Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm B (Acts 10: 25-26, 34-35, 44-48; Psalm 98; 1John 4: 7-10; John 15:9-17)

Không bao giờ có khoảnh khắc mê muội khi mà Thánh Thần can dán. Thần khí có thể là trải nghiệm hân hoan và hòa hợp với thế hệ của những Ki-tô hữu sơ khai. Nó có một ý chí của riêng nó và chút ít quan tâm đến những tổn hại, quan điểm, sự lựa chọn hoặc những thuyết thần học của chúng ta. Điều đó có thể là lý do tại sao mà chúng ta cố gắng gìn giữ nó chế độ ổ khóa và chìa khóa. Thần Khí đã làm Thánh Phê-rô phải kinh ngạc và bạn bè của ông bởi ra lệnh cho họ ăn thức ăn không có sự phân biệt khác nhau – không có gì mà Thiên Chúa sáng tạo mà gọi là không tinh khiết.

Bây giờ quán xá được mọc lên: cũng không ai ngăn cản hoặc phân biệt cốt để được tinh khiết. Cornelius là một sỹ quan quân đội Roma, và là một trong số những người thù ghét những lực lượng chiếm đóng cũng như những người không phải là Do Thái. Họ rất đỗi kinh ngạc, Thân Khí đã tuôn đổ trên Cornelius và hết thảy gia đình ông – và thậm chí họ chưa được rửa tội. Sự mặc khải đã bắt đầu tỏ sáng trên thánh Phê-rô với một sức mạnh phi thường: thiên chúa giữ vai trò không có người nào là ưu ái và không ai là sở hữu riêng của Thiên chúa hay bất kỳ sự liên đối đặc biệt nào. Thiên chúa hiểu rõ trái tim nhân loại – bất kỳ người nào của một dân tộc nào hoặc một tổ chức đoàn thể nào mà những người thực hiện những gì là thiện hảo, công chính và tôn kính Thiên Chúa. Người thừa nhận rằng không có những ranh giới, những luật lệ con người hoặc thiên kiến đứng giữa con người với Thiên Chúa.

Cornelius và đại gia đình ông được rửa tội và chào đón vào giáo đoản. điềunày dường như giống như chiếc mũ cũ kỹ đối với hai mươi thế kỷ sau, nhưng là một biến đổi to lớn ở thế kỷ thứ nhất. Về tư tưởng thứ hai, có lẽ chúng ta chưa thực sự lưu giữ trong tim như chúng ta mong muốn. Chúng ta vẫn vẽ những đường trên cát để phân chia và ngăn chặn, và chúng ta vẫn tự dối mình với những ý tưởng về những liên kết đặc biệt với Thiên Chúa. Những mã số mang tính chất thiêng liêng, những hệ thống đẳng cấp trong xã hội và những rào cản của mọi trạng thái khác nhau vẫn đặt nặng trong chúng ta. Sự hiện diện của Thần Khí có thể được nhận biết bằng cách con người cùng nhau đạt đến trong yêu thương và phục vụ, và bằng cách hủy bỏ mọi thứ mà chúng gây chia rẽ. Chúng ta có thể duy nhất tưởng tượng những gì mà sự hạ cố của Thần Khí trong thời đại của chính chúng ta có thể đưa vào con đường của sự thay đổi, bất ngờ và thử thách.

Tại sao Chúa Giê-su chính Người đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về sự cân nhắc tính ưu việt của tình yêu như vậy? Tại sao Người “lệnh” chúng ta phải yêu thương? Chúa Giê-su của Thánh Gio-an đã có một phưng trình rất đơn giản: Thiên Chúa là tình yêu. Do đó mọi người biết yêu thương là được sinh ra bởi Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa. Những người không yêu thương là những người không có một đầu mối. Tình yêu mang đặ điểm cho cả hai Thiên Chúa và những tín hữu chân chính và là giao ước quí báu liên kết họ lại với nhau. Điều đó gợi cảm làm sao! Tình yêu của Chúa Cha dành cho Chúa Con là sự sinh động của Thiên Chúa Ba Ngôi và Chúa Giê-su đã quả quyết với các môn đệ của Người rằng Người yêu họ với một tình yêu tương tự mà Người đã lãnh nhận từ Chúa Cha – nói một cách khác, chúng ta được đón mời để sống bên trong đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Mẫu gương cao cả của tình yêu là khiêm hạ đời mình cho người khác, và tấm gương cao cả của thứ tình yêu ấy là Chúa Giê-su chính Người và sự hy sinh của Người nhân danh chúng ta. Chúng ta noi theo mẫu tình yêu ấy với mức độ chúng ta tự toát ra.

Có hai khía cạnh đáng chú ý đối với mối qua nhệ Ba Ngôi này: thứ nhất là hân hoan – không phải là niềm hân hoan giả tạo hay ngọt lịm trữ tình mà là niềm hân hoan duy nhất có thể toát ra từ những ai có sự hiểu biết cá nhân về Thiên Chúa và những ai hoàn toàn nhận thức rằng họ dù là nam hay nữ đều được yêu thương bởi Thên Chúa. Sự trải nghiệm tình yêu hoàn thiện của Thiên Chúa không thể chia lìa khỏi niềm hân hoan và là sự khảo sát chính xác đáng tin cậy. Thứ hai là tình bạn thiêng liêng. Chúa Giê-su mời đón các môn đệ của Người – như chính chúng ta được mời – không còn là địa vị của người tôi tớ.

Mức độ thân thiết mà Chúa Giê-su gọi chúng ta có thể được bày tỏ như tình bạn – mối quan hệ mà ở đó có sự trong suốt, chia sẻ, tin tưởng và cam kết.

Trú ngụ trong tình yêu của Đức Ki-tô và sống cuộc sống của chính chúng ta là sự phô diễn của tình yêu đem chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa và gần hơn với bản chất đích thực của chính chúng ta.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)