Với chuyến tông du Armenia lần này, một lần nữa, Đức Phanxicô cho thấy các ưu tiên hàng đầu trong triều giáo hoàng của ngài, ít nhất, về phương diện đối ngoại. Bốn ưu tiên đó, theo nhà báo John Allen Jr. là: các khu ngoại biên, đại kết, địa chính trị và quan tâm tới thiểu số Công Giáo.
Các khu ngoại biên
Cuộc tông du Armenia là cuộc tông du thứ 14 ra ngoại quốc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhìn trở lui các cuộc tông du này, người ta thấy ngài đã viếng thăm
• Đông Âu: 3 quốc gia (Albania, Bosnia và Herzegovina, Armenia)
• Mỹ Châu Latinh: 6 quốc gia (Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Mexico)
• Á Châu: 3 quốc gia (Nam Hàn, Phi Luật Tân, Sri Lanka)
• Phi Châu: 3 quốc gia (Kenya, Uganda, Cộng Hòa Trung Phi)
• Trung Đông: 4 quốc gia (Do Thái, Các Lãnh Thổ Palestine, Gióc Đan, Thổ Nhĩ Kỳ)
• Bắc Mỹ: 1 quốc gia (Hiệp Chúng Quốc)
• Tây Âu: 0 quốc gia.
Nói tóm lại, tỷ số là: Thế Giới Tây Phương 1, Các Nơi Khác 19! Nếu đây là một trận đấu giật giải, thì chắc chắn trọng tài đã ngưng trận đấu để tuyên bố kết quả rồi.
Có người phản đối cho rằng phải kể cuộc viếng thăm quốc hội Âu Châu hồi tháng 11 năm 2014 chứ! Nhưng thực ra, cuộc viếng thăm này chưa bao giờ được coi là một cuộc viếng thăm một quốc gia.
Điều ấy cho thấy: Đức Phanxicô là vị giáo hoàng tin vào việc nâng cao các địa điểm xưa nay thường bị quên lãng hơn cả, nhất là các địa điểm chịu nhiều tranh chấp hay một hình thức chấn thương nào đó.
Hiển nhiên, cuộc diệt chủng mà người Armenian phải chịu dưới bàn tay người Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20, với khoảng 1.5 triệu người bị tàn sát, đủ điều kiện của một cuộc chấn thương, đáng để một vị giáo hoàng thừa nhận.
Hơn nữa, Đức Phanxicô sẽ còn trở lại vùng này một lần nữa vào tháng Chín tới để viếng thăm Georgia và Azerbaijan, hai lân bang của Armenia. Thành thử, ngài quả là “Giáo Hoàng của các khu ngoại biên”.
Đại kết
Với dân số tròm trèm 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, nó còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 thừa nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Dù trong nước, chỉ có khoảng 15,000 người Công Giáo, bằng con số một giáo xứ lớn tại nhiều nơi khác trên thế giới (kém cả Giáo Xứ Tân Phú của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, mà có người nói có tới 25,000 giáo dân), nhưng các liên hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Armenia thì rất mạnh mẽ.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I, “Catholicos” hay vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II còn ký với Thượng Phụ Karekin II, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin I, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Theo chân các vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hoàn toàn dấn thân trong việc đẩy mạnh sự hợp nhất Kitô Giáo, một chính nghĩa có khuynh hướng khởi đầu với Chính Thống Giáo vì sự phân ly Đông Tây hơn một nghìn năm trước là ly giáo nguyên khởi của Kitô Giáo. Đức Phanxicô đã tổ chức được cuộc gặp gỡ lịch sử với Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa; ngài và Thượng Phụ Đại Kết Batôlômêô của Constantinốp đã trở thành bạn “nối khố”, và mới đây, ngài còn cử một phái đoàn cao cấp tới “Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại” của các Giáo Hội Chính Thống họp tại Crete.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
Trong khi ở tại đây, Đức Phanxicô sẽ tham dự bữa ăn trưa đại kết do Đức Karekin khoản đãi. Như phát ngôn viên tòa thánh vừa cho biết: Đức Giáo Hoàng thường không lưu ý tới tiệc tùng ăn uống bao nhiêu và hay tìm cách bỏ qua những dịp như thế nếu có thể, nên việc ngài giữ nguyên lịch trình cũng đủ cho thấy ngài coi trọng đại kết biết bao.
Địa chính trị
Vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử mang tên Phanxicô thích góp phần vào việc kiến tạo hòa bình và hiện đang có cuộc tranh chấp âm ỉ xưa nay để ngài can dự vào, đó là cuộc xung đột tại vùng Caucasus giữa Armenia và Azerbaijan để giành quyền kiểm soát Tỉnh Nagorno-Karabakh. Hiện nay, dù hai bên không còn bắn nhau nữa, nhưng các căng thẳng có từ các thập niên 1980 và 1990 chưa bao giời tan biến cả. Đây là dịp để Đức Phanxico cố gắng hòa giải.
Trọng điểm gây chú ý địa chính trị hiển nhiên sẽ là cuộc viếng thăm của ngài vào hôm thứ Bẩy tại Đài Tsitsernakaberd tưởng niệm các nạn nhân của cuộc diệt chủng Armenia năm 1915. Chắc chắn nhiều lỗ tai sẽ vểnh lên để lắng nghe xem liệu Đức Phanxicô có dùng chữ “diệt chủng” hay không, một chữ chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho Thổ Nhĩ Kỳ, buộc họ phải trả đũa ngoại giao.
Nếu cuộc họp báo của Tòa Thánh vào hôm thứ Ba có cho thấy điều gì, thì chiến lược của cuộc tông du này chắc chắn sẽ nhằm nhấn mạnh rằng Vatican vốn đã thừa nhận việc sát hại người Armenia và các nhóm thiểu số khác bởi tay Đế Quốc đang suy tàn Ottoman là diệt chủng rồi: Đức Gioan Phaolô II thực hiện việc này năm 2001, còn Đức Phanxicô thì thực hiện việc này vào năm ngoái nhân một buổi phụng vụ đặc biệt tại Rôma.
Tuy nhiên, chắc chắn các ngài sẽ không ra ngoài đường lối để bạ chỗ nào cũng nói chữ ấy. Nên lần này, có lẽ, Đức Phanxicô sẽ chọn kiểu nói Medz Yeghern của người Armenia, kiểu nói này có nghĩa “tai ương lớn lao”.
Dù đã diễn ra cách nay một trăm năm, các vết thương của cuộc diệt chủng này vẫn còn nằm sâu trong tâm hồn người Armenia. Trong cuộc họp báo của Tòa Thánh hôm thứ Ba vừa rồi, Đức Ông Antranig Ayvazian, hiện đang dạy tại Đại Học Yerevan, nói rằng ở nhiều nơi trên quê hương ngài, “nếu bạn đào xuống chừng 5 phân, bạn sẽ thấy xương người cùng khắp”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô sẽ gặp một nhóm nhỏ người Armenia vốn là con cháu các người tị nạn được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV cho trú ẩn tại Castel Gandolfo thời Thế Chiến I. Vị Giáo Hoàng này không đích danh dùng chữ “diệt chủng” nhưng gọi nó là một “cuộc sát hại vô ích”.
Vì vụ tàn sát người Armenia một thế kỷ trước đây vốn do lòng thù hận Kitô Giáo mà ra, nên cuộc tông du sẽ đem lại cho Đức Phanxicô một diễn đàn để thảo luận việc bách hại các Kitô hữu hiện nay, một điều được ngài gọi là “đại kết bằng máu”.
Dưới ánh sáng của tình hình đang diễn ra tại Iraq và Syria và các áp lực mỗi ngày mỗi tăng buộc các cường quốc Tây Phương và Liên Hiệp Quốc phải đẩy mạnh các cố gắng chống lại ISIS, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng chắc chắn có âm hưởng chính trị rõ ràng.
Người Công Giáo địa phương
Theo nguyên tắc, mọi cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng đều nhằm vào đoàn chiên Công Giáo địa phương. Thuật ngữ của Tòa Thánh là để “củng cố anh chị em mình trong đức tin”.
Dĩ nhiên, trong trường hợp Armenia, đoàn chiên địa phương ở đây chẳng có mấy người để củng cố vì họ chiếm chưa tới nửa phần trăm dân số cả nước. Tuy nhiên, đối với vị giáo hoàng này, con số không đáng kể, ngược lại, nhóm nào càng tối tăm và bị lãng quên, càng được ngài quan tâm.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba vừa qua, Cha Federico Lambardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô từng biết nhiều người Armenia sống tản mác tại Argentina, trong đó, có vị mục sư Tin Lành nay trở lại quê hương và sẽ gặp gỡ Đức Phanxicô tại đây.
Hôm Chúa Nhật tới, Đức Phanxicô sẽ gặp mặt các giám mục Công Giáo của Armenia, tổng cộng 14 vị, chưa đủ để lập một ủy ban của một hội đồng giám mục như Ý hoặc Hoa Kỳ, và phần lớn các vị này đại diện cho khối người Armenia đang sống tại các nước khác. Chỉ có 12 linh mục là có sẵn để xử dụng.
Trong một bối cảnh như thế, vai trò của người Công Giáo địa phương hiển nhiên là vai trò làm chứng, một cầu nối với các nền văn hóa khác, trong trường hợp này là cộng đồng Chính Thống đa số ở Armenia và thế giới rộng lớn hơn ở vùng Caucasus.
Việc này có thể không đáng kể bao nhiêu về con số, nhưng được Phanxicô coi trọng và cuộc viếng thăm nhà thờ chính tòa Công Giáo vào Chúa Nhật tới ở Gyumri chính là nhằm mục đích làm nổi bật nó.
Các khu ngoại biên
• Đông Âu: 3 quốc gia (Albania, Bosnia và Herzegovina, Armenia)
• Mỹ Châu Latinh: 6 quốc gia (Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Mexico)
• Á Châu: 3 quốc gia (Nam Hàn, Phi Luật Tân, Sri Lanka)
• Phi Châu: 3 quốc gia (Kenya, Uganda, Cộng Hòa Trung Phi)
• Trung Đông: 4 quốc gia (Do Thái, Các Lãnh Thổ Palestine, Gióc Đan, Thổ Nhĩ Kỳ)
• Bắc Mỹ: 1 quốc gia (Hiệp Chúng Quốc)
• Tây Âu: 0 quốc gia.
Nói tóm lại, tỷ số là: Thế Giới Tây Phương 1, Các Nơi Khác 19! Nếu đây là một trận đấu giật giải, thì chắc chắn trọng tài đã ngưng trận đấu để tuyên bố kết quả rồi.
Có người phản đối cho rằng phải kể cuộc viếng thăm quốc hội Âu Châu hồi tháng 11 năm 2014 chứ! Nhưng thực ra, cuộc viếng thăm này chưa bao giờ được coi là một cuộc viếng thăm một quốc gia.
Điều ấy cho thấy: Đức Phanxicô là vị giáo hoàng tin vào việc nâng cao các địa điểm xưa nay thường bị quên lãng hơn cả, nhất là các địa điểm chịu nhiều tranh chấp hay một hình thức chấn thương nào đó.
Hiển nhiên, cuộc diệt chủng mà người Armenian phải chịu dưới bàn tay người Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20, với khoảng 1.5 triệu người bị tàn sát, đủ điều kiện của một cuộc chấn thương, đáng để một vị giáo hoàng thừa nhận.
Hơn nữa, Đức Phanxicô sẽ còn trở lại vùng này một lần nữa vào tháng Chín tới để viếng thăm Georgia và Azerbaijan, hai lân bang của Armenia. Thành thử, ngài quả là “Giáo Hoàng của các khu ngoại biên”.
Đại kết
Với dân số tròm trèm 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, nó còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 thừa nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Dù trong nước, chỉ có khoảng 15,000 người Công Giáo, bằng con số một giáo xứ lớn tại nhiều nơi khác trên thế giới (kém cả Giáo Xứ Tân Phú của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, mà có người nói có tới 25,000 giáo dân), nhưng các liên hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Armenia thì rất mạnh mẽ.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I, “Catholicos” hay vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II còn ký với Thượng Phụ Karekin II, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin I, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Theo chân các vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hoàn toàn dấn thân trong việc đẩy mạnh sự hợp nhất Kitô Giáo, một chính nghĩa có khuynh hướng khởi đầu với Chính Thống Giáo vì sự phân ly Đông Tây hơn một nghìn năm trước là ly giáo nguyên khởi của Kitô Giáo. Đức Phanxicô đã tổ chức được cuộc gặp gỡ lịch sử với Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa; ngài và Thượng Phụ Đại Kết Batôlômêô của Constantinốp đã trở thành bạn “nối khố”, và mới đây, ngài còn cử một phái đoàn cao cấp tới “Công Đồng Thánh Thiện và Vĩ Đại” của các Giáo Hội Chính Thống họp tại Crete.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
Trong khi ở tại đây, Đức Phanxicô sẽ tham dự bữa ăn trưa đại kết do Đức Karekin khoản đãi. Như phát ngôn viên tòa thánh vừa cho biết: Đức Giáo Hoàng thường không lưu ý tới tiệc tùng ăn uống bao nhiêu và hay tìm cách bỏ qua những dịp như thế nếu có thể, nên việc ngài giữ nguyên lịch trình cũng đủ cho thấy ngài coi trọng đại kết biết bao.
Địa chính trị
Vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử mang tên Phanxicô thích góp phần vào việc kiến tạo hòa bình và hiện đang có cuộc tranh chấp âm ỉ xưa nay để ngài can dự vào, đó là cuộc xung đột tại vùng Caucasus giữa Armenia và Azerbaijan để giành quyền kiểm soát Tỉnh Nagorno-Karabakh. Hiện nay, dù hai bên không còn bắn nhau nữa, nhưng các căng thẳng có từ các thập niên 1980 và 1990 chưa bao giời tan biến cả. Đây là dịp để Đức Phanxico cố gắng hòa giải.
Trọng điểm gây chú ý địa chính trị hiển nhiên sẽ là cuộc viếng thăm của ngài vào hôm thứ Bẩy tại Đài Tsitsernakaberd tưởng niệm các nạn nhân của cuộc diệt chủng Armenia năm 1915. Chắc chắn nhiều lỗ tai sẽ vểnh lên để lắng nghe xem liệu Đức Phanxicô có dùng chữ “diệt chủng” hay không, một chữ chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho Thổ Nhĩ Kỳ, buộc họ phải trả đũa ngoại giao.
Nếu cuộc họp báo của Tòa Thánh vào hôm thứ Ba có cho thấy điều gì, thì chiến lược của cuộc tông du này chắc chắn sẽ nhằm nhấn mạnh rằng Vatican vốn đã thừa nhận việc sát hại người Armenia và các nhóm thiểu số khác bởi tay Đế Quốc đang suy tàn Ottoman là diệt chủng rồi: Đức Gioan Phaolô II thực hiện việc này năm 2001, còn Đức Phanxicô thì thực hiện việc này vào năm ngoái nhân một buổi phụng vụ đặc biệt tại Rôma.
Tuy nhiên, chắc chắn các ngài sẽ không ra ngoài đường lối để bạ chỗ nào cũng nói chữ ấy. Nên lần này, có lẽ, Đức Phanxicô sẽ chọn kiểu nói Medz Yeghern của người Armenia, kiểu nói này có nghĩa “tai ương lớn lao”.
Dù đã diễn ra cách nay một trăm năm, các vết thương của cuộc diệt chủng này vẫn còn nằm sâu trong tâm hồn người Armenia. Trong cuộc họp báo của Tòa Thánh hôm thứ Ba vừa rồi, Đức Ông Antranig Ayvazian, hiện đang dạy tại Đại Học Yerevan, nói rằng ở nhiều nơi trên quê hương ngài, “nếu bạn đào xuống chừng 5 phân, bạn sẽ thấy xương người cùng khắp”.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô sẽ gặp một nhóm nhỏ người Armenia vốn là con cháu các người tị nạn được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV cho trú ẩn tại Castel Gandolfo thời Thế Chiến I. Vị Giáo Hoàng này không đích danh dùng chữ “diệt chủng” nhưng gọi nó là một “cuộc sát hại vô ích”.
Vì vụ tàn sát người Armenia một thế kỷ trước đây vốn do lòng thù hận Kitô Giáo mà ra, nên cuộc tông du sẽ đem lại cho Đức Phanxicô một diễn đàn để thảo luận việc bách hại các Kitô hữu hiện nay, một điều được ngài gọi là “đại kết bằng máu”.
Dưới ánh sáng của tình hình đang diễn ra tại Iraq và Syria và các áp lực mỗi ngày mỗi tăng buộc các cường quốc Tây Phương và Liên Hiệp Quốc phải đẩy mạnh các cố gắng chống lại ISIS, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng chắc chắn có âm hưởng chính trị rõ ràng.
Người Công Giáo địa phương
Theo nguyên tắc, mọi cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng đều nhằm vào đoàn chiên Công Giáo địa phương. Thuật ngữ của Tòa Thánh là để “củng cố anh chị em mình trong đức tin”.
Dĩ nhiên, trong trường hợp Armenia, đoàn chiên địa phương ở đây chẳng có mấy người để củng cố vì họ chiếm chưa tới nửa phần trăm dân số cả nước. Tuy nhiên, đối với vị giáo hoàng này, con số không đáng kể, ngược lại, nhóm nào càng tối tăm và bị lãng quên, càng được ngài quan tâm.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba vừa qua, Cha Federico Lambardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, nhấn mạnh rằng Đức Phanxicô từng biết nhiều người Armenia sống tản mác tại Argentina, trong đó, có vị mục sư Tin Lành nay trở lại quê hương và sẽ gặp gỡ Đức Phanxicô tại đây.
Hôm Chúa Nhật tới, Đức Phanxicô sẽ gặp mặt các giám mục Công Giáo của Armenia, tổng cộng 14 vị, chưa đủ để lập một ủy ban của một hội đồng giám mục như Ý hoặc Hoa Kỳ, và phần lớn các vị này đại diện cho khối người Armenia đang sống tại các nước khác. Chỉ có 12 linh mục là có sẵn để xử dụng.
Trong một bối cảnh như thế, vai trò của người Công Giáo địa phương hiển nhiên là vai trò làm chứng, một cầu nối với các nền văn hóa khác, trong trường hợp này là cộng đồng Chính Thống đa số ở Armenia và thế giới rộng lớn hơn ở vùng Caucasus.
Việc này có thể không đáng kể bao nhiêu về con số, nhưng được Phanxicô coi trọng và cuộc viếng thăm nhà thờ chính tòa Công Giáo vào Chúa Nhật tới ở Gyumri chính là nhằm mục đích làm nổi bật nó.