Nói một cách đơn giản, gánh nặng cuộc đời là những lo lắng làm cho con người mất ăn, mất ngủ. Mỗi người có cách riêng để giải quyết lo lắng trong đời. Có người giải quyết cách êm thắm, nhẹ nhàng, bởi họ coi đó là trách nhiệm đời người; người khác vất vả, phấn đấu cực khổ hơn; người khác nữa than ngày, trách đêm; người khác nữa đầu hàng trước khó khăn cuộc sống. Có nhiều gánh nặng cuộc đời khác nhau, tự mình tạo ra cũng lắm và hoàn cảnh đưa đến cũng nhiều. Gánh nặng đến do ước ao đạt điều ngoài tầm tay với, hay chấp nhận trách nhiệm vượt quá khả năng. Gánh nặng đến do hoàn cảnh như thiên tai, bệnh tật, hoặc do hoàn cảnh kinh tế, xu hướng chánh trị trong đất nước. Trong tất cả các gánh nặng có lẽ kiêu ngạo là gánh nặng nhất. Bởi người kiêu ngạo tin là mình khôn ngoan hơn người, từ đó dẫn đến coi thường túi khôn thiên hạ. Người kiêu ngạo bị mù tinh thần và từ đó dẫn đến mù tâm linh. Bởi kiêu ngạo nên không chấp nhận mù tâm tinh. Họ tự tin con người đủ khả năng giải quyết mọi vấn đề. Khi sự việc xấu xảy ra, kẻ kiêu ngạo tìm cách chạy tội, đổ lỗi cho hoàn cảnh, vu oan cho cá nhân khác. Thiên Chúa ban cho con người khả năng giải quyết hầu như mọi khó khăn trong cuộc sống, nhưng không phải tất cả. Bởi có những khó khăn ngoài khả năng của con người. Đó là lúc con người phải cầu cứu Thiên Chúa. Mù tâm tinh làm con người từ chối xin ơn khôn ngoan nơi Thiên Chúa. Không nhận biết Thiên Chúa nói với nhân loại qua Đức Kitô, chính là mù tâm linh. Người có đời sống khiêm nhường biết chấp nhận giới hạn của mình, giới hạn của vật chất. Họ đặt giá trị tinh thần cao hơn giá trị vật chất. Đức Kitô không những đã cầu nguyện cho họ và còn ca ngợi họ khôn ngoan. 'Lậy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen cha, vì cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan, thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn'. Mat 11, 25. Thời Đức Kitô, 'người bé mọn' là thường dân luôn vất vả phục vụ giới lãnh đạo; 'bậc khôn ngoan, thông thái' chính là lãnh đạo thường dân, họ kết hợp với quân ngoại bang La Mã hành hạ dân lành, để được hưởng bổng lộc, chức tước quân La Mã ban tặng. 'Bậc khôn ngoan, thông thái' tự nhận họ khôn ngoan không cần ai hướng dẫn, chỉ bảo vì thế họ chê trách Đức Kitô và tìm cách giết Ngài. Họ không nhận biết con người dù khôn ngoan tài giỏi đến đâu cũng chẳng là gì khi đối diện trước Thiên Chúa. 'Bậc khôn ngoan, thông thái' tự nhận thông hiểu vì thế họ mù mờ về giáo huấn của Đức Kitô. Điều khác biệt giữa giới lãnh đạo và thường dân chính là cái nhìn khác biệt. Nhóm lãnh đạo tự cho mình khôn nên trọng tiền, bổng lộc. Thường dân khiêm tốn nhận biết mình thiếu sót nên đón nhận Giáo Huấn Đức Kitô, nhờ giáo huấn Ngài thánh hóa, khai sáng, hướng dẫn. Họ đón nhận Giáo Huấn Đức Kitô và nhận ơn khôn ngoan Đức Kitô trao ban.

Môn đệ Đức Kitô được chúc lành không phải là gánh nặng cuộc đời của họ nhẹ hơn, mà chính là được Đức Kitô cầu nguyện cho. Không gì tốt đẹp, quí mến, cao trọng và bền vững hơn bằng lời cầu của Đức Kitô vì lời cầu đó liên kết Kitô hữu với Chúa Cha (Gioan 17, 9-10). Khi Thiên Chúa bảo vệ Kitô hữu, ai có thể hãm hại Kitô hữu. Đức Kitô cầu cho Kitô hữu, đồng hành với họ, hướng dẫn trên đường về nhà Cha. Đức Kitô không sống cho mình nhưng sống cho Chúa Cha, Kitô hữu không sống cho mình nhưng sống cho Đức Kitô.

Kitô hữu không phải vác gánh nặng cuộc đời một mình nhưng có Thiên Chúa thêm sức mạnh, tăng niềm tin, ban sinh lực để họ chu toàn nghĩa vụ cuộc sống. 'Tất cả những ai đang vất vả, mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng' Mat 11, 28 Từ chối đón nhận Đức Kitô đồng nghĩa với từ chối lời mời ở lại trong Ngài để được nghỉ ngơi. Điều này có nghĩa từ chối Đức Kitô nâng đỡ, bổ sức. Họ một mình vác gánh nặng cuộc đời.

Học từ Đức Kitô để biết sống trong tình yêu Chúa, biết sống khiêm nhường, bác ái. Những điều này là đường dẫn đến sự sống đời này và sự sống trường sinh, đời sau. 'Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng' Mat 11, 29-30. Nghỉ ngơi trong Đức Kitô có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là nghỉ làm việc, dành thời giờ cho việc thờ phượng, kính mến Chúa, bởi cầu nguyện chính là lúc làm cho tâm hồn lắng đọng, tâm trí thanh thản, thân thể thoải mái, gánh nặng, mối lo tan dần hoặc chìm xuống. Nghỉ ngơi theo nghĩa thứ hai quan trọng hơn, cần thiết hơn, đó chính là an nghỉ trong Chúa 'Nơi an nghỉ cuối cùng'. Câu 'Tâm hồn anh em được nghỉ ngơi' chính là lúc tâm hồn ta xa lìa cõi trần bước vào nghỉ ngơi trong nhà Chúa.

Môn đệ Đức Kitô không tránh khỏi lao nhọc, vất vả, tuy nhiên dựa vào khiêm tốn, phục vụ, và nâng đỡ, gánh nặng trở nên nhẹ hơn, nghỉ ngơi cho lại sức. Kitô hữu cầu xin biết quí trọng việc an nghỉ trong Chúa.

TiengChuong.org

Wisdom Blindness

Put in simple terms, a heavy burden means something that disturbs a person's sleeping pattern. People respond to life burdens differently. Some deal with them in a calm and responsible manner, others struggle hard to deal with them, others again are deeply upset about them. There are different kinds of burdens, and the worst of them all is pride, because it blinds a person to appreciating others people's wisdom. Pride is unspiritual. A person with pride prefers to believe in his/her own ability in dealing with all life matters. God gives us wisdom to deal with life's problems, but not all of them. Pride blinds a person to seeing the value of Jesus' teaching. Failing to see the hand of God working through Jesus, both in the world, and in each one of us, is a spiritual blindness. Humility helps a person to value spiritual needs before material needs. Jesus praised His disciples and prayed for them. ' bless you, Father, Lord of heaven and of earth, for hiding these things from the learned and the clever and revealing them to mere children. Mat 11, 25. At the time of Jesus, 'mere children' were slaves, not their leaders. Their leaders worked for the Roman Empire to receive privilege, power, and wealth from the Romans. These leaders relied on their own wisdom, and knowledge. Jesus' teaching made no home in them. They failed to see, that human wisdom was nothing, or obsolete, compared to God's. They claimed they had great insight, and yet they failed to recognize the true faith Jesus taught. The difference between 'the leaders' and 'mere children' was, that the former saw things from the angle of self- indulgence, while the latter saw with the eyes of faith. Having faith in Jesus was the greatest insight of all insights. Those who welcomed Jesus received God's great blessings.

First, Jesus' disciples were blessed not because their lives had less heavy burdens, but because Jesus prayed for them. Nothing is better than Jesus' prayers, because His prayers united them to God (John 17, 10), and nothing could harm them. Jesus prayed for them, and walked with them. He was their companion on the journey. Jesus lived not for Himself but for God. Jesus' disciples live not for themselves, but for Jesus.

Second, Jesus' disciples had a safe haven when they felt overburdened. 'Come to me, all you who labour and are overburdened, and I will give you rest'. Mat 11, 28. Spiritual relaxation means feeling God's love, and tender care which is real, and relevant to life's situations. Without such care one has to carry life's burdens alone, and they seem endless.
Third, learning from Jesus means to live a life of humility, and gentleness. It is God's way, and God's way is life giving, a way that leads to worthwhile life, and everlasting life.

'Learn from me, for I am gentle and humble in heart, and you will find rest for your souls. For my yoke is easy and my burden light' Mat 11, 29-30.

The word 'rest' here has double meanings. Rest is good for our physical body. We all need it. More importantly, rest refers to the spiritual rest, and most importantly, it is RIP- 'Rest for your souls'. For Jesus' disciples, rest in Christ means everlasting salvation. Jesus' disciples are not free from heavy burdens. However, in providing humble service we can soften the yoke and lighten life's heavy burdens.