Linh mục đọc lời Truyền phép từ xa bao nhiêu thì thành sự?



Hỏi: Chủ tế có thể đứng cách bàn thờ bao xa để truyền phép và ngài có thể chủ tọa bao nhiêu bàn thờ một trật? Tình huống tôi đã chứng kiến là ở trong một phòng hội nghị rộng lớn nơi bánh và rượu được chuẩn bị tại mỗi bàn ở đó tám người ngồi xung quanh và linh mục ở tại một bàn khác cuối phòng. Tôi đặt thành vấn đề tính thành sự của sự truyền phép tại bất cứ bàn thờ nào trừ bàn thờ nơi linh mục đang ở. Nếu điều này thành sự, bấy giờ điều gì ngăn cấm một vị thừa sai hay giám mục truyền phép tất cả những yếu tố trên tất cả các bàn thờ tại một thời ấn định xuyên suốt giáo xứ hay giáo phận của ngài? Có người nói vị trí thành sự dựa trên ý định, như vậy cha có thể có một ý định rất rộng , không? D.H.,Salem, Missouri.

Trả lời: Giải đáp của cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Có nhiều điểm cần phải xử lý.

Không cần phải nói, tình huống được mô tả biểu hiện một sự lạm dụng rất nặng về những qui tắc phụng vụ, và chứng tỏ sự bất kính đối với Thánh Thể, và khoa thần học rất nghèo nàn. Có thể quá dài giòng nếu kê khai tất cả nhnững sai phạm về luật phụng vụ. Nhưng lúc đó, điều không chắc là linh mục kẻ thực hiện nghi thức này có quan tâm cao nhất về việc tuân thủ luật phụng vụ

Chỉ cần xét một phương diện, việc làm đó chắc chắn đi ngược lại huấn thị “Redemptionis Sacramentum,” Số 38 và 77:

“Bản chất của Bí tích Thánh Thể không chỉ là bữa ăn chung, mà còn và trước tiên là hy lễ, do đó giáo lý vững bền của Giáo Hội phải được xem là một trong những chìa khóa cho việc tham dự của mọi tín hữu vào Bí Tích cực thánh. Vì thiếu giá trị hy lễ, Mầu Nhiệm Thánh Thể không có ý nghĩa và giá trị hơn một buổi gặp gỡ giao hảo và huynh đệ.” [38]

“Tuyệt đối không được phép nối kết việc cử hành Thánh Lễ với một bữa ăn thường, cũng không được liên kết Thánh Lễ với một bữa tiệc. Ngoại trừ trường hợp tối cần thiết, không được phép cử hành Thánh Lễ trên một bàn ăn, hoặc trong một nhà ăn, hoặc trong một nơi được dùng vào mục đích ăn uống, cũng như trong bất cứ chỗ nào có thức ăn, cũng như trong một nơi những người dự Thánh lễ đang ngồi vào bàn.

Nếu trong trường hợp tối cần thiết, phải cử hành Thánh Lễ trong cũng một nơi mà người ta dự kiến sẽ dùng bữa sau đó, thì phải giữ một khoảng thời gian giữa cuối thánh Lễ và đầu bữa ăn, và cấm trình diện thức ăn cho tín hữu trong lúc cử hành Thánh Lễ.” [77]

Một điểm trầm trọng hơn nhiều liên quan tính thành sự của sự truyền phép giả định tại những bàn khác. Ở đây chúng ta phải xem xét nhiều điểm, vì một câu trả lời dứt khoát không dễ.

Theo giáo lý Công Đồng Trent, ý định bí tích phải được làm như Giáo Hội làm mỗi khi thực hiện nghi thức này. Điều này có nghĩa là chủ tế ít nhất phải có ý truyền phép bánh và rượu.

Điều này không có nghĩa là linh mục có ý theo tất cả những qui tắc Giáo Hội khi làm như vậy. Miễn là chất liệu và công thức đúng được kết nối với ý định, Giáo Hội có lẽ thường công nhận sự thành sự của một việc cử hành Thánh Thể cách lạm dụng khi nhiều qui tắc bị coi thường.

Dồng thời, những lạm dụng có thể tới một mưc độ đến nỗi chúng chứng tỏ chủ tế không còn có ý làm như Giáo Hội làm. Và do đó bí tích có thể không thành sự cả khi chất liệu và công thức được sử dụng là đúng.

Như vậy, ví dụ, Giáo hội đã công khai tuyên bố không công nhận việc rửa tội của những nhóm như những Chứng nhân Jehovah hay những người Mormons. Mặc dầu họ có thể sử dụng một công thức rửa tội đúng, họ không tin Chúa Ba Ngôi—và như vậy đó không phài là bí tích như những Kitô hữu hiểu.

Trong trường hợp này, có thể lý luận rằng mức độ lạm dụng thái quá nên ý định không còn tương ứng nữa với ý của Giáo Hội. Lý luận có thể nhưng không tuyệt đối chắc.

Vấn đề khoảng cách cũng phải được xử lý. Như độc giả chúng ta chỉ rõ, nếu ý định mà thôi là đủ, thì cái gì có thể ngăn trở sự truyền phép từ khoảng cách xa? Ở đây những lời truyền phép sẽ giúp chúng ta. Phải có ý nghĩa nào đó cho những tiếng “Này là,” Nầy là mình Thầy (máu).” Tiếng “this”—này, không như tiếng “that” hay là “over there.” (kia là)

Những qui tắc phụng vụ đòi buộc cái gì phải được truyền phép thì hiện diện trước linh mục trên bàn thờ và trên khăn corporal (khăn thánh) Trong những hoàn cảnh rất đặc biệt, như những Thánh Lễ giáo hoàng đông người, những bình đựng bánh lễ được các linh mục và phó tế cầm, họ đứng xung quanh hay liền sau bàn thờ lúc đọc Kinh Thánh Thể.

Như vậy tương quan giữa bàn thờ và những bánh lễ để truyền phép, phải luôn được giữ dầu trong vài trường hợp khoảng cách thể lý có thể tương đối rộng.

Trong một hay hai dịp, khi số người làm cho những linh mục xung quanh bàn thờ không thể cho hết mọi người Rước Lễ từ những bánh lễ được truyền phép trong Thánh lễ, thì những bánh đã được truyền phép trong một thánh Lễ khác và được lưu giữ trong một nhà thờ gần bên, có thể được sử dụng để cho những người xa nhất Rườc lễ. Cả Đức Thánh Cha cũng không tin rằng ngài có thể truyền phép từ xa.

Điểm này cũng có thể làm cho xem ra chắc hơn là việc truyền phép thực hiện tại những bàn khác thì không thành sự. Một lần nữa, luận cứ không kín gió, nhưng có lẽ. Và như vậy linh mục không nên tiến hành như đã làm, bởi vì chúng ta không thể đùa vơi tình thành sự của các bí tích.

Một trường hợp nhu thế phải được trìnhh lên giám mục kẻ có nhiệm vụ bảo đảm linh mục đương sự hiểu đầy đủ tính trầm trọng việc làm của mình và để bảo đảm sẽ không có lập lại.

Tiếp : Tại sao không đọc “Amen” cuối kinh Lạy Cha

Nhiều độc giả trả lời cho những bài giải thích của chúng tôi về việc bỏ tiếng “Amen” cuối kinh Lạy Cha (Nov. 7)

Một bài giải thích bắt nguồn từ một người Anh Giáo lỗi lạc đã viết: “Cha McNamara-không nói—và tôi đã tưởng luôn luôn—là thói quen ngày nay, cách rộng rải, thêm tiêng ‘Amen’ vào những kinh do kẻ khác đọc—chỉ sự ưng tjuận—nhưng không thêm vào những kinh người ta đọc một mình. Như vậy, trong nghi thức Roma, kinh dọn mình linh mục đọc liền trước khi Rước Lễ không có tiếng ‘Amen’ trong khi những kinh chính (cộng đồng nghe) có tiếng ‘Amen’ thêm vào. Mutatis mutandis, (Điều gì đáng sữa, đã được sữa), kinh ‘Kính Mừng Maria trong kinh truyền Tin—hay là khi được sử dụng trong Kinh Giáo Dân—có khuynh hướng bỏ tiếng ‘Amen.’ Sự trừ lớn cho luật này là kinh Gloria và Credo được mọi người đọc và có tiếng Amen nhưng, chắc chắn, điều đó là để công nhận bản tính xưa của những văn bản và việc phổ nhạc của những văn bản đó.”

Lời giải thích này liên quan tới bản tính của tiếng “Amen” là một câu trả lời cho những kinh do kẻ khác đọc, có thể cống hiến một sự giải thích nữa tại sao tiếng đó bị bỏ khỏi kinh Lạy Cha đọc trong Thánh Lễ.

Như độc giả chúng ta chỉ rõ, đó là một luật rộng và có nhiều luật trừ. Ví dụ, tiếng ‘ Amen’ bị bỏ sau kinh Lạy Cha đọc trong Kinh Sáng và Chiều của Kinh Thần Vụ. Nhưng tiếng đó được đọc trong kinh “Sáng Danh Đức Chúa Cha” mà mọi người đọc cuối mỗi thánh vịnh trong Kinh Thần Vụ.

Tương tự, thói quen phụng vụ không cần thiết thực hiện trong kinh cá nhân và những kinh chính thức đọc chung, như Cuốn Cẩm Nang các An Xá, và Sách Tóm Giáo Lý, hầu hết bao hàm tiếng ‘Amen’ cuối kinh mà không phân biệt để đọc riêng tư hay tập thể.

Một độc giả từ Kansas hỏi: “Tôi muốn biết tại sao tiếng cuối cùng của Kinh Lạy Cha cũng bị bỏ. Tiếng đó là ‘one.’ Tức là, ‘deliver us from the evil one.” (xin cứu chúng tôi khỏi kẻ dữ)

Sách Giáo lý nói rõ trong những số 2850-2854 rằng sự xin khỏi sự dữ không phải là một điều trừu tượng nhưng qui chiếu về một người, Satan, kẻ dữ. Tuy nhiên, bản văn gốc Hy lạp, công nhận cả hai cách dịch (“khỏi sự dữ” hay là “khỏi kẻ dữ”} và bản dịch hiện nay tôn trọng sự trình diễn truyền thống đã gặp trong bản dịch King James 1611.

Sau cùng, một độc giả hỏi cách đọc tiếng “Amen.”

Nhiều tiếng ngoại ngữ đi vào trong tiếng Anh lấy một sự sống của riêng chúng và kết thúc bằng mang sự giống chút ít với cách đọc nguyên thủy. Vì những luât đọc Anh ngữ có phần biến đổi, nên khó mà nói có một cách đọc chính xác tiếng này trong tiếng Anh.

Sau khi đã nói hết, tiếng Hy bá “amen” đã sống sót kha khá nguyên vẹn mặc dầu có những khác biệt cách đọc theo vùng.

Bên kia Hiệp-Chúng-Quốc hầu hết những người nói tiếng Anh có xu hướng đọc AH-men. Tại Hiệp-Chúng-Quốc hình thức AY-men có lẽ thường hơn, nhưng cả ở đó hình thức AH-men hâu như được sử dụng không thay đổi khi hát hay là đọc kinh bẳng tiếng Latinh. Một số kinh hát nghi thức-phương Đông vang lên gần AH-mim hơn là AH-men.

Cuối cùng, điều quan trọng là hiệp lòng và linh hồn với những kinh phụng vụ hơn là phát âm chúng với một giọng hoàn hảo.