Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho Ethiopia và Libya

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà chức trách Ethiopia và Libya hãy chọn con đường hòa bình và Đối thoại tại các cuộc hòa đàm đang diễn ra tại Tunis hầu mang lại hòa bình và ổn định cho Libya.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay ngài lo ngại khi hay tin những giao chiến đang leo thang tại Ethiopia và ĐTC kêu gọi các nhà chức trách hãy “từ khước tham vọng leo thang thêm các cuộc xung đột vũ trang”.

Phát biểu sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người dân Ethiopia hãy “cầu nguyện và tôn trọng tình huynh đệ để đối thoại và giải quyết các mối bất hòa trong hòa bình”.

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha được đưa ra lúc Liên hiệp quốc cảnh báo rằng chín triệu người có nguy cơ phải di dời để tránh các cuộc xung đột đang leo thang ở vùng Tigray ở Ethiopia. Các quan sát viên của LHQ hôm nay cũng cho biết việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp đã ngăn chặn thực phẩm và các khoản viện trợ khác không đến được dân chúng!

Thủ tướng Abiy Ahmed đang thôi thúc một cuộc chiến quân sự mà ông đã công bố vào hôm thứ Tư (4/11/2020), bất chấp lời kêu gọi đối thoại với Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF) của Liên hiệp Quốc thay cho các cuộc nội chiến. Người Tigrayans đã thống trị nền chính trị Ethiopia trong nhiều thập kỷ cho đến khi ông Abiy nhậm chức vào năm 2018 và gây nên một làn sóng chống đối mạnh mẽ chống lại sự kìm kẹp độc quyền của ông.

Diễn đàn Đối thoại Chính trị cho Lybia

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến niềm hy vọng ổn định cho Libya và ĐTC lưu ý rằng cuộc hòa đàm đầu tiên cho nền Chính trị tại Lybia đang diễn ra, bao gồm các bên giao chiến, đang nhóm họp tại thủ đô Tunis của Tunisia.

ĐTC mô tả cuộc hòa đàm này là một sự kiện quan trọng, ĐTC cho hay: "Tôi thực sự hy vọng rằng trong thời điểm mong manh này, một giải pháp hòa bình hầu chấm dứt những đau khổ triền miên cho người dân Libya là điều quan yếu."

ĐTC bày tỏ hy vọng rằng “mong cho cuộc Thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn gần đây được tôn trọng và cụ thể hóa, Đức Thánh Cha mời gọi hãy cầu nguyện cho các đại biểu của cuộc hòa đàm này”.

Cuộc hòa đàm tìm giải pháp chính trị cho Libya (LPDF), một cuộc hòa đàm chính trị nội bộ cho Libya, được tiếp nối những thành quả cuả cuộc hòa đàm Berlin, vào tháng 1 năm ngoái, được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bảo đảm...

Những thỏa thuận của cuộc hòa đàm này là những đường hướng giải quyết cho các cuộc bầu cử khác nhau tại nhiều nơi trong khu vực, dựa trên các nguyên tắc hội nhập, những giao kèo về địa lý, chủng tộc, chính trị, các bộ lạc sắc tộc và văn hóa xã hội.