MỘT THỜI ĐIỂ LỊCH SỬ CỦA ÂN SỦNG

9. Khóa Họp Đặc biệt Thương hội đồng Giám mục Phi Châu là một biến cố quan phòng ban ân sủng, vì đó chúng ta phải dâng lời ngợi khen và cảm tạ Chúa Cha Toàn Năng và Thương xót nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. (8) Chính với những lời này mà các Nghị phụ long trọng khai mạc cuộc thảo luận về đề tài Thượng hội đồng trong kỳ Hợp Khoáng đại.

Trong một dịp sớm hơn, tôi đã bày tỏ một xác tín tương tự, khi công nhận khóa họp Đặc biệt là một biến cố giáo hội có tầm quan trọng cơ bản cho Phi Châu, một kairos, một thời điểm ân sủng, trong đó Chúa tỏ ra sự cứu rổi của Người. Toàn thể Giáo hội được mời sống trọn vẹn thời gian ân sủng này, để chấp nhận và trải rộng Tin Mừng. Sức cố gắng đổ ra để chuẩn bị Thượng hội đồng không những giúp ích cho việc cử hành chính Thượng Hội đồng, nhưng từ nay trở đi sẽ làm lợi cho những Giáo hội địa phương trên dường hành hương của mình tại Africa, vì đức tin và chứng từ của các Giáo hội đó được tăng cường và trưởng thành không thôi. (9)

Tuyên xưng đức tin

10. Giây phút ân sủng này được bày tỏ trước hết trong một sự xưng đức tin long trọng. Tập họp chung quanh Ngôi Mộ thánh Pherô khi khai mạc khóa họp Đặc biệt, các Nghị phụ Thượng Hội đồng tuyên xưng đức tin mình, đức tin của Pherô, khi trả lời cho câu hỏi của Chúa Kitô, Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?, Phero trả lời: Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời; phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa (Ga 6:67=69).

Các Giám mục Phi Châu, Giáo hội Công giáo trong những ngày này cảm thấy mình được biểu lộ cách riêng nơi các ngài tại Mộ của vị Tông đồ, xác nhận niềm tin kiên định của mình, là sự cao cả và lòng thương xót của một Chúa duy nhất được diễn tả hơn hết trong mầu nhiệm Nhập thể Cứu chuộc của Con Thiên Chúa, người Con đồng bản tính với Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần và, trong sự hiệp nhất Ba ngôi này, nhận lấy sự viên mãn danh dự và vinh quang. Đó là- các Nghị phụ khẳng định-đức tin của chúng ta, đó là đức tin của Giáo hội; đó là đức tin của tất cả các Giáo hội địa phương mà ở khắp nơi thuộc Phi Châu đang trên đường hành hương về Nhà Chúa.

Đức tin này vào Chúa Giêsu Kitô được bày tỏ liên tục, mãnh liệt và nhất trí trong các bài tham luận của các Nghị phụ Thượng Hội đồng suốt cuộc hợp Khóa Đặc biệt. Trong sự vững mạnh của niềm tin này, các Giám mục Africa phó dâng Lục địa của các ngài cho Chúa Kitô, vì xác tín rằng chỉ một mình Người, qua Tin Mừng và qua Giáo hội, mới có thể cứu Phi Châu khỏi những khó khăn hiện tại và chữa lành nhiều sự dữ của châu này. (10)

11. Đồng thời, lúc khai mạc trọng thể khóa họp Đặc biệt, các Giám mục Phi Châu đã công khai tuyên bố niềm tin của mình vào Giáo hội duy nhất của Chúa Kitô, mà trong Tin Kính chúng ta thừa nhận là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. (11) Những đặc tính này chỉ rõ những nét thiết yếu của Giáo hội và sứ vụ Giáo hội. Giáo hội không tự mình có được những đặc tính này, chính Chúa Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần, xây dựng Giáo hội nên duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, và chính Người kêu gọi Giáo hội thực hiện mổi một những đặc tính này . (12)

Tất cả những ai được đặc ân hiện diện trong lễ cử hành khóa họp Đặc biệt Phi Châu, đều vui mừng thấy người Công giáo Africa đang nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn nữa trong các Giáo hội địa phương của mình và đang tìm kiếm một sự hiểu biết thâm sâu hơn về ý nghĩa của điều vừa là Công giáo vừa là African.

Việc cử hành Khóa Họp Đặc biệt chứng tỏ cho toàn thế giới biết rằng các Giáo hội địa phương Africa chiếm một chỗ hợp lệ trong sự thông công Giáo hội, họ có đủ tư cách bảo tồn và phát triển những truyền thống của mình, mà không hề làm giảm đi quyền tối thượng của Tòa Phero. Toà này đứng đầu toàn thể cộng đồng bác ái và bảo vệ những khác biệt hợp pháp, nhưng đồng thời lại liệu sao những khác biệt đó không ngăn trở sự hiệp nhất, mà đúng hơn góp phần cho sự hiệp nhất. (13)

Thượng hội đồng Phục sinh, Thuơng hội đồng Hy vọng

12. Do ý định đặc biệt của Chúa Quan phòng, khóa họp Đặc biệt Thượng hội đồng Giám mục tại Africa được khai mạc trong ngày Chúa nhật thứ Hai Phục sinh, cuối Tuần Bát nhật Phục sinh. Các nghị phụ Thượng hội đồng, tập hợp trong Vương cung Thánh Pherô hôm đó, đã ý thức rõ niềm vui Giáo hội các ngài phát xuất từ cũng một biến cố đã làm vui lòng tâm hồn các Tông đồ trong ngày Phục sinh (x. Lc 24: 40-41): sự Phục sinh của Chúa Giêsu.

Các ngài ý thức sâu xa về sự hiện diện giữa các ngài của Chúa Phục sinh, Đấng nói với các ngài như đã nói với các Tông đồ của Người: Bình an cho anh em (Ga 20:21). Các ngài cũng ý thức lời Chúa hứa sẽ ở lại với Giáo hội Người luôn mãi (x. Mt 28:20), và do đó cũng ở lại suốt thời kỳ Hợp Thượng hội đồng. Tinh thần lễ Phục sinh mà trong đó khóa họp Đặc biệt bắt đầu việc làm của mình, với các thành viên hiệp nhất trong việc cử hành đức tin mình vào Chúa Sống lại, tự nhiên nhắc tới những lời Chúa Giêsu đã nói với Tông đồ Thomas: Phúc cho những ai không thấy mà tin *Ga 20: 29).

13. Thật sự đây là một Thượng hội đồng Phục sinh và Hy vọng, như các Nghị phụ Thượng hội đồng đã tuyên bố cách vui mừng và phấn khởi trong những lời khai mạc Sứ điệp các ngài gởi cho Dân Chúa.

Đó là những lời tôi muốn coi như của tôi: Cũng như bà Mary Magdalene trong buổi sớm mai Phục sinh, cũng như các môn đệ tại thành Emmaus với những tâm hồn nồng cháy và các tâm trí được soi sáng, Thương Hội đồng đặc biệt Phi Châu, Madagascar và các Đảo tuyên bố: Chúa Kitô, Hy vọng của chúng tôi, đã sống lại. Người đã gặp chúng tôi, đã đi với chúng tôi. Người đã giải thích Kinh thánh cho chúng tôi. Người là điều mà Người đã nói với chúng tôi: Ta là Đầu và là Cuối, Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời, và giữ chìa khóa của Tử rhần và Âm phủ (Kh 1: 17-18). Và như thánh Gioan tại Patmos trong những lúc đặc biệt khó khăn đã nhận lãnh những lời ngôn sứ hy vọng cho dân Chúa, chúng tôi cũng loan báo một sứ điệp hy vọng .

Tại thời buổi này khi quá nhiều hận thù có tính sát hại anh chị em mình, linh hứng do những quyền lợi chính trị, đang xâu xé các dân tộc chúng ta ra từng mãnh, khi gánh nặng nợ quốc tế và sự phá giá tiền tệ đang làm cho họ phải tan nát, thì ,chúng tôi, các Giám mục Phi Châu, chung cùng với tất cả những kẻ tham dự trong thánh Thượng hội đồng này, hiệp nhất với Đức Thánh Cha và với tất cả anh em chúng tôi trong chúc giám mục là những kẻ đã tuyển chọn chúng tôi, chúng tôi muốn nói một lời hy vọng và khích lệ với anh em, Gia đìng Chúa tại Phi Châu, vói anh em, Gia đình Chúa trên khắp thế giới: Chúa Kitô Hy vọng của chúng ta là Đấng hằng sống; chúng ta sẽ sống (14).

14. Tôi khuyên tất cả dân Chúa tại Africa mở lòng đón nhận sứ điệp hy vọng mà khóa họp Thượng hội đồng gởi tới họ. Trong những cuộc thảo luận, các Nghị phụ Thương hội đồng ý thức đầy đủ rằng các ngài đang diễn tả những trông đợi không những của các Người Công gáo African mà còn của tất cả những người nam và nữ Lục địa, trực tiếp đối diện nhiều sự dữ áp chế Africa ngày nay. Các Nghị phụ khám phá sau khoảng thời gian dài và trong tất cả sự phức tạp của nó , điều mà Giáo hội được kêu gọi phải làm để đem lại những thay đổi mong ước, nhưng các ngài làm như vậy với một thái độ không bi quan hay ngã lòng.

Mặc dầu bức họa phần lớn tiêu cực là đặc điểm của nhiều phần Africa ngày nay, và mặc dầu những hoàn cảnh đau buồn xảy ra trong nhiều nước, Giáo hội có nhiệm vụ khẳng định mạnh mẽ rằng có thể thắng những khó khăn này. Giáo hội phải tăng cường trong tất cả người African niềm hy vọng giải phóng đích thực. Suy cho cùng, sự tin cẩn này dựa trên ý thức của Giáo hội về lời Chúa hứa, bảo đảm chúng ta rằng lịch sử không khép lại trên chính nó nhưng được mở ra cho Nước Thiên Chúa . Đó là lý do không có sự biện minh nào cho việc ngã lòng hay bi quan khi chúng ta nghỉ tới tương lai của Africa hay của bất cứ phần nào khác trên thế giới .


Tình cộng đoàn thân ái và hữu hiệu

15. Trước khi đề cập tới những chủ đề khác nhau, tôi muốn nói rằng Thượng hội đồng giám mục là một khí cụ rất hữu ích để khuyến khích sự hiệp thông giáo hội .

Khi sắp kết thúc Công đồng Vatcan II Đức Giáo hoàng Paul VI thiết lập Thượng hội đồng, ngài chỉ rõ rằng một trong những nhiệm vụ thiết yếu của Thương hội đồng là bày tỏ và khuyến khích , dưới sự huớng dẫn của Đấng Kế vị Phero, sự hiệp thông với nhau giữa các giám mục khắp thế giới (15).Nguyên lý nền tảng của việc thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục là thẳng thắn và chân thật: sự hiệp nhất các giám mục với nhau càng tăng cường hơn , thì sự hiệp nhất Giáo hội như một tổng thể càng được phong phú hơn . Giáo hội tại Africa chứng minh sự thật của những lời nói này, bởi vì Giáo hội này đã kinh nghiệm sự nồng nhiệt và những hậu quả thực tiển đi kèm theo những chuẩn bị cho khóa họp của Thượng hội đồng các Giám mục tận tụy với nó.

Khi lần đầu tiên tôi gặp Hội đồng Tổng Thư Ký của Thượng Hội đồng Giám mục, tập hợp bàn cãi về khóa họp Đặc biệt Phi Châu, tôi đã đưa ra lý do tại sao triệu tập khóa họp này là hợp thời: cổ võ một tình liên đới mục vụ hữu cơ khắp Phi Châu và các Đảo lân cận. (16) Với những lời này tôi muốn bao gòm những đích và những mục tiêu chính mà khóa họp phải theo đuổi. Để làm sáng tỏ hơn nữa những trông đợi của tôi, tôi đã thêm những suy tư chuẩn bị cho khóa họp phải bao gòm tất cả những phương diện thuộc đời sống Giáo hội tại Africa và cách đặc biệt phải bao gòm sụ rao giảng tin mừng, sự hội nhập văn hóa, sự đối thoại và sự chăm sóc mục vụ trong những khu vực xã hội và trong những phương tiện truyền thông xã hội. (17)

17. Trong những cuộc Thăm viếng Mục vụ của tôi tại Africa, tôi thường qui chiếu về khóa họp Đặc biệt cho Africa và về những mục đích chính để triệu tập khóa họp này. Khi lần đầu tiên trên đất Africa tôi tham dự một cuộc hợp của Hội đồng Thượng Hội đồng, tôi không bỏ qua việc đề cao xác tín của tôi là một khóa họp Thương Hội đồng không thể qui về một cuộc hội đàm trên những vấn đề thực hành. Thực lẽ sống là sự kiện Giáo hội có thể tiến triển duy nhất nhờ sự tăng cường hiệp thông giữa các phần tử mình , bắt đầu với các mục tử. (18)

Mổi khóa họp Thượng Hội đồng bày tỏ và phát triển tình liên đới giữa các người lãnh đạo các Giáo hội địa phương bằng cách thi hành sứ vụ mình vượt quá biên giới những Giáo phận của mình. Công đồng Vatican II dạy: Như những người Kế vị hợp pháp các Tông đồ và như những thành phần của Cộng đoàn Giám mục, các giám mục phải luôn luôn ý thức rằng mình liên kết với nhau, và phải tỏ ra quan tâm tới tất cả các Giáo hội. Bởi vì theo thể chế Chúa an bài và sự đòi hỏi của nhiệm vụ tông đồ các ngài, mổi một vị hợp tác với những Giánm mục bạn đều có trách nhiệm đối với Giáo hội. (19)

18. Chủ đề ấn định cho Khóa Đặc biệt--Giáo hội tại Phi Châu và sứ vụ rao giảng tin mừng của Giáo hội cho tới năm 2000. Anh em sẽ làm chứng nhân cho Thầy (Cv 1:8)--diễn tả ý muốn của tôi là Giáo hội phải sống thời gian dẫn tới năm Đại Toàn xá như một Mùa Vọng mới, một thời gian chờ đợi và chuẩn bị. Trên thật tế tôi xem những sự chuẩn bị cho Năm 2000 là một trong những chìa khóa để giải thích triều Giáo hoàng của tôi. (20)

Loạt những khóa họp Thượng Hội đồng được thực hiện trong vòng gần 30 năm-- Những khóa họp Khoáng đại và những khóa họp Đặc biệt trên cấp bậc lục địa, vùng hay quốc gia--đều hoàn toàn để chuẩn bị năm Đại-toàn-xá. Sự kiện việc rao giảng tin mừng là chủ đề của tất cả các khóa họp Thượng hội đồng này, là có ý chỉ cho thấy ngày nay sống động là dường nào ý thức về sứ vụ cứu rổi Giáo hội nhận lãnh từ Chúa Kitô. Ý thức đó đặc biệt hiển nhiên trong các Tông huấn Hậu Thương -hội-đồng về việc rao giảng tin mừng , dạy giáo lý, gia đình, hòa giải và sám hối trong đời sống Giáo hội và toàn thể nhân loại, ơn gọi và sứ vụ của người giáo dân và sự đào tạo linh mục.

Trong sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội phổ quát

19. Ngay từ lúc khởi đầu chuẩn bị cho khóa hợp Đặc biệt, ý muốn chân thành của tôi , được chia sẻ bởi Hội đồng Văn phòng Tổng Thư ký, là bảo đảm cho Thượng Hội đồng này có tính african đích thực và không mập mờ Đồng thời điều quan trọng cơ bản là khóa họp đặc biệt này phải được cử hànhbtrong sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội phổ quát. Thật vậy, Thượng Hội đồng luôn luôn lưu ý tới những nhua cầu của Giáo hội phổ quát. Cũng vậy khi đến thời gian phổ biến LINÉAMENTA (những tài liệu làm việc) , tôi mời các anh em của tôi trong chức giám mục và toàn thể dân Chúa khắp thế giới cầu nguyện cho khóa họp Đặc biệt Phi Châu và cảm giác rằng mình là thành phần những sinh hoạt đang được cổ võ để chuẩn bị cho biến cố này .

Khóa họp này, như tôi thường có dịp nói, có ý nghĩa sâu xa đối với Giáo hội phổ quát, không những do sự quan tâm lớn nổi lên khắp nơi khi nó được triệu tập, nhưng cũng vì chính bản tính hiệp thông giáo hội vượt ra ngoài mọi biến giới thời gian và không gian. Trên thực tế khóa hợp Đặc biệt linh hứng nhiều lời cầu nguyện và việc lành, qua đó từng cá nhân và cộng đồng Giáo hội trong các lục địa khác đồng hành với quá trình Thượng hội đồng . Và làm sao chúng ta có thể nghi ngờ rằng nhờ mầu nhiệm hiệp thông giáo hội Thượng Hội đồng cũng được nâng đỡ bởi những lời cầu của các Thánh trên trời?

Khi tôi chỉ thị phiên họp làm việc đầu tiên của khóa họp Đặc biệt phải diễn biến tại Rome, tôi làm như vậy để bày tỏ cách rõ ràng hơn nữa sự hiệp thông nối kết Giáo Hội tại Africa với giáo hội phổ quát, và nhấn mạnh sự dấn thân của mọi người tín hữu cho Phi Châu.

20. Việc cử hành Thánh thể long trọng để khai mạc Thượng hội đồng mà tôi đã chủ sự trong Vương cung Thánh Phero, đã nhấn mạnh tính phố quát của Giáo hội một cách nổi bật và xúc động sâu xa. Tính phổ quát này, không phải là sự đồng dạng nhưng đúng hơn là sự hiệp thông trong một sự khác biệt phù hợp với Tin Mừng, (21) đều được tất cả các Giám mục kinh nghiệm. Các ngài ý thức mình đã được hiến thánh như những phầntử của Tập thể Giám mục kế vị Tập đoàn các Tông đồ, không những vì một Giáo phận nhưng vì phần rỗi toàn thế giới. (22)

Tôi cảm tạ Thiên Chúa Toàn Năng vì sự thuận lợi Người đã ban cho chúng ta để kinh nghiệm, qua khóa họp Đặc biệt, điều tính công giáo đích thực bao hàm. Nhờ tính công giáo đích thực này, mổi thành phần cá nhân của Giáo hội đóng góp những quà tặng riêng của mình cho lợi ích những thành phần khác trong toàn Giáo hội. (23)


Một sứ điệp thích đáng và đáng tin

21. Theo các Nghị phụ Thượng Hội đồng, vấn đề chính yếu giáp mặt Giáo hội tại Phi Châu hệ tại việc phác họa rõ ràng hết sức Phi Châu là gì và phải thực hiện đầy dủ cái gì, để sứ điệp của mình có thể thích đáng và đáng tin. (24) Tất cả những bàn cãi tại khóa họp qui chiếu về nhu cầu thật sự thiết yếu và cơ bản này , đó là một sự thách đố thật đối với Giáo hội tại Africa.

Dĩ nhiên sự thật là Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc rao giảng tin mừng: chính Người thúc đẩy mổi cá nhân rao giảng Tin Mừng, và chính Người trong đáy lương tâm khiến lời cứu rỗi được chấp nhận và thâm hiểu. (25) Sau khi tái khẳng định sự thật này, khóa họp Đặc biệt tiếp tục thêm rằng sự rao giảng tin mừng cũng là một sứ vụ Chúa Giêsu giao phó cho Giáo hội Người dưới sự hướng dẫn và trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần hợp tác qua lời cầu nguyện sốt sắng, suy tư nghiêm chỉnh, lên chương trình thích hợp và động viên những tài nguyên. (16)

Cuộc bàn cãi của Thượng Hội đồng về tính thích hợp và đáng tin của sứ điệp Giáo hội tại Phi Châu bắt buộc lôi kéo theo sự cân nhắc về chính tính đáng tin của những người loan báo sứ điệp này. Các Nghị phụ Thượng Hội đồng trực tiếp đương đầu vấn đề, với sự cởi mở chân thật và khộng có sự tự thỏa mãn nào. Đức Giáo hoàng Phaolo VI đã đề cập vấn đề này bằng những lời đáng ghi nhớ khi ngài phát biểu: Ngày nay thường nói rằng thế kỷ hiện nay khao khát tính chính thống. Cách riêng đối với giới trẻ, người ta nói giới trẻ gớm ghiết sự giả mạo và điều láo khoét và họ tìm kiếm hơn hết chân lý và tính lương thiện .

Những dấu chỉ này của thời đại phải gặp chúng ta tỉnh thức. Chúng ta đang bị hỏi cách âm thầm hay to tiếng--nhưng luôn luôn cách mạnh mẽ-: Anh có thật tin điều anh loan báo không? Anh có sống điều anh tin không? Anh có thật sự giảng điều anh sống không? Chứng từ sự sống đã trở nên hơn bao giờ hết một điều kiện thiết yếu cho sự hiệu năng thật trong khi giảng. Chính vì điều này mà chúng ta , tới mức độ nào đó, phải trách nhiệm đối với sự phát triển Tin Mừng chúng ta rao giảng.(27)

Đó là lý do tại sao, khi qui chiếu về sứ vụ rao giảng tin mừng của Giáo hội trong lãnh vực công lý và hoà bình, tôi đã nói: Ngày nay hơn bao giờ, Giáo hội ý thức rằng học thuyết xã hội của mình sẽ đạt dược tính đáng tin tức thì, do chứng từ hành động hơn là như một hậu quả của logic nội tại và tính nhất quán của nó. (28)

22. Làm sao tôi có thể không nhắc ở đây rằng khóa họp Khoáng đại thứ Tám của SECAM hợp tại Lagos, Nigeria, năm 1987, đã cứu xét cách sáng sủa lạ lùng vấn đề tính đáng tin và thích hợp của sứ điệp Giáo hội tại Africa? Cũng khóa họp đó đã tuyên bố rằng tính đáng tin của Giáo hội tại Africa tùy thuộc các giám mục và linh mục nào đã theo gương Chúa Kitô và có thể nêu lên chứng từ một sự sống gương mẫu; tùy thuộc những tu sĩ nam và nữ thật trung thành, là những chứng nhân đích thực do cách họ sống những lời khuyên tin mừng; tùy thuộc vào hàng giáo dân năng động, với các cha mẹ có niềm tin sâu xa, các nhà giáo dục ý thức trách nhiệm của mình và những người lãnh đạo chính trị có một cảm giác sâu xa về luân lý. (29)

Gia đình Thiên Chúa trong quá trình Thượng Hội đồng

23. Khi nói với các thành viên của Hội đồng Văn phòng Tổng Thư ký ngày 23 June 1989, tôi đã nhấn mạnh cách riêng về sự dấn thân của toàn Dân Chúa, ở mọi cấp bậc và cách riêng tại Africa, trong những chuẩn bị cho khóa họp Đặc biệt. Nếu Thượng Hội đồng này được chuẩn bị kỷ, tôi đã nói, nó sẽ có khả năng bao hàm mọi cấp bậc của Cộng đồng Kitô hữu: các cá nhân, những cộng đồng nhỏ, những giáo xứ, những Giáo phận, và những tập thể địa phương, quốc gia, và quốc tế .(30)

Giữa lúc bắt đầu triều Giáo hoàng của tôi và sự khai mạc long trọng Khóa Đặc biệt Thượng Hội đồng Giám mục Phi Châu, tôi đã thực hiện tất cả là 10 cuộc Thăm viếng Mục vụ tới Africa và Madagascar, đến 36 nước. Trong những cuộc thăm viếng Tông đồ của tôi sau khi triệu tập Khóa Đặc biệt, chủ đề Thượng Hội đồng và sự cần thiết đối với mọi người tín hữu để chuẩn bị cho khóa họp Thượng Hội đồng luôn luôn xuất hiện cách nổi bật trong những lần tôi gặp gỡ Dân Chúa tại Africa.

Tôi đã tận dụng những lần thăm viếng ad Limina của các Giám mục Lục địa để xin mổi một người hợp tác trong sự chuẩn bị Thượng Hội đồng đặc biệt Phi Châu. Hơn nữa, trong ba dịp riêng biệt tôi đã tổ chức những phiên họp làm việc với Hội đồng Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng trên đất Africa: tại Yamoussoukro, Ivory Coast (1990), tại Luanda, Angola (1992), và tại Kampala, Uganda (1993). Tất cả những điều đó được thực hiện để động viên một sự tham gia tích cực và hài hòa bởi những người Africans để chuẩn bị cho khóa họp Thượng Hội đồng .

24. Sự trình bày các Linementa tại khóa họp Khoáng đại thứ Chín của Secam tại Lomé, Togo, ngày 25 Tháng Bẩy 1990, chắc chắn là một giai đoạn mới và có ý nghĩa để chuẩn bị khóa họp Đặc biệt. Có thể nói rằng với sự phổ biến các Lineamenta, các sự chuẩn bị cho Thượng Hội đồng đã bắt đầu cách nghiêm túc trong tất cả các Giáo hội địa phương Africa. Cuộc Hợp SECAM tại Lomé phê chuẩn một Kinh cầu nguyện cho khóa họp Đặc biệt và yêu cầu đọc kinh đó công khai và riêng tư trong tất cả các giáo xứ African cho tới lúc cử hành hiện nay Thượng Hội đồng . Sáng kiến này của SECAM thật đáng ngợi khen và không bị Giáo hội phổ quát làm ngơ.

Để làm cho những Lineamenta có giá trị hơn, nhiều Hội đồng Giám mục và nhiều Giáo phận chuyển dịch văn kiên ra thứ tiếng của mình, ví dụ ra tiếng Swahili, Arabic, Malagasy, v.v. Những tờ thông báo, những hội nghị và những hội thảo về các vấn đề của Thượng Hội đồng được tổ chức bởi các Hội đồng giám mục khác nhau, các Cơ chế Thần học và các Chủng viện, các Hiệp hội Cơ chế Đời Sống Thánh Hiến, các Giáo phận, một số nhật báo và tập chí định kỳ, các cá nhân Giám mục và thần học gia . (31)

25. Tôi sốt sắng cám ơn Thiên Chúa Toàn năng vì sự chăm lo tỉ mỉ trong việc soạn thảo Lineamenta để cho có Instrumentum Laboris (32). Dó là một nhiệm vụ được chấp nhận và thi hánh do người Africans--Giám mục và những chuyên viên-- bắt đàu với Ủy ban Tiền-chuẩn bị của Thượng Hội đồng hợp trong tháng January và March 1989. Ủy ban này rồi được thay thế bởi Hội đống Văn phòng Tổng Thư ký của khóa họp Đặc biệt Thượng hội đồng Giám mục Mỹ châu, thiết lập ngày 20 Tháng Sáu 1989.

Tôi cũng cám ơn sâu xa nhóm làm việc đã chuẩn bị kỷ lưỡng các Phụng vụ Thánh Thể đễ khai mạc và bế mạc Thượng Hội đồng. Nhóm này, gòm có các thần học gia, phụng vụ viên và chuyên viên về những bài hát và dụng cụ âm nhạc African, đã bảo đảm, theo như ý muốn của tôi, làm sao cho những cử hành này, có được đặc điểm rõ ràng African.

26. Bây giờ tôi phải nói thêm là thật kỳ diệu sự đáp ứng của các dân tộc African đối với tiếng gọi của tôi xin họ chia sẻ trong việc chuẩn bị Thượng Hội đồng. Những câu trả lời cho Lineamenta, cả bên trong và bên kia những Cộng đồng Giáo hội African, đi xa những chờ đợi của tôi. Nhiều Giáo hội địa phương xử dụng những Lineamenta để động viên người tín hữu và, từ đó đến nay, chúng tôi có thể nói rằng những hậu quả của Thượng Hội đồng đã bắt đầu xuất hiện trong một sự dấn thân tươi trẻ và ý thức đổi mới giữa những Kitô hữu Africans. (33)

Suốt những giai đoạn khác nhau của việc chuẩn bị khóa họp Thượng Hội đồng, nhiều phần tử Giáo hội tại Africa--giáo sĩ, tu sĩ, và giáo dân--tham gia quá trình Thượng Hội đồng với sự tận tụy gương mẫu, cùng đi với nhau, đặt những tài năng cá nhân mình phục vụ Giáo hội, và sốt sắng cầu nguyện chung cho Thượng Hội đồng đạt kết quả. Hơn một lần chính các Nghị phụ Thượng Hội đồng ghi nhận, trong khóa họp Thượng Hội đồng hiện nay, việc làm của các ngài hóa dễ hơn chính vì nhờ sự chuẩn bị kỷ lưởng và tỉ mỉ cho Thượng Hội đồng và nhờ sự dấn thân tích cực của toàn thể Giáo hội tại Africa thuộc mọi cấp bậc. (34)

Thiên Chúa sẽ cứu vớt Phi Châu

27. Tông đồ Dân ngoại nói với chúng ta rằng Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người ( 1 Tim 2:4-6). Bởi vì Thiên Chúa, trên thực tế, kêu gọi mọi người tới cùng một vận mạng như nhau, chúng ta phải tin rằng Chúa Thánh Thần, bằng cách nào đó chỉ một mình Chúa biết, cung cấp cho mổi người khả năng kết hợp với Mầu nhiệm Phục sinh của Người. (35) Tình yêu cứu chuộc của Chúa ôm ấp toàn thể nhân loại, mọi giống tộc, bộ tộc và quốc gia: như vậy tình yêu đó cũng ôm ấp mọi dân tộc Phi Châu. Chúa Quan Phòng muốn rằng Phi Châu phải hiện diện đương lúc Chúa Kitô chịu thương khó trong con người Simon thành Cyrene, bị quân lính Roma thúc ép giúp đỡ Chúa vác Thánh giá (x. Mk 15:21).

28. Phụng vụ ngày Chúa nhật thứ Sáu Phục sinh năm 1994, khi cử hành Long trọng Thánh Thể bế mạc phiên làm việc của khóa họp Đặc biệt, đã cho tôi dịp quảng diển một bài suy niệm về chương trình cứu chuộc của Chúa cho Phi Châu.

Một trong những bài đọc Kinh Thánh, trích từ sách Công vụ Tông đồ, nhắc lại một biến cố có thể được hiễu như bước đầu trong sứ vụ Giáo hội đến với Dân ngoại: đó là tường thuật cuộc thăm viếng của thánh Phero, theo lệnh Chúa Thánh Thần, đến nhà một người dân Ngoại, viên bách quản Cornelius. Cho tới lúc này, Tin Mừng được rao giảng chủ yếu cho người Do thái. Sau sự do dự to tát, Phero, được Thần Khí soi sáng, đã quyết định đi tới nhà một người dân Ngoại. Khi tới, người kinh ngạc nhưng vui mừng khám phá ra viên bách quản đang chờ đợi Chúa Kitô và phép Rửa tội. Sách Công vụ Tông đồ nói: Những tín hữu thuộc giới cắt bì cũng đến đó với ông Phero đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa. Bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa (10:45-46).

Trong nhà ông Cornelius phép lạ ngày Hiện xuống nói được tái diễn. Bấy giờ Phero nói: Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào, nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ở ngay lành, thì bất cứ họ thuộc dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận. . . Những người này đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ? (Cv 10:34-35,47).

Như thế sứ vụ ad gentes của Giáo hội đã bắt đầu, sứ vụ đó Phaolo thành Tarse phải là sứ giả chính. Các nhà truyền giáo đầu tiên đến trung tâm Phi Châu chắc cảm giác một kinh ngạc tương tự như kinh ngạc các người Kitô hữu thời các Tông đồ được kinh nghiệm khi chứng kiến Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống .

29. Chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho Phi Châu là nguồn gốc sự lớn mạnh của Giáo hội trên Lục địa African. Nhưng bởi vì do ý muốn Chúa Kitô, Giáo hội tự bản tính là truyền giáo, cho nên Giáo hội tại Africa được đích thân kêu gọi đóng một vai trò tích cực trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Vì lẽ này tôi thường nói Giáo hội tại Africa là một Giáo hội truyền giáo và là một Giáo hội được truyền giáo. (36)

khóa họp Đặc biệt Thượng Hội đồng Giám mục Phi Châu có nhiệm vụ cứu xét những đường lối và phương thế thích hợp qua đó những người African có khả năng hơn để hoàn thành mệnh lệnh Chúa Phục sinh trao cho các môn đệ Người: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt 28:19).