Các Giám mục Úc xác định các vấn đề ưu tiên của Hội đồng Giám mục Úc



Tại Hội nghị Toàn thể vào tháng Năm, các Giám mục Úc đã thảo luận về ba vấn đề ưu tiên: Việc đào tạo; Dấn thân Truyền giáo; và Thăng tiến tinh thần tập thể.

(Tin Vatican)

Giáo Hội Công Giáo Úc đã xác quyết ba ưu tiên trên cũng là những ưu tiên mà Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc theo đuổi: Việc đào tạo, Truyền giáo và Thăng tiến Tinh thần tập thể. Các ưu tiên này đã được bàn thảo từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 5 trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Việc đào tạo, sứ mệnh, tính tập thể

Về việc đào tạo, các Giám mục nhấn mạnh đến “việc đào tạo dành cho tất cả những người đã được rửa tội và đây là chuỗi dài đào tạo cả đời. Nó giúp tăng trưởng đức tin, hình thành cách thức tông đồ, thăng tiến tâm linh, nâng cao hiểu biết, đào sâu kiến thức, thăng hoa đời sống đạo, xây dựng cộng đồng Giáo hội, thúc đẩy đồng trách nhiệm đối với sứ mệnh của Giáo hội và những hành trang cho người Công Giáo để phục vụ.” Vì lý do này, các Giám mục cho hay: “Việc đào tạo cần phải được chú trọng đặc biệt nhắm vào các ơn gọi và việc mục vụ cụ thể trong lòng Giáo hội.”

Ưu tiên cho những ai muốn sống đời truyền giáo, đây là ước nguyện bắt nguồn từ ước mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô về một “niềm khát vọng truyền giáo có khả năng làm đổi mới mọi sự,” ĐTC đã viết trong Tông huấn “Tin Mừng Niềm Vui” Evangelium gaudium. Các Giám mục thừa nhận rằng việc Giáo hội “hướng nội và tự quy hướng về mình” thì quá dễ dàng... Nhưng “động lực truyền giáo”, “thúc đẩy các Giám mục phải trình bày và quảng bá những lời giảng dạy của Chúa Kitô một cách hữu ích và hấp dẫn.” Lưu ý với một sự thúc bách truyền giáo như vậy, liên quan đến việc “cung cấp cho xã hội một tầm nhìn mới về những gì có thể tiến đạt - một tầm nhìn tập trung vào Chúa Giêsu và cách sống mà Ngài đã nên ra cho chúng ta: hành động khiêm nhường, tìm kiếm công lý, loan truyền sự thật, cung cấp sự hòa giải và dấn thân phục vụ.”

Cuối cùng, để thúc đẩy tính tập thể, Hội nghị Toàn thể nhắc lại rằng “tất cả các Giám mục thuộc về Hội đồng Giám mục”. Vì vậy, dù chức vụ chính của các ngài là cai quản các Giáo phận riêng, nhưng các ngài còn “chia sẻ các trách nhiệm trên bình diện quốc gia”. Các Giám mục xác tín rằng trải nghiệm “về kết quả của việc họp nhau lại để cầu nguyện và tĩnh tâm, chia sẻ những suy tư và phân định các vấn đề quan trọng, cùng nhau nhìn tới Hội nghị Toàn thể sắp tới và hỗ trợ lẫn nhau đã nâng cao ý thức tập thể của các ngài và khẳng định giá trị, cho cá nhân các Giám mục và cho toàn thể Giáo hội Úc.” Do đó, Hội Nghị có ý định “nhấn mạnh đến tính tập thể của các Giám mục, không phải là mục đích tự thân, nhưng như là một phương tiện để thực hành thừa tác và phục vụ cho hiệu quả hơn trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội.”



Đại hội toàn thể


Tại Đại hội đồng toàn thể, các Giám mục đã gửi một sứ điệp đến Đức Thánh Cha Phanxicô, mở đầu bằng một suy tư về đại dịch Covid-19 ở Úc và thế giới. Sứ điệp nêu bật “những lý do mà Giáo hội Úc phải tạ ơn”, vì những tiến bộ đạt được đối trong Hội đồng Toàn thể lần thứ năm này, và kỷ niệm 200 năm nền giáo dục Công Giáo ở Úc.

Các ngài cũng vạch ra sự “tiến bộ trong các tiêu chuẩn nghề nghiệp và bảo vệ”, bao gồm việc thành lập một cơ quan bảo vệ mới và gửi bản “Nghị định thư của Ủy ban Hoàng gia, cung cấp một khuôn khổ cho các thực thể Công Giáo có cái nhìn nhất quán trước người trẻ hoặc những người bị lạm dụng tình dục.

Trong cuộc họp, các Giám mục đã xem xét các vấn đề chuẩn bị cho Hội đồng Toàn thể thứ năm của Giáo Hội Công Giáo Úc, đã bị trì hoãn vì đại dịch; bây giờ mới được lên kế hoạch nhóm họp vào tháng 10 năm 2021 và tháng 7 năm 2022. Sự kiện này đại diện cho cuộc họp quốc gia quan trọng nhất kể từ Hội đồng Toàn thể cuối cùng, được triệu tập vào năm 1937: cộng đồng Công Giáo Úc được kêu gọi thảo luận và suy xét về tương lai của các việc truyền bá Phúc âm hóa của Giáo hội, sứ mệnh truyền giáo, đặc biệt trước những thách thức của thời đại đương đại, bao gồm cả vấn đề bảo vệ trẻ em vị thành niên.

Các chủ đề khác được Hội nghị toàn thể Hội Đồng Giám Mục Úc (ACBC) xem xét bao gồm sự cần thiết phải có một cái nhìn mới về Bí tích Xám hối, đặc biệt trước quan điểm của các cuộc tấn công lập pháp tới Ấn tòa giải tội; Bộ giáo lý viên mới, được Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập vào ngày 10 tháng 5 với bộ giáo lý Motu proprio Antiquum; cũng như những cảnh giác, khi cần hoặc có thể, đối với các linh mục bị huyền chức, cũng như việc hỗ trợ tài chính cho họ. Các Giám mục cũng bàn về việc giáo dục của các trường Công Giáo, mà năm 2021 là kỷ niệm 200 năm phục vụ tại Úc; và việc đối thoại giữa các tôn giáo. Các Giám mục lưu ý rằng trong đại dịch, "nhiều nhà lãnh các đạo tôn giáo đã cùng làm việc chặt chẽ trong suốt đại dịch, bao gồm cả việc vận động đối xử công bằng với các nơi thờ tự khi các hạn chế được áp dụng đối với các cuộc tụ tập công cộng."

Các Giám mục Úc bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước việc xúc phạm tới các cơ sở Kitô giáo và văn hóa trong cuộc xung đột giữa người Armenia và Azerbaijan, các cuộc tấn công mà họ cho rằng “đáng bị cộng đồng quốc tế nên án mạnh mẽ nhất”.

Hội Đồng Giám Mục Úc (ACBC) cũng xuất bản một tuyên cáo về công bằng xã hội vào tháng 8, với tựa đề “Tiếng kêu của trái đất, tiếng kêu của người nghèo”. Về người bản xứ, các Giám mục yêu cầu chính phủ quốc gia này nên tổ chức trưng cầu dân ý càng sớm càng tốt để họ có tiếng nói trong Nghị viện nhằm đóng góp cho chính phủ về phương diện luật pháp, chính sách và các chương trình liên hệ.

Cuối cùng, các Giám mục châu phê yêu cầu của Phong trào Cursillo Công Giáo Úc, công nhận là một “hiệp hội tư của giáo dân”, đồng thời nhấn mạnh với họ là họ phải cam kết thực hiện “các tiêu chí quốc gia về việc bảo vệ trẻ em vị thành niên”.