Những cơn đại dịch thế kỷ

Các nghi lễ Tuần thánh và Phục sinh như năm 2020 đã diễn ra không phải là chưa từng xảy ra trong lịch sử Giáo hội. Các vị Giáo hoàng và các Giám mục trong những cơn đại dịch của các thế kỷ đã thúc đẩy các biện pháp phi thường để ngăn chặn sự lây lan ví dụ như cơn đại dịch năm 1576 ở Milan và Rome năm 1656 là những ví dụ điển hình.

(Tin Vatican)

Nét độc đáo của lễ Phục sinh năm nay là hàng triệu Kitô hữu trên khắp thế giới đã trải nghiệm một lễ Phục sinh như chưa từng có! Vì để tránh bị nhiễm và bị lây lan vi khuẩn Covid-19, mà các tín hữu của nhiều quốc gia không thể tham dự các nghi thức trọng thể của Tam nhật thánh và lễ Phục sinh để tưởng niệm cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Không thiếu các cuộc tranh luận và thậm chí chỉ trích các giám mục đã tuân thủ các quy định của chính phủ!

Nhìn vào lịch sử của các thế kỷ trước, để giúp chúng ta có cái nhìn được tình hình và hoàn cảnh mà chúng ta đang phải trải qua như thế nào.

Đây không phải là lần đầu tiên mà hàng trăm ngàn nạn nhân bị chết bởi con vi khuẩn và hàng triệu người bị nhiễm bệnh làm cho chính phủ và các nhà hữu trách phải ban hành những lệnh giới nghiêm về các cuộc tụ họp xã giao về mặt xã hội lẫn tâm linh tôn giáo.

Bệnh dịch năm 1656

Trong trận dịch năm 1656, Đức Giáo Hoàng Alexander VII đã quyết tâm thực hành các chính sách cách ly, hạn chế tối đa để ngăn chặn sự lây lan đã làm cho một triệu người chết trên nước Ý. Trong một tài liệu lịch sử (Desc Descione del contagio che da Napoli si comunicò a Roma nell'anno 1656 Rome, 1837), chúng ta được biết:" Không chỉ các cộng đồng dân sự mà cả những cộng đồng tín ngững cũng bị cô lập, cụ thể như Đền thờ Thánh Phêrô, các cuộc triều yết và các nghi lễ… Các thánh đường v.v.. tất cả đều bị đình chỉ và đóng cửa.

Đức Giáo Hoàng "đã cử hành Thánh lễ không có người tham dự và đình chỉ mọi cuộc tụ họp, rước sách cũng như nghi lễ không có giáo dân.

Ký giả Marco Rapetti Arrigoni, một nhà báo, nhà văn và tác giả của nhiều bài báo về các cơn đại dịch trong lịch sử và thái độ hành xử của các nhà chức trách tôn giáo, đã viết trong blog của ông rằng Giáo Hội và bộ Y tế của thành phố Rome đã đối phó với cơn dịch hạch bằng cách ly nghiêm ngặt bệnh viện với các khu vực khác của thành phố. Có những nơi dành riêng cho người bệnh, có nơi cho những người bị nghi ngờ nhiễm bệnh...

Ngoài ra, ông Arrigoni cũng ghi chú: "Thánh bộ lo về Y tế, theo lệnh của Đức Thánh Cha, đã điều chỉnh các nghi thức phụng vụ bằng cách đưa ra những hạn chế đáng kể như đình chỉ việc tập trung cử hành Bí tích Thánh thể, cấm không có các cuộc rước sách và tụ tập cầu nguyện. "

Bất chấp những thông báo, dân chúng La Mã vẫn tiếp tục tới Nhà thờ Đức Mẹ tại Portico, một biểu tượng Đức Trinh Nữ, Đấng bảo vệ thành phố khỏi cơn dịch… Trước thực trạng đó, Giáo hội đã phải ra lệnh đóng cửa nhà thờ.

Bệnh dịch năm 1576

Giống như ở Rome, Đức Giáo Hoàng luôn quan tâm đến sự cứu rỗi linh hồn cũng như sức khỏe của người dân, thì giáo quyền của Giáo phận Ambrosio ở Milan cũng hành xử như vậy.

Khi Milan bị tấn công bởi một cơn đại dịch vào năm 1576, Thống đốc thành phố, ông Antonio de Guzman y Zuñiga, đã đưa ra những hạn chế cấm các cuộc hành hương. Ký giả Arrigoni ghi lại rằng việc ra vào thành phố chỉ cho phép một nhóm nhỏ vài chục người là các nhân viên ngân hàng, các nhân viên y tế và một số người được phép ra vào thành phố mà thôi!

Đức Hồng Y Charles Borromeo, Tổng Giám mục giáo phận thánh Ambrosio, kêu gọi các linh mục giúp đỡ những người bệnh và chính ngài cũng làm như vậy. Ký giả Arrigoni đã ghi lại nhiều việc dấn thân của Đức Hồng Y.

Nhận thức được những nguy cơ lây nhiễm và để tránh bị lây lan, Đức Hồng Y đã duy trì một khoảng cách an toàn trong khi phải tiếp xúc với một người nào đó... Ngài thường xuyên thay quần áo và giặt chúng bằng nước nóng. Đức Hồng Y cũng khử trùng mọi thứ ngài chạm vào bằng hơ chúng trên lửa và bằng một miếng bọt biển ngâm giấm mà ngài luôn mang theo bên mình. Trong khi viếng thăm giáo phận của mình, Đức Hồng Y Borromeo đã ngâm các đồng xu, tiền bố thí trong lọ giấm.

Để cầu xin Chúa giúp ngăn chặn cơn dịch bệnh, Đức Tổng Giám Mục Milan đã triệu tập bốn cuộc rước. những người được tham dự là những người nam trưởng thành, được đi thành hai hàng, với khoảng cách 3 mét cách nhau. Những người bị nhiễm bệnh và những người bị nghi ngờ bị nhiễm thì bị cấm tham dự.

Đi chân không và với một sợi dây cuốn quanh cổ, Đức Hồng Y Borromeo đã dẫn đầu đoàn rước đi từ Nhà thờ Chính tòa đến Vương cung thánh đường Thánh Ambrosio.

Đức Tổng Giám Mục cũng đề xuất việc cách ly cho tất cả các công dân và giáo dân phải tự cách ly tại nhà mình trong vòng 40 ngày. Một số báo cũ đã ghi rõ việc làm của Đức Hồng Y, Tổng Giám mục giáo phận đã làm hầu giúp người bệnh cũng như những người nghèo đói cô thế cô thân…

Vào ngày 15 tháng 10 năm 1576, Chính quyền Thành phố đã chấp nhận đề nghị của Đức Hồng Y Borromeo và ra lệnh cách ly cho toàn thể cư dân trong thành phố Milan.

Vào ngày 18 tháng 10 năm 1576, Đức Hồng Y cũng ban hành một tâm thư cho tất cả các giáo sĩ phải "ở nhà", trừ các linh mục và tu sĩ lo việc mục vụ tâm linh và vật chất giúp dân chúng.

Giáo dân tại Milan bị cách ly không thể đến nhà thờ để cầu nguyện hoặc tham dự thánh lễ. Thánh Charles Borromeo ra lệnh thiết lập các bàn thờ tại các ngã tư phố xá để cử hành các thánh lễ hầu dân chúng có thể tham dự từ các lan can và qua các cửa sổ.

Cho đến tháng 12 năm 1576, sự lây lan của dịch bệnh mới được khắc phục; nhưng chính quyền vẫn quyết định gia hạn thời gian cách ly kiểm dịch. Mặc dù Đức Hồng Y chấp thuận việc gia hạn này, nhưng ngài lấy làm tiếc vì dân chúng không thể đến nhà thờ để cùng nhau mừng lễ Giáng sinh.