Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C (Wisdom 11: 22-12:0 2; Thessalonians 1: 11- 02; Luke 19: 1-10)

Nhiều người đã nhìn lên những vì sao và đã đánh mất đức tin của họ - trong bối cảnh bao la vô tận mà chúng ta đang tồn tại là gì? Tuy nhiên, những người khác cùng chiêm ngưỡng những vì tinh tú đó và trải nghiệm những gì mà chỉ có thể được gọi là sự chiếu sáng huyền bí.

Tác giả của sách Khôn Ngoan có thể được gộp vào những nhóm sau đó. Sự nhận thức trong trạng thái ngất ngây của ông mặc dù đó là sự hạn hữu hiển nhiên và vô nghĩa của chúng ta được đánh giá cao và được yêu thương. Thế giới này phải được tính đến sự kỳ vĩ của Thiên Chúa – ăn cắp câu của Gerard Manley Hopkins. Nó cũng được tính đến một số khả năng nhận thức tiềm ẩn uyên thâm và sự sáng tạo của Thiên chúa. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi điều đang tồn tại, không ghét bỏ bất cứ điều gì mà Người đã tạo ra. Tinh thần bất diệt của Thiên Chúa sống trong tất cả mọi thứ, Thiên Chúa thể hiện lòng từ bi và nhân hậu cho tất cả mọi sự sáng tạo mà không có sự phân biệt.

Tất cả những điều này có thể được xem như duy nhất một số bài thơ trác tuyệt về Thiên Chúa, nhưng cũng có một số hậu quả sâu sắc mà suy ra từ thần học. Chúng ta chê bai một cách thích đáng những thuyết thần học và hệ thống tư duy mà coi thường chất liệu sáng tạo. Vả lại nữa, chúng ta đối xử với trật tự sáng tạo với một phong cách chai lì và ngạo mạn như thể nó là điều gì đó để khai thác và xử lý theo ý muốn.

Nếu chúng ta tiếp nhận sách Khôn Ngoan một cách đúng đắn rồi từ phương thức ấy để chúng ta hành xử hướng về sự sáng tạo không thể bị chia cắt đường lối để chúng ta quan hệ với Thiên Chúa mà tâm hồn của chúng ta tồn tại trong tất cả mọi điều. Và vì Thiên Chúa từ bi, đầy nhận hậu và nhẫn nại đối với tất cả mọi người – và Thánh Linh của Người ngự trị trong tất cả mọi người – để rồi bằng cách nào chúng ta ứng xử với tha nhân mà không bị tách biệt với phong cách mà chúng ta đối xử với Thiên Chúa. Chúng ta tất cả đều thuộc mối quan hệ tương tác – con người, sự sáng tạo và Thiên Chúa – và cả ba đều phải được tôn trọng, vinh danh và yêu mến. Sự thù ghét người khác, ý tưởng bệnh hoạn lo sợ trừng phạt, sợ hãi Thiên Chúa và cùng với thái độ ích kỷ, độc quyền không bắt nguồn từ Thiên Chúa và cũng không dẫn đến Người.

Môn đệ của Thánh Phao-lô người mà đã viết 2 Thessalonians đã có những tư tưởng tương tự trong tiềm thức khi ông khuyên những độc giả của mình đừng bị lung lạc bởi sợ hãi và lo âu. Nhiều người đã dùng ngôn ngữ tôn giáo để quấy nhiễu và gây hoảng sợ, thường với một mong muốn thống trị và kiểm soát. Khi hành động và tư tưởng của chúng ta ăn sâu vào trong tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân thì hoàn toàn không còn phải sợ hãi. Sau cùng, Chúa Giê-su được vinh hiển trong chúng ta và chúng ta ở trong người.

Không nơi nào mà sự liên kết của mọi sự sáng tạo và sự tất cả sự sống loài người mà lại hiển nhiên hơn so với thái độ của Chúa Giê-su. Xu hướng nhân loại là phải phân chia con người thành từng loại: thiện và ác (phàm những ai chúng ta không thích hoặc những ai khác biệt), được cứu rỗi và không được cứu rỗi, được chấp nhân và không được chấp nhận, vân vân và vân vân. “Những thảo luận” trong phương tiện truyền thông, chính trị hoặc trong giới tôn giáo tất cả đều mang một nhân chứng nghiệt ngã đối với cách nghĩ phán xét này. Ai là những loại người mà xúc phạm đến sự nhạy cảm của chúng ta, sự chính thống, lòng ái quốc hoặc thái độ đúng đắn của ai mà chúng ta có thể làm mất uy tín và khước từ?

Vào thế kỷ thứ nhất, xứ Judea không ai bị khinh miệt và ghét bỏ hơn người thu thuế. Những danh hiệu tự nó trói buộc một cách dễ dàng đối với những cá nhân này: kẻ tống tiền hut máu, tên phản bội và người cộng tác vô danh tiểu tốt.

Và khi ấy tất cả những người “thiện hảo” và “khả kính” trong thị trấn, Chúa Giê-su chọn viếng thăm nhà của Zacchaeus, người thu thuế và dùng cơm với ông ta. Những điều như vậy đơn giản đã không được thực hiện. Hầu như người ta có thể nghe những tiếng thở hổn hển của tập thể và những tiếng thì thầm cáu giận khi Chúa Giê-su thông báo ý định của Người. Nhưng một điều gì đó kỳ diệu đã xảy ra với Zacchaeus. Đã được sự chấp nhận và yêu thương vô điều kiện và giờ đây ông đã có một ý nghĩ mới đối với chính mình. Được khuyến khích bằng nhận thức mới của mình, ông đề nghị chia một nửa số tài sản của ông cho người nghèo và thực hiện bồi thường gấp bốn lần cho bất cứ ai mà ông đã gian lận. Chúa Giê-su nhận ra rằng ơn cứu độ đã đến với Zacchaeus bởi ông ta cũng là con cái Abraham.

Nói một cách khác, thậm chí những ai mà cuộc sống của họ trong cảnh hỗn mang thì địa vị và thân thế cũng không mất vì là những thành viên thuộc gia đình Thiên Chúa và Thiên Chúa không lãnh đạm, thờ ơ đối với họ.

Chúa Giê-su nhấn mạnh rằng Người là sứ vụ giải cứu – ném dây an toàn cho những ai đang trong cơn chết đuối, không đứng trên bờ biển mà lý luận đạo đức và lên án, và đó là điểm nổi bật của ba bài đọc: Thiên Chúa không bao giờ chia cắt hoặc tách biết bất cứ thành phần nào thuộc sự sáng tạo của Người và Thiên Chúa cũng không quay lưng đối với bất kỳ ai mà người làm việc không ngừng cho sự cứu rỗi và hàn gắn cho tất cả mọi người.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)