Tình trạng phá thai khác nhau ở nhiều quốc gia

Tỉ lệ phá thai tại Mỹ giảm, còn ở nước khác thì lại gia tăng

WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Mức độ phá thai đang giảm xuống tại Hoa Kỳ, nhưng lại gia tăng lên tại Tây Ban Nha và Anh Quốc. Một bài báo ra ngày 19 tháng 7 trên tờ Bưu Điện Washington (Washington Post) phân tích một bản báo cáo được xuất bản bởi Học Viện Alan Guttmacher. Bản báo cáo có nhan đề là: “Những Đánh Giá về Hiện Trạng Phá Thai tại Hoa Kỳ vào năm 2001 và 2002,” được xuất bản vào ngày 19 tháng 5 vừa qua.

Theo Học Viện Phò Phá Thai, tỉ lệ phá thai tại Hoa Kỳ tiếp tục giảm xuống trong năm 2001 và 2002, mặc dầu tỉ lệ giảm xuống đã chậm đi kể từ đầu những năm của thập niên 1990.

Bản báo cáo, vốn được Học Viện thận trọng nêu ra dựa trên con số thống kê tạm thời, ước tính rằng 1,303,000 vụ phá thai xảy ra tại Hoa Kỳ vào năm 2001, giảm xuống 0.8% so với năm 2000. Trong năm 2002, có một sự giảm xuống thêm nữa xuống còn 0.8% tức khoảng 1,293,000 vụ.

Nghiên cứu của Học Viện Guttmacher cũng còn cho biết rằng có những thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, và các nhóm dân số. Lấy ví dụ như, trong khi tình trạng phá thai giảm xuống trong các nhóm giữa năm 1994 và 2000, thì nó lại gia tăng lên trong số những nhóm phụ nữ nghèo và những nhóm phụ nữ trong chế độ Medicaid.

Bài báo cáo của tờ Bưu Điện Washington lưu ý rằng những người phụ nữ da đen và gốc Mỹ Châu La Tinh có tình trạng phá thai cao hơn, khoảng 32% và 20% theo từng nhóm tương ứng. Tỉ lệ phá thai cũng cao hơn so với nhóm những người phụ nữ có thu nhập thấp. Khoảng dưới 60% những người phụ nữ phá thai trong năm 2000 có mức thu nhập dưới mức nghèo tiêu chuẩn - nghĩa là dưới $28,000 trong một năm đối với một gia đình có ba con.

Trong số những nhóm tuổi, 56% những người phụ nữ phá thai là ở độ tuổi 20; còn 19% là ở độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi.

Một bài phân tích của bản báo cáo trong số ra ngày 26 tháng 7 của tuần báo Văn Hóa và Vũ Trụ (Culture & Cosmos) quan sát rằng 53% những người phụ nữ phá thai ngoài ý muốn đã dùng phương cách ngừa thai trong suốt tháng mà họ mang thai. Một sự kiện đáng chú ý chính là hôn nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm các vụ phá thai. Tình trạng phá thai của những người phụ nữ đã có gia đình, chỉ chiếm khoảng 17%, và thậm chí khi họ mang thai ngoài ý muốn, thì ích khi họ phá thai.

Những nhóm ủng hộ sự sống tiếp tục nổ lực làm giảm con số những vụ phá thai. Theo bản báo cáo ngày 13 tháng 6 trong tờ Christian Science Monitor, thì trong thời gian gần đây, những hoạt động trung tâm của nhóm đang ở cấp độ tiểu bang.

Bài báo trích dẫn một nghiên cứu gia của Học Viện Guttmacher là Bà Elizabeth Nash, người đã nói rằng: trong năm tháng đầu của năm 2005, đã có khoảng 16 dự luật ở cấp độ tiểu bang có liên quan đến các hoạt động của các bệnh viện phá thai. Những sáng kiến như việc đòi hỏi phải có sự thông báo cho các bậc làm cha mẹ đối với những bé gái mới lớn muốn tìm cách phá thai; cho đến những nổ lực đòi quyền nhìn nhận hợp pháp về nhân tính của bào thai.

Theo tờ Monitor, những luật lệ mới đây đã được chấp thuận những điều trên bao gồm:

(1) Việc Thống Đốc Rick Perry của tiểu bang Texas đã ký thành luật đòi hỏi những bé gái muốn phá thai phải có sự đồng ý bằng chữ viết của các bậc làm cha mẹ. Luật cũng áp đặt những giới hạn về chuyện phá thai sau 26 tuần mang thai.

(2) Thống Đốc Jeb Bush của tiểu bang Florida đã ký thành luật cho phép tiểu bang quyền giám sát các bệnh viện phá thai nào chấp nhận những vụ phá thai vào thai kỳ thứ hai.

(3) Một luật lệ tại tiểu bang Georgia đòi hỏi phải đợi 24 tiếng đồng hồ và phải có sự thông báo cho các bậc làm cha mẹ đối với những bé gái nào muốn phá thai. Luật lệ cũng nêu ra rằng bác sĩ phải thông báo cho người phụ nữ biết tuổi tác của bào thai, và rằng bào thai sẽ cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình phá thai.

(4) Một luật lệ của tiểu bang Indiana giờ đây đòi hỏi các bác sĩ phải thông báo cho các bệnh nhân rằng họ có thể nhìn thấy hình ảnh siêu âm và lắng nghe nhịp tim đập của bào thai.

Hiện Trạng Tại Tây Ban Nha

Tại Tây Ban Nha, một quốc gia đã hợp thức hóa việc phá thai trong 20 năm qua, cũng có một bản báo cáo mới đây nhằm phân tích các con số có liên quan đến vụ phá thai. Bản báo cáo, được xuất bản bởi Học Viện về Chính Sách Gia Đình, lưu ý đến con số những vụ phá thai đã gia tăng lên một cách đáng kể từ những năm đầu. Trong năm 1987, có khoảng 17,180 vụ phá thai. Đến năm 1993, con số này gia tăng gấp đôi, lên đến khoảng 45,403 vụ. Và vào năm 2003, thì nó lại tăng lên là 79,788 vụ.

Tổng số những vụ phá thai từ năm 1985 đến năm 2003 là 844,378 vụ, tương đương với tổng số sinh trong năm 2002 và 2003 tại Tây Ban Nha. Vào năm 2003, cứ một trong 6 vụ mang thai, đã phải kết cục bằng việc phá thai. Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 1998 đến năm 2003, con số đó đã vọt lên 48.2%. Con số tử vong vì phá thai giờ đây cũng là lý do chính dẫn đến việc tử suất tại Tây Ban Nha.

Một bước tiến khác đang cố làm giảm độ tuổi trung bình của những người phụ nữ phá thai. Trong năm 1991, phần lớn những vụ phá thai được thực hiện nơi những người phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Thế nhưng vào năm 2003, thì nhóm tuổi từ 24 trở xuống, lại là nhóm có tỉ lệ phá thai cao nhất. Cứ 1 trong 7 vụ phá thai được thực hiện ở những em gái dưới 19 tuổi.

Bản báo cáo cũng lưu ý rằng tình trạng gia tăng thường xuyên của những vụ phá thai vẫn cứ xảy ra, mặc cho chính phủ thi hành các chiến dịch như “tình dục an toàn” nhằm khuyến khích việc dùng bao cao su. Và chủ yếu là ở những nhóm tuổi hãy còn rất trẻ, theo thói theo thời, vốn cũng là đối tượng chính của các chương trình vận động này, thì lại là nhóm tuổi có tỉ lệ phá thai cao nhất.

Cách Lựa Chọn Lối Sống

Đài BBC tường thuật vào ngày 27 tháng 7 vừa qua rằng, tình trạng phá thai cũng đang trên đà gia tăng tại Anh Quốc và xứ Wales. Con số của Bộ Y Tế cho thấy có 185,400 vụ phá thai vào năm 2004; tức đã tăng lên 2.1% từ 181,600 vụ trong năm 2003, và khoảng 5.3% tức từ 176,000 vụ trong năm 2002.

Cũng giống như tại Tây Ban Nha, nhóm phụ nữ phá thai là nhóm phụ nữ có độ tuổi hãy còn rất trẻ. Tỉ lệ phá thai trong năm 2004 chiếm cao nhất cho nhóm các em gái có độ tuổi từ 18-19 và 20-24 tuổi. Nhóm các em gái mang thai dưới 14 tuổi cũng đã gia tăng lên 6%, thế nhưng, đã có sự giảm xuống chút đỉnh so với nhóm tuổi dưới 16 và dưới 18 tuổi.

Một hiện trạng thống kê tương tự tại Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Xứ Wales và Anh Quốc chính là có rất ít những vụ phá thai được thực hiện vì những lý do không có liên quan gì đến thể trạng hay yếu tố tâm lý của những người mang thai. Tại xứ Wales và Anh Quốc, chẳng hạn, chỉ có 1% vụ phá thai, tức có tổng cộng 1,900 vụ phá thai, được thực hiện dưới mức độ E của Đạo Luật Phá Thai (tức chỉ định rằng phải phá chứ không con sinh ra sẽ bị tàn phế), đã giảm xuống từ 1,950 vụ phá thai trong năm 2003.

Theo bản báo cáo trên tuần báo Times vào ngày 28 tháng 7 vừa qua, một số người dự đoán rằng tỉ lệ phá thai sẽ tiếp tục tăng lên, vì lẽ “những người phụ nữ xem đó là một cách chọn lựa của lối sống.”

Ann Furedi, Giám Đốc Điều Hành của Dịch Vụ Cố Vấn Mang Thai của Anh Quốc, một tổ chức hàng đầu cung cấp các dịch vụ về phá thai, đặc biệt dành cho những người phụ nữ có nghề nghiệp chuyên môn cao, cho biết rằng: những người phụ nữ đó, rất ngần ngại phải ngưng làm việc, vì chuyện đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và danh vọng lâu dài của họ.

Anh Quốc cũng đang có những cuộc tranh cãi rất căng thẳng về việc làm giảm tuổi phá thai hợp pháp. Bây giờ, chỉ có thể được phá thai trong 24 tuần lễ đầu tiên, với một khoản trợ phí đối với những vụ phá thai sau này. Vào năm 2003, có 42 phụ nữ đã phá thai khi đã ở tuần lễ trên 28 tuần, so với 49 phụ nữ trong năm trước đó. Có khoảng 18 vụ phá thai khi thai phụ đã mang thai được hơn 32 tuần lễ, so với 22 vụ trong năm 2003.

Một khía cạnh khác của việc phá thai đã gây ra nhiều sự tranh cãi đó là việc thực hiện những vụ phá thai ở các em gái còn cắp sách đến trường, mà không cần phải báo cho cha mẹ hay biết. Đài BBC vừa mới cho phát hình một cuốn phim thời sự có liên quan đến 1 vụ duy nhất này của cô học sinh Melissa Smith.

Melissa, người đã phá thai với sự trợ giúp của các giới chức trường học khi cô bé chỉ có 14 tuổi mà cha mẹ cô không hề hay biết, giờ đây cô bé lại hối tiếc vì đã phá thai. Đó là theo thông tin của một bài báo xuất bản vào ngày 25 tháng 7 trên trang web của đài BBC.

Trong chương trình “Câu Chuyện Thật,” Melissa nói rằng cô giá rằng cô nên để cho Mẹ cô có dính dáng đến quyết định về việc cô phá thai. Bài báo cũng đề cập đến Bà Sue Axon, mẹ của Melissa đến từ thành phố Manchester, sắp thách thức Tòa Án Tối Cao, để buộc phải chấm dứt việc bí mật thực hiện phá thai nơi các em gái còn cắp sách đến trường.