Trong hoàn cảnh dịch bệnh, vì một số biện pháp cách ly xã hội của Chính Quyền dân sự, các nhà thờ bị đóng cửa, các cuộc cử hành lễ nghi tôn giáo bị cấm chỉ hoặc hạn chế số người tham dự. Thế là nảy sinh hình thức Thánh Lễ trực tuyến (online). Đây là một biện pháp tạm gọi là “chữa cháy” trong tình cảnh như bất khả kháng. Thời gian một vài tuần thì chẳng sao, nhưng nếu kéo dài nhiều tháng hay cả năm thì xem ra có vấn đề hệ lụy kéo theo.
Ngày 17/4/2003 Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia. Ngài khẳng định Giáo Hội cử hành Bí tích Thánh Thể nhưng chính Thánh Thể làm nên Giáo Hội. “Giáo Hội được khai sinh từ mầu nhiệm vượt qua. Chính vì thế mà Thánh Thể, Bí tích tuyệt hảo của mầu nhiệm vượt qua, nằm ở trung tâm đời sống Giáo Hội. Người ta nhận thấy rõ ngay từ những hình ảnh đầu tiên của Giáo Hội mà sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại cho chúng ta: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Số 3).
Ngay từ thuở ban đầu hình thành thì nhờ ơn Chúa, Giáo Hội được củng cố và phát triển bằng nhiều phương thế nhưng phải kể là những buổi họp chung để cử hành “Bữa Tiệc của Chúa” vào mỗi ngày Chúa Nhật. Chính qua “Bữa Tiệc” này Kitô hữu tưởng niệm nghĩa là sống mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Khi hiệp thông với Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô qua Bí Tích Thánh Thể Kitô hữu được hiệp thông nên một với nhau. Đây chính là hình ảnh rõ nét về căn tính của Giáo Hội là đoàn dân Chúa được quy tụ.
Phải chăng từ ngữ nói về Giáo Hội (Ecclesia – Church – Eglise) được áp dụng chỉ về các nhà thờ (ecclesia – church – église) vốn là nơi tín hữu Kitô quy tụ để sống tình hiệp thông đặc biệt qua việc cử hành Bí tích Thánh Thể? Trong đời sống đức tin của Kitô hữu, ngoại trừ anh em Tin Lành, thì bình thường Bí tích Thánh Thể được cử hành trong Thánh lễ tại các nhà thờ, nơi cộng đoàn tín hữu quy tụ.
Vì dịch bệnh rất nhiều ngôi nhà thờ phải đóng cửa theo lệnh của Chính Quyền dân sự. Hình thức tham dự Thánh Lễ online mở ra. Cần phải nhìn nhận mặt tốt của hình thức này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần phải cảnh giác một vài nguy cơ hay là chước cám dỗ thần dữ giăng ra. Tâm lý bình thường thì ai cũng thích sự thoải mái. Trong cung cách sống đạo, Kitô hữu cũng khó vượt qua chước cám dỗ tinh vi này. Ở nhà tham dự Thánh Lễ thì đỡ vất vả hơn và nhất là lướt qua trang mạng thông tin thì sẵn có rất nhiều khung giờ để chọn lựa. Hơn nữa nếu giả như có lỡ quên thì lương tâm bớt áy náy.
Xin bỏ qua hình thức sống đạo kiểu như còn “thiếu trưởng thành” này để lưu ý đến một nguy cơ đáng sợ hơn qua sự tham dự Thánh Lễ online đó là từ một kiểu cách sống đạo cá vị dần dẫn đến lối sống đức tin vị kỷ. Tham dự Thánh Lễ online một thời gian dài rất dễ hình thành thói quen sống đức tin vì mình, giữ đạo cho bản thân mình. Tính cộng đoàn ngày càng phai nhạt từ trong tâm trí đến lối sống thực tế. Mất đi tính cộng đoàn thì căn tính của Giáo hội sẽ không còn.
Một linh mục đã than thở: Tình hình đã khá rồi, người ta (Chính quyền) đã cho tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ với số lượng không quá 50% công suất (sức chứa). Thế mà Chua Nhật vừa rồi nhà thờ của mình chỉ có 5 sơ và 9 vị trong Ban Hành Giáo và Ban Phụng vụ. Có thể đây là một trong những trường hợp quá cá biệt, thế nhưng đã có thông tin từ các quốc gia vốn đã cho sinh hoạt tôn giáo bình thường thì số người trở lại nhà thờ, tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật với tính cách cộng đoàn giảm đi 30%.
Chuyện kể: Hai con quỷ “cỡ bự” ngồi hầu Luxiphe, chúng bàn bạc kế sách chống phá Giáo Hội để dâng lên tướng quỷ. Bàn tới, bàn lui nhiều cách nhưng cả hai chưa thể thống nhất vì thấy Giáo Hội là một tập thể khó bẻ gãy. Thấy thế Luxiphe nói ngay: tụi bây không nhớ chuyện tích bó đũa hả. Cứ dụ cho tui nó tách ra từng đứa một như từng chiếc đũa thì bẻ gãy cái rụp. Bỗng một tên quỷ nhóc ngồi dưới cười ha hả: “Quỷ vương sáng suốt, sáng suốt. Tụi nó mà tách ra từng đứa thì tụi em khỏe, ngồi chơi xơi rượu thịt, vì khi đó tụi nó đâu còn là Giáo Hội nữa”. Luxiphe tiếp: “Nè mà nhớ là dụ làm sao cho chúng tin rằng mình vẫn giữ đạo, vẫn lo cho phần rỗi linh hồn riêng của chúng nghen”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày 17/4/2003 Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia. Ngài khẳng định Giáo Hội cử hành Bí tích Thánh Thể nhưng chính Thánh Thể làm nên Giáo Hội. “Giáo Hội được khai sinh từ mầu nhiệm vượt qua. Chính vì thế mà Thánh Thể, Bí tích tuyệt hảo của mầu nhiệm vượt qua, nằm ở trung tâm đời sống Giáo Hội. Người ta nhận thấy rõ ngay từ những hình ảnh đầu tiên của Giáo Hội mà sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại cho chúng ta: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Số 3).
Ngay từ thuở ban đầu hình thành thì nhờ ơn Chúa, Giáo Hội được củng cố và phát triển bằng nhiều phương thế nhưng phải kể là những buổi họp chung để cử hành “Bữa Tiệc của Chúa” vào mỗi ngày Chúa Nhật. Chính qua “Bữa Tiệc” này Kitô hữu tưởng niệm nghĩa là sống mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Khi hiệp thông với Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô qua Bí Tích Thánh Thể Kitô hữu được hiệp thông nên một với nhau. Đây chính là hình ảnh rõ nét về căn tính của Giáo Hội là đoàn dân Chúa được quy tụ.
Phải chăng từ ngữ nói về Giáo Hội (Ecclesia – Church – Eglise) được áp dụng chỉ về các nhà thờ (ecclesia – church – église) vốn là nơi tín hữu Kitô quy tụ để sống tình hiệp thông đặc biệt qua việc cử hành Bí tích Thánh Thể? Trong đời sống đức tin của Kitô hữu, ngoại trừ anh em Tin Lành, thì bình thường Bí tích Thánh Thể được cử hành trong Thánh lễ tại các nhà thờ, nơi cộng đoàn tín hữu quy tụ.
Vì dịch bệnh rất nhiều ngôi nhà thờ phải đóng cửa theo lệnh của Chính Quyền dân sự. Hình thức tham dự Thánh Lễ online mở ra. Cần phải nhìn nhận mặt tốt của hình thức này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần phải cảnh giác một vài nguy cơ hay là chước cám dỗ thần dữ giăng ra. Tâm lý bình thường thì ai cũng thích sự thoải mái. Trong cung cách sống đạo, Kitô hữu cũng khó vượt qua chước cám dỗ tinh vi này. Ở nhà tham dự Thánh Lễ thì đỡ vất vả hơn và nhất là lướt qua trang mạng thông tin thì sẵn có rất nhiều khung giờ để chọn lựa. Hơn nữa nếu giả như có lỡ quên thì lương tâm bớt áy náy.
Xin bỏ qua hình thức sống đạo kiểu như còn “thiếu trưởng thành” này để lưu ý đến một nguy cơ đáng sợ hơn qua sự tham dự Thánh Lễ online đó là từ một kiểu cách sống đạo cá vị dần dẫn đến lối sống đức tin vị kỷ. Tham dự Thánh Lễ online một thời gian dài rất dễ hình thành thói quen sống đức tin vì mình, giữ đạo cho bản thân mình. Tính cộng đoàn ngày càng phai nhạt từ trong tâm trí đến lối sống thực tế. Mất đi tính cộng đoàn thì căn tính của Giáo hội sẽ không còn.
Một linh mục đã than thở: Tình hình đã khá rồi, người ta (Chính quyền) đã cho tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ với số lượng không quá 50% công suất (sức chứa). Thế mà Chua Nhật vừa rồi nhà thờ của mình chỉ có 5 sơ và 9 vị trong Ban Hành Giáo và Ban Phụng vụ. Có thể đây là một trong những trường hợp quá cá biệt, thế nhưng đã có thông tin từ các quốc gia vốn đã cho sinh hoạt tôn giáo bình thường thì số người trở lại nhà thờ, tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật với tính cách cộng đoàn giảm đi 30%.
Chuyện kể: Hai con quỷ “cỡ bự” ngồi hầu Luxiphe, chúng bàn bạc kế sách chống phá Giáo Hội để dâng lên tướng quỷ. Bàn tới, bàn lui nhiều cách nhưng cả hai chưa thể thống nhất vì thấy Giáo Hội là một tập thể khó bẻ gãy. Thấy thế Luxiphe nói ngay: tụi bây không nhớ chuyện tích bó đũa hả. Cứ dụ cho tui nó tách ra từng đứa một như từng chiếc đũa thì bẻ gãy cái rụp. Bỗng một tên quỷ nhóc ngồi dưới cười ha hả: “Quỷ vương sáng suốt, sáng suốt. Tụi nó mà tách ra từng đứa thì tụi em khỏe, ngồi chơi xơi rượu thịt, vì khi đó tụi nó đâu còn là Giáo Hội nữa”. Luxiphe tiếp: “Nè mà nhớ là dụ làm sao cho chúng tin rằng mình vẫn giữ đạo, vẫn lo cho phần rỗi linh hồn riêng của chúng nghen”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột