Hình ảnh ngày lễ tưởng niệm và cầu nguyện

Video phần cầu nguyện của Công Giáo và Thiên Chúa giáo



Buổi lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho các thuyền nhân đã chết trên biển cả hôm nay tại đây có sự hiện diện của Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ gồm có: Phó chủ tịch nội vụ Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng (Cao Đài), Phó chủ tịch ngoại vụ LM Trần Công Nghị (Công Giáo), Thư ký Hội đồng Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu (PGHH), và các thành viên khác gồm có Hòa Thượng Thích Minh Nguyện (Phật giáo), LM Mai Khải Hòan và Ông Nguyễn Khanh (Công Giáo). Thêm vào đó còn có các vị chư tăng và chức sắc thuộc các Giáo Hội Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo…

Các vị chức sắc dân cử và đại diện chính quyền cũng có mặt đông đủ trong buổi lễ tưởng niệm hôm nay.

Mở đầu chương trình là các bài hát do Ban Tù Ca và các Ca đòan trình bầy để tưởng nhớ những linh hồn đã qua đời và nhắc nhở về Quê hương dân tộc.

Sau đó là lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Cờ Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm tưởng nhớ tới các tiền nhân và các chiến sĩ, các anh hùng dân tộc đã có công khai quốc và dựng nước Việt Nam, và tướng nhớ cầu nguyện cho các thuyền nhân đã chết trên đường tìm tự do.

Sau đó là lời chào mừng của Ban tổ chức ông Thái Tú Hạp nói lên ý nghĩa và mục đích của Tượng đài Thuyền Nhân và ý nghĩa ngày cử hành hôm nay.

Tiếp đến là lời phát biểu của các vị dân cử và trao bằng ghi ơn cho những vị có công thực hiện hay cổ võ hòan thành tượng đài Thuyền Nhân.

Sau cùng là nghi thức thắp hương và cầu nguyện cho các chiến sĩ và các nạn nhân thuyền nhân trên đường vượt biên tìm tự do nhưng đã chết vì lý tưởng đó. Mở đầu là lời cầu nguyện của Phật giáo Hòa hảo do giáo sư Nguyễn thanh Giầu đảm trách, thứ đến LM Trần Công Nghị đại diện Công Giáo và Thiên Chúa giáo cầu nguyện choc ác linh hồn qua đời; Chánh trị sự Hà Vũ Băng đại diện Cao Đài dâng lời cầu nguyện, và cuối cùng là lời cầu nguyện của Phật giáo do Hòa Thượng Thích Minh Nguyện chủ trì.

Thuyền Nhân Việt Nam (Boat People, một danh từ mới trong Anh ngữ được hình thành từ sự kiện những người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do trên những con thuyền rất thô sơ. Việc trốn chạy cộng sản của người Việt nam đã thành một biến cố chính trị và nhân đạo có một không hai trong lịch sử loài người nên đã làm rung động lương tâm nhân loại trong suốt hơn 10 năm trời, từ 1976 đến năm 1986. Ðã có hàng chục quốc gia tổ chức thiện nguyện phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân khắp thế giới.

Trong lịch sử nhân lọai có những biến cố chính trị và những thảm họa làm nhiều người chết như sự diệt chủng Do thái Holocaust thời Đức quốc xã, nạn giết người Armenian trong thế kỷ trước… và đối với người Việt nam cũng có thể nói biến cố 1975 và những người yêu mến bỏ nước ra đi tìm tự do phải chết trên biển cả hay trong rừng sâu là một hành đông tàn sát và diệt chủng của Cộng sản Việt Nam. Ký ức về biến cố này phải được ghi trong lòng người Việt Nam và ký ức nhân lọai sau này để nhắc nhớ các thế hệ mai sau về sự dã man của chế độ Công sản vô thần.

Thuyền Nhân Việt Nam đã là tiếng nói biểu tượng cho con người khao khát tự do.

Cộng đồng Thuyền Nhân Việt Nam ở hải ngoại cũng đã nhiều lần trở về nơi các đảo tiếp cư ngày nào như Bidong,Galang để thăm viếng mộ phần thân nhân đã mất khi vừa đến được bến bờ tự do vì kiệt sức, vì uất ức, đau khổ bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp… Nhiều tổ chức đã thực hiện được những cuộc tìm kiếm mộ phần.

Ken Khanh & VietCatholic