Đức Thánh Cha gửi thông điệp video trước chuyến tông du đến Síp và Hy Lạp
Còn vài ngày nữa trước chuyến tông du đến Síp và Hy Lạp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video bày tỏ niềm vui trông chờ đến thăm hai đảo quốc "như một người hành hương đến những vùng đất tráng lệ được chúc phúc bởi lịch sử, văn hóa và Tin mừng". Đức Thánh Cha lên đường đến hai quốc gia này vào Thứ Năm, ngày 2 tháng 12, trong một cuộc tông du kéo dài năm ngày.
(Tin Vatican)
Trong thông điệp video của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự vui mừng về chuyến thăm sắp tới đến Síp và Hy Lạp, kéo dài năm ngày. ĐTC nói, chuyến hành hương "Theo dấu chân Tin Mừng" sẽ theo dấu chân của những nhà truyền giáo tiên khởi, đặc biệt các Tông đồ Phaolô và Banaba, như tìm về nguồn của Giáo hội để "khám phá lại niềm vui của Tin Mừng”.
Hành hương đến nguồn nước
Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho ngài chuẩn bị cho cuộc "hành hương đến các nguồn nước". ĐTC nói, những cuộc gặp gỡ của ngài với dân chúng sẽ giúp "làm dịu" cơn khát của tất cả nơi "suối nguồn của tình huynh đệ", vốn được Giáo hội quan tâm và luôn là mục đích của mọi nỗ lực của Giáo hội. Như các Giáo phụ đã từng tập chú vào "Ân điển đồng nghị" bao gồm các chuyến viếng thăm huynh đệ của các thánh Chrysostomos và Hieronymos, những người đứng đầu các Giáo hội Chính thống địa phương. Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn trong tâm tình của “một người anh em trong đức tin”, vì các Ngài đã được phúc đón nhận và gặp gỡ Đấng “là Chúa của Hòa Bình”.
ĐTC cũng đề cập đến "những Giáo hội nhỏ bé" người Công Giáo ở những vùng đất đó, mà ngài ước mong được chia sẻ tình cảm thân thương với họ và mang đến cho họ "sự nâng đỡ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo".
Các nguồn nước cổ xưa của Châu Âu
Đức Thánh Cha tiếp tục cho biết chuyến tông du này sẽ cho phép ngài chia sẻ "rượu ngọt từ những nguồn nước cổ của châu Âu", với Cyprus là tiền đồn của lục địa thánh và Hy Lạp là quê hương của một nền văn hóa cổ điển. ĐTC lưu ý, châu Âu cần phải nhận ra tầm quan trọng của Địa Trung Hải, nơi mà Tin Mừng phát triển mạnh mẽ và các nền văn minh vĩ đại được phát sinh. Di sản vĩ đại này trở thành như "nguồn nước" mời gọi chúng ta đoàn kết, đặc biệt khi chúng ta đối mặt với những thử thách đại dịch như ngày nay cùng với nạn khủng hoảng khí hậu.
Hưng thịnh trở lại trong tình huynh đệ và hội nhập
Đức Thánh Cha cho hay trong tình nhiều dân tộc cùng nhau vui sống hòa bình và chấp nhận lẫn nhau trong một vùng đất chung! Ngài cảm ơn những người đã giúp chuẩn bị cho chuyến tông du đầy tình huynh đệ nồng ấm này.
Đồng thời, ĐTC cũng hướng đến những người đang trốn chạy khỏi chiến tranh và nghèo đói, đổ bộ lên bờ biển của những vùng đất này, và sự thù địch hoặc bóc lột mà họ phải chịu trong cuộc di cư... ĐTC nhấn mạnh rằng họ là "anh chị em của chúng ta", rất nhiều người đã bỏ mình trên biển biến Địa Trung Hải trở thành một "nghĩa trang lớn". Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ngài sẽ đến thăm đảo Lesvos một lần nữa, "tin rằng các nguồn sống chung sẽ chỉ nảy nở trở lại trong tình huynh đệ và sự hòa nhập: cùng nhau". Đây là con đường duy nhất để tiến tới...
Cuối cùng, ĐTC nói mong được gặp mọi người trong chuyến tông du này và Ngài xin Chúa và Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho tất cả, và ngài mong gặp tất cả mọi người.
Còn vài ngày nữa trước chuyến tông du đến Síp và Hy Lạp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video bày tỏ niềm vui trông chờ đến thăm hai đảo quốc "như một người hành hương đến những vùng đất tráng lệ được chúc phúc bởi lịch sử, văn hóa và Tin mừng". Đức Thánh Cha lên đường đến hai quốc gia này vào Thứ Năm, ngày 2 tháng 12, trong một cuộc tông du kéo dài năm ngày.
(Tin Vatican)
Trong thông điệp video của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự vui mừng về chuyến thăm sắp tới đến Síp và Hy Lạp, kéo dài năm ngày. ĐTC nói, chuyến hành hương "Theo dấu chân Tin Mừng" sẽ theo dấu chân của những nhà truyền giáo tiên khởi, đặc biệt các Tông đồ Phaolô và Banaba, như tìm về nguồn của Giáo hội để "khám phá lại niềm vui của Tin Mừng”.
Hành hương đến nguồn nước
Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho ngài chuẩn bị cho cuộc "hành hương đến các nguồn nước". ĐTC nói, những cuộc gặp gỡ của ngài với dân chúng sẽ giúp "làm dịu" cơn khát của tất cả nơi "suối nguồn của tình huynh đệ", vốn được Giáo hội quan tâm và luôn là mục đích của mọi nỗ lực của Giáo hội. Như các Giáo phụ đã từng tập chú vào "Ân điển đồng nghị" bao gồm các chuyến viếng thăm huynh đệ của các thánh Chrysostomos và Hieronymos, những người đứng đầu các Giáo hội Chính thống địa phương. Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn trong tâm tình của “một người anh em trong đức tin”, vì các Ngài đã được phúc đón nhận và gặp gỡ Đấng “là Chúa của Hòa Bình”.
ĐTC cũng đề cập đến "những Giáo hội nhỏ bé" người Công Giáo ở những vùng đất đó, mà ngài ước mong được chia sẻ tình cảm thân thương với họ và mang đến cho họ "sự nâng đỡ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo".
Các nguồn nước cổ xưa của Châu Âu
Đức Thánh Cha tiếp tục cho biết chuyến tông du này sẽ cho phép ngài chia sẻ "rượu ngọt từ những nguồn nước cổ của châu Âu", với Cyprus là tiền đồn của lục địa thánh và Hy Lạp là quê hương của một nền văn hóa cổ điển. ĐTC lưu ý, châu Âu cần phải nhận ra tầm quan trọng của Địa Trung Hải, nơi mà Tin Mừng phát triển mạnh mẽ và các nền văn minh vĩ đại được phát sinh. Di sản vĩ đại này trở thành như "nguồn nước" mời gọi chúng ta đoàn kết, đặc biệt khi chúng ta đối mặt với những thử thách đại dịch như ngày nay cùng với nạn khủng hoảng khí hậu.
Hưng thịnh trở lại trong tình huynh đệ và hội nhập
Đức Thánh Cha cho hay trong tình nhiều dân tộc cùng nhau vui sống hòa bình và chấp nhận lẫn nhau trong một vùng đất chung! Ngài cảm ơn những người đã giúp chuẩn bị cho chuyến tông du đầy tình huynh đệ nồng ấm này.
Đồng thời, ĐTC cũng hướng đến những người đang trốn chạy khỏi chiến tranh và nghèo đói, đổ bộ lên bờ biển của những vùng đất này, và sự thù địch hoặc bóc lột mà họ phải chịu trong cuộc di cư... ĐTC nhấn mạnh rằng họ là "anh chị em của chúng ta", rất nhiều người đã bỏ mình trên biển biến Địa Trung Hải trở thành một "nghĩa trang lớn". Đức Thánh Cha nhắc lại rằng ngài sẽ đến thăm đảo Lesvos một lần nữa, "tin rằng các nguồn sống chung sẽ chỉ nảy nở trở lại trong tình huynh đệ và sự hòa nhập: cùng nhau". Đây là con đường duy nhất để tiến tới...
Cuối cùng, ĐTC nói mong được gặp mọi người trong chuyến tông du này và Ngài xin Chúa và Mẹ Maria ban muôn ơn lành cho tất cả, và ngài mong gặp tất cả mọi người.