Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ chỉ trích mạnh việc lợi dụng các vụ kiện chống lại Tòa Thánh Vatican

Thủ đô Hoa Thịnh Đốn-Hoa Kỳ, ngày 26/05/2010 6:27AM theo Thông tấn Xã CNA và Hoa Kỳ- Liên quan đến một hồ sơ dự định kiện Tòa Thánh Vatican vì chuyện lạm dụng tình dục của một giáo sĩ Công giáo-Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ đã hầu như ở hẳn bên phía Tòa Thánh Vatican và ủng hộ Giáo hội Công giáo; đồng thời Chính phủ Liên Bang cũng tỏ ý chống lại lập luận của một Toà Án Thượng Thẩm đã tuyên rằng: "một Tòa Án Hoa Kỳ có thể tiếp nhận và nghe xử vụ kiện này."

Lập luận của Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ ám chỉ rõ ràng cho thấy Chính phủ nhất định ngăn cản vụ đi kiện Tòa Thánh Vatican.

Hồ sơ vụ án mang tên; " Doe v. Holy See" (tương tự như ông Nguyễn Văn Mỗ đi kiện Tòa Thánh) được đệ nạp vào năm 2002 nhân danh một người đàn ông-cáo giác rằng ông ta đã bị lạm dụng và sách nhiễu tình dục bởi một vị giáo sĩ tại tiểu bang Oregon trong các năm 1960. Vị giáo sĩ này trước đây cũng bị tố cáo vì lạm dụng trẻ vị thành niên tại Ái Nhĩ Lan và Chicago.

Toà Thánh là một trong những bị đơn được nêu tên trong một hồ sơ vụ án, bên nguyên đơn dự định đã lập luận rằng Toà Thánh Vatican nên phải chịu trách nhiệm vì đã thuyên chuyển vị giáo sĩ này đến phục vụ tại Tiểu bang Oregon, nơi mà vị giáo sĩ ấy có thể hiểu được là tiếp tục lạm dụng tình dục trẻ em.

Jeffrey Lena, vị Luật Sư Hoa Kỳ được giao trách nhiệm biện hộ cho Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố rằng; bên nguyên đơn đã không cung cấp đầy đủ chứng cớ cho thấy rằng Tòa Thánh Vatican đã thuyên chuyển vị giáo sĩ trong vụ án ấy hay là Tòa Thánh đã trực tiếp điều khiển, điều động giáo sĩ đó.

Văn phòng Tổng Chưởng Lý Liên Bang Hoa Kỳ đã đệ nạp một Bản Tóm Tắt Nhận Định Và Đề Xuất của Thân Hữu Tòa Án không có liên quan đến vụ án (Amicus Curiae, xem lại VietCatholic về vụ án Cây Thánh Giá tại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoa Kỳ tại Sa mạc Mojavi) lên Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ. Tổng Chưởng Lý Liên Bang Hoa Kỳ lập luận rằng Tòa Thượng Thẩm Liên Bang tại Quận Hạt Khu Vực thứ Chín đã áp dụng sai Đạo Luật Những Miễn Tố Các Quốc gia Tổ chức có Chủ quyền (Sovereign Immunities Act). Đạo Luật này cho biết khi nào thì các Tòa Án Hoa kỳ có thể tiếp nhận và nghe xét xử các vụ kiện chống lại các quốc gia khác.

Bản nhận định và đề xuất như Thân Hữu của Vụ Án do Tổng Chưởng Lý đệ nạp cũng nêu rõ là Tòa Thánh Vatican được công nhận là một quốc gia có chủ quyền bởi chính Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ- và Hai Bên là Hoa Kỳ cùng Tòa Thánh-Quốc gia Thành Thị Vatican đã liên tục duy trì các quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ từ năm 1984.

Tổng Chưởng Lý Liên Bang lập luận rằng một Tòa Án Hoa Kỳ không thể dùng hay lợi dụng một Đạo Luật về Trách nhiệm của một Nhà nước Hoa Kỳ để mở rộng các điều khoản đặc biệt đó sang phần miễn trừ miễn tố một quốc gia hay tổ chức có chủ quyền nằm ở bên ngoài nước Mỹ.

Cũng theo Văn phòng Tổng Chưởng Lý Bộ Trưởng Tư Pháp Liên Bang thì vị giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em cũng; " không nằm trong phạm vi khái niệm luật pháp về công ăn việc làm của giáo sĩ "; và Văn phòng nói trên cũng khuyến nghị Tối Cao Pháp Viện Liên Bang rằng không xét xử vụ kiện này và gởi trả vụ kiện lại về cho Toà Án Thưọng Thẩm bên dưới có liên quan tức Tòa Án Thượng Thẩm Quận Hạt Liên Bang thứ Chín.

David Bederman, một chuyên viên Công Pháp Quốc Tế tại Phân Khoa Luật thuộc Trường Đại Học Emory đã tuyên bố với Nhật Báo Phố Tài Chánh Wall Treet Journal rằng; "cánh cửa hãy còn có một khe nứt nhỏ xíu" cho bên nguyên đơn đi kiện Tòa Thánh, "thế nhưng khe nứt nhỏ xíu ở cửa ra vào ấy lại không có nhiều ánh sáng ban ngày chiếu vào."

Jeffrey Anderson, Luật Sư của bên nguyên đơn đi kiện nói rằng, "Bản nhận định và đề xuất về vụ án như là một Thân Hữu của Tòa Án do Văn Phòng Tổng Chưởng Lý lập ra là " có một rắc rối nhỏ" nhưng ông luật sư này nói rõ rằng Chính phủ đã không khuyến cáo hành động đến độ nghiệt ngã hơn như là dẹp bỏ tòan bộ và không nghe xét xử vụ án nữa.

Mặc dù Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ không bị buộc phải nghe theo các khuyến cáo của Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ; thế nhưng trong thực tế đối với những vụ án có liên quan đến các quan chức lãnh tụ cao cấp hay các quốc gia khác- phán quyết của Tối Cao Pháp Viện thường bị ảnh hưởng mạnh bởi các khuyến nghị của Chính Phủ Liên Bang.

Thông Tấn Xã CNC đã nói về vụ kiện này với J. D. Flynn, một Luật sư Giáo Luật Công giáo, hiện đang là Phó Chưởng Ấn của Tổng giáo Phận Denver. Luật sư Phó Chưởng Ấn TGP Denver đã nhận định rằng; " Giáo Hội Công giáo thường thường bị tấn công bởi vì Hội Thánh đang trở thành một cơ cấu nguyên khối đơn nhất khổng lồ trong thế giới này. Theo lẽ thường chúng tôi không nói rằng vấn đề đó là gì hay là chúng tôi là ai." Nhưng trong quan điểm cá nhân của ông, Luật Sư Phó Chưởng Ấn TGP Denver cho rằng vụ kiện này đã là: " một thí dụ hoàn hảo của sự ngộ nhận văn hóa về Giáo Hội Công Giáo; và sự ngộ nhận này bây giờ đang bước vào diễn đàn về Luật Pháp."

Cho dù hồ sơ đi kiện của bên nguyên đơn đã cố gắng vẽ vời ra rằng các Đức Giám Mục như là ngưòi làm công ăn lương hay Đại diện có thẩm quyền được công nhận của Tòa Thánh Vatican, Luật sư Phó Chưởng Ấn TGP Denver Flynn nói rằng; tự thân chính các Đức Giám Mục sau khi được thánh hiến đã là "những Tông Đồ của Đức Chúa KiTô; " và " Các Đấng ấy hành động với trách nhiệm cá nhân lớn lao vì chính các Giáo Hội Địa phương cách riêng đã được trao phó cho từng Đức Giám Mục một."

J D Flynn, Luật Sư Giáo Luật Phó Chưởng Ấn của Tổng Giáo Phận Denver nói thêm; " Chúng tôi không mong muốn cho Hệ thống Dân Luật của chúng ta lại lên lớp dạy dỗ chúng ta là Các Đức Giám Mục không bằng những Tông Đồ thực sự trong khi đó chính thực các Đức giám Mục là các Tông Đồ thực sự của Đức Chúa KiTô (theo như chính mệnh lệnh Chúa truyền và theo Giáo Luật của Hội Thánh)