“Giáo hội và giới lãnh đạo Nhà nước ở Nga đã hợp tác với nhau trong tội ác xâm lược, và chia sẻ trách nhiệm về những tội ác đã gây ra, như vụ bắt cóc trẻ em Ukraine gây sốc. Họ đã gây ra đau khổ to lớn không chỉ cho người dân Ukraine, mà còn cho người Nga, những người đã gây ra hơn 100.000 thương vong và phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn ác khủng khiếp,” Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết như trên tại một cuộc hội thảo được tổ chức tại Thượng viện Lithuania.

Sau phát biểu của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, Vlad Mykhnenko, một tín hữu Chính Thống Giáo Nga, một chuyên gia về quá trình chuyển đổi hậu cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ tại Đại học Oxford, nhận xét rằng Thượng Phụ Kirill phải bị thay thế, trước khi Chính Thống Giáo Nga sụp đổ.

Hôm 25 Tháng Tám vừa qua, Tổng Giám Mục Anthony, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, nói với RIA-Novosti rằng Giáo Hội Chính thống giáo Nga sẽ cử một phái đoàn đến Đại hội VII các nhà lãnh đạo các tôn giáo truyền thống và thế giới tại thành phố Nur-Sultan từ ngày 13 đến 15 tháng 9, nhưng Kirill sẽ không đi.

Ông giải thích rằng: “Đã có những trông đợi rằng hai nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp trực tiếp lần thứ hai, sau cuộc gặp gỡ ở Havana, Cuba, vào năm 2016. Dự kiến hai vị có thể gặp gỡ ở Giêrusalem. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm nay, trước sự ngạc nhiên sâu sắc của chúng ta, Vatican đã đơn phương thông báo công khai rằng việc chuẩn bị cho cuộc họp đã bị đình chỉ và cuộc họp này sẽ không diễn ra”

Người ta cho rằng quyết định này của Thượng Phụ Kirill là nhằm cân bằng tỷ số với Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi ngài nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Thượng Phụ Kirill không nên là “cậu bé giúp lễ cho Putin.”

Tuy nhiên, Giáo sư Vlad Mykhnenko cho rằng còn có một lý do nữa là Thượng Phụ Kirill hiện nay chẳng dám đi đâu, ngay cả trong phạm vi nước Nga, chứ đừng nói là ra nước ngoài.

Ở các nước Âu Châu, ngoài việc bắt giữ được thực hiện bởi các cơ quan thực thi pháp luật, còn có việc bắt giữ được thực hiện bởi các công dân đối với các thành phần được cho là nguy hiểm đối với xã hội.

Vlad Mykhnenko chỉ ra trường hợp cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã phải đối mặt với ít nhất 5 sự việc trong đó một số thành viên của công chúng đã cố gắng bắt ông dưới sự “bắt giữ của công dân” vì bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Trường hợp gần đây nhất được ghi lại là vào năm 2014, khi Twiggy Garcia, một người phục vụ quán rượu ở Shoreditch, phía đông London, đặt tay lên vai cựu Thủ tướng Tony Blair và nói với cựu Thủ tướng rằng ông đang bị bắt giữ một công dân vì đã phát động một “cuộc chiến vô cớ chống lại Iraq”.

Garcia yêu cầu cựu Thủ tướng đi cùng anh ta đến đồn cảnh sát. Blair từ chối và cố gắng tranh luận về trường hợp của mình trước khi Garcia bỏ đi. Blair, người khẳng định rằng cuộc xâm lược Iraq là chính đáng, chưa bao giờ bị ICC buộc tội về bất kỳ tội ác nào.

Tương tự, vào năm 2001, nhà hoạt động Peter Tatchell đã cố gắng bắt giữ Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe tại Brussels, Bỉ, vì cáo buộc vi phạm nhân quyền. Anh ta bị các vệ sĩ của Mugabe hành hung và đánh bất tỉnh. Mugabe cũng chưa bao giờ bị ICC buộc tội về bất kỳ tội danh nào và qua đời vào năm 2019.

Mykhnenko cho rằng lệnh bắt giữ của ICC đã khiến Putin trở nên “cực kỳ dễ bị tổn thương” và “bị sỉ nhục” ở chính nước Nga và trên thế giới. Thượng Phụ Kirill chưa bị ICC ra lệnh bắt giữ, nhưng cũng như Thủ tướng Anh Tony Blair và Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, những người chưa từng bị ICC truy nã, Thượng Phụ Kirill hoàn toàn có thể bị làm nhục bởi một biến cố “công dân bắt giữ” do các tai tiếng quá nghiêm trọng.

Chính Thống Giáo Nga nên thay người khác, Giáo sư Vlad Mykhnenko nói.