bắt được và xử tử 2 giáo dân, 1 thày giảng, và cha Gioan Đạt, người Thanh hóa, xử tử ngày 28.10.1798.
IV. NHỮNG VĂN KIỆN CẤM ĐẠO CỦA NHÀ NGUYỄN
Nguyễn Phúc Ánh sinh năm Nhâm Ngọ, 1762. Năm 1773, Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh mới 12 tuổi. Năm 1777, thân phụ là Nguyễn Phúc Thuần tử trận tại Quảng Nam. Nguyễn Phúc Ánh một mình chạy ra đảo Thổ Chu, rồi chạy sang ẩn náu bên đất Xiêm, đợi thời cơ khôi phục lại cơ nghiệp của tổ tiên. Tới năm 1792, vua Quang Trung mất, con là Quang Toản còn ít tuổi, nội bộ lục đục không sao chống nổi với sức tấn công của Nguyễn Ánh, có quân Pháp hộ chiến. Năm 1802, Nguyễn Ánh diệt xong nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân (Huế).
1. Dưới triều đại vua Gia Long cũng là Thế Tổ, Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820).
Đức Cha Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine) gặp Nguyễn Ánh trong cùng hoàn cảnh trốn quân Tây Sơn. Ngài chia sẻ cơm gạo với tàn quân của Nguyễn Ánh và thành tâm giúp ông khôi phục giang san. Ngài hy vọng: với con người thông minh và biết phục thiện như ông Nguyễn Ánh, sẽ giúp đỡ Giáo Hội sau này. Nguyễn Ánh đã giao hoàng tử Cảnh cho Đức Cha giáo dục. Đức Cha cố thuyết phục những người hảo tâm và một nhóm người Pháp ủng hộ Nguyễn Ánh dần dần lấy lại các phần đất. Dĩ nhiên ông Nguyễn Ánh và Đức Cha Bá Đa Lộc nhiều lần xung khắc về vấn đề tôn giáo. Chúng ta nêu lên dưới đây thái độ của Nguyễn Ánh đối với đạo Công Giáo:
• Những sự kiện chứng tỏ ‘lòng thiện cảm và bênh vực Công Giáo’:
1) Không chấp nhận sự vu khống: Một vị quan tố cáo là các thừa sai lấy mắt người chết làm hạt ngọc, rồi nhét bông vào mắt thay thế. Vị quan quả quyết đã thấy trong nhà thờ có nhiều hạt ngọc như thế’. Nguyễn Ánh nói: ‘Nếu quả thật có như vậy, người Công Giáo sẽ bị trừng phạt, ngược lại nhà ngươi sẽ mất đầu’. Vị quan lúng túng ‘thần chỉ nghe nói’. Nguyễn Ánh ra lệnh chém đầu vị quan cáo gian. Đức Cha Bá Đa Lộc đã can thiệp, xin Nguyễn Ánh tha cho vị quan nói gian.
2) Giải cứu thừa sai và cho Công Giáo tự do sống đạo: Khi đánh nhau với Tây Sơn, tiến quân đến đâu, Nguyễn Ánh đều tuyên bố cho người Công Giáo tự do sống đạo và xin cầu cho quân đội. Nguyễn Ánh cũng cho tìm giải cứu các thừa sai đang trốn tránh vì sợ quân Tây Sơn.
3) Bênh vực Công Giáo: Mỗi khi có xích mích và rắc rối giữa các làng lương với làng giáo, nhất là khi làng Công Giáo bị làng lương ức hiếp.
4) Cấp cho các Đức Cha và các linh mục giấy phép tự do truyền đạo và có quyền đem theo 15 người nhà giúp việc.
• Hứa nhưng không làm hay tránh né:
1) Nguyễn Ánh đã hứa ra sắc lệnh ủng hộ đạo Công Giáo, nhưng không bao giờ ông làm.
2) Khi Đức Cha Labartette và Đức Cha La Mothe xin với Nguyễn Ánh ra sắc lệnh miễn cho người Công Giáo khỏi phải tham dự vào việc cúng tế thần làng. Nguyễn Ánh tìm cách tránh né, để một năm sau mới giao cho mấy quan đại thần cứu xét: các quan từ chối ‘thay Nguyễn Ánh’, vì đó là ‘tục lệ quốc gia’.
• Những điều trong đạo Công Giáo mà ‘Nguyễn Ánh cho là bất khả kham đối với ông’.
1) Việc tôn kính tổ tiên: Vua Gia Long cho rằng, dù rất thiện cảm với đạo Công Giáo, ngài cũng không theo đạo được vì ‘đạo cấm lạy tổ tiên’. Có lần vua đã nói: “Thật là tốt đẹp nếu tập tục này có thể dung hòa với Kitô giáo, vì theo lối nhìn của ta, thực sự không có gì cản trở dân chúng theo đạo. Như ta đã nói trước đây, tập tục này chỉ có tính cách dân sự và chính trị, còn niềm tin tưởng gán cho nó là một lầm lạc của dân chúng. Thái độ của ta như thế không tố cáo các tín hữu và cho phép họ làm theo phong tục… Nếu ta bãi bỏ đi thì càng làm cho người khác nghĩ rằng ta đã thay đổi đạo và không còn theo ta nữa. Ta đã cấm tà thuật, bói toán. Ta coi việc thờ kính các thần là giả dối đáng buồn cười. Nhưng ta coi việc tôn kính tổ tiên là một căn bản của nền giáo dục. Ta muốn mọi người chú ý và để cho người Kitô có thể gần với chúng ta hơn”. Lần khác vua Gia Long nói với các quan Công Giáo: “Ta đã nuôi nấng các ngươi, đã ban bao nhiêu ơn huệ, tại sao các ngươi lại từ chối lạy các tổ tiên của ta? Ta không bắt các ngươi bỏ đạo, cũng không ép các ngươi thờ lạy các thần phật, ta chỉ muốn một điều là các ngươi tôn kính tổ tiên ta một cách công khai. Đó là dấu chỉ lòng biết ơn của ta với các ngài trước mặt mọi người”.
2) Việc ‘một vợ một chồng’: Có lần vua Gia Long đã nói với Đức Cha Bá Đa Lộc: “Đạo của Đức Cha là một đạo tốt lành nhưng nghiêm khắc quá, ai mà có thể giữ được ? Tôi không thể nào chỉ cưới có một vợ!”.
3) Đạo Công Giáo là đạo ngoại lai, dị đoan, ngu dân: Năm 1804, ngay sau khi đại sứ Trung Hoa sang tấn phong, vua Gia Long truyền cho vị khâm sai Bắc Việt viết một sắc lệnh xác định ngày lễ quốc gia trong năm mà dân trong mỗi làng phải đóng góp để tổ chức cử hành trọng thể. Sắc lệnh cũng đề cập đến các tôn giáo, cụ thể là cấm xây thêm chùa để thờ Phật Thích Ca, cấm xây thêm nhà thờ vì đạo Công Giáo là đạo ‘ngoại lai’. Về điểm này, sắc lệnh viết: “Đạo Bồ Đào Nha (đạo Công Giáo) là một đạo ngoại lai đã được truyền bá cách lén lút khắp trong nước và hiện nay vẫn còn, mặc dù chính phủ đã cố gắng hủy bỏ đạo dị đoan này… một số khá lớn dân chúng trong nước bị thấm nhiễm tà đạo và đã quen giữ lề luật một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ nên không sao mở mắt họ được. Do đó từ rày về sau trong các tổng và các làng đã có nhà thờ thì cấm sửa chữa hoặc xây dựng lại những nhà thờ đã bị hư nát, còn cất nhà thờ mới ở những nơi chưa có thì tuyệt đối cấm hẳn”.
2. Vua Minh Mệnh cũng là Thánh Tổ, Nguyễn Phúc Đảm (1820-1840).
Hoàng tử Cảnh chết sớm (1801), nên khi vua Gia Long tạ thế (1820), người con thứ là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi kế vị lấy niên hiệu là Nhân Hoàng Đế hay Thánh Tổ hay Minh Mệnh. Tuy mang những danh xưng thật mỹ miều, nhưng theo nhiều sử gia Minh Mệnh là ‘ông vua độc ác’, và gọi vua là ‘Néron Việt Nam’. Sau đây chúng ta nêu lên Thái độ và hành động của vua Minh Mệnh đối với đạo Công Giáo.
• Vốn không ưa các thừa sai và đạo Công Giáo.
Năm 1816 được vua Gia Long đặt làm Thế Tử, thì năm 1817 Hoàng Tử Đảm đã tuyên bố: ‘Nếu các thừa sai muốn giữ đạo thì về Âu châu mà giữ’. Rồi đợi cho tới khi vua Gia Long băng hà, Hoàng Tử Đảm lên ngôi lấy vương hiệu là Minh Mệnh, lúc đó ông mới bộc lộ công khai ‘ý định muốn diệt đạo Công Giáo’. Năm 1819, trước khi mất vua Gia Long để lại một di chúc cho Minh Mạng trong đó khoản 36 viết về các tôn giáo: Đạo Thiên Chúa, đạo Nho, đạo Phật đều tốt cả. Không được phép bách hại đạo nào vì sẽ gây ra các vụ rối loạn trong nước, có khi làm mất nước nữa. Nhưng Minh mệnh bất xét, vì ông đã nghĩ lâu trong đầu: Trong một nước không thể có hai đạo, huống hồ là ba đạo.
• Quyết tâm tiêu diệt với mưu lược khôn khéo.
Trước tiên vua khôn khéo dung hòa để củng cố địa vị. Khi đã vững đế rồi, vua mới ra tay, nhưng không trực tiếp ra mặt mà xúi các quan cấp dưới làm kiến nghị. Thực ra đây cũng là ‘chiến lược chung’ chúng ta đã gặp trong các triều chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Có một điều khác biệt, là các quan soạn kiến nghị nhưng vua Minh Mệnh sửa lại cho tới khi ‘đúng tim đen của vua’. Vua Minh Mệnh bộc lộ thâm ý diệt đạo Công Giáo mỗi khi có dịp. Chẳng hạn, năm 1821, khi các quan đề cập đến Hồi giáo Mahômét, Minh Mệnh nói: “Trẫm cũng ghét đạo của người Âu Châu, trẫm sẽ cấm và bắt bớ đạo cho tới khi tận diệt gốc rễ”. Khi các quan trình bày việc bắt đạo bên Nhật, Minh Mệnh cũng nói ngay rằng: “Những cách ấy không khéo, người Annam có cách diệt đạo hay hơn nhiều”. Năm 1822, Minh Mệnh cho phép tàu buôn Anh cập bến với điều kiện “không được chở thừa sai tới”. Kể từ năm 1825, Minh Mệnh thực hiện những điều ông đã nói, là ‘bắt đầu kế hoạch diệt đạo từ từ, mà trước tiên là từ chối không cho thừa sai tới, rồi tập trung các thừa sai đang hoạt động trong nước, ra lệnh kín đáo kiểm soát các hoạt động của thừa sai cách nghiêm nhặt’. Năm 1830 có hai vụ rắc rối tại Mông Phụ (Sơn Tây) và Dương Sơn (Quảng Trị), vua Minh Mệnh đã chuyển mọi lời vu cáo vào tội thực hành đạo Công Giáo và ra lệnh trừng phạt hai họ đạo nói trên.
• 1825 : Sắc lệnh riêng cho quan trấn Quảng Nam.
Nội dung sắc lệnh:
“Quan Biện Hiệp vâng lệnh Hoàng Thượng truyền rằng: Tà đạo của người Âu châu làm hư hỏng lòng người. Từ lâu các thuyền Âu châu khi đến buôn bán đã để lại nhiều thừa sai trong nước. Những đạo trưởng này dụ dỗ và làm hư hỏng nhân dân, đồng thời sửa đổi và phá đổ các tập tục tốt lành trong nước. Như thế không phải là một cái họa cho chúng ta sao? Chính vì thế, chúng ta cần phải chống lại tệ nạn này để dẫn đưa nhân dân trở về chính đạo. Vì lẽ đó, chúng tôi, các quan hằng tuân giữ các lệnh truyền của hoàng thượng, gửi cho quan trấn thủ Quảng Nam chỉ dụ của vua để khi có tàu Pháp đến thì phải chú tâm xem xét cẩn thận. Hơn nữa, cũng phải canh chừng cẩn thận các quan ải trên núi, dưới đất hay cửa biển hầu ngăn chặn bất cứ đạo trưởng Âu châu nào lén lút xâm nhập để họ không thể trà trộn trong dân chúng và gieo rắc tà đạo trong đất nước. Các đạo trưởng này kế tiếp nhau không gián đoạn và coi đó như là một việc thông thường. Minh Mệnh năm thứ sáu, ngày 1 tuần trăng thứ nhất (12.2.1825)” (DMAH 2 tr.17-18).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
Nhân vụ tàu buôn pháp La Thétis tới cửa Hàn ngày 12.01.1825 đem theo cha Regéreau. Cha được hai thày giảng lén đưa lên đất liền. Vì thiếu thận trọng, cha đi mở lễ luôn nên bị phát giác. Vua Minh Mệnh ra lệnh bắt cha cho lên tàu về nước ngay. Đồng thời ‘ra lệnh’ cho các quan soạn sắc lệnh này.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Chiều lòng vua, quan trấn Quảng Nam còn ra thêm một sắc lệnh khác lục soát các họ đạo, tìm bắt các đạo trưởng và cấm giáo dân tụ họp đọc kinh bất cứ nơi nào và dưới hình thức nào.
2) Vụ trồng cây nêu: Vào dịp đầu năm, vua Minh Mệnh cho gọi một quan Công Giáo đến truyền lệnh phải trồng cây nêu. Quan thưa rằng: “Thưa hoàng thượng, dưới thời tiên đế thần chưa bao giờ bị ép buộc làm điều này. Nếu hoàng thượng muốn đánh đòn thì thần xin chịu, nhưng trồng cây nêu thì thần không làm”. Vì quý trọng lòng trung tín và sự khôn ngoan của quan, vua Minh Mệnh dịu giọng: “Ta mến khanh và không bao giờ muốn đánh đòn, nhưng từ nay về sau đừng rước đạo trưởng Âu châu vào trong nước nữa. Những vị đã có mặt thì thôi. Nước chúng ta không phải là một đại quốc gia sao? Khanh làm mất mặt ta khi đi tìm các đạo trưởng Âu châu đến dạy dỗ nhân dân”.
• 1826, kiến nghị thượng quan Lễ Bộ.
Nội dung kiến nghị:
“Hết lòng kính sợ, chúng thần khấu đầu dâng kiến nghị này. Dám xin hoàng thượng để tâm đến việc tái lập chính đạo để dân chúng lớn bé được nhờ bởi vì tà đạo lợi dụng và lừa dối dân chúng, làm sai lạc chân đạo tự nhiên. Thật vậy, sách có viết: phải trấn áp tà đạo vừa sai trái vừa nghịch lại với trật tự. Nhân dân phải noi theo điều ngay lẽ phải, phù hợp với đạo tự nhiên. Nhưng trên hết phải cấm tuyệt đối đạo nào ngược lại với đạo thờ ông bà và phải củng cố nhân tâm, vạch ra sai lầm của tà đạo đang khuyến dụ và lừa dối dân chúng. Đạo Đường, đạo Mạc, đạo Lão Quân trước hết chỉ dạy yêu mến và săn sóc chính mình, thứ đến dạy yêu mến tất cả mọi người và sau cùng coi việc khinh chê sự đời là một nhân đức thanh cao. Tuy nhiên các đạo này không dựa trên luật tự nhiên nhưng cũng không trái nghịch luật tự nhiên và không hư hỏng, cũng không làm hại đến phong tục và tập quán như đạo Giatô. Đạo Giatô là đạo giả dối và nghịch lại với đạo thật vì đạo khuyến dụ dân chúng, lừa dối và lạm dụng lòng đơn thành của người dân, dùng những hình phạt hỏa ngục để làm kinh sợ người yếu đuối, dùng niềm vui nước trời để thu hút người khác. Đạo còn xử dụng luật riêng, tòa án riêng xét xử các vụ rắc rối. Những người theo đạo này hội họp nhau cúng tế và thờ lạy, hàng ngàn người nối tiếp nhau vào tôn thờ như tôn thờ chủ tể của quốc gia vậy. Họ công bố con đường họ theo là thánh và tôn vinh những người bước theo đường ấy. Từ khi đạo này xâm nhập vào đất nước, trong khắp các tỉnh có hàng ngàn người tin theo. Những người đã tin theo thì cuồng nhiệt như là mất trí, chạy đi đó đây như là người điên.
Các tín đồ của đạo này không tôn kính các thần minh, cũng không cúng tế tổ tiên. Họ giảng đạo, học hỏi và hội họp như là một thói quen. Càng ngày tín đồ đạo này càng đông, họ xây thêm nhiều nhà thờ mới, những cái gai chướng này lan tràn khắp mọi nơi, không có xó xỉnh nào mà không bị tiêm nhiễm. Chính vì lẽ đó, chúng thần ngước trông lên hoàng thượng khẩn xin ngài chữa trị các tệ đoan này. Lời của ngài như ngọn cờ triệu tập hàng hà sa số nhân dân về một mối, từ đó các phong tục và luật lệ quốc gia sẽ thống nhất, và các lời nói hành động sẽ hòa hợp với nhau, tất cả những cái hay cái phải sẽ được tuân theo, và thế hệ hiện tại cũng như mai sau sẽ tuân giữ các lề luật. Như thế những con đường sai trái được uốn nắn, sự dữ được thay thế bằng điều lành. Tất cả sẽ được thu họp về một mối, đó là đạo của vua, của thuần phong mỹ tục và khắp mọi nơi đều khuôn mình theo. Nhưng đạo Giatô là một cản trở cho tất cả những canh tân hoàn thiện, mặc dù đã cấm nhưng không tiêu diệt được. Đạo Khổng đã có từ lâu đời thế mà có nhiều người đang tâm bỏ để theo đạo Giatô là đạo cấm dân chúng theo đạo Khổng.
Chúng thần cũng đã nghiên cứu luật lệ cấm đoán của Trung Hoa viết như sau: Tất cả những người Âu châu ở trong nước đứng đầu giáo phái lừa dối dân chúng thì phạm tội đại nghịch đáng xử giảo. Còn những người không có chức vị hay chức vị thấp thì phải giam tù để xét xử sau. Những người để mình bị lừa dối và tuyên xưng đạo thì phải đày đi làm nô dịch giữa dân mọi rợ. Những người rao giảng khuyến dụ dân theo đường hư hỏng, những người đàn bà bất trị không biết xấu hổ, cũng như những người móc mắt người ốm, nếu bị bắt sẽ phải phạt theo trọng tội. Trên hết các quan văn cũng như võ nếu không trông chừng các quan cấp dưới sẽ bị đưa ra tòa xét xử.
Tất cả những nghiêm cấm trên đây rất đúng và rất đáng khen để ngăn chặn thứ tà đạo, đưa nhân dân về phía thuần phong mỹ tục là điều phải lẽ. Vi thế khi nghiên cứu sự việc, chúng thần xin hoàng thượng ban lệnh cấm đạo tại khắp các làng tỉnh và huyện trong nước để mọi người biết rằng các đạo trưởng và Kitô hữu Âu châu đang ở bất cứ nơi nào đều phải trở về nước của họ. Thời hạn là ba tháng, khi đáo hạn họ không được phép ở lại nữa. Còn về các nhà thờ phải triệt hạ, phải đốt các sách đạo, từ rày về sau cấm dân chúng không được học hỏi tà đạo này nữa. Sau ba tháng, nếu phát giác được người Âu châu còn trốn tránh trong nước thì: người có công tố giác sẽ được hưởng tất cả tài sản của người chứa chấp đạo trưởng Âu châu trong nhà. Ngoài ra, người chứa chấp cũng như lý trưởng sẽ bị khép vào tội đại nghịch. Nếu người Âu châu vẫn lén lút giữa dân chúng và khuyến dụ họ theo tà đạo thì sẽ áp dụng luật của người Trung Hoa. Hơn nữa nếu các quan có lỗi vì biếng nhác sẽ bị đưa ra tòa xét xử như các tội phạm để sự việc được phân minh và mọi việc được tiến hành đồng đều. Vì nếu áp dụng luật nghiêm khắc thì có hy vọng đưa được dân chúng về đường lành và chân đạo được tồn tại. Phần chúng thần là những người kém cỏi đã xét như thế có đúng hay sai, dám xin hoàng thượng cứu xét” (DMAH 2 tr.20-23).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vì vụ công tử Ưng Hòa tự ý bỏ hoàng cung trốn đi và các quan vu khống cho rằng các thừa sai ‘bắt cóc’, ‘chứa chấp’ để đưa lên tàu Pháp. Sự thật là hoàng tử chỉ dọn nhà ra ở ngoài thành thôi.
2) Nhân vụ này, người ta đã tiên đoán ‘những vụ cấm đạo nghiêm khắc sẽ diễn ra không sớm thì muộn’.
3) Nhiều người nghĩ rằng: có lẽ chính vua Minh Mệnh đã ‘gợi ý cho’ quan Bộ Lễ viết kiến nghị này để dọn đường cho vua dễ hành động.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Khi nhận được kiến nghị, vua Minh Mệnh làm thinh, thế nhưng cuối năm 1826, vua ra lệnh triệu tập tất cả các thừa sai về kinh đô nói rằng cần tuyển nhiều thông dịch viên, nhưng thực tế là để kiểm soát và giam lỏng các ngài.
2) Đầu năm 1827 lệnh được công bố tại miền Bắc, nhưng một đàng các thừa sai cho rằng ‘cần các thông dịch viên’ chỉ là mưu độc của vua Minh Mệnh, nên không thừa sai nào ra trình diện. Đàng khác, miền Bắc bấy giờ có giặc Phan Bá Bành rất mạnh, nên các quan dồn sức vào việc dẹp giặc, không quan tâm việc áp dụng ‘sắc lệnh tập trung các thừa sai’.
3) Dẹp xong giặc Phan Bá Bành, triều đình ra ba sắc lệnh vu khống để chống Công Giáo: - Nhiều thừa sai và linh mục bản xứ dính líu với giặc cách bí mật. - Tịch thu được đồ đạo trong trại của địch. - Nhiều lính giặc là người Công Giáo.
4) Nhờ ảnh hưởng của vị tướng lão thành Lê Văn Duyệt (6) mà những thừa sai ở miền Nam được trở về nhiệm sở Đồng Nai, đó là cha Taberd, cha Odorico và cha Gagelin.
• 1829, Kết án giáo dân tại Mông Phụ.
Năm 1829 có một người đến làng Mông Phụ (Sơn Tây) nói là mình đưọc lệnh quan trên đến tịch thu các đồ đạo, không có giấy tờ gì. Dân làng nghi ngờ, nên không chịu trao nộp. Vài hôm sau lính kéo đến bắt ba giáo dân đàn anh ra hầu tòa và kết án phải lưu đày chung thân. Vua Minh Mệnh không chấp nhận bản án, bắt ba người phải đợi hơn một năm nữa mới ra án chính thức. Ngày 14.10.1830 vua ra án như sau: “Nhà thờ Mông Phụ phải giỡ và đem về tỉnh làm nhà kho, ba giáo dân bị kết án phải đánh 100 roi, đeo gông và phơi nắng một tháng, sau đó phải phát lưu”. Bản án này được gửi đi các quan tỉnh để làm mẫu mà xử các vụ người Công Giáo (DMAH 2 tr.27-28).
• 1830, kết án giáo dân Dương Sơn.
Năm 1830 dân làng Cổ Lão lên huyện nằm vạ xin phân xử lấy cho được phần đất của Dương Sơn. Vua Minh Mệnh nghe biết, truyền đưa vụ việc lên xử tại phủ đường kinh đô và cho biết chắc chắn họ sẽ thắng. Hiểu ý vua Minh Mệnh, ba quan tỉnh đã xử phạt làng Dương Sơn rất nặng, là bắt mọi người làng Dương Sơn đi lưu đày. Vua Minh Mệnh không chấp nhận bản án tập thể và quá nặng này vua bắt phải xử lại. Các quan đành bắt 73 người Công Giáo Dương Sơn đánh đòn, đeo gông và ngồi tù với tội danh: ‘theo đạo Giatô và kéo đến đánh dân làng Cổ Lão’. Nội vụ được trao về cho ba quan án tòa hình. Sau đây là kiến nghị bản án đệ lên thỉnh ý vua Minh Mạng: “Chúng hạ thần là Cẩn, Thông và Phan, quan án tòa hình xin đệ trình lên hoàng thượng bản án xử mới để làm sáng tỏ và sửa đổi án cũ về cuộc tranh chấp giữa hai làng Dương Sơn và Cổ Lão. Chúng hạ thần sấp mình xin hòang thượng duyệt xét. Chúng hạ thần đã xem xét bản án do ba quan tỉnh, xử toàn thể làng Dương Sơn, gồm 73 người đàn ông và đàn bà công khai thực hành đạo Giatô và hai người là trùm trưởng đạo này tên là Khoa và Tài. Theo luật nước thì hai ông trùm trưởng bị kết án xử giảo hoặc phát lưu, còn 71 người trong đó có đội Đạo trông đội coi voi, hiện đang ở Bắc Việt phải ra lệnh cho quan sở tại tra hỏi, còn lại 70 người thì theo như án hoàng thượng đã xử tên Quyên, tức là đàn ông phải phục dịch như lính, đàn bà phải làm nô lệ. Tuy nhiên chiếu theo một điều luật quy định rằng: nếu tội nhân nào cải đổi và bỏ tà đạo này bằng cách chà đạp thánh giá thì có thể tha thứ lỗi lầm, nhưng nếu sau này người nào cố chấp bất trị vẫn còn theo tà đạo thì sẽ bị phạt nghiêm nhặt nhất, không cần phải thương xót. Chúng hạ thần chưa tra hỏi xem các phạm nhân có muốn bỏ đạo và đạp ảnh thánh giá không. Ngay khi chúng hạ thần biết được ý của hoàng thượng, chúng hạ thần sẽ thi hành theo. Tội của các quan nhân rất rõ ràng không cần minh chứng, và luật pháp cũng hiển nhiên như đã nói ở trên. Ba quan tỉnh có bổn phận xét xử nội vụ đã không áp dụng đúng mức nghiêm khắc của lề luật, nhưng nội vụ đã được duyệt xét lại, bổ khuyết cho lỗi lầm ấy. Hơn nữa, ba quan tỉnh xét xử vội vàng, đã thay đổi loại hình phạt áp dụng cho phạm nhân, phạm thêm một lỗi lầm khác. Làm sao xét xử khi còn 23 người chưa được tra khảo? Ngoài ra còn một tội nhân tên Sơn, là một sĩ quan trong quân đội thứ tư thuộc đệ nhị hữu đạo quân cũng chưa được xét xử. Viên sĩ quan này phải giáng xuống làm lính thường. Nếu không áp dụng luật pháp nghiêm khắc thì không làm sao giữ dân chúng có ý nghĩ và tòng phục như nhau. Vì những lẽ nêu tên, chúng hạ thần xử khác với ba quan tỉnh để các vị xem lại và thi hành luật pháp theo đúng tinh thần và sự đòi buộc phải có. Nếu chúng hạ thần táo bạo trình lên hoàng thượng một kiến nghị như thế này là vì chúng hạ thần xác tín rằng kiến nghị được dựa trên những lý lẽ vững chắc. Cúi đầu xin hoàng thượng chỉ dụ. Minh Mệnh năm thứ 12, ngày 2 tuần trăng thứ 12 (4.1.1832). Vua Minh Mệnh đã ghi ‘Chuẩn y tấu’.
• Hậu quả theo sau hai vụ Mông Phụ và Lương Sơn:
1) Hai vụ nằm trong hiểm ý cấm đạo của vua Minh Mệnh.
2) Vua đã mở đường cho các quan làm tiền người Công Giáo, cho các làng lương dân sách nhiễu các làng Công Giáo (nhiều vụ tương tự đã xảy ra ở Thanh Hóa, Nam Định và Hà Nội) đòi người Công Giáo đóng tiền vào những lễ cúng tế thần làng. Nếu khlông chịu, họ thưa kiện lên huyện, phủ.
3) Riêng vụ Dương Sơn có liên quan đến cha Jaccard và nhà thờ, trường học. Cha Jaccard bị xử phải lưu đày. Nhưng hoàng thượng ân xá chỉ bắt đi phục dịch như một tên lính thường với lý do cha không phải là một người mọi rợ, không làm gì trái pháp luật, nhưng chỉ đến nước này kiếm kế sinh nhai và lừa dối dân chúng theo tà đạo. Còn nhà thờ và trường học của cha bị tịch thu.
• 1830, Kiến nghị các quan Bộ Hình
Nội dung kiến nghị:
Các quan Bộ Hình dâng kiến nghị xin vua Minh Mệnh cấm đạo và triệt hạ các nhà thờ: “Kính thưa hoàng thượng, trong các đạo ở nước này có đạo Giatô là tệ hại nhất. Đạo Phật và đạo Lão Quan tuy không hay và có nhiều dị đoan nhưng vẫn còn tốt hơn đạo Giatô. Ngày trước hoàng đế Trung Hoa và các tiên vương đã nghiêm ngặt cấm đoán đạo vô luân này, nhưng vì các quan biếng trễ không thi hành lệnh chu đáo và không làm tròn nghĩa vụ khiến đạo này tiếp tục làm hư hỏng và tăng số trong nước. Đây chính là dịp dành cho hoàng thượng tối cao, đầy quyền uy và sáng suốt để tiêu diệt hoàn toàn tà đạo này, một thứ đạo chỉ có hạng người cố chấp và những đàn bà ngu dại nghe theo. Các đạo trưởng phân chia đất nước thành nhiều xứ để cai trị theo ý muốn. Các tín đồ có lòng kính trọng đạo trưởng đến độ vâng lời tối mặt và thông báo tin tức trong nháy mắt từ Bắc xuống Nam. Kính xin hoàng thượng ra chỉ dụ cấm triệt đạo lý sai lầm này. Quốc gia không thể dung thứ được những người mọi rợ đến đây rao giảng đạo. Phải trừng phạt những người cho họ trú ngụ. Cũng phải cấm các sách viết bằng chữ mọi rợ. Phải ra lệnh nộp các sách này cho các quan huỷ đi. Đồng thời cấm các việc đọc kinh dù là âm thầm tại nhà. Ngoài ra phải bắt các thày giảng và trưởng gia đình đạp ảnh. Có làm như vậy họ mới được tha thứ cho lần thứ nhất. Chúng thần là những người hèn mọn thấp trí, dám dâng thư này. Kính mong hoàng thượng chỉ giáo, muôn đời sẽ nhớ ơn và các thế hệ tương lai sẽ xưng tụng danh của đức vua”
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Một hình thức ‘ném đá giấu tay của vua Minh Mệnh’: xúi các quan làm kiến nghị trước rồi ra sắc lệnh hay chỉ dụ cấm đạo sau, để chứng tỏ ‘vua làm theo lòng dân’.
2) Những quan triều ghét đạo có dịp thi công với vua Minh Mệnh.
3) Nội dung kiến nghị là lặp lại những điều xưa cũ, không có nguyên nhân nào đặc thù.
Vụ việc nổi bật đi sau.
1) Khôn khéo của vua Minh Mệnh là ‘nhận được kiến nghị nhưng bề ngoài coi như không có’ và làm ngơ cho các quan ghét đạo làm giả chữ ‘Y nghị’ của vua vào bản tâu mà thẳng tay bách hại đạo.
2) Từ Nam đến Bắc, nhiều nhà thờ Công Giáo đã bị các quan tỉnh, huyện cho làng lương đến phá gỡ hay đòi buộc chính dân Công Giáo phải tự tháo gỡ.
3) Mất cơ sở, các đạo trưởng, thày giảng và giáo dân phải sinh hoạt lén lút …
• 1833, chỉ dụ công khai cấm đạo và mật lệnh gửi các quan trấn thủ
Nội dung chỉ dụ:
Sau nhiều năm chuẩn bị, nay mới là lúc vua Minh Mệnh ban chỉ dụ cấm đạo: “Ta, hoàng đế Minh Mệnh, truyền lệnh như sau: Từ nhiều năm nay, những người Tây phương đến đây truyền bá đạo Giatô làm mê hoặc thường dân bằng lời rao giảng có thiên đàng hạnh phúc và hỏa ngục khổ sở. Chúng không trọng kính đức Phật cũng không thờ cúng Tổ Tiên. Đó là một trọng tội phạm đến chính đạo (Khổng giáo). Hơn nữa, chúng xây cất những nhà thờ, nhà hội to lớn tiếp đón đông đảo dân chúng để dụ dỗ đàn bà và thiếu nữ. Ngoài ra chúng còn móc mắt những người ốm. Không còn gì trái ngược hơn với lý trí và tập tục. Năm ngoái trẫm đã trừng phạt hai làng theo đạo này: Dương Sơn và Mông Phụ với ý định làm cho bá chúng biết rõ ý trẫm muốn họ xa tránh tội ác này mà trở về đường ngay nẻo chính. Và đây là điều trẫm nghĩ: Mặc dù dân chúng ngu dốt theo đạo này đã đông số, nhưng vẫn còn đủ lương tri biết là hợp lý hay không và còn dễ dàng dạy dỗ trở về đàng lành. Vì vậy trước hết phải dùng lời khuyên và dạy dỗ đối với họ, nếu họ bất trị thì mới dùng các hình khổ.
Vậy ta truyền cho tất cả những người theo đạo này, từ quan cho chí đến dân đen phải thực tâm từ bỏ nếu họ nhìn biết quyền uy của ta. Trẫm muốn rằng tất cả các quan hãy tỉ mỉ xem xét có còn người Kitô nào sống trong địa hạt của mình và bắt họ tuân phục mệnh lệnh, bắt họ đạp lên ảnh tượng ngay trước mặt mình. Nếu họ làm theo thì sẽ được ân xá. Đối với các nhà thờ và nhà đạo trưởng các quan phải tịch thu làm kho chung. Từ nay về sau nếu có người nào bị nhận diện hay tố cáo là thực hành những thói tục đáng ghét này sẽ bị trừng trị với hình phạt nghiêm nhặt nhất, ngõ hầu có thể tiêu diệt thứ đạo này tận gốc rễ.
Đó là mệnh lệnh của trẫm, mọi người phải hết lòng tuân giữ. Ngày 12 tháng 11 Âm lịch, Minh Mệnh nguyên niên thứ 13” (DMAH 2 tr. 34-35).
Nội dung mật lệnh:
Nhờ một quan cao cấp ở Phú Yên có thịnh tình với đạo Công Giáo mà mật lệnh này đã tới tay cha Gagelin và các thừa sai: “Đạo Giatô rất đáng ghét, nhưng dân chúng ngu dại tin theo mà không suy xét. Con số đã tăng thêm đông và ở khắp mọi nơi trong vương quốc. Trẫm không thể để mặc cho tín đồ thêm vững mạnh và tăng thêm số. Do đó trẫm đã ban hành chỉ dụ cấm đạo, lấy lòng nhân từ dạy con đường phải theo để sửa đổi. Trẫm cũng nghĩ rằng những người tin theo đạo cũng là nhân dân của quốc gia. Số người càng đông và càng mù quáng cố chấp đến độ mang họ ra khỏi lầm lạc không phải là một việc dễ dàng trong một chốc lát. Nếu cứ phải áp dụng đúng luật thì phải giết hết cả một đám đông. Giải pháp này làm tổn thương đến lòng từ tâm của trẫm đối với dân chúng và rất có thể số đông những người được gọi đến để sửa trị sẽ chìm đắm trong lỗi lầm. Vả lại cần phải hành xử việc này một cách khôn ngoan theo câu cách ngôn: Muốn phá một tục lệ xấu thì phải phá từ từ và muốn nhổ cỏ, phải nhổ tận gốc. Vậy hãy theo lời khôn ngoan của tiền nhân để có thể chắc chắn thành công và không gây đổ vỡ. Trẫm truyền cho các thống đốc và tất cả những quan lại cai trị dân chúng phải:
1) Nghiêm chỉnh chỉ thị cho các quan cấp dưới cũng như dân chúng tự sửa mình và từ bỏ đạo này.
2) Thông báo chính xác các nhà thờ, nhà đạo trưởng hay nhà họ dạy dỗ dân chúng để triệt hạ không trì hoãn.
3) Dùng mưu chước khôn khéo mà bắt đạo trưởng. Các đạo trưởng Tây thì phải giải ngay về kinh đô với lý do theo lệnh vua để dịch các thư từ Âu châu. Với đạo trưởng Việt nam thì hãy giam giữ tại phủ, huyện và canh chừng cẩn thận, không để cho họ trốn thoát hay tiếp tục liên lạc bí mật với tín đồ của họ. Hãy canh phòng cẩn mật và trông chừng các quan cấp dưới để họ không lợi dụng cơ hội bắt bớ những người Kitô mà không phân biệt hay thiếu khôn ngoan, gây ra rối loạn khắp nơi. Điều đó, các quan phải chịu trách nhiệm. Việc này không phải là việc nhỏ nhặt, nhưng nó là nền tảng, vì vậy trẫm mới phải nhắc nhở và luôn để tâm đến. Các khanh là những quan đầu tỉnh, hãy tuân hành đúng lệnh triều đình, hành động cho khôn khéo để khỏi gây xáo động. Nếu xẩy ra điều gì thì các khanh không còn đáng tin cậy nữa. Trẫm cấm không được công bố lệnh này sợ rằng nếu công bố sẽ gây rắc rối, vậy khi nhận được một mình các khanh biết mà thôi” (DMAH 2 tr. 35-37).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Nguyên nhân đặc thù của chỉ dụ: lòng ghét đạo Công Giáo sẵn có nơi vua Minh Mệnh. Vua đã quy hoạch một chương trình dài hạn thể hiện ‘lòng ghét đạo này qua những vụ việc có trước như vụ Mông Phụ, Dương Sơn’ trước khi ra chỉ dụ. Lão tướng Lê Văn Duyệt đã chết, không còn ai cản được vua.
2) Cũng như các vị chúa Trịnh, chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn, cho đạo Giatô là tà đạo, là đạo ngoại lai, các thừa sai là những người lừa dối, những người Việt Nam theo đạo là dân ngu dốt, dễ bị khuyến dũ mê hoặc.
3) Vua Minh Mệnh cho Nho Giáo mới là chính đạo, đạo Phật, đạo lão có thể bao dung còn đạo Giatô là đạo Âu châu nhất thiết phải diệt tận gốc.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Nhiều làng Công Giáo bị xách nhiễu, buộc phải đóng tiền vào các dịp lễ thần làng, hoặc bị dân lương kiện lên quan huyện, phủ tỉnh… Những việc đau buồn này xẩy ra thường xuyên ở Bố Chính, Nghệ An, Hà Tĩnh,Thanh Hóa, Hưng Yên, Nam Định, Huế… Mỗi nơi đều có những chứng nhân anh dũng, như chàng thanh niên 21 tuổi ở Bố Chính, 20 giáo dân can trường tại Châu Đốc…
2) Linh mục Phêrô Lê Tùy chịu xử trảm tại Quan Ban (Hà Đông) năm 1833.
3) Linh mục Phanxicô Gagelin (cố Kính) chịu xử giảo tại Huế năm 1833
4) Quan đội Phaolô Tống Viết Bường chịu xử trảm tại Thọ Đúc (Huế) năm 1833
• 1835, Mười điều huấn dụ
Nội dung 10 huấn dụ:
1) Đôn nhân hậu: Trọng tam cương ngũ thường. Hỡi con người, bản tính của nhân sinh là phải biết có luật vua tôi, có liên hệ máu mủ cha con, có phân biệt vợ chồng, có đẳng cấp huynh thứ, có tin tưởng giữa bằng hữu. Đó là cuộc sống con người và tuân giữ các điều ấy là đạo làm người.
2) Chính tâm thuật: Làm việc gì cũng cốt phải giữ bụng dạ cho chính đính trong sạch. Thật vậy, cái tâm là chính con người, nếu nó ngay thẳng thì vạn sự lành phát xuất như từ nguồn suối, bằng không, nó là lò của trăm sự dữ đổ trên đầu. Đấng Đại Thiên đã in sâu trong tâm hồn mỗi người đạo tự nhiên: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đời sống con người ở tại giữ các nguyên tắc cao cả này. Trẫm ước mong rằng mọi thần dân hãy có tâm hồn tốt, mặc dù hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng tất cả hợp cùng nhau tìm kiếm sự thiện. Người giàu đừng có kiêu căng ngạo nghễ, người nghèo đừng gian tham trộm cướp, ước ao giàu sang vượt quá cấp bậc, để ý nghĩ xấu tiêu hao tìm kiếm.
3) Vụ bản nghiệp: Giữ bổn phận, chăm nghề nghiệp của mình. Phải bằng lòng với cuộc sống của mình, đừng than thân trách phận trời đã sinh ra ta. Hãy làm trọn bổn phận với niềm vui, hãy làm việc hăng hái và bằng lòng. Tất cả, người nông dân, thủ công, thương gia, binh sĩ hãy bằng lòng mãn nguyện.
4) Thượng tiết kiệm: chuộng đường tiết kiệm. Hãy xử dụng của trời cách tiết độ, đừng như người hoang phí tiêu thụ tất cả những cái có, rồi phải đói trong suốt năm. Ham mê các thú chơi làm nẩy sinh nghèo đói, trộm cắp và loạn tặc.
5) Hậu phong tục: Giữ phong tục cho thuần thục.
6) Huấn tử đệ: Phải dạy bảo con em. Giáo dục gia đình là nền tảng xã tắc.
7) Sùng chính học: Tránh học thuyết xấu và học hỏi cái hay. Trẫm khuyên đừng để ngày nào qua đi mà không đọc sách hay học hỏi, cũng như phải coi chừng học thuyết sai lầm. Tất cả lý thuyết sai lầm của đạo Giatô đều đi ngược với lý trí và nguy hại cho thuần phong mỹ tục. Những người theo phái này, đàn ông đàn bà sống chung với nhau như những người man rợ (muông thú), nhiều người đã phải đóng vào việc thờ phượng, gieo rắc sự bất hòa khắp nơi, điên rồ tôn kính người phải chết, hủy hoại lời dạy phải lẽ và có hại cho nhân loại. Vậy không thể tin vào đạo như thế. Những người đi lang thang khắp nước truyền bá, hãy từ bỏ sớm hết sức. Trái lại mọi người hãy giữ cẩn thận tập tục tiền nhân: các lễ phép thông thường trong việc cưới xin cũng như tang chế, trong việc thờ phượng ông bà cũng như thần làng.
8) Giới dâm thắc: Đừng giữ những điều gian tà dâm dục. Người có công giữ nhân đức tiết hạnh sẽ được thưởng, trái lại ai lỗi phạm sẽ bị trừng phạt. Có thể, trẫm sẽ lập nhà riêng cho họ, có thể trẫm ban bằng khen thưởng để làm gương cho những người khác.
9) Thận pháp thủ: Cẩn thận giữ luật pháp. Đặc biệt là việc nộp thuế.
10) Quảng thiện hạnh: Rộng rãi làm việc lành (DMAH 2 tr. 64).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vào những năm cuối đời vua Minh Mệnh lo ngại trước sự xa đoạ của xã tắc: trong làng nhiều kẻ cường hào trái phép, nhiều thần dân biếng nhác, chỉ cờ bạc rượu chè…
2) Nhiều quan lại tham làm tiền bạc, ham mê tửu sắc…
3) Có nhiều giặc giã nổi lên: giặc Vành, giặc Nồng Văn Vân, giặc Lê Văn Khôi…
4) Vẫn tiếp tục ghét đạo và cấm đạo…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các làng đón rước 10 chỉ dụ và các quan về làng giảng huấn…
2) Binh sĩ Anrê Trần Văn Trông, Thọ Đúc, Huế bị xử trảm năm 1835
3) Thừa sai Giuse Marchand (Du) bị xử bá đao tại Huế năm 1835.
• 1836, Kiến nghị xin cấm đạo.
Nội dung kiến nghị:
“… Các thừa sai dùng bánh nhiệm mầu để mê hoặc dân chúng và làm cho họ cố chấp giữ đạo. Các thừa sai còn lấy mắt người chết pha lẫn vào hương để làm thuốc chữa bệnh. Trong khi cử hành hôn phối, đạo trưởng bắt làm những điều đồi bại. Thừa sai Marchand đã thú nhận tất cả những đồi bại này. Vì thế cần phải đặt ra những biện pháp mới chống lại các đạo trưởng Tây phương. Rõ ràng năm 1826 hoàng thượng đã công bố chỉ dụ rất khôn ngoan để ngăn cấm các đạo trưởng xâm nhập quốc gia, nhưng mặc dầu vậy, Marchand đã lén vào được trong nước và ẩn trốn nhiều năm. Có lẽ nhiều thừa sai khác nữa cũng còn ẩn trốn trong nước. Vì thế ngước trông hoàng thượng công bố những biện pháp sau đây: cấm các tàu buôn mọi rợ không được đến các cửa biển ngoại trừ cửa Hàn. Quan coi cửa biển này phải nghiêm mật trông chừng tất cả mọi người nước ngoài đến đây buôn bán. Phải có phép quan trước mới được xuống đất để buôn bán và suốt trong thời gian này phải có người theo dõi, không được tách rời dù trong bất cứ nhà đặc biệt nào. Khi họ đã buôn bán xong phải kiểm điểm số người trước khi dẫn lên tàu. Nếu có người nào tìm cách trốn ở lại sẽ bị bắt ngay và phải xử tử. Còn các tàu buôn người Trung Hoa có thể đến tất cả các cảng khác, nhưng vừa tới sẽ bị khám xét ngay và nếu trên tàu có đạo trưởng Âu tây sẽ bị bắt và xử tử. Các đạo trưởng Âu tây bắt được trên đất liền cũng phải xử tử. Người oa trữ cũng bị một hình phạt như thế. Các quan cũng sẽ bị trừng phạt xử tử nếu đạo trưởng bị bắt trong địa hạt của họ, vì đã không chịu lùng soát cho kỹ để bắt” (DMAH 2 tr.86-87).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Thực ra đây không phải là sắc lệnh của vua Minh Mệnh, nhưng là kiến nghị các quan đã soạn theo ý của vua. Đúng theo kế hoạch ‘ném đá giấu tay’ vốn có của nhà vua.
2) Vì thế đầy tràn những ‘nguyên nhân’ vu khống, vô căn cứ… kể cả những điều ‘thú nhận’ đã gán cho thừa sai Marchand.
3) Vì những biện pháp ‘bắt các đạo trưởng Tây phương’ trước đây chưa nghiêm khắc đủ hoặc các quan lơ là, chỉ lợi dụng sắc luật để làm tiền… nên kiến nghị lần này nghiêm khắc hơn cả, đối với các đạo trưởng cũng như đối với các người oa trữ đạo trưởng và các quan lại chểnh mảng: tất cả đều bị án xử tử.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Lại một phen các giám mục, thừa sai linh mục bản xứ, các thày giảng, chủng sinh và những người Công Giáo nhiệt tình… phải sống trốn tránh, cực khổ… và do đó, công việc truyền giáo bị đình trệ…
2) Thừa sai J.B. Cornay (Tân) bị bắt và bị xử lăng trì tại Sơn Tây năm 1837.
3) Thày giảng Phanxicô Xavier Cần bị bắt năm 1836 và bị xử giảo tại Hà Nội năm 1837
4) Thấy các quan chưa ‘hung hăng đủ’ để bắt các đạo trưởng, đặc biệt tổng đốc Trịnh Quang Khanh ở Nam Định, vua Minh Mệnh liền triệu Trịnh Quang Khanh về Huế khiển trách và hạ xuống làm quan huyện.
* 1838, lệnh tàn sát đạo Công Giáo.
Nội dung sắc lệnh:
Tuy vắn nhưng thật hung dữ, chỉ dụ vua Minh Mệnh gửi cho các quan đầu tỉnh. Vua Minh Mệnh hạ lệnh thẳng thừng: “Hãy bắt bớ, đánh đập không thương tiếc. Hãy tra tấn. Hãy ra lệnh xử tử tất cả những người từ chối đạp ảnh thánh giá. Hãy biết rằng từ chối đạp ảnh là trở thành người phản nghịch. Không cần xét xử, hãy lấy gươm, búa, giáo, tất cả những gì có trong tay mà tiêu diệt những kẻ mù quáng và cố chấp, đừng để một người nào thoát chạy…” (DMAH 2 tr.115-116).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Có lẽ vua Minh Mệnh thấy các quan không quan tâm đủ những sắc lệnh hay chỉ dụ cấm đạo vua đã ban hành. Trường hợp cụ thể là quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh ở Nam Định.
2) Có lẽ vua Minh Mệnh thấy 10 huấn dụ vua ban bố năm 1835 không mang lại hiệu quả, từ quan chí dân chỉ nghe mà không thực hành.
3) Đang khi đó vua giận dữ khi thấy đạo Công Giáo mỗi ngày một phát triển cả về số đạo trưởng, thày giảng, họ đạo, cơ cấu tổ chức…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Thày giảng Phanxicô Chiểu bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1838.
2) Đức Giám Mục phó Dominique Henares (Minh) dòng Daminh bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1838.
3) Linh mục Vincentê Đỗ Yến o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1838.
4) Thày giảng Giuse Nguyễn Đình Uyển bị bắt và chết rũ tù tại Hưng Yên năm 1838
5) Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần bị bắt và chết rũ tù tại Nam Định năm 1838.
6) Đức Giám Mục Inhaxiô Delgado (Y) o.p. bị bắt và chết rũ tù tại Nam Định năm 1838
7) Linh mục Guise Fernandez (Hiền) o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1838.
8) Linh mục Bênađô Vũ Văn Duệ bị bắt và bị xử trảm tại Ba Tòa năm 1838.
9) Linh mục Dominicô Nguyễn Văn Hạnh o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Ba Tòa năm 1838.
10) Linh mục Giacôbê Năm (Mai Ngũ) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838.
11) Ông Micae Lý Mỹ (Nguyễn Huy Diệu) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838
12) Ông trùm Antôn Nguyễn Đích bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838.
13) Linh mục Giuse Đặng Đình Viên bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1838.
14) Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự o.p., bị bắt và bị xử trảm tại Bắc Ninh năm 1838
15) Y sĩ Giuse Hoàng Lương Cảnh bị bắt và bị xử trảm tại Bắc Ninh năm 1838
16) Linh mục Francis Jaccard (Phan) m.e.p. bị bắt và bị xử giảo tại Quảng Trị năm 1838.
17) Chủng sinh Toma Trần Văn Thiện bị bắt và bị xử giảo tại Nhan Biều năm 1838
18) Đức Giám Mục Pierre Borie (Cao) m.e.p. bị bắt và bị xử trảm tại Quảng Bình năm 1838.
19) Linh mục Phêrô Võ Đăng Khoa bị bắt và bị xử giảo tại Quảng Bình năm 1838.
20) Linh mục Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm bị bắt và bị xử giảo tại Đan Sa năm 1838.
21) Thày giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ bị bắt năm 1837 và bị xử giảo tại Sơn Tây năm 1838.
22) Thày giảng Phêrô Nguyễn Văn Đường bị bắt năm 1837 và bị xử giảo tại Sơn Tây năm 1838.
23) Thày giảng Phêrô Vũ Văn Truật bị bắt năm 1837 và bị xử giảo tại Sơn Tây năm 1838
24) Đó là chưa kể những vụ việc khác, như vụ Đức Cha Havard phải trốn lên rừng Bạch Bát (Ninh Bình) với hai thày giảng. Ba cha con sống dưới hầm và chỉ ăn gạo sống… Sau mười mấy ngày Đức Cha ngã bệnh và chết trên rừng…
25) Nhìn chung lại năm 1838, chúng ta thấy lời của cha thừa sai Delamotte bấy giờ sống lẩn trốn tại Nhu Lý thật xác đáng. Ngài viết: “Năm 1838 là một năm khốn nạn, và bắt bớ tại Bắc Việt và Trung Việt. Lưỡi gươm bắt đạo đã mặc sức chém giết, nhưng nước trời lại thêm đông số các Đấng Tử Đạo…”
• 1839, hai sắc dụ.
Nội dung sắc dụ ‘mạt sát đạo Giatô’ và ‘trừng trị các binh lính Công Giáo’, ban hành 29.7.1839
Đây chỉ là bản tóm lược: Sắc dụ gồm sáu phần: 1 – Vua kể ra các lời buộc tội Công Giáo là không tuân giữ luật nước, đầy dẫy giả dối, giảng dạy những điều phi lý như thiên đàng, thánh giá, nước thánh, các đạo trưởng móc mắt người chết, dụ dỗ đàn bà con gái. 2 – Vua kể ra những việc đã làm để tận diệt đạo này. 3 - Liệt kê các hình phạt áp dụng cho binh lính. 4 – Nêu lên những lý do các quan có thể dùng để khuyến dụ binh lính bỏ đạo Giatô mà theo đạo nhà nước. 5 - Giải thích bổn phận hiếu đễ với cha mẹ để được giàu có và danh giá, người không chịu bỏ đạo Giatô sẽ bị trừng phạt và làm nhục nhã cha mẹ. 6 - Truyền cho tất cả các quan trong nước phải tận tâm giảng dạy các huấn dụ của vua. Người nào chối đạo rồi thì không phải đến nghe giảng nữa, người nào không chối đạo sẽ bị xử tử. Người nào chưa có thể bỏ đạo thì phải đưa đến trước mặt quan để đạp ảnh rồi mới được để cho yên, bằng không phải thọ hình.
Nội dung của sắc dụ ‘cáo tội các đạo trưởng và giáo dân mê muội’ và bắt họ phải ‘dựng miếu tại làng để cúng tế tổ tiên và thần làng’, ban hành 03.10.1839:
“Tất cả các quan đầu tỉnh phải chỉ thị cho các quan cấp dưới sai các cai tổng, lý trưởng những làng có người Công Giáo để dạy dỗ và xóa bỏ những sai lầm. Sau đây là những điều cốt yếu phải giảng dạy: 1 – Ông Giatô, ông tổ đạo của các ngươi là một người ở nước xa xôi và thuộc về một giống khác lạ với các ngươi. Nếu đạo lý của ông ta thật củng cố lòng trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với anh em thì có ai bắt các ngươi về tội theo đạo đâu?. 2 – Còn đối với các thừa sai giảng dạy về một thánh giá trên đó có treo một đứa trẻ thì hoàn toàn không thể hiểu được. Tốt hơn hết là đừng tin tưởng vào đó. 3 – Còn nếu các ngươi nói rằng theo đạo Giatô để được lên thiên đàng sau khi chết ư? Nhưng các ngươi hãy xem sự gì xảy ra cho linh mục Marchand, Cornay, cho trùm Hiền (cha Fernandez), trùm Hai (Đức Cha Henares). Không phải là họ đã chết khốn nạn sao? Hình khổ của họ không phải là một điều ghê sợ sao? Hẳn thật bốn thừa sai này đã giữ đạo hoàn hảo hơn tất cả dân chúng, đạo đã không ngăn cản cho họ khỏi chết, cũng như sau khi hành quyết đầu của bốn người tách rời khỏi xác. Xem đấy, chính họ đã kể lể những cái đẹp đẽ sau khi chết, cái chết của họ đã lật tẩy những lời xảo ngôn. Làm sao có thể lên trời khi người ta không còn sống được nữa? Trái lại, các ngươi hãy xem gương các cha Việt Nam Duyệt và Kiên. Bây giờ những người đã đạp ảnh thì đều được tự do và sống an bình cho tới ngày cuối đời chờ đợi nước trời dành cho họ. Hãy nói những niềm vui thiên đàng ở về phía nào và những hình khổ hỏa ngục về phía nào?. 4 – Nếu các ngươi không nhạy cảm về các điều suy nghĩ trên và nếu các ngươi tiếp tục hội họp để cầu kinh bí mật, các ngươi có bằng chứng là điên rồ và cố chấp trong tội ác. 5 – Đó là những ý tưởng lớn cần phải quảng diễn cho người Công Giáo để soi sáng và dẫn dụ họ trở về. 6 – Theo lòng nhân từ sẵn có, trẫm cho triển hạn một năm để những người có trách nhiệm phổ biến những huấn thị này, hầu qua những lần dẫn giải, dần dần họ đã bị thấm nhiễm tinh thần của tà đạo, soi sáng họ hối hận về quá khứ và quyết tâm sửa đổi trong tương lai. 7- Cũng phải thúc ép các người tín hữu dựng chùa miếu lại mỗi làng để cứ thời hạn đã định cúng tế tổ tiên và thần làng. Chính nhờ làm trọn những nghĩa vụ này mà họ thâu hồi những quyền lợi và được mọi người kính trọng và tỏ ra xứng đáng trong thời đại thái bình của triều đại trẫm. 8 - Nếu sau khi đã công bố sắc lệnh mà các quan không tận tình ép buộc được các cai tổng và lý trưởng để thi hành lệnh, và nếu những cai tổng và lý trưởng không nhiệt tâm giáo huấn dân chúng, thì hết thời hạn định, sẽ bị trừng trị về tội chểnh mảng. 9 – Sau cùng, nếu các người Công Giáo phản nghịch trong nước, không có dấu hiệu phục tòng bên ngoài nghĩa là ban ngày là lương, nhưng ban đêm lại thực hành đạo và truyền đạo, thì khi ấy phải trừng phạt không thương tiếc, họ là những người Công Giáo bất trị” (DMAH 2 TR; 289-291).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Sau khi xử hai binh sĩ Augustinô Phan Viết Huy và Nicola Bùi Đức Thể (cùng bị lăng trì ngày 12.6.1839) trung kiên giữ đức tin và anh dũng chịu chết vì Chúa Giêsu, vua lên cơn giận và ra hai sắc dụ này.
2) Cũng vì có nhiều tố cáo và vu gian của lương dân và những quan lại ghét đạo thúc đẩy vua.
3) Nhiều đơn của làng lương đòi người Công Giáo đóng góp tiền ‘sửa sang chùa miếu và tổ chức lễ cúng bái thần làng’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Linh mục Dominicô Tước o.p. bị bắt và đánh chết tại Nam Định năm 1839.
2) Binh sĩ Dominico Đinh Đạt bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Nam Định năm 1839.
3) Linh mục Toma Đinh Viết Dụ o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1839.
4) Linh mục Dominicô Nguyễn Văn Xuyên o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1839.
5) Thày giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu bị bắt 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
6) Nông dân Stêphanô Nguyễn Văn Vinh bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
7) Thày giảng Dominicô Bùi Văn Úy bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
8) Giáo dân Augustinô Nguyễn Mới, bị bắt 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê (Thái Bình) năm 1839.
9) Giáo dân Toma Nguyễn Văn Đệ bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Cổ Mê năm 1839.
10) Linh mục Anrê Trần Anh Dũng (Lạc) bị bắt và bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy năm 1839.
11) Linh mục Phêrô Phạm Viết Thi bị bắt và bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy năm 1839.
• 1840, Cấm đạo năm cuối đời của triều Minh Mệnh.
Tuổi già sức yếu, vẫn cấm đạo gay gắt:
Hai chỉ dụ của vua Minh Mệnh 1838 và 1839 vẫn còn nóng hổi cho tới lúc vua băng hà vì ‘ngã ngựa’ cuối năm 1840 (7). Trong năm này, mặc dầu tuổi già sức yếu, vua vẫn hung hăng diệt đạo Giatô.
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Ngoài những lý do chúng ta đã thấy: vua tôn sùng đạo Nho và triệt hạ đạo Giatô mà vua cho là đạo giả dối, ngoại lai, trái với đạo thật là đạo Nho…
2) Có một lý do lớn khác và mỗi ngày một trầm trọng: dã tâm xâm lược nước Việt Nam của các cường quốc Âu châu và cách riêng là nước Pháp.
Vụ việc nổi bật tiếp diễn:
1) Linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan bị bắt năm 1837 và bị xử trảm tại Ninh Bình năm 1840
2) Thày giảng Gioan Baotixita Đinh Văn Thành bị bắt năm 1837 và bị xử trảm tại Ninh Bình năm 1840.
3) Thày giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu bị bắt năm 1837 và bị xử trảm tại Ninh Bình năm 1840.
4) Linh mục Giuse Đỗ Quang Hiển bị bắt năm 1839 và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
5) Linh mục Luca Vũ Bá Loan bị bắt và bị xử trảm tại Hà Nội năm 1840
6) Tu sĩ Toma Toán o.p. bị bắt năm 1839 và bị bỏ đói chết tại Nam Định năm 1840.
7) Ông trùm Antôn Nguyễn Hữu Năm (Quỳnh) bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Đồng Hới năm 1840.
8) Thày giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự bị bắt năm 1838 và bị xử giảo tại Quảng Bình năm 1840.
9) Linh mục Dominicô Trạch (Đoàn) o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1840.
10) Linh mục Giuse Nguyễn Đình Nghi (Kim) bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
11) Linh mục Phaolô Nguyễn Ngân bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
12) Linh mục Martino Tạ Đức Thịnh bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1840.
13) Ông trùm Martino Thọ (Nho) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1840.
14) Lý trưởng Gioan Baotixita Cỏn (Bốn) bị bắt và bị xử trảm tại Bẩy Mẫu năm 1840.
15) Y sĩ Simon Phan Đắc Hòa (Thu) bị bắt năm 1839 và bị xử trảm tại Huế năm 1840.
• Một nhận định ngắn: Chúng ta có thể phân cuộc bách hại đạo Công Giáo thành hai giai đoạn: Giai đoạn I (1820-1833), khi chưa nắm vững ngai vàng vì còn nhiều cựu thần và giặc giã, vua còn nhẹ tay đối với đạo Công Giáo. Giai đoạn II (1833-1840) đã có lớp quan trung thành và giẹp xong giặc, vua quên lời dạy của Tiên đế, mạnh miệng lên án đạo Công Giáo, kể cả những vu khống ấu trĩ và thẳng tay ‘tàn sát không thương tiếc’. Phương pháp bách đạo của vua Minh Mệnh là ‘xúi dân hoặc các quan trung thành làm kiến nghị theo ý vua’ để tránh bị tiếng là ‘một hôn quân bạo chúa’. Sau đó dựa trên những kiến nghị ra những sắc chỉ hay chỉ dụ ‘nghiêm khắc, tàn sát không thương tiếc’. Trong các quan trung thành và hung dữ của vua Minh Mệnh là quan tổng trấn Trịnh Quang Khanh vùng Nam Định. Cụ thể là trong số 58 thánh tử đạo dưới thời vua Minh Mệnh đã có 24 vị trong vùng Nam Định do quan Trịnh Quang Khanh quản nhiệm. Thật đáng tiếc cho một vị vua ‘quá thâm Nho’ nên ‘từ trái tim đến khối óc’ đã mất tầm nhìn xa thấy rộng của một vị hoàng đế!
3. Vua Thiệu trị cũng là Hiến Tổ, Phú Tuyền hay Miên Tông (1841-1847).
Vua Thiệu Trị lên ngôi lúc 34 tuổi, theo quy chế được sắp đặt từ thời Minh Mệnh mà làm theo di huấn của vua cha. Trước tiên, vua trao trả cho Pháp những thừa sai bị bắt đang bị giam ở Huế với điều kiện ‘không được trở lại’. Tiếc rằng, mọi sự đang dàn xếp tốt đẹp cho đạo Công Giáo được hưởng tự do, thì tàu Pháp đã dùng đại bác bắn chìm tàu của Việt Nam đậu ở bên cạnh. Vua Thiệu trị vô cùng tức giận, ra sắc chỉ bách hại các thừa sai và trị tội người trong nước theo đạo Giatô.
• 1847, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung của sắc lệnh:
Đức Cha Retord cho biết: ‘Sắc lệnh của vua Thiệu Trị trước tiên là nhắc lại các lệnh cũ của vua Minh Mệnh. Không nghiêm khắc dữ dội như nhiều người tưởng. Tuy nhiên nó cũng gây lo âu, xáo trộn trong các cộng đoàn Kitô giáo và khơi dậy lòng tham ‘làm tiền’ của các quan lại, cũng như khơi thêm sự giận dữ của lương dân. Nhiều làng lương lợi dụng cơ hội xách nhiễu các làng hay các gia đình Công Giáo. Trước hết vua ra mật lệnh cho các quan đầu tỉnh, rồi sắc lệnh thứ hai mới dành cho các quan phủ, huyện, cai tổng, xã trưởng. Cho đến ngày 3.5.1847, vua mới ra một sắc lệnh áp dụng những biện pháp gay gắt của vua Minh Mệnh’.
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Chiến thuật ‘giết những người pháp đến trên chiếc tàu Lapierre’ bị lộ và vua nghi cho một quan Công Giáo đã tiết lộ, kết quả là người pháp đã bắn chìm các tàu Việt Nam bao quanh.
2) Hầu hết các quan đại thần và tướng giỏi giúp vua Thiệu Trị là những quan đại thần và tướng giỏi đã từng giúp vua Minh Mệnh. Họ cũng là những người ghét đạo, đã từng xúi xiểm vua Minh Mệnh, nay họ cũng làm như vậy với vua Thiệu Trị.
3) Cả triều đình cũng như nhà vua đều cho rằng ‘đạo Giatô là nguyên nhân làm cho Pháp xâm chiếm Việt Nam’. Nên bách hại đạo Giatô vừa là cách thức báo thù cho hả dạ, vừa là cách cần thiết để chặn đường xâm chiếm của Pháp.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Bà Anê Lê Thị Thành bị bắt và bị chết rũ tù tại Nam Định năm 1841
2) Linh mục Phêrô Khanh bị bắt và bị xử trảm tại Hà Tĩnh năm 1842
3) Thương gia Matthêô Lê Văn Gẫm bị bắt năm 1846 và bị xử trảm tại Chợ Đũi năm 1847.
4. Vua Tự Đức tức Dục Tôn, Nguyễn Phúc Thi (Hồng Nhậm) (1847-1883).
Vua Thiệu Trị băng hà 4.11.1847 thì ngày 10.11.1847 vua Tự Đức lên ngôi, lúc mới 19 tuổi. Vua Tự Đức được tiếng là hòa nhã, thông minh nhất triều Nguyễn, cũng là vị vua có đức hiếu đáng làm gương mẫu. Tuy nhiên vua Tự Đức ít sức khoẻ, không biết quyết định, nên mọi việc nằm trong tay các quan đại thần siêu thủ cổ như Trương Đăng Quế, Vũ Trọng Bình…
• 1848, sắc lệnh cấm đạo.
Nội dung của sắc lệnh, gồm ba phần:
Phần 1, nói về những sai lầm của đạo Công Giáo và đã từng bị các vua tiền nhiệm cấm đoán. Đạo dạy không được thờ kính tổ tiên và các thần, dạy những điều hão huyền về thiên đàng để lừa dối dân chúng, bắt dân chúng thờ lạy một hình khổ Giêsu thật ghê sợ, đó là một thứ đạo ngăn cản mọi thứ thói tục tốt, những người truyền đạo lại cứng cổ, cố chấp, dụ dỗ đàn bà, móc mắt bệnh nhân và thu góp tiền của dân chúng.
Phần 2, ra lệnh đối phó với các đạo trưởng Âu châu, với các linh mục Việt Nam, với các thày giảng và với giáo dân. Các đạo trưởng Âu châu còn lén lút đến truyền đạo, nếu bắt được thì phải giải nộp cho quan để lãnh thưởng 300 lượng bạc trích từ công khố. Các quan phải ra án và chờ lệnh triều đình, nếu quả có tội thì phải chém đầu và xác phải buông sông để tiêu diệt tận gốc sự dữ. Các linh mục, các thày giảng và giáo dân bản xứ, thì trước tiên bắt đạp ảnh. Nếu từ chối thì bị chích lên mặt hai chữ ‘tà đạo’ rồi đày ra cửa biển, nếu là giáo dân thì bị đánh đòn rồi thả về.
Phần 3, thi hành các sắc lệnh cấm đạo đã có từ trước: Các quan cấp trên phải giảng dạy đạo lý lành mạnh vì trời đã ghi sâu vào lòng con người đạo tự nhiên. Các quan cấp dưới phải công bố và phổ biến rộng rãi các thói tục tốt lành. Những thói tục do triều đình đặt ra được dân chúng thi hành là thời đại công bằng, văn minh và văn hóa đạt đạo. Đối với những người còn cứng lòng, hoàng đế lấy lòng nhân từ không muốn tiêu diệt dân chúng. Sắc lệnh khuyên các quan theo gương vua và thi hành lệnh giảng dạy cho dân chúng đường ngay. Phải phân biệt điều xấu với điều tốt. Nếu các quan tham lam, dung dưỡng người có tội sẽ bị trừng phạt nặng nề (DMAH 3 tr.52-53).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Tranh dành ngôi vua: Vì Hồng Nhậm là con thứ của vua Thiệu Trị, nên hoàng tử cả là Hoàng Bảo không chịu, cho rằng ‘Tự Đức đã cướp ngôi’ nên Hoàng Bảo lo lập vây cánh lấy lại ngôi báu…
2) Vua Tự Đức bị mẹ là Đức Từ Dụ và một nhóm đại thần hủ nho lèo lái, xúi nịnh.
3) Thế yếu nhưng triều đình của Tự Đức bảo thủ, tự mãn không muốn cởi mở và học đòi.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Các quan trong triều chia rẽ: phe trẻ muốn cho tự do tôn giáo, phe già quyết tâm diệt đạo tận rễ.
2) Không có việc bắt đạo khắt khe, nhưng nhiều quan lại đã dựa vào sắc lệnh để làm tiền, và ra công cấm đọc kinh, hội họp công khai.
3) Hai quan lớn Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Đăng Giai không công bố sắc lệnh.
4) Năm 1849, ngoài bắc bị dịch tả, người ta chết như rạ, chỉ có người Công Giáo dấn thân giúp đỡ các nạn nhân.
• 1851, sắc lệnh ‘cấm đạo’ (13.2), mật lệnh ‘cấm đạo toàn diện’ (30.3) và chỉ dụ ‘tham khảo ý kiến’ (27.11).
Nội dung sắc lệnh cấm đạo:
Sử liệu cho biết: Từ Huế, vua Tự Đức ra lệnh triệt để cấm đạo Giatô và tố cáo nhiều quan tổng, huyện, phủ dung dưỡng các tín đồ đạo Giatô. Đạo này còn cả gan quyến dũ một vị hoàng tử. Sắc lệnh truyền cho các quan phải truy nã kỹ lưỡng các đạo trưởng và trừng phạt nặng nề theo luật quy định. Ai tố cáo sẽ được trọng thưởng. Các quan thờ ơ sẽ bị trừng phạt. Tự Đức năm thứ tư, 31.1 Âm Lịch (DMAH 3 tr.56-57).
Nội dung mật lệnh:
“Ta, Tự Đức, trung thành với lề lối từ đầu đã xem xét và nghe ngóng trong mọi hành động, xét đoán và ra mệnh lệnh. Ta đã giao cho một quan đại thần để lập kiến nghị mà ta gửi cho hội đồng nội các xét về việc cần phải cấm đoán tả đạo Giatô. Theo ý kiến của quan đại thần này thì phải buông sông các đạo trưởng Tây phương để đạo thật được sáng tỏ. Các giáo sĩ Việt dù có đạp ảnh hay không cũng phải chém ngang lưng để mọi người biết sự nghiêm khắc của luật pháp. Sau khi xem xét, ta thấy rất hợp lẽ”(DMAH 3 tr.57).
Nội dung chỉ dụ tham khảo: Vua Tự Đức đối diện với những khó khăn và tế nhị. Một đàng sắc lệnh và mật lệnh không đưa lại kết quả như ý, mà còn là dịp làm cho đạo Giatô tăng triển hơn, quan lại tham nhũng hơn, lương dân ta thán hơn. Mặt khác dã tâm người Pháp mỗi ngày một hiển nhiên, là muốn lợi dụng việc bắt đạo để xâm chiếm nước Việt Nam. Đây cũng là nỗi khó khăn của chính Giáo Hội Việt Nam vừa thai sinh. Tuy nhiên nối dòng tiên đế và bị đóng khung trong Nho giáo, vua Tự Đức vẫn không từ bỏ hay giảm bớt ‘đường lối diệt đạo Giatô, vẫn cho rằng diệt được đạo Giatô là quốc sách sẽ thắng được quân xâm lược Tây Phương’, vì thế ngay cuối năm 1851, vua ra chỉ dụ tham khảo ý kiến các quan đại thần hầu tìm ra một đường lối hữu hiệu tiêu diệt đạo Giatô. Trong chỉ dụ, nhà vua khẳng định rằng: Đạo Giatô là một thứ đạo lừa dối và nguy hiểm cho dân chúng hơn gấp ngàn lần các đạo Phật, Lão… Hơn nữa, tín đồ Thiên Chúa giáo tinh thông các sách thánh hiền và có bằng cấp cao. Vì thế phải làm sao giáo hóa những người ở trong nước mà lại đem lòng theo đạo ngoại lai? Thật khó, vì nghiêm khắc quá thì tổn thương đến lòng nhân mà hiền từ thì không nhổ hết được gốc rễ sự xấu. Vì thế cần phải suy nghĩ chín chắn. Theo giáo huấn của tiền nhân và nhìn vào thực tại hiện nay, có nhiều cái ngược nhau: Quân tử nói rằng ‘Sự tha thứ có ích lợi bây giờ nhưng lại là nguồn gốc di hại về sau’. Trái lại Mạnh Tử cho rằng ‘người đức hạnh không được ghét một ai, không được có kẻ thù’. Vua Tự Đức hỏi các quan: phải làm sao để có một chính sách tuyệt hảo, chấm dứt được các vụ kiện, làm phong phú nông nghiệp và tiêu diệt tà đạo Giatô?”.
Trong các bản góp ý, các quan chú tâm đến việc diệt đạo Giatô hơn những việc khác. Về chủ trương diệt đạo Giatô có hai khuynh hướng rõ rệt:
+ Khuynh hướng nghiêm khắc, đa số là các quan lớn ở kinh thành Huế, đề nghị: Chém đầu đạo trưởng tây, đánh đòn giáo sĩ Việt, các đồ đệ phải xử giảo, các chủ nhà chứa chấp cũng chịu hình phạt như vậy, kể cả các lý trưởng, các quan để cho các đạo trưởng hoạt động trong địa hạt của mình thì bị giáng chức. Còn người tố giác sẽ được thưởng 100 lạng bạc.
+ Khuynh hướng bao dung hơn: đề nghị bắt đạo trong ba hay bốn năm thôi, bắt mọi người Công Giáo đạp ảnh, thưởng cho những người tuân lệnh, phạt những người bất tuân. Vua Tự Đức phê bình đường lối này: “Đã hai chục năm, chúng ta đã nỗ lực làm cho người Công Giáo bỏ đạo mà chẳng thành công gì cả, vậy các khanh nghĩ là ba bốn năm bắt bớ chúng ta sẽ làm cho họ hối cải chăng? Chúng không sợ chết, cũng chẳng nuối tiếc sự sống, thì việc thưởng phạt có hữu hiệu chăng? Các khanh chỉ biết nói mà chẳng biết hành động. Các khanh giống như người nhìn con hổ trong hang và tin rằng nó nhỏ bé vì chỉ nhìn thấy phần nhỏ bé”.
+ Khuynh hướng biện hộ: Đây là bản tấu của quan thượng Nguyễn Đăng Giai, một phật tử thuần thành, một quan thượng được kính trọng, đã từng là Kinh Lược Sứ Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Năm 1851 ông có công giẹp giặc Tam Đường. Ông đã dâng vua Tự Đức bản tấu trình: “Đạo Công Giáo đã có nhiều đời, số đông lên hơn 100 ngàn. Cách thức đạo này chinh phục lòng người như sau: trước hết họ chinh phục một người, đàn ông cũng như đàn bà, rồi trở thành một gia đình, một xóm đạo. Họ nuôi không những người đói kém, cho quần áo những người bị lạnh lẽo, giúp đỡ những người bất hạnh, an ủi những người sầu khổ, họ tụ họp đông để tiễn đưa những người quá cố, không phân biệt quốc gia mà coi mọi người như một, như thân thuộc vậy. Ban đầu người mới nghe thấy thích, sau thấy thỏa mãn và trở thành cuồng tín không hồ nghi gì nữa. Họ coi những người khác là tội nghiệp phải sống lầm than, không thương nhau. Như thế thì làm sao khuyên bảo họ theo lề lối của chúng ta? Các sách vở của họ tuy viết bằng chữ không đẹp như của chúng ta nhưng không chứa đựng điều gì sai trái nguy hại cho loài người. Các lời giảng dạy của họ chỉ có một mục đích là làm cho con người trở nên đức hạnh và làm ích cho người khác. Họ sống bằng lòng với tình trạng, đóng thuế rất sòng phẳng, không có trộm cướp hay làm loạn, sáng chiều họ đọc kinh, cố gắng trở nên tốt hơn hầu được hạnh phúc trên trời. Vậy xin đề nghị: những làng Công Giáo sẽ để cho họ được yên, những làng pha trộn thì gom họ lại một khu vực riêng, không cho ở lẫn lộn nữa… Những người nào lén lút không khai tên, nếu bắt được, phải đi đày. Cấm hẳn việc gia nhập đạo Công Giáo, nếu các quan bắt gặp người nào mới gia nhập sau này, phải kể họ như những người làm loạn. Còn đối với các thừa sai ngoại quốc thì theo các luật lệ đã có. Như thế người Công Giáo sẽ sống an bình và nguồn gốc sự dữ dần dần bị hủy diệt. Dân chúng thường hay bắt chước, vì thế để sửa sai, cần phải có gương tốt. Sự thật khó hủy diệt còn sự dối trá tự nó sẽ tiêu tan. Chúng ta hãy thực hành đạo của chúng ta một cách rầm rộ để người ta sẽ thấy đạo lý giả trá xấu xa tan biến đi như tuyết tan dưới ánh nắng mặt trời” (DMAH 3 tr.59-60).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Lý do chính yếu là hoàng tử cả là Hoàng Bảo tước An Phong Công vẫn ấm ức cho rằng ‘mình bị cướp ngôi’ nên tìm mọi cách dành lại ngôi báu. Lần thứ nhất thất bại, lần thứ hai gây được một lực lượng nhỏ. Vì thế vua Tự Đức cũng như nhiều quan đại thần cho rằng có sự đồng tình của đạo Giatô.
2) Chính Hoàng Bảo nhiều lần lại hứa cho đạo Công Giáo được hoàn toàn tự do khi lấy lại được ngôi báu.
3) Các viên chức Công Giáo đã nhiều lần hỏi ý Đức Cha Pellerin, nhưng ngài cấm nhặt không được dính líu vào.
4) Nhóm Hoàng Bảo đã lôi kéo được một nhà sư có thế giá. Nhưng khi nhà sư về Huế lại không được xử thế tốt đẹp. Nhà sư đã tố giác mọi âm mưu khiến Hoàng Bảo bị bắt và bị kết án.
5) Vua Tự Đức và các quan đại thần thủ cựu nóng lòng vì thấy các sắc lệnh cấm đạo không hữu hiệu, bằng chứng là đạo Giatô vẫn gia tăng…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Thừa sai Augustinô Schoeffler (Đông) bị bắt và bị xử trảm tại Sơn Tây năm 1851.
2) Thừa sai Louis Bonnard (Hương) bị bắt và bị trảm tại Nam Định năm 1852.
3) Linh mục Philippê Phan Văn Minh bị bắt và bị xử trảm tại Đình Khao năm 1853.
4) Ông trùm Giuse Nguyễn Văn Lựu bị bắt năm 1853 và chết rũ tù tại Vĩnh Long năm 1854.
• 1854, kiến nghị của Hội Đồng Nội Các và sắc lệnh của vua Tự Đức.
Nội dung kiến nghị:
Theo chỉ thị của vua Tự Đức, các quan trong Hội Đồng Nội Các đã làm và tâu lên bản kiến nghị gồm 4 điểm sau đây:
+ Điểm I: Lập lại khẩu lệnh của vua Tự Đức tháng 10 năm thứ 4 Tự Đức (1851) về đạo Giatô và đặc biệt hai bản tâu trình của quan Nguyễn Đăng Giai và Ngụy Khắc Tuần.
+ Điểm II: Các đề nghị của các quan Phạm Quỹ tổng đốc Quảng Trị và Quảng Bình, đề nghị của Toà Tam Pháp, đề nghị của Nội Các Thưa (Cơ mật Viện) đề nghị của quan án Can.
+ Điểm III: Duyệt lại các sắc dụ cấm đạo đã ra từ đời vua Gia Long cho đến vua Tự Đức năm 1848.
+ Điểm IV: Kiến nghị của các quan Hội Đồng Nội Các gồm bốn điểm chính:
a) Đối với các quan có đạo, cho hạn một tháng ở kinh đô và ba tháng tại các tỉnh, phải bỏ đạo để giữ nguyên chức, nếu không sẽ bị truất và phải làm mọi phu dịch. Đối với lính và dân, cho hạn sáu tháng để đạp ảnh trước mặt quan sở tại. Hết thời hạn, những ai không đạp ảnh hoặc còn giữ đạo lén lút, phải bắt để tra xét. Như thế vừa áp dụng sự nhân từ vừa chứng tỏ sự nghiêm khắc của luật lệ.
b) Lệnh bắt các đạo trưởng và xử chém đạo trưởng Tây, bêu đầu ba ngày, linh mục cũng bị xử chém, còn các thày giảng bị khắc chữ và bị lưu đày. Cho phép lính canh đánh chết tại chỗ nếu có sự kháng cự hoặc tổ chức đánh tháo, đặc biệt là tại các làng đánh cá thường lén lút chở các đạo trưởng. Nếu tàu ngoại quốc đến, các quan phải canh chừng kỹ lưỡng như các lệnh của vua Minh Mệnh đã ra. Những người có công tố giác hoặc bắt được đạo trưởng sẽ được thưởng 300 lạng bạc.
c) Bổn phận của các quan tại tỉnh, huyện và xã là tai mắt của dân, các quan lý trưởng là đầu của dân, tất cả biết rõ các người theo tà đạo nhưng thường làm ngơ để cho người lành phải sống giữa người lầm lạc. Vậy các quan phải năng tuần tiễu để tìm các người Kitô và dạy dỗ họ về đàng lành. Đối với các nhà thờ, nhà lúa và kho lúa, phải tịch thu hoặc đốt, phải phá các hầm trú ẩn và trừng phạt những tín đồ còn tụ họp nghe giảng. Nếu các làng xã chống lại lệnh trên, các quan tỉnh phải đem quân về mà bình định.
d) Sau cùng, nếu các linh mục Âu châu còn lén lút mà bắt được thì quan cấp tổng và lý trưởng sẽ bị trừng phạt vào tội loạn nghịch, các quan cấp huyện, phủ sẽ bị ghép tội biếng nhác, phạt hạ ba cấp và phạt 80 trượng. Quan đầu tỉnh phải giáng một cấp và phạt 70 trượng. Nếu một linh mục Việt bị bắt thì lý trưởng và cai tổng sẽ bị phạt 100 trượng và mất chức, quan huyện và phủ sẽ bị phạt 80 trượng nhưng không bị giáng cấp, các quan lớn khác thì phải giáng xuống một cấp.
Sau đó lại có đề nghị của quan tổng đốc Bình Định Vương Hữu Quang, gồm sáu điểm: hạn chế đất của người Công Giáo, cấm người ngoại cho người Công Giáo vay tiền, cấm người Công Giáo đi lại buôn bán, phải đóng những cửa tiệm đã có, phải sai một thày giáo về mỗi làng để dạy việc cúng tế...
Vua Tự Đức bắt các quan bàn cãi từng điều một. Sau đó các quan đề nghị theo kiến nghị đã ra và không bàn gì thêm (DMAH 3 tr. 98-100).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Vẫn là sự hoài nghi ‘người Công Giáo thông đồng với người Âu châu, đặc biệt với người Pháp’.
2) Vẫn là lòng ghét đạo Giatô và nôn nóng muốn tiêu diệt tận gốc vì thấy đạo này mỗi ngày một phát triển.
3) Vẫn là đường lối cai trị ‘xúi quan làm kiến nghị trước và vua ra chỉ thị sau’.
4) Có người cho rằng vua Tự Đức thẳng tay với đạo Giatô vì vụ Hoàng Bảo đã chấm dứt và quan đại thần Nguyễn Đăng Giai đã chết (1854).
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Cụ trùm Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông) bị bắt năm 1854 và bị đánh chết tại Mỹ Tho năm 1855.
2) Vua Tự Đức dứt khoát tiêu diệt đạo Công Giáo từ 1854, và khi quân Pháp bắt đầu gây hấn năm 1856, thì cuộc bắt đạo trở nên toàn diện.
3) Vào lúc tàu Pháp tiến vào cửa Hàn thì triều đình phát giác ra quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy là người Công Giáo, bầu khí nặng nề bao trùm triều đình Huế.
• 1857, kiến nghị của quan đại thần Nguyễn Đức Trụ và sắc lệnh của vua Tự Đức.
Nội dung hai kiến nghị:
+ Kiến nghị của quan đại thần Nguyễn Đức Trụ: Sau khi đề cao đức độ của vua Tự Đức, ông nêu ra mối nguy hiểm cùng với kế sách chế ngự. Ba mối nguy là người Công Giáo, người Cao Miên và người Tây phương. Riêng về người Công Giáo, ông đề nghị gia tăng các biện pháp nặng nề và theo sát sắc lệnh 1854: Phải tìm bắt các linh mục đang lén lút trong các làng, cũng phải xử tử các thày giảng, vì nếu chỉ lưu đày không thôi, họ lại phổ biến ở những nơi khác. Còn giáo dân rất đông số, không thể xử tử hết, nên cần phải giáo hóa. Những huấn dụ của vua Minh Mệnh, cần phải dịch ra tiếng bình dân và làm thành văn thơ cho dễ học. Về việc tưởng thưởng cần phải lưu ý đến hai yếu tố là tiền và tước vị tùy theo người có công tố giác chọn lựa. Nhất định phải thi hành lập trường cứng rắn, không nhân từ với người Công Giáo cố chấp và cũng không sợ hãi người mọi rợ tây phương. Không thể để cho tàu của họ đến gần cửa biển. Vì một khi họ đã vào được thì khó lòng trục xuất họ ra khỏi nước. Vậy nhất thiết phải lập các đồn duyên hải để canh phòng. Vua Tự Đức trao cho ba quan điều nghiên kiến nghị trên (DMAH 3 tr.126-127).
+ Sắc lệnh bách hại đạo Công Giáo của vua Tự Đức: “Tà đạo Giatô trước kia được truyền bá tại Trung Hoa dưới thời nhà Minh do Lợi Mã Dậu (cha Mateo Ricci) rồi lan sang nước ta dưới triều Lê. Trước hết là đạo truyền bá giữa những người dốt nát ở vùng duyên hải. Những người này bị các nhà truyền đạo lừa dối và mua chuộc bằng tiền bạc. Họ bỏ tiền mua những đất tốt, xây những kho lúa và lập nhà thờ giảng dạy ngụy thuyết. Dân chúng say mê và tùng phục dễ dàng. Từ đó ngụy thuyết bành trướng trong toàn quốc và hiện nay đã có hơn bốn phần mười dân chúng tin theo. Đã có nhiều người trong giới quan lại và binh sĩ lén lút tin theo và nếu chúng ta không canh chừng thì dịch tễ này sẽ lan rộng khắp nước. Đáng tiếc là các quan đã chểnh mảng hoặc bị mua chuộc và coi thường các mệnh lệnh, khiến cho tà đạo Giatô đã tổ chức được một hệ thống trên toàn cõi đất nước. Các đạo trưởng lẩn trốn khắp nơi, trong hầm dưới đất hoặc trong kẽ vách. Khi quan quân đến bắt thì chúng có người thông báo để chạy trốn. Vậy đối với dân thường, lệnh cho các xã trưởng phải ra sức thuyết phục họ về đàng chính, tuân giữ các lễ nghi trong việc cưới xin và tang chế, tôn kính các thần làng và tổ tiên. Cho hạn trong một năm, để các người Công Giáo được bình yên sửa đổi lầm lạc. Sau đó những ai còn cố chấp thì phải khắc chữ vào má. Cho thêm một năm nữa, nếu vẫn còn cố chấp thì đàn ông phải tòng ngũ và đàn bà phải làm tôi tớ trong nhà các quan. Trong năm này, các xã trưởng có công sẽ được thưởng, nếu biếng trễ sẽ bị phạt và truất chức’ (DMAH 3 tr.127-128).
Nguyên nhân đặc thù xui khiến:
1) Quân Pháp bắt đầu gây hấn.
2) Phát hiện quan thái bộc Hồ Đình Hy là người Công Giáo.
3) Những kiến nghị 1854 không được thi hành đúng mức.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh bị bắt lần thứ hai và bị xử trảm tại Nam Định năm 1857.
2) Quan thái bộc Micae Hồ Đình Hy bị bắt năm 1856 và bị trảm quyết tại Huế năm 1857.
3) Thày giảng Phêrô Đào Văn Vân bị bắt năm 1856 và bị xử trảm tại Sơn Tây năm 1857.
4) Đức Giám Mục Giuse Maria Diaz Sanjurjo (An) bị bắt và bị xử trảm tại Nam Định năm 1857.
5) Đức Giám Mục Melchior Sampedro (Xuyên) bị bắt và bị phân thây tại Nam Định năm 1858
6) Cai đội Phanxicô Trần Văn Trung bị bắt và bị xử trảm tại An Hòa năm 1858
7) Linh mục Đaminh Mầu bị bắt và bị xử trảm tại Hưng Yên năm 1858.
8) Cai tổng Luca Phạm Viết Thìn bị bắt năm 1858 và bị xử giảo tại Nam Định năm 1859.
9) Quan án Đaminh Phạm Viết Khảm bị bắt năm 1858 và bị thắt cổ tại Nam Định năm 1859
10) Cai tổng Phạm Trọng Tả bị bắt năm 1858 và bị xử giảo tại Nam Định năm 1859.
11) Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc bị bắt năm 1858 và bị xử trảm tại Gia Định năm 1859.
12) Linh mục Đaminh Cẩm bị bắt và bị chém tại Hưng Yên năm 1859.
13) Giáo dân Phaolô Hạnh bị bắt và bị xử trảm tại Sài gòn năm 1859
14) Ông trùm Emmanuel Lê Văn Phụng bị bắt và bị giết tại Châu Đốc năm 1859.
15) Linh mục Phêrô Đoàn Công Quý bị bắt và bị xử trảm tại Châu Đốc năm 1859.
16) Linh mục Toma Khuông bị bắt năm 1859 và bị xử trảm tại Hưng Yên năm 1860.
17) Cai đội Giuse Lê Đặng Thị bị bắt và bị xử trảm tại Huế năm 1960.
18) Thừa sai Francois Néron (Bắc) bị bắt và bị xử trảm tại Sơn Tây năm 1860.
• 1861, sắc lệnh phân sáp toàn diện:
Nội dung sắc lệnh:
Cuối tháng 7.1861 vua Tự Đức ký sắc lệnh phân sáp toàn diện, nội dung gồm năm khoản: “1- Tất cả già, lớn, bé, nam, nữ Công Giáo phải chia ra phân tán vào các làng lương không Công Giáo. 2- Các làng không Công Giáo phải nhận canh chừng theo tỉ lệ năm người lương canh một người Công Giáo. 3- Các nhà Công Giáo bị phá hủy, đất đai trao cho các người lương canh tác để nộp thuế. 4- Vợ chồng con cái phải tách biệt nhau. 5- Phải khắc chữ tả đạo ở má trái và nơi lưu đày ở má phải”.
Nguyên nhân đặc thù:
1) Pháp chiếm trọn miền Nam.
2) Các quan Trương Đăng Quế, Lâm Duy Nghĩa và Nguyễn Luân dâng sớ mộ quân chống Pháp ở các tỉnh miền Nam.
3) Muốn chống Pháp là ‘phải diệt đạo Giatô’.
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Lệnh phân sáp áp dụng nghiêm khắc nhất là tại tỉnh Hải Dương. Điển hình là tại Ngọc Cục thuộc xứ Lục Thủy có chừng 1.000 người Công Giáo. Khi có lệnh phân sáp thì cha sở Quyền bị bắt và giáo dân bị đi phân sáp, trong đó có 37 người đã anh dũng tuyên xưng đạo và chết vì đức tin.
2) Thừa sai Théophane Vénard (Ven) bị bắt năm 1860 và bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy năm 1861.
3) Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu bị bắt và bị xử trảm tại Mỹ Tho năm 1861.
4) Linh mục Giuse Tuân o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Hưng Yên năm 1861.
5) Linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan bị bắt và bị xử trảm tại Đồng Hới năm 1861.
6) Ông trùm Matthêu Nguyễn Văn Đắc (Phượng) bị bắt và bị xử trảm năm 1861 tại Phú Ninh năm 1861.
7) Linh mục Almato Alcazar (Bình) o.p. bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1861.
8) Thày giảng Giuse Nguyễn Duy Khang bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1861.
9) Đức Giám Mục Girolamô Hermosilla (Vọng, Liêm) bị bắt và bị chém đầu tại Hải Dương năm 1861.
10) Đức Giám Mục Valentino Berrio-Ochoa (Vinh) bị bắt và bị chém đầu tại Hải Dương năm 1861
11) Đức Giám Mục Stêphanô Théodore Cuénot (Thể) bị bắt và bị chết rũ tù tại Nam Định năm 1861.
12) Giáo dân Giuse Tuân bị bắt và bị xử trảm tại Thụy Anh năm 1861
13) Giáo dân Laurensô Ngôn bị bắt và bị trảm quyết tại An Xá năm 1861
14) Giáo dân Giuse Túc bị bắt và bị xử trảm tại Hải Dương năm 1861.
• 1862, những sắc lệnh hạn chế tự do người Công Giáo:
+ 05.2. Có sắc lệnh làm nhà riêng tại Nam Định để giam người Công Giáo và bỏ đói người Công Giáo. Người Công Giáo phải trình diện mỗi tháng hai lần.
+ 14.5. Có sắc lệnh đòi các quan phải họp người Công Giáo mỗi tháng hai lần để khuyên bảo bỏ đạo. Mặc dầu cho tự do đi đạo nhưng vua không từ bỏ quyền khuyên bảo từ bỏ đàng tà để sống theo phong tục tốt đẹp của quốc gia. Cấm người không Công Giáo theo đạo, nếu theo đạo sẽ bị hình phạt rất nặng. Chỉ làm thinh cho những người có đạo kỳ cựu, vì thế tất cả những người đã chối đạo trước không được giữ đạo lại, tất cả những người không bị khắc chữ ‘tả đạo trên má’ cũng không được hành đạo.
+ 17.7, Có sắc lệnh cấm đọc kinh to tiếng và thực hành đạo công khai, cấm hội họp trên 100 người tại nhà thờ, cấm dựng lại nhà thờ đã bị phá hủy nếu không có phép của quan sở tại. Cấm người Công Giáo dự thi hay giữ các chức vụ dân sự. Người Công Giáo đã 20 tuổi phải ghi tên vào lính và làm việc tạp dịch trong quân đội.
+ 20.9, Có sắc lệnh đặc biệt đối với thừa sai: không được ở hai thừa sai trong một tỉnh, thừa sai được phép buộc ở ngay trong tỉnh, trong nhà do quan đầu tỉnh chỉ định và không được vắng mặt quá bốn ngày. Chỉ những người khắc trên má chữ ‘tà đạo’ mới được vào nhà thừa sai.
Nguyên nhân đặc thù xiu khiến:
1) Trước hết là do dã tâm xâm lăng của quân Pháp: chiếm Vũng tàu, Gia Định, tấn công Chí Hòa, chiếm Định Tường…
2) Vua và triều đình vẫn sợ rằng có sự đồng tình phản bội của người Công Giáo…
Vụ việc nổi bật theo sau:
1) Ngày 5.6.1862, Việt Nam ký hòa ước đầu tiên với Pháp trên tàu Duperré ở Sài gòn, gồm 12 khoản mà khoản hai ‘Việt Nam công nhận quyền tự do giảng đạo’.
2) 300 đầu mục Công Giáo bị bỏ đói tại Nam Định, trong đó 240 người bị chết, 20 người bị chém.
3) Cũng tại Nam Định còn 112 người Công Giáo bị trói rồi bỏ trôi sông.
4) Tại các vùng Sa Ốc, Chấn Ninh, Quỳnh Côi số người Công Giáo bị chém chết lên tới 5.000 người.
5) Qui Nhơn là tỉnh đầu tiên áp dụng lệnh ân xá trả tự do cho giáo dân.
6) Lệnh ân xá được yết tại Nam Định, nhưng tổng đốc Nguyễn Đình Tân xin triều đình thu hồi lại.
7) Giáo dân Đaminh Ninh bị bắt năm 1861 và bị xử trảm 1862 tại An Triêm năm 1862
8) Ông trùm Phalô Đổng (Dương) bị bắt năm 1860 và bị xử tảm tại Hưng Yên năm 1862.
9) Hai giáo dân Đaminh Huyên và Đaminh Toái cùng bị bắt năm 1861 và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
10) Giáo dân Vinhsơn Dương cùng các bạn (Giuse Thoan và Vinhsơn Tuyên) bị bắt năm 1861 và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
11) Giáo dân Phêrô Dũng và con trai là Phêrô Thuần cùng bị bắt năm 1861 và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
12) Giáo dân Phêrô Đa bị bắt và bị thiêu sống tại Nam Định năm 1862.
13) Năm giáo dân bị xử trảm trong một ngày 16.6.1862: Đaminh Nguyện 60 tuổi, Vinhsơn Tường 48 tuổi, ông Đaminh Mạo 44 tuổi, ông Anrê Tường 50 tuổi và ông Đaminh Nhi 40 tuổi. Tất cả đã bị bắt và cùng bị xử trảm tại Nam Định ngày 16.6.1862 .
14) Bảy giáo dân khác Đaminh Ninh, Đaminh Binh, Giuse Tô, Đaminh Quy, Phêrô Tăng, Đaminh Tế, Vinhsơn Viên cùng bị bắt năm 1861, cùng bị lưu đày đến làng Côi Sơn huyện Vụ Bản và cùng bị chém đầu ngày 19.6.1862.
15) Sáu giáo dân khác là Vinhsơn Chuyên, Đaminh Trương, Vinhsơn Uy, Phaolô Vu, Phêrô Phụng và Giuse Chiên cùng bị bắt năm 1861, cùng bị đày đi Đồng Xá huyện Quỳnh Côi và cùng bị chôn sống ngày 9.6.1862.
5. Phong trào Văn Thân và Cần Vương:
Thấy nước nhà bị quân Pháp xâm chiếm, một số trí thức có lòng ái quốc quá khích đã gây nên một phong trào ‘cứu nước’ mang tên là Phong trào Văn Thân (7) mà người chủ xướng là Hồng Tập với 4.000 nho sĩ, năm 1864. Mặc dầu không còn tín nhiệm vào vua Tự Đức và coi vua như ‘người bán đứt quốc gia’, phong trào Văn Thân cũng đưa kiến nghị quy trách nhiệm việc mất nước cho người Công Giáo và ba sứ giả đi Pháp thương thuyết là những người bán nước (Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguỵ Khắc Đản). Rồi để xách động dân chúng họ hô hét khẩu hiệu ‘bình tây sát tà’ và tung ra một loạt vu khống:
1) Các họ đạo Công Giáo đều có súng đạn (Vua đã cho đi khám xét, nhưng không tìm ra một khí giới nào).
2) Đức Cha Sohier đã mang về 400 cân thuốc độc để diệt vua và các quan, sau đó sẽ tiến cử người Công Giáo lên làm vua và buộc mọi người phải tòng giáo, những ai không chịu sẽ bị giết.
3) Vu khống người Công Giáo bỏ thuốc độc vào các giếng nước, vào các ao hồ. Họ bắt một thày thuốc Công Giáo phải uống tất cả mọi thứ thuốc ông bán, khiến ông phải chết oan.
Từ đó phong trào Văn Thân gây nên nhiều cuộc thảm sát người Công Giáo trong khoảng từ 1873 đến1886:
1) Tại Nam Định 14 làng Công Giáo bị đốt phá, một linh mục và một thày giảng bị giết.
2) Tại Kẻ Sở, Hà Nội, 3 linh mục, 25 thày giảng và mấy trăm giáo dân bị giết, 407 họ đạo bị tàn phá.
3) Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, Trần Tấn và Đặng Như Mai huy động được 3.000 nho sĩ nổi lên, cùng với lương dân phá hủy 300 họ đạo, giết 4.500 giáo dân.
4) Tại Thanh Hóa, 242 nhà thờ hoặc nhà nguyện bị đốt cháy, 6 thừa sai, 11 linh mục Việt Nam, 63 thày giảng và 288 giáo dân bị thảm sát. Sau hịch Cần Vương năm 1885, tại Thanh Hóa còn có 40 họ đạo bị đốt phá, 2.800 giáo dân bị thảm sát, 40.000 giáo dân chạy tán loạn.
5) Tại Quảng Trị người ta tính 10 linh mục bị giết, 8.550 giáo dân bị giết.
6) Tại Bình Định có 8 thừa sai, 7 linh mục, 270 nữ tu, 24.000 giáo dân (trên 42.000) bị giết. Ngoài ra còn nhà giám mục, 2 chủng viện, 10 tu viện, 17 nhà mồ côi đều bị đốt cháy.
7) Tổng kết: 20 thừa sai, 30 linh mục, 40.000 giáo dân bị giết và trên 1.000 họ đạo bị phá hủy.
Trước tình trạng một mặt là quân Pháp dã tâm xâm chiếm đất nước, mỗi ngày một tiến quân, mặt khác phong trào Văn Thân - Cần Vương và giặc Cờ Đen gây nhiều rối loạn và tàn sát… Vua Tự Đức và triều đình hết sức lúng túng, tuy nhiên cũng có mấy hành động:
1) Năm 1864, xử lăng trì 7 người trong hoàng tộc chủ xướng những hoạt động gây rối loạn của Văn Thân - Cần Vương.
2) Năm 1867, Vua Tự Đức làm bản cáo tội với Trời và kêu gọi dân chúng hiệp nhất, góp tài góp sức bảo vệ quốc gia.
3) Quan thượng thư bộ lễ ra thông báo: triều đình đã ra lệnh cho các quan tỉnh phải xét xử nghiêm minh các người gây nên ‘những rắc rối và thảm họa cho Công Giáo’.
4) Năm 1869, vua Tự Đức ra sắc lệnh cho người Công Giáo được trở về làng cũ. Cấm người lương không được sách nhiễu người Công Giáo.
Về phía người Công Giáo, sau những trận bão tàn sát gây tổn thất lớn lao về cả nhân lực lẫn cơ cấu và cơ sở… Với ơn Chúa và lòng tin vững chắc, mọi sinh hoạt dần dần trở lại… bình thường và phát triển, mặc dầu bao nhiêu khó khăn vẫn còn trước mắt… Phản ứng của các vị chủ chăn:
1) Kêu gọi giáo dân luôn can đảm và giữ vững đức tin… trong mọi khó khăn.
2) Năm 1873, trước những thái độ ngược ngạo của lính Pháp, các giám mục lên tiếng phản đối và luôn đứng về phía các quan Việt Nam.
3) Ra lệnh cho giáo dân trung thành với chính quyền hợp pháp.
Lời kết.
Đọc lại những vu cáo, hàm oan, kiến nghị, sắc lệnh và chỉ dụ (cho dù không đầy đủ) liên quan trực tiếp đến những trang lịch sử đẫm máu của Giáo Hội Việt Nam trong ba thế kỷ, đồng thời nhìn lại từng bước của công trình truyền giáo và sức lớn lên của Giáo Hội Quê Hương, chúng ta cảm nghiệm được chiều sâu chiều rộng của lời ông Tertulien khẳng định: “Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu”. Quả vậy, sau Giáo Hội Roma bị cấm đạo từ năm 70 đến năm 313 trên khắp đế quốc, chắc chắn trên mặt đất này chưa có một Giáo Hội Công Giáo nào đã bị chính vua quan của mình bách hại như Giáo Hội Việt Nam. Bách hại một cách nghiêm khắc, với hàng trăm văn kiện, với những lời nói bày tỏ tận cùng sự hung dữ ‘diệt tận gốc rễ’, ‘hành xử không thương tiếc’, ‘thứ tà đạo, giả dối, dụ dỗ, tồi tệ…’ và đang tâm giết chết khoảng 130.000 người dân vô tội.
Từ những văn kiện cấm đạo với tất cả những hệ lụy của chúng, chúng ta thấy hiện lên trước mắt cả một bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam cần phải được gạn lọc và đổi mới. Tất cả những dữ kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hóa của hơn ba trăm năm cấm đạo cho phép chúng ta kết luận:
1. Là những người Công Giáo trung kiên, 130.000 người tử đạo là 130.000 anh hùng đức tin, là 130.000 ngọn đèn bác ái, là muôn vàn ‘lời tung hô Chúa cả ba lần thánh’:
Ngọn đuốc quang minh sáng tuyệt vời,
Vì trung với Chúa mặc đầu rơi,
Đức tin kiều diễm luôn gìn giữ,
Đức ái ngàn trùng tát chẳng vơi:
Tung hô Chúa cả ba lần thánh … (9)
2. Là những người Công Giáo Việt Nam, 130.000 tín hữu đổ máu vì đức tin, có nghĩa là các ngài đã ‘lấy đau khổ, mồ hôi, xương máu’ hoà với ‘mọi thương khó và sự chết của Chúa Giêsu’ làm cho quê hương Việt Nam trở thành đồng lúa phì nhiêu đón nhận Tin Mừng và làm lớn lên thành Giáo Hội Việt Nam hôm nay. Đó là nguồn ơn của Thập Giá, là hồng ân Chúa Thánh Thần’:
Từng đoàn lớp những người con Giáo Hội,
Đến pháp trường, niềm vui mới trào dâng,
Mắt hướng cao, hồn tràn ngập Thánh Thần,
Cùng tiến tới đỉnh vinh quang núi sọ.
Thày thuở xưa đứng giang tay trên đó,
Lễ tình yêu lấy mạng sống tiến dâng,
Môn đệ này cùng với trọn chữ tâm,
Xin hiệp nhất một bài ca hiến tế.
Và từ đấy nguồn ơn thiêng Thập Giá,
Tỏa rạng ngời trên đồng lúa bờ tre,
Ánh phục sinh rọi chiếu khắp sơn hà,
Cho Đức Tin thấm sâu vào Đất Việt (9).
3. Là những người Công Dân chân chính, 130.000 vị tử đạo là 130.000 anh hùng dân tộc. Các ngài đã can đảm đổ máu để chứng tỏ niềm tin của một tôn giáo chân thật có sức cải hóa lòng người, đổi mới thực chất xã hội Việt Nam đang bị tha hóa như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim: “Trong làng xã thì nhiều kẻ cường hào trái phép, mà dân thì biếng nhác, chỉ cờ bạc rượu chè, việc tế lễ quỷ thần thì hay dùng cách xa xỉ, việc tang chế thì chọn đường xa hoa, thậm chí có kẻ bán sạch cửa nhà cơ nghiệp để đền nợ miệng, thực là trái với nghĩa tương bảo tương lân”. Hay nữa “Nước ta không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Ngay khi sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm điều nông nổi càn rỡ (cấm đạo), để cho thiệt hại thêm, như thế là tội của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru?” (10). Nói một cách tích cực, 130.000 vị tử đạo là 130.000 muốn thăng hoa nền văn hóa Việt Nam. Các ngài anh dũng đón nhận cái chết bởi ‘nhóm sĩ phu hủ lậu cao cấp’ để vừa xóa bỏ những cái tiêu cực, cổ hủ, dị đoan của phong tục, của luân lý và đạo cổ truyền, vừa gạn lọc, giữ lấy và đốt sáng lên những điểm tích cực và cơ bản trong đạo lý thờ Trời, trọng vua quan, thảo kính cha mẹ, trong luân lý tam cương ngũ thường, nhân, nghĩa lễ, trí, tín… vừa thăng hoa mọi khía cạnh của nền đạo lý, luân lý và phong tục quốc gia nhờ ánh sáng Tin Mừng, bằng thực hành bác ái vị tha… đúng theo lời khuyên của sử gia Trần Trọng Kim đã thổ lộ để kết thúc bộ sách ‘Việt Nam Sử Lược’ của ông: “Có một điều thiết tưởng nên nhắc lại, là ta nên giữ lấy những điều hay của ta vẫn có, bỏ những điều hủ lậu đi, và bắt chước lấy những điều hay của người, để gây lấy cái nhân cách đặc biệt của dân tộc và cùng tiến với người mà không lẫn với người…” (11).
Như vậy, suy cho kỹ, các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những người đã thăng hoa nền Văn Hóa Quê Hương. Đó là một sự thật lịch sử không thể phản bác.
----------------
1. Vũ Thành ‘Dòng Máu Anh Hùng’1,2,3 nxb Thanh Sinh Công, Hoa Kỳ, 1987. Trong bài này chúng tôi trưng dẫn nhiều và viết tắt là (DMAH 1,2,3 tr…). Chúng tôi trích dẫn hoặc dựa theo bộ sách của cha Vũ Thành, vì đọc các chú giải hay thư mục ở phần cuối của mỗi cuốn sách, chúng tôi yên tâm về nguồn liệu lịch sử liên hệ đến Giáo Hội Việt Nam mà cha đã dày công nghiên cứu và xử dụng
2. Trần Trọng Kim ‘Việt Nam Sử Lược’ II, nxb Bộ Giáo Dục, 1971, Sàigòn, tr.3-4.
3. Đàng Ngoài, Đàng Trong: Nước Việt Nam vào thế kỷ XVII, do các lãnh chúa thuộc hai họ Trịnh và họ Nguyễn chia đôi đất nước để cai trị. Họ Trịnh hùng cứ Bắc Việt, còn gọi là Đàng Ngoài, họ Nguyễn làm chúa Nam Việt, gọi là xứ Đàng Trong. Người Âu châu khi đến buôn bán với chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra có hai chính quyền khác nhau, họ gọi miền Bắc là Tonkin và miền Nam là Cochin-china. Cha Đắc Lộ giải thích như sau: ‘Người Trung Hoa gọi Việt Nam là Đông Kinh để phân biệt với Nam Kinh và Bắc Kinh của họ, nhưng họ đọc vần ‘Đ’ không được nên mới đọc là Tonkin, còn xứ Nam được gọi là Cochin-china vì người Nhật Bản hay gọi người Việt là Giao Chỉ hoặc Chiaoci, và người Bồ Đào Nha sợ lẫn với thành phố Co-chi bên Ấn Độ nên gọi Nam Việt là Cochin-China (Co-chi bên Trung Hoa) (DMAH 1 tr.8).
4. Phan phát Huồn, ‘Việt Nam Giáo Sử’ I, Cứu Thế tùng thư 1965, Sài gòn, tr.35 cho rằng ‘Vua Lê Trang Tông (1533-1548) đã ra sắc lệnh bắt đạo đầu tiên’. Nhưng Vũ Thành, ‘Dòng Máu Anh Hùng’ không đồng quan điểm, cho đó là không đúng lịch sử’ DMAH 1, tr.106. Nghĩa là theo Vũ Thành, sắc lệnh ‘trục xuất các cha dòng Tên của chúa Sãi, Nguyễn Phúc Nguyên năm 1617, đánh dấu năm đầu tiên của thời bách đạo hơn 300 năm.
5. Người kế vị chúa Trịnh Cương là chúa Trịnh Giang (1730-1740). Vì chúa Trịnh Giang hoang dâm và chỉ nghe theo một số quan lại chơi bời, hốc hách… Trong thời kỳ này, ai có tiền là được làm quan. Năm 1737 loạn lạc nổi lên khắp nơi. Để ổn định tình thế, các quan họp nhau truất phế Trịnh Giang, đưa em là Trịnh Doanh lên cầm quyền (DMAH 1 tr.161).
6. Nhiều vị thừa sai còn giữ lại bút tích của lão tướng Lê Văn Duyệt như sau: “Làm sao chúng ta lại bắt bớ các đạo trưởng Tây khi cơm gạo họ cho chúng ta ăn còn ở chân răng? Ai đã giúp tiên đế lấy lại quốc gia? Hoàng thượng hình như muốn mất nước thì phải. Tây Sơn đã bắt đạo và bị lật đổ, vua Pegu cũng vừa mất nước vì bắt đạo, đuổi thừa sai. Không thể làm như thế ở nước này được. Nếu hoàng thượng quên không muốn nhớ những giúp đỡ của thừa sai thì cũng không thể làm như vậy được. Mộ của đức thày Bá Đa Lộc không còn ở giữa chúng ta sao? Không được. Bao lâu thần còn sống, hoàng thượng không thể làm điều đó. Khi hạ thần thác đi rồi, hoàng thượng muốn làm gì thì làm” (DMAH 2 tr.26).
7. Năm tạ thế của vua Minh Mệnh, theo Trần trọng Kim (sd 2, tr. 228) là năm Canh Tí (1840), nhưng theo Vũ Thành là ngày 20.10.1841. Chúng tôi theo Trần Trọng Kim: cuối năm Canh Tí, 1840.
8. Trần Trọng Kim, sđd, tr. 330: Sử gia Trần Trọng Kim nhận định về phong trào Văn Thân: “Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông nổi càn dở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru?” .
9. Thánh Thi Kinh Chiều II, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
10. Trần Trọng Kim sđd II, tr.197 và 290.
11. Trần Trọng Kim, sđd II, tr.354.
---------------------------
Sách tham khảo:
1. LM Guise Vũ Thành ‘Dòng Máu Anh Hùng’ 1,2,3. Phong trào Thanh Sinh Công Việt Nam tại Hoa Kỳ xuất bản, 1987.
2. LM Trịnh Việt Yên, ‘Máu Tử Đạo trên Đất Việt Nam’ Ủy Ban Quốc Gia chuẩn bị Phong Thánh in lại và phát hành, USA 1987.
3. LM Nguyễn Hồng, ‘Lịch Sử Truyền Giáo Việt Nam’ c.I, nhà xuất bản Hiện Tại, Sài gòn, 1965.
4. LM Phan Phát Huồn, ‘Việt Nam Giáo Sử’ q.I, in lần 2, Cứu Thế Tùng Thư, Sài gòn, 1965.
5. LM Trương Bá Cần, ‘Lịch Sử Phát Triển Công Giáo ở Việt Nam’ I, II, nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2008.
6. Launay, A, MEP, ‘Histoire Générale de la Société des Missions Étrangères, 3 volumes, Paris 1894.
7. Louvet, L .E. ‘La Cochinchine religieuse, 2 volumes, Paris, 1885
8. Trần Trọng Kim, ‘Việt Nam Sử Luợc’ c.II, Bộ Giáo Dục xuất bản, Sài gòn, 1971.
9. Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, ‘Tóm tắt niên biểu Lịch Sử Việt Nam’, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2010.
Văn Hóa
Bút ký hành hương Đức Mẹ Mễ Du
Trầm Hương Thơ
00:17 25/07/2013
Mới hơn 5 giờ sáng tôi đã phải dậy và sửa soạn khăn gói lên đường . Loay hoay mãi tới 6giờ 45 phút mới ra khỏi nhà lái xe vội vàng tới điểm hẹn Searbeck (Tiểu Bang Nordrheinwestfallen Bắc Đức) là 7giơ 30 thế là sớm được 30 phút vì tám giơ xe bus mới khởi hành. Từ Bắc Đức 2 bác tài xế cho biết là cứ chạy khoảng 2 tiếng đồng hồ thì lại nghỉ khoảng 20 phút. Như thế tuyến đường từ Bắc Đức tới Mễ Du là khoảng 1700 cây số thì phải mất khoảng 26 giờ đồng hồ mới tới nơi. Như vậy là hôm nay bắt đầu khởi hành vào lúc 8 giờ sáng thì ngày mai sẽ tời Mễ Du vào lúc 10 giờ.
18 giờ chúng tôi tới München đón nhóm cuối ở đó. xe tiếp tục chạy khoảng 30 phút thì ghé vào một nhà thờ nhỏ để đoàn HH. tổng cộng 76 người hiệp dâng thánh lễ. Bây giờ tôi mới để ý thì thấy ngoài ban tổ chức ra còn có 3 LM. và 2 Sr. Thánh lễ chiều nay thật tâm tình trong ngôi thánh đường tuy nhỏ nhưng mà rất đẹp và khang trang mang tên thánh đường Đức Mẹ Sao Mai.
Lạy ơn Đức Mẹ Sao Mai
Quê Hương con đã qúa dài khổ đau
Chiều nay con đến nguyện cầu
Cho Quê Hương thoát kiếp sầu khổ đau.
Đây cũng là quê hương của ĐGH. Bênêđichtô XVI. nên tôi cũng thầm nguyện xin Đức Mẹ luôn là Ngôi Sao Sáng dẫn lối cho ngài được sáng suốt và khỏe mạnh
Khoảng 21 giờ tối xe chạy tới biên giới Đức- Áo, chay tiếp khoảng một giờ thì sang nước Slowakei (Tiệp) Tiệp và Khắc (Czech) thời còn cộng sản được sát nhập chung với nhau thành 1 mà chúng ta thường gọi là Tiệp Khắc, sau khi bức tường đông âu đổ xuống thì lại được tách ra như cũ. Người dân 2 nước đã ăn mừng rất lớn và họ đã nói lời "ngàn đời tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ không bao giờ hết" . (Tin mới nhất cho hay là tất cả những tài sản mà thời cộng sản ăn cướp của Giáo Hội Công Giáo đang được tiến hành để trả lại khoảng một nửa còn một nửa thì chính phủ mới sẽ bồi thường lại bằng hiện kim tính ra đâu cũng mấy tỷ USD).
Tới đây tôi bỗng chạnh lòng cho quê hương Việt Nam ta.
Trông người mà nghĩ đến ta
Nước người giải phóng nước ta gông cùm.
Vậy mà cộng sản họ vẫn cứ rêu rao rằng ( Độc lập-tự do-hạnh phúc) nhưng sự thật thì ngược lại là (Không độc lập-mất tự do, hết hạnh phúc) thì đúng hơn. Thật đúng là một cái đảng nắm quyền mà vừa ăn cướp vừa ghép tội cho người bị nó cướp.
Vậy mà ngày nay rất nhiều người khi trước đã chạy trối chết để vượt thoát cái bọn dã man đấy lại mau quên. Thích nghe chúng rỉ rả tuyên truyền, vác tiền mò vê dâng cúng cho chúng. Vì nghe chúng ra rả mấy vần thơ của Đỗ Trung Quân
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày"
Bài này chính ông Đỗ Trung Quân nay đã phải than lên rằng! chúng nó cướp thơ của ông để tuyên truyền cho mấy đứa ngu muội chứ làm gì còn chùm khế nào ngọt. Biết bao nhiêu người đã ngu muội vác tiền và xác về leo lên cây khế rồi mới biết là nó đắng chát chứ làm gì có ngọt như chúng rêu rao, khi biết ra thì chẳng xuống được nữa. Nếu cứ liều mà nhảy đại xuống thì không qùe cũng cụt hoặc là bị chập chập quay quay gì đó...
Xe Bus chạy khoảng 6 tiếng thì hết nước Slowien (Tiệp) tới biên giới Kroatien lúc 4 giờ sáng xe dừng lại trước biên giới Kroatien khá lâu, sau một hàng dài xe Bus chờ trình Pass. À thì ra Slowien đã xin được gia nhập khối EU. nên đi qua lại không cần trình giấy tờ, còn Kroatien chưa được gia nhập nên mới thế. Sau khoảng nửa giờ thì họ cũng giải quyết xong cả một đoàn xe dài thoòng. Những người có quốc tịch Đức thì không cần phải xin Visa, còn những người không có quốc tịch Đức thì phải có Visa mới vào được nên đi hành hương Đức Mẹ Mễ Du cũng hơi rắc rối vì phải xin Visa qua tới 2 nước lặng.
Kroatien nằm trong nước Nam Tư cũ thời trước tướng Titô cộng sản đã sát nhập 7 nước lại thành 1 nước Nam tư cũ. Ông này nghe nói cũng cứng đầu lắm, nên hồi thập niên 70 bị khai trừ ra khỏi sự bảo trợ của liên bang Xô Viết, nhưng nhờ vậy mà người dân nước này lại đỡ khổ hơn mấy nước láng giềng cộng sản xung quanh. Vì nước này khi bị cái gọi là khai trừ ra khỏi sự bảo trợ thì họ cho người dân được qua mấy nước mà chúng gọi là "Tư bản ác ôn" để xin việc làm mướn. Hồi năm 1980 tôi sang tỵ nạn ở Tây Đức có quen biết một số người Nam Tư sang Đức để làm những công việc mà lúc đó người dân bên Tây Đức chẳng ai thèm làm, nhưng đối với họ là công việc qúa tốt và lương cao hơn bên những nước "Thiên đường xã hội chủ nghĩa cả 5 tới 6 lần. Sau khi khối cộng sản đông âu đổ xuống vào năm 89-90 mươi. Thì từ từ mấy nước này tách ra khỏi khối Nam Tư và độc lập. ngày nay nuớc Kroatien đang phát triển và những thành phố xây dựng lại đẹp đẽ, đặc biệt là những thành phố biển du lịch. Vì nước Kroatien có nhiều bờ biển rất đẹp đã được ví như vinh Hạ Long của Việt Nam. Nước này phát triển cả nhiều mặt như là những môn thể thao về Túc Cầu hay là Bóng rổ ngày nay cũng rất mạnh của thế giới.
Nhìn nước họ lại tủi cho nước Việt mình. Chẳng biết đến bao giờ Nước việt Nam mới theo đuôi họ nổi khi mà cái đảng chuyên mị dân của Việt Nam vỗ ngực tư xưng là "đỉnh cao trí tuệ" cứ ù lỳ tham tiền cố vị.
12 giờ xe tới nước Herzogovien-Bosnien, đây là một nước trước đây cũng nằm trong liên bang Nam tư cũ. Nước này là một nước nhỏ, đa số là người theo đạo Hồi nhưng cũng có một phần là Công Giáo. Ngôi làng Mễ Du là toàn tòng đạo Công Giáo, nên khi xe bus chở những đoàn HH. vào làng Mễ Du rất hay bị làm khó, vì những người làm việc trong chính phủ này đa số là người theo đạo hồi và cảnh sát thời cộng còn lại.
Chúng tôi đến biên giới Bosnien lúc 11giơ 40 mấy ông bạn dân ở đây đa số là người theo đạo hồi nên giam xe bus hành hương hết nửa giờ sau đó chúng mới xét Pass khi giấy tờ đã xong xuôi thì lại phải chờ chúng xét hành lý. chúng bắt mở hết rương nọ đến rương kia, nhất là mấy LM. thì lại được chiếu cố tận tình hơn. Trong rương của một LM. có mấy gói cà Phê cũng bị làm khó dễ đủ điều . cuối cùng thì cũng phải đưa tiền cho chúng mới xong. Sau khi có tiền thì tay bạn dân này mặt thấy đổi hẳn không còn hầm hầm như trước nữa hì hì. Cái này đối với mấy người tây thì lạ lẫm chứ còn với cộng sản thì chúng gọi là tiền bồi dưỡng đấy mà.
Sau hơn một tiếng đồng hồ xe tiếp tục chuyển bánh cho nên chúng tôi tới trễ hơn dự định khoảng 3 tiếng.
14 giờ chúng tôi tới Mễ Du mọi người rất nôn nóng đến chào Đức Mẹ . Cơm nước và nhận phòng xong nghỉ ngơi một giờ đồng hồ chúng tôi ra trung tâm tham dự chương trình buổi chiều lần hạt như bình thường vào lúc 18 giờ. Điểm đặc biệt ở đây là tất cả già trẻ lớn bé đều có cỗ tràng hạt trên tay, và đều lần chuỗi một cách rất là tha thiết. Sau 3 tràng chuỗi thì tới thánh lễ ngoài công trường hôm nay là ngày 31.07 lễ kính thánh Inhã vị sáng lập dòng Tên.Và cũng là chiều vọng chương trình Festival của giới trẻ nên rất là đông theo ban Tổ Chức cho biết là 95 ngàn người tham dự, tới từ 65 quốc gia. Bản nhạc cuối thánh lễ tất cả già trẻ lớn bé cùng nhau múa theo mấy Sr dòng Phanxicô vui qúa đỗi.
Sau thánh lễ chúng tôi gặp phái đoàn của cha Hà đến từ Berlin 40 người đã tới đây được một tuần lễ mời chúng tôi qua tham dự văn nghệ chia tay cũng thật là hấp dẫn. Cha Hà cho biết đây là lần thứ 3 Cha đến Mễ Du.
Thứ tư ngày.01 tháng 8 hôm nay chính thức là ngày khai mạc chương trình Giới trẻ thế giới Đức Mẹ Mễ Du nên số người tham dự năm nay qúa đông, thánh lễ khai mạc lúc 19 giờ rất là long trọng. 591 Vị Lm. ghi danh đồng tế trong thánh lễ khai mạc chiều nay, và còn hàng trăm vị ngồi tòa khắp nơi để ban Bí tích hòa giải.
Hơn một trăm chén thánh đã được dâng trên bàn Thánh để phân chia cho giáo dân chịu lễ. Số tham dự viên năm nay chắc phải tới cả trăm ngàn người, thánh lễ kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ. hôm nay khai mạc nên có nghi thức giới thiệu thành viên những nước tham dự. Tôi không đếm được có bao nhiêu nước nữa vì qúa đông, tôi chờ đợi mãi cuối cùng thấy cũng có tấm bảng được hai em Việt Nam lên giới thiệu và chào mừng tất cả tham dự viên tuy là nước được giới thiệu cuối cùng nhưng 2 em lại chào mừng rất lớn (có thể là lớn nhất theo lời phát ngôn viên hôm đó) như vậy cũng đỡ tủi với thế giới.
Sau thánh lễ là tiếp theo 1 giờ chầu thánh thể lúc 21. giờ 30 đến 22 giờ 30. Hàng trăm ngàn người qùy trang nghiêm sốt sắng một cách tuyệt vời ban nhạc hát và hòa tấu rất nhẹ nhàng theo kiểu taize giữa trời đất bao la mát mẻ dịu dàng lúc trăng lên làm tăng thêm phần huyền nhiệm của phép Thánh Thể. Cảm giác này chỉ có thể cảm nhận được khi những ai ở nơi "Ốc Đào Bình An" thiêng liêng này mà thôi.
Lung linh ánh nến nhiệm mầu
Thể huyền Thánh nhiệm trên đầu kính tôn
Thần lương nuôi sống linh hồn
Tình Ngài bổ dưỡng trường tồn ngàn sau.
THỨ NĂM 02.08.2012
LÊN NÚI ĐỨC MẸ HIÊN RA
Ngày 24 tháng 06 năm 1981 đã có một biến cố rất quan trọng và đã biến đổi một ngôi làng nghèo khổ, vô danh trở thành một trong những nơi hành hương nổi tiếng trên thế giới, có thể so sánh với Lộ Đức hoặc Fatima.
Ngày 24.06.1981, cũng là Ngày Lễ Thánh Gioan-Tiền-Hô, một số các em trong làng đi lấy củi trên viền đồi Pobrdo đã nhìn thấy hình bóng sáng chói của một người Nữ bồng trên tay một Hài Nhi các em rất sợ hãi.
Ngày hôm sau người Nữ lại hiện ra cho các em và xưng danh ”Ta là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Các em đã nhìn thấy Mẹ hiện ra gồm có:
Vicka Ivankovic (sinh 03.09.1964) lúc đó 17 tuổi
Mirjana Dragicevic (sinh 18.03.1965) lúc đó 16 tuổi
Marija Pavlovic (sinh 01.04.1965) lúc đó 16 tuổi
Ivan Dragicevic (sinh 25.05.1965) lúc đó 16 tuổi
Ivanka Ivankovic (sinh 21.06.1966) lúc đó 15 tuổi
Jakov Colo (sinh 06.03.1971) lúc đó 10 tuổi
THEO DẤU THỜI GIAN
Hôm nay tôi và hai cháu Trang, Thảo theo phái đoàn lên núi nơi Đức Mẹ hiện ra lần đầu. Núi không dốc lắm, nhưng đường khá khó đi vì toàn đá lởm chởm. Nơi đây lần đầu tiên năm 1981 các em đi lên đây lấy củi, thì nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria hiện ra. chúng tôi theo một LM. Đức hướng dẫn ngắm đàng Thánh Giá với một tâm tình rất sốt sắng mà chỉ ở đây mới có được. Thật đúng là có tới đây mới cảm nhận được một bầu khí thánh thiêng mà con người có đọc bao nhiêu bài viết trong sách vở để tìm hiểu cũng không thể nhận được. Biết bao nhiêu bạn trẻ đến đây đã nhận được thật nhiều ơn phước để làm lại cuộc đời. Bây giờ nhiều bạn đã trở thành Lm. hay Nữ tu. Tôi tới đây là lần thứ 3, mỗi lần đều ở lại đây 7 ngày, nên đã gặp và nghe được rất nhiều chia sẻ của những nhân chứng này.
Buổi chiều trở về trung tâm tham dự chương trình festival giống như buổi chiều hôm trước. Ngày hôm sau phái doàn dậy sớm lên núi Thánh Giá và suy gẫm 15 chặng đàng Thánh Giá.
Đến thăm viếng Thánh Địa Đức Mẹ Medugorje, không phải để được thấy những hiện tượng như mặt trời quay, ngửi thấy mùi hoa hồng hay ngay cả được nhìn thấy Đức Mẹ, nhưng điểm quan trọng hơn cả là cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa thương yêu con người. Chúa sai Đức Mẹ đến Medugorje để kêu gọi con người trở về với Chúa. Bằng chứng đã có biết bao nhiêu người được biến đổi cuộc đời tại Medjugorje. Biết bao nhiêu con tim cằn cỗi chai đá, được thay thế bằng qủa tim hồng biết rung động yêu Chúa yêu tha nhân. Biết bao nhiêu người trẻ, giới trẻ đã được hồi phục từ những cơn nghiền xì ke ma túy, tình dục, tội lỗi. Biết bao nhiêu tội nhân được biến đổi thành hối nhân và trở thành thánh nhân. Và biết bao nhiêu căn bệnh ngặt nghèo thập tử nhất sinh được hoàn sinh cả tinh thần lẫn thể xác. Những bằng chứng này thiết tưởng cũng đã đủ nói lên tình thương, sự huyền nhiệm lạ lùng mà Đức Mẹ đã và đang mang đến cho thế giới hôm nay tại Medugorje.
Không thể nào kể ra đây hết được những việc Đức Mẹ làm thay đổi bao nhiêu con người mà chính mắt tôi đã chứng kiến. Những kẻ trước đây thuộc loại bất trị họ tới đây chỉ vì sự tò mò ghé ngang qua mà nay đã trở thành những linh mục của Giáo Hội. Những tu sỹ nam nữ đang là những chứng nhân sống động. Đây là lần thứ 3 tôi đã đến với Mẹ Mễ Du. Trong vài ngày tới nhóm linh thao Inhã Đức Quốc sẽ lên đường hành hương về Mễ Du và mừng kính thánh quan thầy tại đây. Xin khép lại bài bút ký tản mạn này với mấy vần thơ về Mễ Du.
HÀNH HƯƠNG MỄ DU
Hành hương viếng Mẹ Mễ Du
Tình con mến Mẹ thì dù có xa
Tim yêu rộn rã nở hoa
Hương tâm ngào ngạt thoát ra rất thầm
Nhẹ tênh khi có thành tâm
Vượt qua mấy chốn giam cầm ngại chi
Đường xa có Mẹ lo gì
Hạt kinh nở thắm tình si ân tình
Con tìm về chốn tâm linh
Về nơi ốc đảo an bình Mẹ ban
Mẹ ơi! tình Mẹ chứa chan
Mẹ yêu tất cả thế gian con người
Mẹ mong thế giới xinh tươi
Mễ Du Mẹ đến khuyên người ăn năn
Ngày nay thế giới khó khăn
Con người lỗi phạm dối gian khắp cùng
Chê bai Thiên Chúa cửu trùng
Chối từ ơn thánh chập chùng Chúa ban
Phá thai tội lỗi ngập tràn
Xót xa Mẹ xuống trần gian cứu đời
Đau lòng Mẹ lắm con ơi!
Mẹ thương từng đứa vào đời tối tăm
Thế nên Mẹ hiện đến thăm
Mễ Du Mẹ mới khuyên chăm chuỗi lần
Con ơi! nhớ hãy chuyên cần
Ăn chay hòa giải bản thân với đời
Trở về "Bí Tích" tuyệt vời
Nhận vào ơn thánh Chúa Trời thưởng ban
Mân Côi chuỗi ngọc hương ngàn
Đẹp trong ân sủng đầy tràn phúc ân
Lời khuyên Mẹ Chúa từ nhân
Sẽ không hư mất bản thân con người
Cuối đời Chúa sẽ nhận lời
Cầu bầu của Mẹ đời đời phúc vinh
Hưởng nhan thánh Chúa Thiên Đình
Phúc cho kẻ biết chung tình Lời ban.
Trầm Hương Thơ
25.07.2013
Bút ký hành hương Mễ Du
Ca vè Cụ Sáu: Nịch Ái Vong Ân
Cụ Sáu Trần Lục
17:46 25/07/2013
III - NỊCH ÁI VONG ÂN
1 Tiết nghiêm đông mà hành hạ lệnh
Thấy trong mình không lạnh mà lo
Ngủ không được bụng sánh so
Một bầu thế giới là lò dại khôn
5 So đi sánh lại mà chồn
Biết bao là kẻ dại khôn ở đời!
Mấy thứ người không ăn nhời dạy
Dại như me mà lấy làm khôn
Nhất là những kẻ làm con
10 Khổ cho cha mẹ khi còn thơ ngây
Trưởng thành khi đã đến ngày
Lấy vợ thì vợ làm thày đinh ninh.
U mê chẳng biết rằng mình
Phải lo dạy vợ như hình trẻ con
15 Khéo thay lời ví phương ngôn
Là lời tục ngữ thế gian thật thà
"Dạy con từ thuở lên ba
Dạy vợ khi mới về nhà làm dâu"
Ai hay đâu cứ nghe nhời vợ
20 Giữ chằng chằng mà gỡ không ra
Làm trai nghe liệu mà nghe
Nhiều khi phải nẹt phải đe mới vừa
Bắt đầu từ lúc mai xưa
Dạy vợ kính thờ nội ngoại tổ tiên
25 Thảo kính cha mẹ hai bên
Họ hàng kẻ dưới người trên tôn nhường.
Phép vợ chồng một xương một thịt
Đền công ơn sống chết cùng nhau
Đội trên đầu công cha đức mẹ
30 Không có người ai đẻ ra ta?
Ở ăn phép tắc thuận hoà
Chớ đừng khó mặt mới là người khôn
Tứ thân cha mẹ bình an
Đi thăm về viếng hỉ hoan tươi cười
35 Canh riêu miếng lạt miếng tươi
Liệu chừng thay đổi cho người bổ lao
Lúc người yếu đuối liệt lào
Trông nom chớ để giờ nào qua không.
Chữ hiếu chôn lấy làm lòng
40 Thuốc the cơm cháo đền công đức người
Khi tắm giặt lúc lau chùi
Khi nâng khi giấc đứng ngồi liền tay
Hai người chẳng phải là hai
Đã cùng một xác một người cùng nhau
45 Cho nên ta phải cúi đầu
Vâng lời chịu lụy trước sau một bề
Lắng tai nghe khi người dạy bảo
Ở sao cho phải đạo làm con
Giàu thì miếng ngọt miếng ngon
50 Khó ta công sức bới bòn đền công.
Để cho người được vui lòng
Rằng con có hiếu biết công sinh thành
Có cha mẹ mới có mình
Làm con ta ở vô tình sao nên
55 Các điều dạy bảo liên liên
Nhất là sự ở cần quyền hôm mai
Phải rỉ tai dạy cho vợ rõ
Tự trong nhà đứa ở phải thương
Phải kính nhường họ hàng làm trước
60 Ngoài hương lân làng nước thứ hai
Chớ đừng bắt chước như ai
Nói cung khoảnh khoái giọng đài kiêu căng.
Lại phải thương con nhà kẻ khó
Chớ ra điều cậy có bao giờ
65 Mồ côi cũng chớ làm ngơ
Mù què thương xót tóc tơ bù chì
Đừng sân si với người già cả
Kẻ bầy vai chớ khá khinh thường
Vai dưới lại càng phải thương
70 Để lòng giữ kỹ đạo thường người ta
Đàn bà phải có nết na
Khiêm nhường đạo đức thật thà thì hơn
Vả chăng mình có chồng con
Chớ điều ngủng nghỉnh như còn trông ai
75 Cũng đừng những tiếng mỉa mai
Chớ hề cạnh khoé chọc ai bao giờ
Vợ chồng người chớ gièm pha
Cũng đừng bỉ báng người ta vắn dài
Nói gian kèn cựa nói dai
80 Phải chừa lại phải gác tai cho rồi
Cũng đừng ngồi lê la hành tỏi
Cũng đừng khoe mình giỏi mình hơn
Lòng buồn kia với lòng hằn
Chớ hề mà để trí khôn bao giờ.
85 Còn như của cải trong nhà
Giữ gìn vừa phải thật thà mới hay
Chớ đừng đấu ấy đấu này
Tùy khi mình muốn đổi thay phải chừa.
Đừng giả thiếu chớ lấy thừa
90 Những người làm vậy bao giờ cho no
Trên có cho mình giàu có
Mặc ý người sẽ phó trốc tay
Của nào xắn móc thế này
Nó như than lửa cháy ngay tức thì
95 Lấy của gì trong những của ấy
Để lại cho con cái sau này
Thà rằng thuốc độc trao tay
Để cho con uống chết ngay tức thì
Khó giàu là phận phải tùy
100 Đã đành là phận cần gì tham lam.
Lại phải chăm dạy cho vợ biết
Hết mọi điều hơn thiệt trong nhà
Rằng: nhời cha mẹ nói ra
Dù mà gắt gỏng cũng là lòng thương.
105 Chớ ra đường học đi nói lại
Ở làm vậy là dại không khôn
Chớ rỉ hơi cho người ngoài biết
Trong nhà mình tình tiết làm sao
Chớ đừng bắt chước đứa nào
110 Mẹ cha dạy bảo thấp cao mọi điều
Về nhà thêm đặt giặt giều
Ra như những điều hai họ chọc nhau.
Nghĩa bấy tâu hai bên tần tấn
Vì một nhời mà xắn làm hai
115 Làm trai chẳng biết làm trai
Vợ mình không dạy nào ai bây giờ
Lúc mai xưa một yêu hai dấu
Nó lăng loàn cũng náu mà nghe.
Đắm yêu đến nỗi như mê
120 Nó dù ngược ngạo đố hề coi sao
Đến nỗi nó xưng mày tao
Trước mặt cha mẹ thế nào cũng yên
Lòng thương cha mẹ thiên nhiên
Bảo ban cho nó được nên con người
125 Chẳng nghe nó lại dể ngươi
Mình cũng ngồi cười mủm mỉm mà thôi.
Đêm khuya nó lại sụt sùi
Than thân trách phận ngậm ngùi thiết tha
Lẽ thì mình bảo thật thà
130 Cho nó biết là nó dại không khôn
Nó làm con ở không phải đạo
Cha mẹ thương dạy bảo mà thôi
Dạy dần một khi một nhời
Rầy mai thấm thía nữa rồi cũng xong.
135 Hay đâu mình lại chiều lòng
Khóc theo vuối nó còn trông nỗi gì.
Cũng nhiều khi vì nghe nhời vợ
Mắng mẹ cha sấn sổ cực người
Nó đã khóc, mình thêm nhời
140 Nó càng nấc nở sụt sùi năm canh
Dữ thì nó lấy làm lành
Lành banh ra dữ như hình giống ma
Làm cho tan nát cửa nhà
Làm cho tủi nhục mẹ cha trăm chiều
145 Ăn riêng một phận một niêu
Mình cũng quyết chiều lòng vợ mới ghê
Ở riêng rồi nó giở nghề
Ăn hoang làm hại chán chê trăm đàng
Mất cha mẹ mất họ hàng
150 Kẻ tình người nghĩa láng diềng mỉa mai
Con ở chẳng thuê được ai
Làm thuê nó cũng đứng ngoài chê bai
Cắn móng tay nghĩ lại cha mẹ
Thấy họ hàng tủi bẽ cực thân
155 Giờ ngồi chau mắt giương mà chịu
Đã lỡ rồi biết liệu làm sao
Dại này biết lấy thước nào
Mà đo cho được thấp cao vắn dài
Hư hèn lại có thứ trai
160 Vợ mình có lười làm biếng hư thân
Cha mẹ thương mình ân cần
Bảo ban cho nó lập thân mình nhờ.
Vợ mình nó lỏn về nhà
Khóc than kể vuối mẹ cha đặt điều
165 Sự bằng một chút tẻo teo
Ít xít ra nhiều vợ mình bày ra
Lẽ thì mình phải dàn hoà
Giải đi cho chóng mới là người khôn
Hay đâu mình lại lon xon
170 Theo chiều nói ngọt nói ngon theo chiều
Vợ nói ít mình nói nhiều
Đổ cho cha mẹ những điều hư không
Đắm yêu về sự vợ chồng
Mà nỡ cam lòng đến thế, hỡi ơi!
175 Khốn thay lại có thứ trai
Đến nhà mẹ vợ rỉ tai thì thầm
Làm cho mẹ vợ căm căm
Đem lòng buồn giận để tâm lâu ngày
Những rằng: chưa biết tay này
180 Thui ra mới biết béo gầy hay chăng.
Dại đâu như buộc chằng chằng
Lửa đang rần rật dầu càng rót thêm
Hoá sinh nên hai bên thù oán
Giận nhau rồi cho chán đánh nhau.
185 Trai kia nghĩ lại tự đầu
Hỏi mình xem thử, bởi đâu có mình
Cam lòng bên trọng bên khinh
Ăn ở bạc tình có phải hay chăng
Dẫu cho mẹ mình có nói
190 Mẹ vợ mình có hỏi mình thưa
Rằng nó hãy còn ngây thơ
Sâu nông nó hẳn cũng chưa biết gì
Mẹ cha có nói chăng vì
Nó còn nông nổi ngu si độn đần
195 Giải lòng cha mẹ dần dần
Vợ mình mình cũng chần chần răn đe
Mẹ nó sợ nó cũng e
Mai sau chẳng dám lộn về nói gian
Làm cho cha mẹ bằng an
200 Làm cho khỏi tiếng thế gian chê cười
Làm người như thế là người
Người đâu bạc bẽo như loài muông chim.
Lửa to lại đổ dầu thêm
Làm cho cha mẹ hai bên oán thù
205 Khác gì như trẻ đánh cù
Phải chân rồi khóc hu hu ích gì.
Bây giờ mà dạy trái thì
Dạy không nổi nữa bởi vì đầu xưa
Mình hư lại quá nó hư
210 Dạy mình nó đã biết dư đi rồi.
Nhiều khi mình lại thông ngòi
Cho nó đốt pháo mình ngồi mà coi
Bóng mình nó đạp được rồi
Ruột mình nó biết đến nơi ruột cùng
215 Bây giờ lại toan giở cung
Ra như muốn dạy không xong thí nào.
Mình nói thấp nó nói cao
Mình nói thì thào nó hò hổng lên
Mình mon men toan điều sửa phạt
220 Vừa giơ roi nó giật vất đi
Nhiều khi nó lại níu ghì
Lấy mình để nó sân si vuối mình.
Nó cố tình chọc khai bới thối
Cũng có khi đến nỗi kêu làng
225 Lại thường thường nó nằm khi dỗi
Năm ba ngày ai gọi không thưa
Mình thì đi sớm về trưa
Con khóc bò đến nó giùa con ra
Khốn cả con khốn cả cha
230 Làm trai nghĩ lại mới là khúc nhôi
Nó hay mình nghĩ lại rồi
Chẳng theo ý nó thì thôi trông gì
Nó càng giở giọng nói khi
Đâm hông chọc tức chiết chì đấy đây
235 Nói gió cho cạnh lòng mây
Nhịn đi chẳng được ra tay nói liều
Ăn riêng mỗi đứa mỗi niêu
Chia con chia của lắm điều xấu xa.
Thật là tan cửa nát nhà
240 Khổ mình đã vậy mẹ cha cực nhiều
Bố nào bố chẳng là yêu
Con mình ríu rít mà theo chân mình
Nó chực rình thấy đâu nó đánh
Bố vuối con thiên tính than ôi
245 Ngửa lên trời ứa rơi nước mắt
Trông xuống đất muốn chết cho rồi
Vặn làm đôi trong một khúc ruột
Nghĩ đến con, ăn nuốt thảm sầu
Làm cho cha mẹ lo âu
250 Ruột cha mẹ héo như rau vò rồi
Nghẹn hơi nói chẳng nên lời
Tự dưng nước mắt chỉ rơi ròng ròng
Ông bà thấy cháu thương lòng
Bánh quà cho cháu nó quăng ra đàng
255 Nó làm cho cực chói chang
Cực hết mọi đàng cực chết thì thôi
Thương ôi, khốn nạn thương ôi!
Làm trai dại thế thì thôi cùng rồi
Dại đâu dại thế cả đời
260 Mẹ cha còn sống chôn vùi người đi
Sống làm chi sống khốn sống nạn
Hỡi trai kia đã chán dại chưa?
Đến lúc chừa mà phải chừa thế
Mẫu chừa này chép để về sau
265 Nam nhi bay phải bảo nhau
Lấy vợ phòng trước sợ sau mới hòng
Sự biết lòng âu là khó biết
Nhưng phải xem tính nết cho tường
Chớ thị thường gặp đâu lấy đấy
270 Cũng nhiều trai hễ thấy thì vơ
Về nhà thấy nó vẩn vơ
Hay là có tính khác xa thế nào
Bây giờ biết liệu làm sao
Đổi cho người nào bán lại cho ai?
275 Nẹ đôi vai cả đời nặng trĩu
Nghiến răng mình mà chịu một mình
Ta thực tình bảo cho tỏ rõ
Con nhà giàu chớ có ngóng trông
Thường sinh ra sự khó lòng
280 Cho mình áy náy không xong nhiều bề
Một là cách ở vụng về
Làm ăn nuôi xác các nghề không quen
Hai là cậy của cậy tiền
Cách ăn ý ở cướp quyền mẹ cha
285 Ba là khinh dể người ta
Bởi vì cậy của hoá ra khổ chồng
Bốn là của là của chung
Giàu khó tại dùng nên hoặc chẳng nên
Đổi thay thay đổi liên miên
290 Ấy là luật pháp tự nhiên rành rành
Năm là không chắc rằng mình
Có nhờ được của như tình muốn đâu
Nào hay là khó là giàu
Làm trai phải xét trước sau cho rành
295 Chớ nghiêng mình vào nhà thần thế
Kẻo về sau lắm thể rầy rà
Một là khi nó về nhà
Thường thường nó giở thế ra với mình
Hai là thường nó lại khinh
300 Cả cha cả mẹ tức mình hổ ngươi
Ba là chính phép làm trai
Hễ đi lấy vợ lấy người kém ta
Để mẹ cha dễ sai dễ khiến
Vả chăng mình cũng tiện răn đe
305 Con nhà thần thế lấy về
Thế thần nó lấp nó che miệng mình.
Việc gia đình nhiều khi nhỡ bét
Lúc bấy giờ biết liệu làm sao
Con nhà nào chồng kia vợ nọ
310 Phải kiềng ra chớ mó chớ dây
Một là sinh thói mê say
Cho con cho cháu phải lây máu này
Hai là có sự đắng cay
Nói ra khó nói mà ta cũng chùn.
315 Nhiều khi nó làm vợ chung
Nó chẳng hết lòng thật làm vợ ai
Mình giả làm chồng bề ngoài
Nhưng mà con cái nào ai biết gì
Điều này nhớ lấy làm ghi
320 Làm trai trò chuyện đôi khi phải chừa
Tiên vàn mình vốn không ưa
Nhưng mà trò chuyện sớm trưa dần dà
Lân la rơm lửa lân la
Trước còn trăng gió sau ra đá vàng
325 Sơn keo gắn chặt khăng khăng
Cởi ra chẳng được biết rằng làm sao.
Chằng chằng buộc mãi lấy nhau
Dao thần chém mấy mươi dao cũng cùn
Vốn trí khôn mình đà không thuận
330 Phải lấy nhau tức giận lè lè
Gia đình be bét bét be
Trăm nghìn sự khó chỉ vì tội xưa
Lấy nhau cầu nguyện sớm trưa
Lắng nghe ý Chúa mọi giờ đinh ninh
335 Bởi tại mình cho nên mình khốn
Lưới trời giăng có trốn được đâu
Nhời giạm nhau giạm bằng sự tội
Hoá sinh ra nhiều nỗi xót xa
Làm trai nhiều đứa ngẩn ngơ
340 Nghĩ rằng đàn bà thì lấy mà thôi
Hoá nhiều đôi chồng nam vợ bắc
Sinh lắm điều trúc trắc bỏ nhau.
Tại mình nào tại ai đâu
Bởi chưng lúc đầu chẳng nghĩ chẳng suy
345 Cũng nhiều khi tại trai tham sắc
Hoá về sau còn mắc hợm to
Tự nhiên cũng lắm thứ hoa
Coi xinh đẹp đẽ nhưng mà không thơm.
Chớ bờm xơm rây vào mà chết
350 Lúc về nhà tính nết như ma
Làm cho cực khổ mẹ cha
Rầu rĩ trong nhà mất nghĩa anh em
Mắt vừa xem trông coi háo hấc
Ngắt lấy rồi giương khấc mắt nai.
355 Cũng có trai chỉ tin mẹ mối (mai)
Biết mấy phen ánh ỏi phàn nàn
Nó nói càn lấy không làm có
Nó đảo điên lấy khó làm giàu
Làm cho hai đứa mê nhau
360 Đến câu giục giã cho mau đừng rời
Đến khi đã thấy nhau rồi
Về nhà chẳng thấy như lời nói xưa
Trăm chiều khốn nạn ngẩn ngơ
Tức mình bây giờ xách mẹ mối ra
365 Chửi chán miệng cũng chẳng qua
Một mình phải chịu hoá ra khổ mình
Trai giả hình cho được lấy vợ
Thứ trai này cũng ứa chan chan
Khi tâm ấy là lòng gian
370 Giả hình lấy vợ mà toan lừa người
Chê bai tiếng để muôn đời
Bao giờ mình gột được nhời ấy ru
Đã vụng tu toan điều khéo hoá
Chẳng được đâu hỏng cả và hai
375 Hãy lắng tai mà nghe hình phạt
Tội gian này to tát dường nào
Kể làm sao cho hết ý tứ
Kể gọi là mấy thứ mà thôi
Làm trai lấy vợ thử coi
380 Xét xem ý tứ đứng ngồi ở ăn
Trai mà muốn cho toàn thân
Mắt trông tay nhắc mặt cân cho rành
Một là tính nó hiền lành
Hai là tính nó tính mình như in
385 Ba là nó có đức tin
Bốn là tính nó tự nhiên thương người
Năm là có tính tươi cười
Hoà với mọi người chúng bạn chị em
Sáu là có tính tự nhiên
390 Khiêm cung nhuần nhã dưới trên tôn nhường.
Bảy là tính nó sẵn sàng
Nghe nhời dạy dỗ về đàng nết na
Khi mà ta thấy rành làm vậy
Thì phải lấy Đức Mẹ làm đầu
395 Phần riêng mình cũng phải cầu
Một vài ba tháng cho lâu trong mình
Trong lòng thấy đã quyết tình
Không thay không đổi sẽ trình mẹ cha.
Hay là lòng thấy vẩn vơ
400 Thì khoan đừng nói cho ai biết gì
Mình phải đi trình với thầy cả
Hết mọi điều thủy chung trong lòng
Để người xem xét bề trong
Nên thì người bảo rằng xong cho mình
405 Về sẽ trình lại cùng cha mẹ
Để cho người tìm kẻ giạm lời
Hay là người nói phân đôi
Thì hãy xin người bàn việc ấy cho.
Cứ bo bo giữ nhời thầy cả
410 Ắt hẳn là Chúa sẽ trả công
Miễn là mình không chút lòng
Tình ngang ý trái mà trông đời này
Một niềm đưa tấm lòng ngay
Mọi điều giao phó trong tay Chúa Trời.
415 Đâu là thau đâu là vàng mười
Người tường mọi sự xin người phân kim
Mình quyết tìm cho được phần rỗi
Trong bậc này lại nỗi vợ con
Làm sao cho được vuông tròn
420 Làm sao cho rỗi phần hồn với nhau.
Nếu mình không ra sức cầu
Lại nghe ý trái về sau phàn nàn
Làm cho lòng mình không yên
Địa ngục nhãn tiền mình chịu nổi chăng
425 Làm trai ta phải suy rằng
Việc này lành dữ nên chăng tại mình.
Lòng ngay một mực đinh ninh
Ý trái trong mình bỏ hết trước sau
Một niềm ra sức khấn cầu
430 Đem lòng sợ hãi lo âu sau này
Ngày hằng ngày cậy trông Đức Mẹ
Thánh Quan Thầy hộ vệ cầu cho
Lại xin đức thánh An-giô
Thiên thần bản mệnh người lo đỡ đần
435 Một niềm như thế chần chần
Âu là sẽ được yên thân nhẹ nhàng
Không thì thật ra như quàng
Lấy xiềng vào cổ mà mang cả đời
Làm trai học lấy các nhời
440 Chôn lòng mà giữ chớ rời. Amen.
1 Tiết nghiêm đông mà hành hạ lệnh
Thấy trong mình không lạnh mà lo
Ngủ không được bụng sánh so
Một bầu thế giới là lò dại khôn
5 So đi sánh lại mà chồn
Biết bao là kẻ dại khôn ở đời!
Mấy thứ người không ăn nhời dạy
Dại như me mà lấy làm khôn
Nhất là những kẻ làm con
10 Khổ cho cha mẹ khi còn thơ ngây
Trưởng thành khi đã đến ngày
Lấy vợ thì vợ làm thày đinh ninh.
U mê chẳng biết rằng mình
Phải lo dạy vợ như hình trẻ con
15 Khéo thay lời ví phương ngôn
Là lời tục ngữ thế gian thật thà
"Dạy con từ thuở lên ba
Dạy vợ khi mới về nhà làm dâu"
Ai hay đâu cứ nghe nhời vợ
20 Giữ chằng chằng mà gỡ không ra
Làm trai nghe liệu mà nghe
Nhiều khi phải nẹt phải đe mới vừa
Bắt đầu từ lúc mai xưa
Dạy vợ kính thờ nội ngoại tổ tiên
25 Thảo kính cha mẹ hai bên
Họ hàng kẻ dưới người trên tôn nhường.
Phép vợ chồng một xương một thịt
Đền công ơn sống chết cùng nhau
Đội trên đầu công cha đức mẹ
30 Không có người ai đẻ ra ta?
Ở ăn phép tắc thuận hoà
Chớ đừng khó mặt mới là người khôn
Tứ thân cha mẹ bình an
Đi thăm về viếng hỉ hoan tươi cười
35 Canh riêu miếng lạt miếng tươi
Liệu chừng thay đổi cho người bổ lao
Lúc người yếu đuối liệt lào
Trông nom chớ để giờ nào qua không.
Chữ hiếu chôn lấy làm lòng
40 Thuốc the cơm cháo đền công đức người
Khi tắm giặt lúc lau chùi
Khi nâng khi giấc đứng ngồi liền tay
Hai người chẳng phải là hai
Đã cùng một xác một người cùng nhau
45 Cho nên ta phải cúi đầu
Vâng lời chịu lụy trước sau một bề
Lắng tai nghe khi người dạy bảo
Ở sao cho phải đạo làm con
Giàu thì miếng ngọt miếng ngon
50 Khó ta công sức bới bòn đền công.
Để cho người được vui lòng
Rằng con có hiếu biết công sinh thành
Có cha mẹ mới có mình
Làm con ta ở vô tình sao nên
55 Các điều dạy bảo liên liên
Nhất là sự ở cần quyền hôm mai
Phải rỉ tai dạy cho vợ rõ
Tự trong nhà đứa ở phải thương
Phải kính nhường họ hàng làm trước
60 Ngoài hương lân làng nước thứ hai
Chớ đừng bắt chước như ai
Nói cung khoảnh khoái giọng đài kiêu căng.
Lại phải thương con nhà kẻ khó
Chớ ra điều cậy có bao giờ
65 Mồ côi cũng chớ làm ngơ
Mù què thương xót tóc tơ bù chì
Đừng sân si với người già cả
Kẻ bầy vai chớ khá khinh thường
Vai dưới lại càng phải thương
70 Để lòng giữ kỹ đạo thường người ta
Đàn bà phải có nết na
Khiêm nhường đạo đức thật thà thì hơn
Vả chăng mình có chồng con
Chớ điều ngủng nghỉnh như còn trông ai
75 Cũng đừng những tiếng mỉa mai
Chớ hề cạnh khoé chọc ai bao giờ
Vợ chồng người chớ gièm pha
Cũng đừng bỉ báng người ta vắn dài
Nói gian kèn cựa nói dai
80 Phải chừa lại phải gác tai cho rồi
Cũng đừng ngồi lê la hành tỏi
Cũng đừng khoe mình giỏi mình hơn
Lòng buồn kia với lòng hằn
Chớ hề mà để trí khôn bao giờ.
85 Còn như của cải trong nhà
Giữ gìn vừa phải thật thà mới hay
Chớ đừng đấu ấy đấu này
Tùy khi mình muốn đổi thay phải chừa.
Đừng giả thiếu chớ lấy thừa
90 Những người làm vậy bao giờ cho no
Trên có cho mình giàu có
Mặc ý người sẽ phó trốc tay
Của nào xắn móc thế này
Nó như than lửa cháy ngay tức thì
95 Lấy của gì trong những của ấy
Để lại cho con cái sau này
Thà rằng thuốc độc trao tay
Để cho con uống chết ngay tức thì
Khó giàu là phận phải tùy
100 Đã đành là phận cần gì tham lam.
Lại phải chăm dạy cho vợ biết
Hết mọi điều hơn thiệt trong nhà
Rằng: nhời cha mẹ nói ra
Dù mà gắt gỏng cũng là lòng thương.
105 Chớ ra đường học đi nói lại
Ở làm vậy là dại không khôn
Chớ rỉ hơi cho người ngoài biết
Trong nhà mình tình tiết làm sao
Chớ đừng bắt chước đứa nào
110 Mẹ cha dạy bảo thấp cao mọi điều
Về nhà thêm đặt giặt giều
Ra như những điều hai họ chọc nhau.
Nghĩa bấy tâu hai bên tần tấn
Vì một nhời mà xắn làm hai
115 Làm trai chẳng biết làm trai
Vợ mình không dạy nào ai bây giờ
Lúc mai xưa một yêu hai dấu
Nó lăng loàn cũng náu mà nghe.
Đắm yêu đến nỗi như mê
120 Nó dù ngược ngạo đố hề coi sao
Đến nỗi nó xưng mày tao
Trước mặt cha mẹ thế nào cũng yên
Lòng thương cha mẹ thiên nhiên
Bảo ban cho nó được nên con người
125 Chẳng nghe nó lại dể ngươi
Mình cũng ngồi cười mủm mỉm mà thôi.
Đêm khuya nó lại sụt sùi
Than thân trách phận ngậm ngùi thiết tha
Lẽ thì mình bảo thật thà
130 Cho nó biết là nó dại không khôn
Nó làm con ở không phải đạo
Cha mẹ thương dạy bảo mà thôi
Dạy dần một khi một nhời
Rầy mai thấm thía nữa rồi cũng xong.
135 Hay đâu mình lại chiều lòng
Khóc theo vuối nó còn trông nỗi gì.
Cũng nhiều khi vì nghe nhời vợ
Mắng mẹ cha sấn sổ cực người
Nó đã khóc, mình thêm nhời
140 Nó càng nấc nở sụt sùi năm canh
Dữ thì nó lấy làm lành
Lành banh ra dữ như hình giống ma
Làm cho tan nát cửa nhà
Làm cho tủi nhục mẹ cha trăm chiều
145 Ăn riêng một phận một niêu
Mình cũng quyết chiều lòng vợ mới ghê
Ở riêng rồi nó giở nghề
Ăn hoang làm hại chán chê trăm đàng
Mất cha mẹ mất họ hàng
150 Kẻ tình người nghĩa láng diềng mỉa mai
Con ở chẳng thuê được ai
Làm thuê nó cũng đứng ngoài chê bai
Cắn móng tay nghĩ lại cha mẹ
Thấy họ hàng tủi bẽ cực thân
155 Giờ ngồi chau mắt giương mà chịu
Đã lỡ rồi biết liệu làm sao
Dại này biết lấy thước nào
Mà đo cho được thấp cao vắn dài
Hư hèn lại có thứ trai
160 Vợ mình có lười làm biếng hư thân
Cha mẹ thương mình ân cần
Bảo ban cho nó lập thân mình nhờ.
Vợ mình nó lỏn về nhà
Khóc than kể vuối mẹ cha đặt điều
165 Sự bằng một chút tẻo teo
Ít xít ra nhiều vợ mình bày ra
Lẽ thì mình phải dàn hoà
Giải đi cho chóng mới là người khôn
Hay đâu mình lại lon xon
170 Theo chiều nói ngọt nói ngon theo chiều
Vợ nói ít mình nói nhiều
Đổ cho cha mẹ những điều hư không
Đắm yêu về sự vợ chồng
Mà nỡ cam lòng đến thế, hỡi ơi!
175 Khốn thay lại có thứ trai
Đến nhà mẹ vợ rỉ tai thì thầm
Làm cho mẹ vợ căm căm
Đem lòng buồn giận để tâm lâu ngày
Những rằng: chưa biết tay này
180 Thui ra mới biết béo gầy hay chăng.
Dại đâu như buộc chằng chằng
Lửa đang rần rật dầu càng rót thêm
Hoá sinh nên hai bên thù oán
Giận nhau rồi cho chán đánh nhau.
185 Trai kia nghĩ lại tự đầu
Hỏi mình xem thử, bởi đâu có mình
Cam lòng bên trọng bên khinh
Ăn ở bạc tình có phải hay chăng
Dẫu cho mẹ mình có nói
190 Mẹ vợ mình có hỏi mình thưa
Rằng nó hãy còn ngây thơ
Sâu nông nó hẳn cũng chưa biết gì
Mẹ cha có nói chăng vì
Nó còn nông nổi ngu si độn đần
195 Giải lòng cha mẹ dần dần
Vợ mình mình cũng chần chần răn đe
Mẹ nó sợ nó cũng e
Mai sau chẳng dám lộn về nói gian
Làm cho cha mẹ bằng an
200 Làm cho khỏi tiếng thế gian chê cười
Làm người như thế là người
Người đâu bạc bẽo như loài muông chim.
Lửa to lại đổ dầu thêm
Làm cho cha mẹ hai bên oán thù
205 Khác gì như trẻ đánh cù
Phải chân rồi khóc hu hu ích gì.
Bây giờ mà dạy trái thì
Dạy không nổi nữa bởi vì đầu xưa
Mình hư lại quá nó hư
210 Dạy mình nó đã biết dư đi rồi.
Nhiều khi mình lại thông ngòi
Cho nó đốt pháo mình ngồi mà coi
Bóng mình nó đạp được rồi
Ruột mình nó biết đến nơi ruột cùng
215 Bây giờ lại toan giở cung
Ra như muốn dạy không xong thí nào.
Mình nói thấp nó nói cao
Mình nói thì thào nó hò hổng lên
Mình mon men toan điều sửa phạt
220 Vừa giơ roi nó giật vất đi
Nhiều khi nó lại níu ghì
Lấy mình để nó sân si vuối mình.
Nó cố tình chọc khai bới thối
Cũng có khi đến nỗi kêu làng
225 Lại thường thường nó nằm khi dỗi
Năm ba ngày ai gọi không thưa
Mình thì đi sớm về trưa
Con khóc bò đến nó giùa con ra
Khốn cả con khốn cả cha
230 Làm trai nghĩ lại mới là khúc nhôi
Nó hay mình nghĩ lại rồi
Chẳng theo ý nó thì thôi trông gì
Nó càng giở giọng nói khi
Đâm hông chọc tức chiết chì đấy đây
235 Nói gió cho cạnh lòng mây
Nhịn đi chẳng được ra tay nói liều
Ăn riêng mỗi đứa mỗi niêu
Chia con chia của lắm điều xấu xa.
Thật là tan cửa nát nhà
240 Khổ mình đã vậy mẹ cha cực nhiều
Bố nào bố chẳng là yêu
Con mình ríu rít mà theo chân mình
Nó chực rình thấy đâu nó đánh
Bố vuối con thiên tính than ôi
245 Ngửa lên trời ứa rơi nước mắt
Trông xuống đất muốn chết cho rồi
Vặn làm đôi trong một khúc ruột
Nghĩ đến con, ăn nuốt thảm sầu
Làm cho cha mẹ lo âu
250 Ruột cha mẹ héo như rau vò rồi
Nghẹn hơi nói chẳng nên lời
Tự dưng nước mắt chỉ rơi ròng ròng
Ông bà thấy cháu thương lòng
Bánh quà cho cháu nó quăng ra đàng
255 Nó làm cho cực chói chang
Cực hết mọi đàng cực chết thì thôi
Thương ôi, khốn nạn thương ôi!
Làm trai dại thế thì thôi cùng rồi
Dại đâu dại thế cả đời
260 Mẹ cha còn sống chôn vùi người đi
Sống làm chi sống khốn sống nạn
Hỡi trai kia đã chán dại chưa?
Đến lúc chừa mà phải chừa thế
Mẫu chừa này chép để về sau
265 Nam nhi bay phải bảo nhau
Lấy vợ phòng trước sợ sau mới hòng
Sự biết lòng âu là khó biết
Nhưng phải xem tính nết cho tường
Chớ thị thường gặp đâu lấy đấy
270 Cũng nhiều trai hễ thấy thì vơ
Về nhà thấy nó vẩn vơ
Hay là có tính khác xa thế nào
Bây giờ biết liệu làm sao
Đổi cho người nào bán lại cho ai?
275 Nẹ đôi vai cả đời nặng trĩu
Nghiến răng mình mà chịu một mình
Ta thực tình bảo cho tỏ rõ
Con nhà giàu chớ có ngóng trông
Thường sinh ra sự khó lòng
280 Cho mình áy náy không xong nhiều bề
Một là cách ở vụng về
Làm ăn nuôi xác các nghề không quen
Hai là cậy của cậy tiền
Cách ăn ý ở cướp quyền mẹ cha
285 Ba là khinh dể người ta
Bởi vì cậy của hoá ra khổ chồng
Bốn là của là của chung
Giàu khó tại dùng nên hoặc chẳng nên
Đổi thay thay đổi liên miên
290 Ấy là luật pháp tự nhiên rành rành
Năm là không chắc rằng mình
Có nhờ được của như tình muốn đâu
Nào hay là khó là giàu
Làm trai phải xét trước sau cho rành
295 Chớ nghiêng mình vào nhà thần thế
Kẻo về sau lắm thể rầy rà
Một là khi nó về nhà
Thường thường nó giở thế ra với mình
Hai là thường nó lại khinh
300 Cả cha cả mẹ tức mình hổ ngươi
Ba là chính phép làm trai
Hễ đi lấy vợ lấy người kém ta
Để mẹ cha dễ sai dễ khiến
Vả chăng mình cũng tiện răn đe
305 Con nhà thần thế lấy về
Thế thần nó lấp nó che miệng mình.
Việc gia đình nhiều khi nhỡ bét
Lúc bấy giờ biết liệu làm sao
Con nhà nào chồng kia vợ nọ
310 Phải kiềng ra chớ mó chớ dây
Một là sinh thói mê say
Cho con cho cháu phải lây máu này
Hai là có sự đắng cay
Nói ra khó nói mà ta cũng chùn.
315 Nhiều khi nó làm vợ chung
Nó chẳng hết lòng thật làm vợ ai
Mình giả làm chồng bề ngoài
Nhưng mà con cái nào ai biết gì
Điều này nhớ lấy làm ghi
320 Làm trai trò chuyện đôi khi phải chừa
Tiên vàn mình vốn không ưa
Nhưng mà trò chuyện sớm trưa dần dà
Lân la rơm lửa lân la
Trước còn trăng gió sau ra đá vàng
325 Sơn keo gắn chặt khăng khăng
Cởi ra chẳng được biết rằng làm sao.
Chằng chằng buộc mãi lấy nhau
Dao thần chém mấy mươi dao cũng cùn
Vốn trí khôn mình đà không thuận
330 Phải lấy nhau tức giận lè lè
Gia đình be bét bét be
Trăm nghìn sự khó chỉ vì tội xưa
Lấy nhau cầu nguyện sớm trưa
Lắng nghe ý Chúa mọi giờ đinh ninh
335 Bởi tại mình cho nên mình khốn
Lưới trời giăng có trốn được đâu
Nhời giạm nhau giạm bằng sự tội
Hoá sinh ra nhiều nỗi xót xa
Làm trai nhiều đứa ngẩn ngơ
340 Nghĩ rằng đàn bà thì lấy mà thôi
Hoá nhiều đôi chồng nam vợ bắc
Sinh lắm điều trúc trắc bỏ nhau.
Tại mình nào tại ai đâu
Bởi chưng lúc đầu chẳng nghĩ chẳng suy
345 Cũng nhiều khi tại trai tham sắc
Hoá về sau còn mắc hợm to
Tự nhiên cũng lắm thứ hoa
Coi xinh đẹp đẽ nhưng mà không thơm.
Chớ bờm xơm rây vào mà chết
350 Lúc về nhà tính nết như ma
Làm cho cực khổ mẹ cha
Rầu rĩ trong nhà mất nghĩa anh em
Mắt vừa xem trông coi háo hấc
Ngắt lấy rồi giương khấc mắt nai.
355 Cũng có trai chỉ tin mẹ mối (mai)
Biết mấy phen ánh ỏi phàn nàn
Nó nói càn lấy không làm có
Nó đảo điên lấy khó làm giàu
Làm cho hai đứa mê nhau
360 Đến câu giục giã cho mau đừng rời
Đến khi đã thấy nhau rồi
Về nhà chẳng thấy như lời nói xưa
Trăm chiều khốn nạn ngẩn ngơ
Tức mình bây giờ xách mẹ mối ra
365 Chửi chán miệng cũng chẳng qua
Một mình phải chịu hoá ra khổ mình
Trai giả hình cho được lấy vợ
Thứ trai này cũng ứa chan chan
Khi tâm ấy là lòng gian
370 Giả hình lấy vợ mà toan lừa người
Chê bai tiếng để muôn đời
Bao giờ mình gột được nhời ấy ru
Đã vụng tu toan điều khéo hoá
Chẳng được đâu hỏng cả và hai
375 Hãy lắng tai mà nghe hình phạt
Tội gian này to tát dường nào
Kể làm sao cho hết ý tứ
Kể gọi là mấy thứ mà thôi
Làm trai lấy vợ thử coi
380 Xét xem ý tứ đứng ngồi ở ăn
Trai mà muốn cho toàn thân
Mắt trông tay nhắc mặt cân cho rành
Một là tính nó hiền lành
Hai là tính nó tính mình như in
385 Ba là nó có đức tin
Bốn là tính nó tự nhiên thương người
Năm là có tính tươi cười
Hoà với mọi người chúng bạn chị em
Sáu là có tính tự nhiên
390 Khiêm cung nhuần nhã dưới trên tôn nhường.
Bảy là tính nó sẵn sàng
Nghe nhời dạy dỗ về đàng nết na
Khi mà ta thấy rành làm vậy
Thì phải lấy Đức Mẹ làm đầu
395 Phần riêng mình cũng phải cầu
Một vài ba tháng cho lâu trong mình
Trong lòng thấy đã quyết tình
Không thay không đổi sẽ trình mẹ cha.
Hay là lòng thấy vẩn vơ
400 Thì khoan đừng nói cho ai biết gì
Mình phải đi trình với thầy cả
Hết mọi điều thủy chung trong lòng
Để người xem xét bề trong
Nên thì người bảo rằng xong cho mình
405 Về sẽ trình lại cùng cha mẹ
Để cho người tìm kẻ giạm lời
Hay là người nói phân đôi
Thì hãy xin người bàn việc ấy cho.
Cứ bo bo giữ nhời thầy cả
410 Ắt hẳn là Chúa sẽ trả công
Miễn là mình không chút lòng
Tình ngang ý trái mà trông đời này
Một niềm đưa tấm lòng ngay
Mọi điều giao phó trong tay Chúa Trời.
415 Đâu là thau đâu là vàng mười
Người tường mọi sự xin người phân kim
Mình quyết tìm cho được phần rỗi
Trong bậc này lại nỗi vợ con
Làm sao cho được vuông tròn
420 Làm sao cho rỗi phần hồn với nhau.
Nếu mình không ra sức cầu
Lại nghe ý trái về sau phàn nàn
Làm cho lòng mình không yên
Địa ngục nhãn tiền mình chịu nổi chăng
425 Làm trai ta phải suy rằng
Việc này lành dữ nên chăng tại mình.
Lòng ngay một mực đinh ninh
Ý trái trong mình bỏ hết trước sau
Một niềm ra sức khấn cầu
430 Đem lòng sợ hãi lo âu sau này
Ngày hằng ngày cậy trông Đức Mẹ
Thánh Quan Thầy hộ vệ cầu cho
Lại xin đức thánh An-giô
Thiên thần bản mệnh người lo đỡ đần
435 Một niềm như thế chần chần
Âu là sẽ được yên thân nhẹ nhàng
Không thì thật ra như quàng
Lấy xiềng vào cổ mà mang cả đời
Làm trai học lấy các nhời
440 Chôn lòng mà giữ chớ rời. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Góc Vườn Đọc Sách
Richard Drysdale
21:19 25/07/2013
Ảnh của Richard Drysdale
Hãy dành thì giờ đọc sách: Đó là nguồn mạch minh triết.
(Trích lời của Mẹ Teresa Of Calcutta)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 19/7 -25/7/2013 - Sự tích Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Aparecida
VietCatholic Network
13:16 25/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một vài giờ sau khi cử hành thánh lễ đầu tiên tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Giáo Hoàng đã đến thăm một bệnh viện giúp phục hồi những người nghiện ma túy. Trong hơn một thập kỷ qua, các tu sĩ dòng Phanxicô đã điều hành trung tâm y tế có tên là bệnh viện Thánh Phanxicô thành Assisi này và, đã giúp phục hồi hơn 1,700 người nghiện ma tuý, trong 13 năm qua. Mặc dù mưa lớn, một đám đông dân chúng đã xếp hàng để chào đón Đức Thánh Cha. Trước khi phát biểu với những người hiện diện,Đức Thánh Cha đã lắng những kể lể của các bệnh nhân, và chứng từ của những người đã hòa nhập lại với cuộc sống của họ.
Một bệnh nhân nói:
"Tôi cảm thấy được yêu thương và đón nhận trở lại với cuộc sống và đến lượt tôi, tôi đã có thể yêu người khác. Tôi bỏ lại quá khứ phía sau và đã trở thành một người tốt hơn. Mỗi ngày, tôi hiểu thêm ra, cảm tạ Thiên Chúa và cám ơn bệnh viện này. "
Đức Giáo Hoàng đã mạnh mẽ lên án những người nhìn thấy nơi cuộc sống người khác một phương tiện kinh doanh không hơn không kém và kêu gọi xã hội đừng thờ ơ nữa.
Đức Thánh Cha nói:
"Sao lại có quá nhiều những 'kẻ giao dịch với cái chết" tôn thờ thứ luận lý quyền lực và tiền bạc bằng mọi giá! Tai ương buôn bán ma túy, kéo theo bạo lực và gieo những hạt giống của đau khổ và cái chết, đòi hỏi toàn xã hội phải có một hành động can đảm. "
Ngài cũng nói thêm rằng giải pháp cho các vấn đề ma túy không dựa trên sự hợp thức hóa việc sử dụng chúng. Thay vào đó, các giải pháp chỉ được tìm thấy trong việc thấm nhuần các giá trị và giáo dục.
Ngài nói:
"Việc giảm sự lây lan và ảnh hưởng của ma túy sẽ không thể đạt được bằng một tiến trình tự do hóa việc sử dụng ma túy, như hiện đang được đề xuất tại một số miền khác nhau của châu Mỹ La tinh. Thay vào đó, điều cần thiết là phải đối đầu với những vấn đề cơ bản liên quan đến việc sử dụng những loại thuốc này, bằng cách thúc đẩy công lý, giáo dục những người trẻ tuổi với các giá trị tích cực, và đem lại cho họ niềm hy vọng cho tương lai. "
Đức Giáo Hoàng cũng cảm ơn các tu sĩ dòng Phanxicô ngày này qua ngày khác, giúp đỡ những người cần đến bệnh viện này nhất. Mặc dù có những thách đố, ngài kêu gọi những người nghiện trẻ, hãy tiếp tục phục hồi và hy vọng.
Đức Thánh Cha nói thêm:
"Bạn có ý chí muốn đứng dậy hay không. Đây là điều kiện không thể thiếu! Bạn sẽ tìm thấy một bàn tay dang ra sẵn sàng giúp đỡ bạn, nhưng không ai có thể đứng lên trong vị trí của bạn. Bạn không bao giờ một mình! Giáo Hội và rất nhiều người đồng hành với bạn. Hãy nhìn về phía trước với sự tự tin. Bạn có một cuộc hành trình dài và khó khăn, nhưng bạn phải nhìn về phía trước. "
Đức Thánh Cha sau đó nói thêm rằng trong chuyến thăm đền Đức Mẹ Aparecida, ngài đã cầu nguyện cho mỗi một người trong số họ, xin Đức Mẹ bảo vệ họ. Ngài cũng yêu cầu họ không bao giờ quên, rằng Thiên Chúa đồng hành cùng với họ, thậm chí trong những thời khắc gian lao và khó khăn nhất.
2. Sự tích Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Aparecida
Nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Aparecida, Lan Vy xin giới thiệu với quý vị và anh chị em đôi nét về ngôi thánh đường này.
Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng thứ ba viếng thăm đền thánh. Đức Gioan Phaolô đã tới đây năm 1980 và nâng danh hiệu ngôi đền còn đang xây cất dang dở lên bậc Đền Thánh Kính Đức Mẹ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cũng đã đến đây nhân dịp đại hội đồng các giám mục vùng Nam Mỹ gọi tắt là CELAM năm 2007.
Đây là ngôi đền kính Đức Mẹ lớn nhất thế giới, và tính theo diện tích thì là ngôi nhà thờ lớn thứ hai cuả Giáo Hội Công Giáo, chỉ đứng sau đền Thánh Phêrô ở Rôma.
Tuy đền thánh Aparecida mới phát triển nhưng đã nhanh chóng vượt qua các trung tâm hành hương khác. Số người viếng thăm trong năm 2012 đếm được hơn 11 triệu người, so với Lộ đức trung bình 5 triệu mỗi năm.
Tuy chữ Aparecida có nghiã là "đấng đã tỏ mình ra", nhưng khác với Lộ Đức, Fatima hoặc Guadalupe, không có biến cố Đức Mẹ hiện ra ở đây để truyền bá một thông điệp, cũng không hề có truyền thuyết trong dân gian về việc Đức Mẹ đã xuất hiện để cứu khổ cứu nạn cho dân chúng như ở La Vang bên Việt Nam chúng ta. Ở đây, hiện tượng là một bức tượng nhiệm mầu ban nhiều ơn phúc, một hiện tượng giống như trường hợp bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bị chôn vùi dưới nước ớ giáo xứ La Mã (Bến Tre) hoặc bức tượng Thánh Du bị vỡ nát ở núi Tà Pao, Bình Tuy.
Câu chuyện về đền thờ Aparecida được dân chúng trong vùng kể lại như sau: Vào năm 1717, có 3 ngư phủ đánh cá trên con sông Paraiba. Giống như câu chuyện đánh cá trong phúc âm, ba ngư phủ đánh cá suốt ngày mà không được cá. Trái lại họ lại lưới được một tượng Đức Mẹ bị mất đầu. Sau đó, trong mẽ lưới thứ hai, họ vớt được đầu Đức Me. Cả ba ngư phủ đã đọc kinh kính Đức Mẹ. Sau đó họ thả lưới và bắt được rất nhiều cá.
Câu chuyện trên đã được loan truyền nhanh chóng và dân chúng bắt đầu tôn kính tượng Đức Me Aparecida. Ngôi đền đầu tiên dựng lên để kính Đức Me được xây vào năm 1745
Đến năm 1834 và 1888 dân chúng xây dựng 2 hai đền thờ khác để đáp ứng số khánh hành hương. Tuy thế, đền thờ mới cũng không đủ chỗ nên vào năm 1955, Giáo Hội địa phương đã cho xây ngôi thánh đường mới mà chúng ta thấy ngày nay. Ngôi thánh đường vĩ đại này được xây bằng gạch đỏ, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến khánh thành vào năm 1980.
Thánh đường Aparecida có tháp vòm cao đến 70m và diện tích thánh đường là 18,000 mét vuông, có thể chứa được từ 45,000 đến 70,000 người. Bãi đậu xe của đền thờ có đủ chỗ cho 10,000 chiếc xe hơi đậu
Thành phố Aparecida hiện nay là trung tâm thu hút khách du lịch trên toàn thế giới và sức mạnh kinh tế thành phố này là sống nhờ vào du lịch.
Trong khuôn viên đền thánh, có một tòa nhà rất nổi tiếng tên là Sala das Promessas, tức Sảnh Đường của Các Lời Hứa. Trong sảnh đường này khách hành hương bỏ lại đủ thứ, từ nạng dành cho người tàng tật đến xe lăn, súng ống, xe gắn máy v.v.. Đó là chứng vật khách hành hương muốn để lại để chứng minh ho đã được Đức Mẹ cứu chữa, ban ơn lành.
Cũng có một khu vực bán các kỷ vật cho khách hành hương. Tại đây có 700 cửa tiệm. Có nhiều nhà hàng ăn, khách sạn đáp ứng nhu cầu khách hành hương
Lễ Đức Mẹ Aparecida đã được công nhận từ năm 1930 và hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 10 hàng trăm ngàn người Ba Tây về đây mừng lễ Đức Mẹ Aparecida.