Như mọi người biết: đầu tuần này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết do các dân biểu Cộng Hòa đưa ra nhằm kết án ISIS tội diệt chủng chống lại các Kitô Hữu, người Yazidi và các nhóm thiểu số khác.
Động thái trên nhằm gây áp lực buộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải chính thức công bố việc họ tìm ra và xác nhận ISIS phạm tội diệt chủng. Điều này, theo ký giả John Allen, tuy không lập tức thay đổi được gì trong chiến lược của Hoa Kỳ, nhưng nó cũng buộc chính phủ Hoa Kỳ phải lên tài liệu cho các tội ác của ISIS và nhận diện những tên tội ác để có thể truy tố về sau.
Hơn nữa, như lời nhận định của dân biểu Cộng Hòa Jeff Fortenberry của Nebraska, người đệ trình nghị quyết, điều này sẽ tạo “hy vọng mới” cho các nạn nhân của ISIS vì họ thấy rằng “một liên minh đa phái và đại kết” đã coi trọng cuộc thống khổ của họ.
Ba ý nghĩa
Theo John Allen, “hy vọng mới” nói trên có thể có ba ý nghĩa:
Thứ nhất, nó có thể có nghĩa một vai trò quân sự mạnh mẽ hơn cho Hoa Kỳ. Hỏi bất cứ nhà lãnh đạo Kitô Giáo nào ở Trung Đông ngày nay, họ đều sẽ cho hay: họ tin tưởng Nga hơn bất cứ cường quốc Tây Phương nào khác, không những về phương diện đánh trả ISIS mà cả về phương diện bảo vệ các nhóm thiểu số Kitô Giáo.
Thứ hai, “hy vọng” cũng có nghĩa đưa ra các cam kết dài hạn về tài chánh và chính trị để trợ giúp tái thiết các cộng đồng thiểu số tại Syria, Iraq và Libya khi ISIS bị đẩy lui. Nói bao quát hơn, nó có nghĩa thừa nhận rằng phát huy sinh lực tính của những cộng đồng này có lợi cho chiến lược trực tiếp của Hoa Kỳ và thế giới. Sự hiện diện của họ bảo đảm tính đa nguyên và bức tường ngăn ngừa sự lan tràn của chủ nghĩa quá khích; vì các Kitô hữu Trung Đông có tiếng là những người hết lòng hỗ trợ dân chủ và tính thế tục lành mạnh theo nghĩa tách tôn giáo ra khỏi nhà nước.
Vả lại, nhờ các liên hệ của họ với những người đồng đạo khắp thế giới, các Kitô Hữu tại Trung Đông cũng đại diện cho cầu nối tự nhiên với Tây Phương và nói chung là những đối tác tự nhiên nhất của cuộc đối thoại với các nhà ngoại giao, chính khách và người tranh đấu Tây Phương. Không có họ, không những là một thương tích sâu xa cho đức tin mà còn gây ra nhiều nguy cơ chính trị và chiến lược thực sự. Ngăn ngừa điều này đáng trở thành một ưu tiên cho chính sách ngoại giao.
Thứ ba, “hy vọng” cũng có nghĩa coi trọng tiếng nói của các cộng đồng thiểu số này khi Hoa Kỳ và các cường quốc khác đưa ra quyết định. Chỉ cần đơn cử một điển hình: Hoa Kỳ vẫn có ác cảm với Assad đến nỗi Tháng Chín năm 2013, Hoa Kỳ gần như sẽ gây chiến với chế độ của ông ta tại Syria. Chống lại mưu toan này là vai trò chính trị đầu tiên của vị tân giáo hoàng Phanxicô, vừa được bầu lúc đó.
Cuối năm 2013, Putin tuyên dương công trạng của ngài trong vai trò trên bằng cách trưng dẫn bức thư ngài gửi cho Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại St. Petersburg, trong đó, ngài cảnh cáo “việc vô ích theo đuổi giải pháp quân sự” tại Syria.
Hỏi bất cứ người Kitô hữu Syria nào xem họ nghĩ gì về Assad, họ sẽ cho biết: họ không hề có bất cứ ảo tưởng nào về bản chất chế độ của ông ta, nhưng họ không muốn thấy ông ta bị buộc phải ra đi chỉ vì giải pháp thay thế ông ta sẽ tồi tệ hơn nhiều. Theo họ, việc chọn lựa không phải giữa một nhà nước cảnh sát trị và một nền dân chủ phồn thịnh; mà là giữa một nhà nước cảnh sát trị và việc biến thành hư không.
Khi Hoa Kỳ đang đắn đo phải triển khai ảnh hưởng của mình ra sao, thì một cách nhìn như thế đáng được cân nhắc tính toán. Nếu Hoa Kỳ chịu lưu ý tới thiểu số Kitô Giáo ở Iraq năm 2003, vai trò của họ ở đấy chắc chắn đã khác xa rồi!
Tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ
Cũng có lẽ vì thế, thứ Năm vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phải chính thức kết án các tội ác của ISIS chống các Kitô Hữu, người Yazidi và các nhóm thiểu số khác là diệt chủng. Sau đây là lời tuyên bố của Ngoại Trưởng John Kerry:
Chào mọi người.
Năm 2014, nhóm khủng bố Daesh (tên Ả Rập của ISIS) bắt đầu chiếm lãnh thổ tại Syria và Iraq, tràn vào nhiều thành phố và phạm nhiều điều tàn ác. Hoa Kỳ nhanh chóng đáp trả bằng việc lên án các hành động khủng khiếp này và, quan trọng hơn nữa, đã đưa ra nhiều hành động có phối hợp để chống lại chúng. Tháng Chín năm đó, Tổng Thống Obama đã động viên một liên minh quốc tế, hiện bao gồm 66 thành viên, để chặn đứng và lật ngược đà tiến của Daesh. Và đó là điều chúng ta đang làm.
Trong 18 tháng kể từ đó, các không kích của liên minh đã giúp giải phóng Kobani, Tikrit, Ramadi, và nhiều thành phố và thị trấn chủ chốt khác. Chúng ta đã đẩy lui các tên khủng bố ra khỏi 40 phần trăm lãnh thổ bị chúng có lần kiểm soát ở Iraq và 20 phần trăm ở Syria. Chúng ta đã làm suy biến giới lãnh đạo của chúng, tấn công các nguồn lợi tức của chúng, và gây bất ổn cho các đường tiếp tế của chúng. Và hiện nay, như tất cả qúy vị đã thấy, chúng ta đang tham gia một sáng kiến ngoại giao nhằm cố gắng chấm dứt chiến tranh tại Syria. Cuộc nội chiến này đã lên nhiên liệu cho Daesh, và khi làm những điều hiện chúng ta đang làm, chúng ta đang cố gắng cô lập hơn nữa, làm suy yếu hơn nữa và cuối cùng đánh bại chúng. Chúng ta hết sức cố gắng chấm dứt việc lan tràn của Daesh và các bộ phận thống thuộc nó tại trong vùng và bên ngoài vùng.
Tất cả các cố gắng trên đang tạo thành cố gắng phi thường của đại bộ phận cộng đồng quốc tế và Hiệp Chúng Quốc. Và cố gắng này hoàn toàn được biện minh vì các hành động gây kinh hoàng của tổ chức mà chúng ta đang chống lại.
Mục đích của tôi khi xuất hiện trước mặt qúy vị hôm nay là để quả quyết rằng, theo phán đoán của tôi, Daesh chịu trách nhiệm tội diệt chủng chống các nhóm trong vùng dưới quyền kiểm soát của chúng, bao gồm người Yazidi, các Kitô hữu, và người Hồi Giáo Shia. Daesh diệt chủng bằng việc tự công bố, bằng ý thức hệ và bằng hành động trong điều chúng nói, chúng tin và chúng làm. Daesh cũng chịu trách nhiệm trước các tội ác chống nhân loại và việc thanh trừng sắc tộc nhắm vào cùng các nhóm này và trong một số trường hợp, nhắm cả người Hồi Giáo Shia, người Kurds, và các nhóm thiểu số khác.
Tôi nói điều này dù cuộc tranh chấp đang diễn ra và việc thiếu lui tới các khu vực chủ chốt khiến không thể khai triển được một bức tranh đầy đủ chi tiết và toàn bộ về tất cả những gì Daesh đang làm và về tất cả những gì chúng đã làm. Chúng ta đã không có khả năng thu thập một hồ sơ trọn vẹn. Tôi nghĩ điều này hiển nhiên ngay trên bề mặt của nó; chúng ta không lui tới được mọi nơi. Nhưng trong nhiều tháng qua, chúng ta đã tiến hành việc duyệt xét một số lượng tín liệu rất lớn được thu thập bởi Bộ Ngoại Giao, cộng đồng tình báo của chúng ta, bời nhiều nhóm bên ngoài. Và kết luận của tôi dựa trên số tín liệu này và trên bản chất các hành vi được tường trình.
Điển hình, chúng ta biết rằng tháng Tám năm 2014, Daesh giết hàng trăm người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi Yazidi ở thị trấn Kocho và buộc hàng chục ngàn người Yazidi mắc kẹt trên Núi Sinjar không có thực phẩm, nước uống hay săn sóc y tế. Không có sự can thiệp của chúng ta, rõ ràng những người này đã bị sát hại cả rồi. Các cố gắng giải cứu được sự trợ lực của các cuộc không kích của đồng minh cuối cùng đã cứu được nhiều người, nhưng chỉ sau khi Daesh đã bắt giam và nô dịch hóa hàng ngàn phụ nữ và trẻ gái Yazidi, bán đấu giá họ, mặc tình hãm hiếp họ, và phá hủy các cộng đồng nơi họ từng sống nhiều thế hệ không thể đếm hết.
Chúng ta biết rằng ở Mosul, Qaraqosh, và nhiều nơi khác, Daesh đã hành quyết các Kitô hữu chỉ vì đức tin của họ; nó đã hành quyết 49 Kitô hữu Ai Cập và Êthiôpia ở Libya; và nó cũng đã buộc các phụ nữ và trẻ gái Kitô Giáo làm nô lệ tình dục.
Chúng ta biết rằng Daesh tàn sát hàng trăm người Thổ và Shabaks theo phái Shia ở Tal Afar và Mosul; đã bao vây và để chết đói thị trấn Amerli của người Thổ; và bắt cóc hàng trăm phụ nữ Thổ theo phái Shia, hãm hiếp nhiều người ngay trước mặt gia đình họ.
Chúng ta biết rằng trong các khu vực nó kiểm soát, Daesh đã thực hiện một cố gắng có hệ thống nhằm tiêu hủy di sản văn hóa của các cộng đồng cổ xưa: phá hủy các nhà thờ Ácmênia, Chính Thống Syria, và Công Giáo Rôma; cho nổ tung các đan viện và mồ mả tiên tri; phạm thánh các nghĩa địa; và ở Palmyra, nó còn chặt đầu học giả 83 tuổi từng cả đời bảo tồn các đồ cổ ở đấy.
Chúng ta biết rằng các hành động của Daesh được lên sinh khí bởi một ý thức hệ quá khích và bất khoan dung từng quở trách người Yazidi, xin trích, là “ngoại đạo” và “thờ ma qủy” và nay, chúng ta biết Daesh vốn đe dọa các Kitô hữu bằng cách nói rằng nó sẽ, xin trích, “chinh phục Rôma của các ngươi, đập phá các thánh giá của các ngươi, và bắt phụ nữ của các ngươi làm nô lệ”.
Trong khi đó, người Hồi Giáo Shia bị Daesh gọi là, xin trích, “những kẻ bất tín và bỏ đạo” và bị tấn công thường xuyên và tàn ác. Tháng Mười Hai, một năm trước đây, một thiếu niên 14 tuổi tên Usaid Barho đến cổng một đền thờ Hồi Giáo Shia ở Baghdad, cởi chiếc áo khoác của em ra cho thấy em đang mặc một áo lót có thuốc nổ và nộp mình cho vệ binh. Em bị Daesh tuyển dụng ở Syria và tham gia việc phụng sự Hồi Giáo, nhưng sau khi được tuyển dụng, em được cho hay ngoại trừ em vâng theo mọi lệnh truyền, người Shia sẽ tới và hiếp mẹ em. Daesh nói về người Shia, xin trích, “chúng tôi có bổn phận phải giết chúng, đánh nhau với chúng, đuổi chúng đi, và làm sạch lãnh thổ khỏi sự hôi thối của chúng”.
Một yếu tố của tội diệt chủng là ý định tiêu diệt một nhóm sắc tộc hay tôn giáo, toàn bộ hay từng phần. Chúng ta biết rằng Daesh đã cho một số nạn nhân của nó chọn giữa việc bỏ đức tin của họ hay bị giết, và điều này, đối với nhiều người là chọn giữa loại chết này và loại chết khác.
Sự kiện rõ ràng là Daesh giết các Kitô hữu vì họ là Kitô hữu; giết ngườiYazidi vì họ là Yazidi; giết người Shia vì họ là Shia. Đó là lời nhắn nhe nó chuyển tới các trẻ em dưới quyền kiểm soát của nó. Trọn thế giới quan của nó đặt căn bản trên việc loại trừ những ai không theo ý thức hệ xấu xa của nó. Trong tâm trí tôi, không còn hoài nghi gì nữa rằng một khi thành công trong việc thiết lập ra nhà nước Hồi Giáo trị, Daesh sẽ tìm cách tiêu diệt những gì còn lại của bức tranh ghép sắc tộc và tôn giáo có lúc đã rất phồn thịnh ở trong vùng.
Tôi minh xác. Tôi không phải là quan tòa, hay công tố viên, cũng không phải bồi thẩm đoàn trước các cáo buộc diệt chủng, các tội ác chống nhân loại, thanh trừng sắc tộc bởi những con người chuyên biệt. Cuối cùng, các sự kiện đầy đủ phải được đem ra ánh sáng bởi một cuộc điều tra độc lập và qua một xác quyết chính thức hợp luật do một tòa án có năng quyền đưa ra. Nhưng Hiệp Chúng Quốc sẽ ủng hộ mạnh mẽ các cố gắng nhằm thu thập, lên tài liệu, duy trì, và phân tích các bằng chứng của tàn bạo, và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm để thấy rằng những kẻ phạm tội phải trả lẽ.
Tôi hy vọng lời tuyên bố của tôi hôm nay sẽ cam đoan với các nạn nhân chịu các tàn ác của Daesh rằng Hiệp Chúng Quốc nhìn nhận và xác nhận bản chất đáng khinh của các tội ác đã phạm chống lại họ.
Thứ hai, tôi hy vọng nó sẽ nêu bật các quan tâm chung của nhiều nhóm khác nhau cùng chống lại Daesh. Dù sao, thực tại diệt chủng cũng nhấn mạnh một cách sắc nét hơn nữa nhu cầu phải có một phương thức toàn bộ và thống nhất nhằm đánh bại Daesh cả trong cốt lõi của nó ở Syria và Iraq mà rộng hơn, còn ở các mưu toan của nó nhằm thiết lập các mạng lưới ở bên ngoài.
Một phần trong phản ứng của chúng ta đối với Daesh, dĩ nhiên, phải là tiêu diệt nó bằng lực lượng quân sự, nhưng các chiều kích khác cũng quan trọng, và chúng ta không dám quên điều đó. Trong hai năm rưỡi nay, Hiệp Chúng Quốc đã cung cấp hơn 600 triệu việc trợ khẩn trương cho người Iraq bị Daesh làm cho phải rời cư khỏi các cộng đồng của họ. Chúng ta đang làm việc mật thiết với các nhà chức trách địa phương để trợ giúp việc phục hồi các thành phố đã được giải phóng và các cư dân của họ đang phải đối đầu với những thách thức trầm trọng, cả vật chất lẫn tâm lý, và những người đang rất cần sự giúp đỡ để xây dựng lại cuộc sống của họ. Chúng ta đang tài trợ cho cuộc điều tra các mồ chôn tập thể, và chăm sóc phụ trợ các nạn nhân của bạo lực dựa trên phái tính và những người trốn thoát khỏi giam cầm.
Chúng ta tiếp tục mời gọi chính phủ Baghdad bảo đảm việc các lực lượng an ninh cũng như các định chế khác của họ có tính đại diện và bao gồm mọi người nhiều hơn. Và chúng ta đang phối trí với các đối tác đồng minh của chúng ta trong việc bóp nghẹt các nguồn tài chánh của Daesh và hãm đà tuyển dụng các chiến binh ngoại quốc của nó. Và chúng ta đang chuẩn bị các cố gắng trong tương lai nhằm giải phóng các lãnh thổ đang bị chiếm đóng, trong khi vẫn không quên bảo vệ các cộng đồng thiểu số. Đặc biệt là việc giải phóng Mosul, tỉnh Niniveh ở Iraq, và nhiều phần ở Syria hiện đang bị Daesh chiếm đóng, và việc này sẽ quyết định liệu có còn một tương lai nào cho các cộng đồng thiểu số tại phần đất này của Trung Đông hay không. Đối với các cộng đồng này, tiền đánh cược trong chiến dịch này là điều hoàn toàn có thực. Đây là cuộc chiến đấu mà Daesh đã ấn định ra. Daesh đã tạo ra nó. Daesh đã nhắm các nạn nhân của nó. Daesh đã tự định nghĩa mình là hạng diệt chủng.
Nên chúng ta phải nhớ rằng, dù sao, phản ứng tốt nhất đối với tội diệt chủng cũng là tái khẳng định quyền sinh tồn có tính căn bản của mọi nhóm người bị nhắm để tiêu diệt. Điều Daesh muốn xóa bỏ, ta phải duy trì.Việc này đòi phải đánh bại Daesh, nhưng nó cũng đòi phải bác bỏ cuồng tín và kỳ thị, những điều, trước nhất, vốn làm dễ việc nó xuất hiện.
Điều trên có nghĩa: vì nhiều khu vực đang được giải phóng hơn, các cư dân sẽ càng cần được giúp đỡ hơn không những để tái thiết hạ tầng cơ sở, mà còn để bảo đảm rằng các nhóm thiểu số có thể hồi cư an toàn, được hội nhập vào các lực lượng an ninh địa phương, và nhận được sụ che chở bình đẳng trước pháp luật. Dù sao, mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là đánh bại Daesh, chỉ để thấy rằng trong mấy năm sau, một nhóm khủng bố mới với một cái tên ghép khác lại nổi lên thay thế. Mục tiêu của chúng ta là đẩy qua một bên và đánh bại những kẻ quá khích một lần vĩnh viễn.
Điều trên không dễ; chúng ta biết thế. Như Tổng Thống Obama và tôi vẫn nhất quán nói xưa nay, nó không thể xẩy tới vào sáng hôm sau. Nhưng hôm nay, tôi xin nói với mọi đồng bào của chúng ta và cho cộng đồng quốc tế rằng chúng ta phải thừa nhận điều Daesh đang làm cho các nạn nhân của nó. Ta phải buộc các kẻ phạm tội nhận tội. Và chúng ta phải tìm các tài nguyên để giúp đỡ những người bị các tàn bạo này gây hại để họ có thể sinh tồn trên mảnh đất cha ông của họ.
Nêu tên các tội ác trên là điều quan trọng. Nhưng điều chủ yếu là chặn đứng chúng. Việc này đòi có sự thống nhất tại đất nước này và tại các nước trực tiếp có liên hệ, và sự quyết tâm hành động chống lại việc diệt chủng, chống lại việc thanh trừng sắc tộc, chống lại các tội ác khác đối với nhân loại của những người lương thiện khắp mặt địa cầu.
Cám ơn qúy vị.
Động thái trên nhằm gây áp lực buộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải chính thức công bố việc họ tìm ra và xác nhận ISIS phạm tội diệt chủng. Điều này, theo ký giả John Allen, tuy không lập tức thay đổi được gì trong chiến lược của Hoa Kỳ, nhưng nó cũng buộc chính phủ Hoa Kỳ phải lên tài liệu cho các tội ác của ISIS và nhận diện những tên tội ác để có thể truy tố về sau.
Hơn nữa, như lời nhận định của dân biểu Cộng Hòa Jeff Fortenberry của Nebraska, người đệ trình nghị quyết, điều này sẽ tạo “hy vọng mới” cho các nạn nhân của ISIS vì họ thấy rằng “một liên minh đa phái và đại kết” đã coi trọng cuộc thống khổ của họ.
Ba ý nghĩa
Theo John Allen, “hy vọng mới” nói trên có thể có ba ý nghĩa:
Thứ nhất, nó có thể có nghĩa một vai trò quân sự mạnh mẽ hơn cho Hoa Kỳ. Hỏi bất cứ nhà lãnh đạo Kitô Giáo nào ở Trung Đông ngày nay, họ đều sẽ cho hay: họ tin tưởng Nga hơn bất cứ cường quốc Tây Phương nào khác, không những về phương diện đánh trả ISIS mà cả về phương diện bảo vệ các nhóm thiểu số Kitô Giáo.
Thứ hai, “hy vọng” cũng có nghĩa đưa ra các cam kết dài hạn về tài chánh và chính trị để trợ giúp tái thiết các cộng đồng thiểu số tại Syria, Iraq và Libya khi ISIS bị đẩy lui. Nói bao quát hơn, nó có nghĩa thừa nhận rằng phát huy sinh lực tính của những cộng đồng này có lợi cho chiến lược trực tiếp của Hoa Kỳ và thế giới. Sự hiện diện của họ bảo đảm tính đa nguyên và bức tường ngăn ngừa sự lan tràn của chủ nghĩa quá khích; vì các Kitô hữu Trung Đông có tiếng là những người hết lòng hỗ trợ dân chủ và tính thế tục lành mạnh theo nghĩa tách tôn giáo ra khỏi nhà nước.
Vả lại, nhờ các liên hệ của họ với những người đồng đạo khắp thế giới, các Kitô Hữu tại Trung Đông cũng đại diện cho cầu nối tự nhiên với Tây Phương và nói chung là những đối tác tự nhiên nhất của cuộc đối thoại với các nhà ngoại giao, chính khách và người tranh đấu Tây Phương. Không có họ, không những là một thương tích sâu xa cho đức tin mà còn gây ra nhiều nguy cơ chính trị và chiến lược thực sự. Ngăn ngừa điều này đáng trở thành một ưu tiên cho chính sách ngoại giao.
Thứ ba, “hy vọng” cũng có nghĩa coi trọng tiếng nói của các cộng đồng thiểu số này khi Hoa Kỳ và các cường quốc khác đưa ra quyết định. Chỉ cần đơn cử một điển hình: Hoa Kỳ vẫn có ác cảm với Assad đến nỗi Tháng Chín năm 2013, Hoa Kỳ gần như sẽ gây chiến với chế độ của ông ta tại Syria. Chống lại mưu toan này là vai trò chính trị đầu tiên của vị tân giáo hoàng Phanxicô, vừa được bầu lúc đó.
Cuối năm 2013, Putin tuyên dương công trạng của ngài trong vai trò trên bằng cách trưng dẫn bức thư ngài gửi cho Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại St. Petersburg, trong đó, ngài cảnh cáo “việc vô ích theo đuổi giải pháp quân sự” tại Syria.
Hỏi bất cứ người Kitô hữu Syria nào xem họ nghĩ gì về Assad, họ sẽ cho biết: họ không hề có bất cứ ảo tưởng nào về bản chất chế độ của ông ta, nhưng họ không muốn thấy ông ta bị buộc phải ra đi chỉ vì giải pháp thay thế ông ta sẽ tồi tệ hơn nhiều. Theo họ, việc chọn lựa không phải giữa một nhà nước cảnh sát trị và một nền dân chủ phồn thịnh; mà là giữa một nhà nước cảnh sát trị và việc biến thành hư không.
Khi Hoa Kỳ đang đắn đo phải triển khai ảnh hưởng của mình ra sao, thì một cách nhìn như thế đáng được cân nhắc tính toán. Nếu Hoa Kỳ chịu lưu ý tới thiểu số Kitô Giáo ở Iraq năm 2003, vai trò của họ ở đấy chắc chắn đã khác xa rồi!
Tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ
Cũng có lẽ vì thế, thứ Năm vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phải chính thức kết án các tội ác của ISIS chống các Kitô Hữu, người Yazidi và các nhóm thiểu số khác là diệt chủng. Sau đây là lời tuyên bố của Ngoại Trưởng John Kerry:
Chào mọi người.
Năm 2014, nhóm khủng bố Daesh (tên Ả Rập của ISIS) bắt đầu chiếm lãnh thổ tại Syria và Iraq, tràn vào nhiều thành phố và phạm nhiều điều tàn ác. Hoa Kỳ nhanh chóng đáp trả bằng việc lên án các hành động khủng khiếp này và, quan trọng hơn nữa, đã đưa ra nhiều hành động có phối hợp để chống lại chúng. Tháng Chín năm đó, Tổng Thống Obama đã động viên một liên minh quốc tế, hiện bao gồm 66 thành viên, để chặn đứng và lật ngược đà tiến của Daesh. Và đó là điều chúng ta đang làm.
Trong 18 tháng kể từ đó, các không kích của liên minh đã giúp giải phóng Kobani, Tikrit, Ramadi, và nhiều thành phố và thị trấn chủ chốt khác. Chúng ta đã đẩy lui các tên khủng bố ra khỏi 40 phần trăm lãnh thổ bị chúng có lần kiểm soát ở Iraq và 20 phần trăm ở Syria. Chúng ta đã làm suy biến giới lãnh đạo của chúng, tấn công các nguồn lợi tức của chúng, và gây bất ổn cho các đường tiếp tế của chúng. Và hiện nay, như tất cả qúy vị đã thấy, chúng ta đang tham gia một sáng kiến ngoại giao nhằm cố gắng chấm dứt chiến tranh tại Syria. Cuộc nội chiến này đã lên nhiên liệu cho Daesh, và khi làm những điều hiện chúng ta đang làm, chúng ta đang cố gắng cô lập hơn nữa, làm suy yếu hơn nữa và cuối cùng đánh bại chúng. Chúng ta hết sức cố gắng chấm dứt việc lan tràn của Daesh và các bộ phận thống thuộc nó tại trong vùng và bên ngoài vùng.
Tất cả các cố gắng trên đang tạo thành cố gắng phi thường của đại bộ phận cộng đồng quốc tế và Hiệp Chúng Quốc. Và cố gắng này hoàn toàn được biện minh vì các hành động gây kinh hoàng của tổ chức mà chúng ta đang chống lại.
Mục đích của tôi khi xuất hiện trước mặt qúy vị hôm nay là để quả quyết rằng, theo phán đoán của tôi, Daesh chịu trách nhiệm tội diệt chủng chống các nhóm trong vùng dưới quyền kiểm soát của chúng, bao gồm người Yazidi, các Kitô hữu, và người Hồi Giáo Shia. Daesh diệt chủng bằng việc tự công bố, bằng ý thức hệ và bằng hành động trong điều chúng nói, chúng tin và chúng làm. Daesh cũng chịu trách nhiệm trước các tội ác chống nhân loại và việc thanh trừng sắc tộc nhắm vào cùng các nhóm này và trong một số trường hợp, nhắm cả người Hồi Giáo Shia, người Kurds, và các nhóm thiểu số khác.
Tôi nói điều này dù cuộc tranh chấp đang diễn ra và việc thiếu lui tới các khu vực chủ chốt khiến không thể khai triển được một bức tranh đầy đủ chi tiết và toàn bộ về tất cả những gì Daesh đang làm và về tất cả những gì chúng đã làm. Chúng ta đã không có khả năng thu thập một hồ sơ trọn vẹn. Tôi nghĩ điều này hiển nhiên ngay trên bề mặt của nó; chúng ta không lui tới được mọi nơi. Nhưng trong nhiều tháng qua, chúng ta đã tiến hành việc duyệt xét một số lượng tín liệu rất lớn được thu thập bởi Bộ Ngoại Giao, cộng đồng tình báo của chúng ta, bời nhiều nhóm bên ngoài. Và kết luận của tôi dựa trên số tín liệu này và trên bản chất các hành vi được tường trình.
Điển hình, chúng ta biết rằng tháng Tám năm 2014, Daesh giết hàng trăm người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi Yazidi ở thị trấn Kocho và buộc hàng chục ngàn người Yazidi mắc kẹt trên Núi Sinjar không có thực phẩm, nước uống hay săn sóc y tế. Không có sự can thiệp của chúng ta, rõ ràng những người này đã bị sát hại cả rồi. Các cố gắng giải cứu được sự trợ lực của các cuộc không kích của đồng minh cuối cùng đã cứu được nhiều người, nhưng chỉ sau khi Daesh đã bắt giam và nô dịch hóa hàng ngàn phụ nữ và trẻ gái Yazidi, bán đấu giá họ, mặc tình hãm hiếp họ, và phá hủy các cộng đồng nơi họ từng sống nhiều thế hệ không thể đếm hết.
Chúng ta biết rằng ở Mosul, Qaraqosh, và nhiều nơi khác, Daesh đã hành quyết các Kitô hữu chỉ vì đức tin của họ; nó đã hành quyết 49 Kitô hữu Ai Cập và Êthiôpia ở Libya; và nó cũng đã buộc các phụ nữ và trẻ gái Kitô Giáo làm nô lệ tình dục.
Chúng ta biết rằng Daesh tàn sát hàng trăm người Thổ và Shabaks theo phái Shia ở Tal Afar và Mosul; đã bao vây và để chết đói thị trấn Amerli của người Thổ; và bắt cóc hàng trăm phụ nữ Thổ theo phái Shia, hãm hiếp nhiều người ngay trước mặt gia đình họ.
Chúng ta biết rằng trong các khu vực nó kiểm soát, Daesh đã thực hiện một cố gắng có hệ thống nhằm tiêu hủy di sản văn hóa của các cộng đồng cổ xưa: phá hủy các nhà thờ Ácmênia, Chính Thống Syria, và Công Giáo Rôma; cho nổ tung các đan viện và mồ mả tiên tri; phạm thánh các nghĩa địa; và ở Palmyra, nó còn chặt đầu học giả 83 tuổi từng cả đời bảo tồn các đồ cổ ở đấy.
Chúng ta biết rằng các hành động của Daesh được lên sinh khí bởi một ý thức hệ quá khích và bất khoan dung từng quở trách người Yazidi, xin trích, là “ngoại đạo” và “thờ ma qủy” và nay, chúng ta biết Daesh vốn đe dọa các Kitô hữu bằng cách nói rằng nó sẽ, xin trích, “chinh phục Rôma của các ngươi, đập phá các thánh giá của các ngươi, và bắt phụ nữ của các ngươi làm nô lệ”.
Trong khi đó, người Hồi Giáo Shia bị Daesh gọi là, xin trích, “những kẻ bất tín và bỏ đạo” và bị tấn công thường xuyên và tàn ác. Tháng Mười Hai, một năm trước đây, một thiếu niên 14 tuổi tên Usaid Barho đến cổng một đền thờ Hồi Giáo Shia ở Baghdad, cởi chiếc áo khoác của em ra cho thấy em đang mặc một áo lót có thuốc nổ và nộp mình cho vệ binh. Em bị Daesh tuyển dụng ở Syria và tham gia việc phụng sự Hồi Giáo, nhưng sau khi được tuyển dụng, em được cho hay ngoại trừ em vâng theo mọi lệnh truyền, người Shia sẽ tới và hiếp mẹ em. Daesh nói về người Shia, xin trích, “chúng tôi có bổn phận phải giết chúng, đánh nhau với chúng, đuổi chúng đi, và làm sạch lãnh thổ khỏi sự hôi thối của chúng”.
Một yếu tố của tội diệt chủng là ý định tiêu diệt một nhóm sắc tộc hay tôn giáo, toàn bộ hay từng phần. Chúng ta biết rằng Daesh đã cho một số nạn nhân của nó chọn giữa việc bỏ đức tin của họ hay bị giết, và điều này, đối với nhiều người là chọn giữa loại chết này và loại chết khác.
Sự kiện rõ ràng là Daesh giết các Kitô hữu vì họ là Kitô hữu; giết ngườiYazidi vì họ là Yazidi; giết người Shia vì họ là Shia. Đó là lời nhắn nhe nó chuyển tới các trẻ em dưới quyền kiểm soát của nó. Trọn thế giới quan của nó đặt căn bản trên việc loại trừ những ai không theo ý thức hệ xấu xa của nó. Trong tâm trí tôi, không còn hoài nghi gì nữa rằng một khi thành công trong việc thiết lập ra nhà nước Hồi Giáo trị, Daesh sẽ tìm cách tiêu diệt những gì còn lại của bức tranh ghép sắc tộc và tôn giáo có lúc đã rất phồn thịnh ở trong vùng.
Tôi minh xác. Tôi không phải là quan tòa, hay công tố viên, cũng không phải bồi thẩm đoàn trước các cáo buộc diệt chủng, các tội ác chống nhân loại, thanh trừng sắc tộc bởi những con người chuyên biệt. Cuối cùng, các sự kiện đầy đủ phải được đem ra ánh sáng bởi một cuộc điều tra độc lập và qua một xác quyết chính thức hợp luật do một tòa án có năng quyền đưa ra. Nhưng Hiệp Chúng Quốc sẽ ủng hộ mạnh mẽ các cố gắng nhằm thu thập, lên tài liệu, duy trì, và phân tích các bằng chứng của tàn bạo, và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm để thấy rằng những kẻ phạm tội phải trả lẽ.
Tôi hy vọng lời tuyên bố của tôi hôm nay sẽ cam đoan với các nạn nhân chịu các tàn ác của Daesh rằng Hiệp Chúng Quốc nhìn nhận và xác nhận bản chất đáng khinh của các tội ác đã phạm chống lại họ.
Thứ hai, tôi hy vọng nó sẽ nêu bật các quan tâm chung của nhiều nhóm khác nhau cùng chống lại Daesh. Dù sao, thực tại diệt chủng cũng nhấn mạnh một cách sắc nét hơn nữa nhu cầu phải có một phương thức toàn bộ và thống nhất nhằm đánh bại Daesh cả trong cốt lõi của nó ở Syria và Iraq mà rộng hơn, còn ở các mưu toan của nó nhằm thiết lập các mạng lưới ở bên ngoài.
Một phần trong phản ứng của chúng ta đối với Daesh, dĩ nhiên, phải là tiêu diệt nó bằng lực lượng quân sự, nhưng các chiều kích khác cũng quan trọng, và chúng ta không dám quên điều đó. Trong hai năm rưỡi nay, Hiệp Chúng Quốc đã cung cấp hơn 600 triệu việc trợ khẩn trương cho người Iraq bị Daesh làm cho phải rời cư khỏi các cộng đồng của họ. Chúng ta đang làm việc mật thiết với các nhà chức trách địa phương để trợ giúp việc phục hồi các thành phố đã được giải phóng và các cư dân của họ đang phải đối đầu với những thách thức trầm trọng, cả vật chất lẫn tâm lý, và những người đang rất cần sự giúp đỡ để xây dựng lại cuộc sống của họ. Chúng ta đang tài trợ cho cuộc điều tra các mồ chôn tập thể, và chăm sóc phụ trợ các nạn nhân của bạo lực dựa trên phái tính và những người trốn thoát khỏi giam cầm.
Chúng ta tiếp tục mời gọi chính phủ Baghdad bảo đảm việc các lực lượng an ninh cũng như các định chế khác của họ có tính đại diện và bao gồm mọi người nhiều hơn. Và chúng ta đang phối trí với các đối tác đồng minh của chúng ta trong việc bóp nghẹt các nguồn tài chánh của Daesh và hãm đà tuyển dụng các chiến binh ngoại quốc của nó. Và chúng ta đang chuẩn bị các cố gắng trong tương lai nhằm giải phóng các lãnh thổ đang bị chiếm đóng, trong khi vẫn không quên bảo vệ các cộng đồng thiểu số. Đặc biệt là việc giải phóng Mosul, tỉnh Niniveh ở Iraq, và nhiều phần ở Syria hiện đang bị Daesh chiếm đóng, và việc này sẽ quyết định liệu có còn một tương lai nào cho các cộng đồng thiểu số tại phần đất này của Trung Đông hay không. Đối với các cộng đồng này, tiền đánh cược trong chiến dịch này là điều hoàn toàn có thực. Đây là cuộc chiến đấu mà Daesh đã ấn định ra. Daesh đã tạo ra nó. Daesh đã nhắm các nạn nhân của nó. Daesh đã tự định nghĩa mình là hạng diệt chủng.
Nên chúng ta phải nhớ rằng, dù sao, phản ứng tốt nhất đối với tội diệt chủng cũng là tái khẳng định quyền sinh tồn có tính căn bản của mọi nhóm người bị nhắm để tiêu diệt. Điều Daesh muốn xóa bỏ, ta phải duy trì.Việc này đòi phải đánh bại Daesh, nhưng nó cũng đòi phải bác bỏ cuồng tín và kỳ thị, những điều, trước nhất, vốn làm dễ việc nó xuất hiện.
Điều trên có nghĩa: vì nhiều khu vực đang được giải phóng hơn, các cư dân sẽ càng cần được giúp đỡ hơn không những để tái thiết hạ tầng cơ sở, mà còn để bảo đảm rằng các nhóm thiểu số có thể hồi cư an toàn, được hội nhập vào các lực lượng an ninh địa phương, và nhận được sụ che chở bình đẳng trước pháp luật. Dù sao, mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là đánh bại Daesh, chỉ để thấy rằng trong mấy năm sau, một nhóm khủng bố mới với một cái tên ghép khác lại nổi lên thay thế. Mục tiêu của chúng ta là đẩy qua một bên và đánh bại những kẻ quá khích một lần vĩnh viễn.
Điều trên không dễ; chúng ta biết thế. Như Tổng Thống Obama và tôi vẫn nhất quán nói xưa nay, nó không thể xẩy tới vào sáng hôm sau. Nhưng hôm nay, tôi xin nói với mọi đồng bào của chúng ta và cho cộng đồng quốc tế rằng chúng ta phải thừa nhận điều Daesh đang làm cho các nạn nhân của nó. Ta phải buộc các kẻ phạm tội nhận tội. Và chúng ta phải tìm các tài nguyên để giúp đỡ những người bị các tàn bạo này gây hại để họ có thể sinh tồn trên mảnh đất cha ông của họ.
Nêu tên các tội ác trên là điều quan trọng. Nhưng điều chủ yếu là chặn đứng chúng. Việc này đòi có sự thống nhất tại đất nước này và tại các nước trực tiếp có liên hệ, và sự quyết tâm hành động chống lại việc diệt chủng, chống lại việc thanh trừng sắc tộc, chống lại các tội ác khác đối với nhân loại của những người lương thiện khắp mặt địa cầu.
Cám ơn qúy vị.