LHQ: tự do báo chí là điều chính yếu cho công lý và hòa bình trên thế giới

Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Tổng Giám đốc UNESCO đã đưa ra các thông điệp cho Ngày Quốc tế Chấm dứt tình trạng đối xử bất công với các ký giả vào ngày 2/11.

(Tin Vatican)

Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi một nền báo chí tự do và bảo vệ các ký giả khỏi những đe dọa: thủ tiêu, bạo lực và các mối nguy hiểm đặt để các phóng viên trong tình trạng bất ổn, làm cho họ phải thông tin sai lạc và không trung thực!

“Khi thế giới chống lại đại dịch COVID-19, tôi nhắc lại lời kêu gọi cho một nền báo chí tự do có thể đóng vai trò quan yếu đối với nền hòa bình, công lý, phát triển bền vững và nhân quyền”, Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc đề cập trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Chấm dứt bạo lực chống lại các ký giả được đánh dấu vào hôm thứ Hai 2/11.

Đạo luật ngày 2 tháng 11 đã được Thượng hội đồng LHQ thông qua vào tháng 12 năm 2013, thúc đẩy các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm chống lại trào lưu uy hiếp hiện nay, liên quan đến tội ác chống lại các ký giả, nhằm thúc đẩy một môi trường an toàn và tạo điều kiện cho các ký giả làm việc độc lập và không bị áp lực thái quá. Ngày này được chọn để kỷ niệm vụ ám sát hai nhà báo người Pháp bị giết ở Mali vào ngày 2 tháng 11 năm 2013.

Đại dịch và báo chí

Trong thông điệp của mình, Ông Guterres lưu ý rằng cơn đại dịch đã dấy lên những nguy cơ mới đối với các ký giả và nhân viên truyền thông, nguy cơ an toàn cho họ ngày càng tăng. “Đã có ít nhất 21 vụ tấn công vào các ký giả lúc họ đưa tin về các cuộc biểu tình trong nửa đầu năm 2020 - bằng với số vụ tấn công như vậy trong cả năm 2017”

Theo UNESCO, một Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc thống kê thì có gần 1.200 ký giả đã thiệt mạng từ năm 2006 đến 2019 vì cố gắng đưa tin cho công chúng.

Xã hội phải trả giá khi các ký giả thiếu an toàn

Các ký giả cũng phải chịu những áp lực như đe dọa, truy tố, bắt giữ, bỏ tù, cô lập và giam giữ không điều tra và truy tố tội ác cho họ.

Ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lập luận "khi các ký giả bị tấn công thì toàn thể xã hội phải trả giá". “Nếu chúng ta không bảo vệ các ký giả,” ông nói, “khả năng của chúng ta trong việc duy trì thông tin và đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng sẽ bị cản trở nghiêm trọng.” "Khi các ký giả không thể thực hiện công việc của họ một cách an toàn, chúng ta sẽ mất đi một sự bảo vệ quan trọng trước đại dịch thông tin sai lệch và thông tin sai lệch đã và đang tràn lan trên các trang mạng."

Ông Guterres nói: "Tin tức và phân tích dựa trên sự thật, phụ thuộc vào sự bảo vệ và an toàn cho các ký giả ", những người thực hiện các báo cáo độc lập, bắt nguồn từ nguyên lý cơ bản của "báo chí là không sợ hãi hoặc bị mua chuộc!"

"Nói sự thật với sức mạnh"

Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cũng đưa ra một thông điệp tương tự cho Ngày Quốc tế chấm dứt tội ác chống lại ký giả rằng “một trong những vai trò quan trọng nhất của ký giả là đưa sự thật ra ánh sáng, tức là “nói sự thật trước quyền lực”. Tuy nhiên, bà ấy lấy làm tiếc vì đối với quá nhiều ký giả, “sự thật và quyền lực không phải lúc nào cũng được đặt ra trước mắt”. Từ năm 2010 đến năm 2019, gần 900 ký giả đã thiệt mạng khi đang làm công việc của họ, hơn 150 ký giả thiệt mạng trong hai năm qua.

Bà Azoulay lưu ý rằng hầu hết các ký giả đang bị sát hại trước các tình huống xung đột, để điều tra các vấn đề như tham nhũng, buôn người, lạm quyền chính trị, vi phạm nhân quyền và các vấn đề môi trường. Bà lấy làm tiếc là bảy trong tám vụ giết người, thủ phạm của những tội ác này không bị trừng phạt. Các ký giả cũng phải đối diện với các mối đe dọa, bắt cóc, bắt bớ, bỏ tù hoặc quấy nhiễu và đặc biệt là nhắm vào phụ nữ.

Năm nay, chiến dịch “Chống tội phạm” của UNESCO đang nêu bật một số rủi ro cụ thể mà các ký giả phải đối diện trong khi phanh phui sự thật. Người đứng đầu UNESCO đã kêu gọi mọi người hãy tham gia vào chiến dịch, đồng thời kêu gọi tất cả các Quốc gia Thành viên, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ hợp lực để đảm bảo an toàn cho các ký giả và xử lý nghiêm minh tội ác chống lại các ký giả.

Bà Azoulay nói: “Chỉ bằng cách điều tra và truy tố tội ác chống lại các chuyên gia truyền thông, chúng ta mới có thể đảm bảo quyền truy cập thông tin và quyền tự do ngôn luận.” "Chỉ bằng cách nói sự thật với quyền lực, chúng ta mới có thể thúc đẩy một nền hòa bình, công lý và phát triển bền vững trong xã hội của chúng ta."