Một Dấu Chỉ Thời Đại
Cách đây trên dưới 30 năm khi mà ngành khí tượng của nước nhà chúng ta xem ra còn non kém, vì thế các bản thông tin dự báo thời tiết thỉnh thoảng bị lệch nhiều nhất là trong nhũng lúc mưa bão. Nhóm thanh niên nhâm nhi ly cà phê sáng dí dỏm: “Hôm nay trời không nắng thì mưa. Có lúc không mưa cũng không nắng”.
Rất nhiều phương diện của cuộc sống con người hiện đại như kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, quốc phòng…để tồn tại và phát triển thì các tập thể lớn bé như công ty, xí nghiệp, quốc gia phải có tầm nhìn xa, trông rộng. Vì thế ngành dự báo trở thành một nghề chuyên môn. Hiện tượng luận, một trong những môn học của phân khoa triết được áp dụng vào thực tiễn khá rõ nét. Trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vậy, cần phải có những dự báo về xu thế phát triển của con người và xã hội để đáp ứng và thích ứng cho phù hợp hầu khỏi rơi vào tình trạng lỗi thời, tụt hậu, mất quân bình.
Khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã từng khiển trách dân chúng, cách riêng những người lãnh đạo rằng họ biết xem các dấu chỉ tiết thời trời đất để hành xử thích ứng thì sao không nhận xét các dấu chỉ thời đại để nhận ra thánh ý Thiên Chúa? (x.Lc 12,54-59). Giáo Hội Công Giáo luôn khẳng định rằng một trong những cách thế mà Thiên Chúa dùng để mạc khải thánh ý của Người đó là các biến cố lịch sử xét như là những dấu chỉ thời đại.
Là Kitô hữu Công Giáo, tôi tin rằng những lời giảng dạy và cung cách hành xử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Đại diện Chúa Kitô là một trong những dấu chỉ thời đại mà Thiên Chúa dùng để chỉnh sửa đường lối và hình thức sống đức tin của dân Chúa. Vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 17/10/2021, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô để tấn phong giám mục cho Đức ông Guido Marini và Đức ông Andrés Gabriel Ferrada Moreira. Qua những lời nhắn nhủ của vị cha chung toàn Giáo Hội dành cho hai tân giám mục, tôi nhận ra một vài dấu chỉ Thiên Chúa gửi đến cho Giáo hội, mọi phẩm trật và chức bậc như sau:
Mở đầu bài giảng Đức Phanxicô đã khẳng định rằng trách nhiệm cao trọng của các giám mục là tiếp tục sứ vụ cứu độ của Chúa Kitô. Ngài nói: “trong sứ vụ của giám mục, chính Chúa Kitô tiếp tục rao giảng Tin Mừng cứu độ và thánh hóa các tín hữu”. Lời dạy của Đức Thánh Cha nhắc nhớ chúng ta rằng từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, Chúa Kitô đã thông chia cho chúng ta sứ vụ cứu độ nhân trần qua ba chức năng là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Mỗi Kitô hữu phải thực thi sứ vụ này theo bậc sống và hoàn cảnh của mình.
Để cụ thể hóa sứ vụ này cách riêng cho hàng giám mục Ngài tiếp lời: “Chức Giám mục” thực ra là tên của một công việc; sẽ không là giám mục thực sự nếu không có phục vụ; nó không phải là một danh dự, như các môn đệ đã muốn: người ngồi bên phải, người ngồi bên trái”. Chúng ta vốn quen hai từ phục vụ nhưng cần hiểu cho đúng và đầy đủ nghĩa của từ này. Phục vụ là làm công việc của người đầy tớ, người nô lệ. Người phục vụ luôn ghi khắc trong tâm trí rằng việc hầu hạ của mình chính là lẽ sống và cũng chính là sự sống của mình. Làm khuất tất thì nhiều khi sẽ mạng vong. Quả thật, nhiều khi chúng ta quá chú trọng đến chức tước mà quên đi sứ vụ. Chức tước thì rất dễ cám dỗ chúng ta “thích ngẩng đầu”. Nhưng đã là phục vụ thì phải cúi xuống mà thôi.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nhắn nhủ hai tân giám mục và các giám mục hãy chuyên cần học hỏi để có thể chu toàn sứ vụ rao giảng Lời Chúa. Một thực tế khiến chúng ta phải giật mình. Có đó nhiều lời than phiền rằng không ít vị khi lãnh nhận thiên chức linh mục thì lầm tưởng mình đã là “thầy cả” nên “làm thầy tất cả”vì cái gì cũng biết cả! Trong giáo hội vốn quen gọi các giám mục là “thầy dạy chân lý” nên cũng dễ bị cám dỗ cho mình luôn luôn đúng. Một vị linh mục cao niên không biết vì quá đạo đức hay vì lý do nào đó đã nói trước giám mục và linh mục đoàn rằng: “Đức cha là thầy dạy chân lý nên Đức cha không thể sai lầm”. Điều đáng kinh ngạc là lúc ấy không nghe thấy giám mục đính chính. Nhân vô thập toàn. Không một ai trên trần gian này là không thể sai lầm. Chân lý luôn còn ở phía trước. Chính vì thế việc chuyên cần học hỏi là một động thái khiêm nhu. Khiêm nhu để nhìn nhận dù mình là ai, chức vụ nào vẫn còn đó nhiều hạn chế và thiếu sót để biết lắng nghe và đón nhận.
Đoạn kết bài giảng Đức Phanxicô nhắn nhủ các giám mục phải biết gần gũi. Gần gũi với Thiên Chúa bằng sự cầu nguyện, với các giám mục trong tình huynh đệ, với các linh mục trong tình hiệp thông, với đoàn chiên trong tình mục tử mà chính mình cũng là một con chiên được chọn lên. Thiển nghĩ rằng để gần gũi với ai đó thì hẳn nhiên bản thân cần phải ra đi. Để gần gũi với Thiên Chúa qua các giờ cầu nguyện sâu lắng thì phải biết sắp xếp thời giờ để ra khỏi cả những công việc được xem như là quan trọng. Để có thể gần gũi với các giám mục anh em, các linh mục và chiên trong đàn lẫn ngoài đàn thì không thể cứ mãi ngồi một chỗ để chờ người ta tới gặp hoặc nhắc điện thoại gọi người thuộc quyền đến hầu.
Những gì Đức Thánh Cha nhắc bảo các giám mục trong Thánh Lễ tấn phong giám mục vừa qua, nhất là cung cách hành xử của ngài ngay từ khi lên ngai Giáo Hoàng đúng là một dấu chỉ thời đại. Hình ảnh từng đoàn lũ dân chúng lầm than khốn khổ đã và đang đập vào mắt chúng ta. Họ khốn khổ lầm than không chỉ vì dịch bệnh mà hơn nữa vì những người trong phận “đầy tớ” thực ra không làm công việc phục vụ mà nhiều khi chỉ làm việc cai trị. Họ cai trị mà lầm tưởng là phục vụ, vì họ không thực sự cúi xuống. Cung cách người đứng bên trên, kiểu kẻ cả, người có quyền đang nhan nhản trước mắt chúng ta, cụ thể qua các quyết định, các quyết sách chống dịch kiểu chủ quan, duy ý chí.
Một dấu chỉ thời đại: “Giáo Hoàng Phanxicô”. Phải chăng đây là thánh ý Chúa muốn chúng ta phải đổi mới? Thiển nghĩ rằng đúng thế. Nhiều sự ngoài xã hội dường như đang đổi thay cách nhanh chóng rõ nét. Cung cách sống đức tin cũng phải canh tân mỗi ngày. Canh tân, đổi mới phải khởi đi từ trên xuống dưới. Bản thân tin rằng Đức Giáo Hoàng đã đi bước trước. Các giám mục nếu tiếp bước Ngài trong việc đổi thay cung cách sống và sự “phục vụ” thì chắc chắn hàng linh mục sẽ đổi thay. Điều tất yếu kéo theo đó là đoàn dân Chúa sẽ hân hoan đổi mới từng ngày. Đây chính là chứng từ loan báo Tin Mừng cách khả tín và hữu hiệu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Cách đây trên dưới 30 năm khi mà ngành khí tượng của nước nhà chúng ta xem ra còn non kém, vì thế các bản thông tin dự báo thời tiết thỉnh thoảng bị lệch nhiều nhất là trong nhũng lúc mưa bão. Nhóm thanh niên nhâm nhi ly cà phê sáng dí dỏm: “Hôm nay trời không nắng thì mưa. Có lúc không mưa cũng không nắng”.
Rất nhiều phương diện của cuộc sống con người hiện đại như kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, quốc phòng…để tồn tại và phát triển thì các tập thể lớn bé như công ty, xí nghiệp, quốc gia phải có tầm nhìn xa, trông rộng. Vì thế ngành dự báo trở thành một nghề chuyên môn. Hiện tượng luận, một trong những môn học của phân khoa triết được áp dụng vào thực tiễn khá rõ nét. Trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vậy, cần phải có những dự báo về xu thế phát triển của con người và xã hội để đáp ứng và thích ứng cho phù hợp hầu khỏi rơi vào tình trạng lỗi thời, tụt hậu, mất quân bình.
Khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu đã từng khiển trách dân chúng, cách riêng những người lãnh đạo rằng họ biết xem các dấu chỉ tiết thời trời đất để hành xử thích ứng thì sao không nhận xét các dấu chỉ thời đại để nhận ra thánh ý Thiên Chúa? (x.Lc 12,54-59). Giáo Hội Công Giáo luôn khẳng định rằng một trong những cách thế mà Thiên Chúa dùng để mạc khải thánh ý của Người đó là các biến cố lịch sử xét như là những dấu chỉ thời đại.
Là Kitô hữu Công Giáo, tôi tin rằng những lời giảng dạy và cung cách hành xử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Đại diện Chúa Kitô là một trong những dấu chỉ thời đại mà Thiên Chúa dùng để chỉnh sửa đường lối và hình thức sống đức tin của dân Chúa. Vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 17/10/2021, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ thánh Phêrô để tấn phong giám mục cho Đức ông Guido Marini và Đức ông Andrés Gabriel Ferrada Moreira. Qua những lời nhắn nhủ của vị cha chung toàn Giáo Hội dành cho hai tân giám mục, tôi nhận ra một vài dấu chỉ Thiên Chúa gửi đến cho Giáo hội, mọi phẩm trật và chức bậc như sau:
Mở đầu bài giảng Đức Phanxicô đã khẳng định rằng trách nhiệm cao trọng của các giám mục là tiếp tục sứ vụ cứu độ của Chúa Kitô. Ngài nói: “trong sứ vụ của giám mục, chính Chúa Kitô tiếp tục rao giảng Tin Mừng cứu độ và thánh hóa các tín hữu”. Lời dạy của Đức Thánh Cha nhắc nhớ chúng ta rằng từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, Chúa Kitô đã thông chia cho chúng ta sứ vụ cứu độ nhân trần qua ba chức năng là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Mỗi Kitô hữu phải thực thi sứ vụ này theo bậc sống và hoàn cảnh của mình.
Để cụ thể hóa sứ vụ này cách riêng cho hàng giám mục Ngài tiếp lời: “Chức Giám mục” thực ra là tên của một công việc; sẽ không là giám mục thực sự nếu không có phục vụ; nó không phải là một danh dự, như các môn đệ đã muốn: người ngồi bên phải, người ngồi bên trái”. Chúng ta vốn quen hai từ phục vụ nhưng cần hiểu cho đúng và đầy đủ nghĩa của từ này. Phục vụ là làm công việc của người đầy tớ, người nô lệ. Người phục vụ luôn ghi khắc trong tâm trí rằng việc hầu hạ của mình chính là lẽ sống và cũng chính là sự sống của mình. Làm khuất tất thì nhiều khi sẽ mạng vong. Quả thật, nhiều khi chúng ta quá chú trọng đến chức tước mà quên đi sứ vụ. Chức tước thì rất dễ cám dỗ chúng ta “thích ngẩng đầu”. Nhưng đã là phục vụ thì phải cúi xuống mà thôi.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nhắn nhủ hai tân giám mục và các giám mục hãy chuyên cần học hỏi để có thể chu toàn sứ vụ rao giảng Lời Chúa. Một thực tế khiến chúng ta phải giật mình. Có đó nhiều lời than phiền rằng không ít vị khi lãnh nhận thiên chức linh mục thì lầm tưởng mình đã là “thầy cả” nên “làm thầy tất cả”vì cái gì cũng biết cả! Trong giáo hội vốn quen gọi các giám mục là “thầy dạy chân lý” nên cũng dễ bị cám dỗ cho mình luôn luôn đúng. Một vị linh mục cao niên không biết vì quá đạo đức hay vì lý do nào đó đã nói trước giám mục và linh mục đoàn rằng: “Đức cha là thầy dạy chân lý nên Đức cha không thể sai lầm”. Điều đáng kinh ngạc là lúc ấy không nghe thấy giám mục đính chính. Nhân vô thập toàn. Không một ai trên trần gian này là không thể sai lầm. Chân lý luôn còn ở phía trước. Chính vì thế việc chuyên cần học hỏi là một động thái khiêm nhu. Khiêm nhu để nhìn nhận dù mình là ai, chức vụ nào vẫn còn đó nhiều hạn chế và thiếu sót để biết lắng nghe và đón nhận.
Đoạn kết bài giảng Đức Phanxicô nhắn nhủ các giám mục phải biết gần gũi. Gần gũi với Thiên Chúa bằng sự cầu nguyện, với các giám mục trong tình huynh đệ, với các linh mục trong tình hiệp thông, với đoàn chiên trong tình mục tử mà chính mình cũng là một con chiên được chọn lên. Thiển nghĩ rằng để gần gũi với ai đó thì hẳn nhiên bản thân cần phải ra đi. Để gần gũi với Thiên Chúa qua các giờ cầu nguyện sâu lắng thì phải biết sắp xếp thời giờ để ra khỏi cả những công việc được xem như là quan trọng. Để có thể gần gũi với các giám mục anh em, các linh mục và chiên trong đàn lẫn ngoài đàn thì không thể cứ mãi ngồi một chỗ để chờ người ta tới gặp hoặc nhắc điện thoại gọi người thuộc quyền đến hầu.
Những gì Đức Thánh Cha nhắc bảo các giám mục trong Thánh Lễ tấn phong giám mục vừa qua, nhất là cung cách hành xử của ngài ngay từ khi lên ngai Giáo Hoàng đúng là một dấu chỉ thời đại. Hình ảnh từng đoàn lũ dân chúng lầm than khốn khổ đã và đang đập vào mắt chúng ta. Họ khốn khổ lầm than không chỉ vì dịch bệnh mà hơn nữa vì những người trong phận “đầy tớ” thực ra không làm công việc phục vụ mà nhiều khi chỉ làm việc cai trị. Họ cai trị mà lầm tưởng là phục vụ, vì họ không thực sự cúi xuống. Cung cách người đứng bên trên, kiểu kẻ cả, người có quyền đang nhan nhản trước mắt chúng ta, cụ thể qua các quyết định, các quyết sách chống dịch kiểu chủ quan, duy ý chí.
Một dấu chỉ thời đại: “Giáo Hoàng Phanxicô”. Phải chăng đây là thánh ý Chúa muốn chúng ta phải đổi mới? Thiển nghĩ rằng đúng thế. Nhiều sự ngoài xã hội dường như đang đổi thay cách nhanh chóng rõ nét. Cung cách sống đức tin cũng phải canh tân mỗi ngày. Canh tân, đổi mới phải khởi đi từ trên xuống dưới. Bản thân tin rằng Đức Giáo Hoàng đã đi bước trước. Các giám mục nếu tiếp bước Ngài trong việc đổi thay cung cách sống và sự “phục vụ” thì chắc chắn hàng linh mục sẽ đổi thay. Điều tất yếu kéo theo đó là đoàn dân Chúa sẽ hân hoan đổi mới từng ngày. Đây chính là chứng từ loan báo Tin Mừng cách khả tín và hữu hiệu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.