Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ ở Bahrain: Các con hãy đem dòng nước tình huynh đệ đến cho sa mạc cuộc đời.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả Bahrain là "nơi hội tụ các dân tộc khác nhau", một vùng đất hội tụ "cổ xưa và hiện đại; truyền thống và tiến bộ hòa trộn; và trên hết, nhiều người từ những nguồn gốc khác nhau tạo nên một bức tranh sống tươi đẹp."

Hình ảnh của "Cây sự sống"

Trong bài diễn văn đầu tiên khi đến Bahrain, Đức Thánh Cha đã phác họa hình ảnh “Cây sự sống”, một “biểu tượng của sức sống” tại đất nước này. "Cây keo kiêu hùng" đã vươn lên giữa một "sa mạc khô cằn nhờ vào những nhánh rễ ăn sâu dưới những đụn cát..."

Nguồn gốc của đảo quốc Bahrain, với hơn 4,500 năm lịch sử, "tỏa sáng trong sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa, cũng như sự chung sống hòa bình và lòng hiếu khách truyền thống của người dân."

Sự đa dạng này chứng tỏ khả năng và nhu cần thiết cho việc chung sống trên thế giới, phát triển thành một ngôi làng toàn cầu ”nhưng về nhiều mặt vẫn thiếu“ của tinh thần của một ngôi làng lý tưởng”, cần được thể hiện qua “lòng hiếu khách, sự quan tâm đến tha nhân, và vun góp tình huynh đệ. "

Khi nhìn vào hình ảnh Cây Sự Sống, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy mang “dòng nước tình huynh đệ” đến “những sa mạc khô cằn nơi mà nhiều người,” đang cùng nhau chung sống và vun góp hướng tới mục tiêu lý tưởng…

Diễn đàn đối thoại

ĐTC nói: “Tôi ở đây, trong vùng đất của Cây Sự sống, như một người đi gieo hòa bình, để qua những ngày gặp gỡ và tham dự Diễn đàn đối thoại giữa Đông và Tây vì lợi ích chung sống hoà bình."

Tôi cảm ơn những người đã đứng ra tổ chức Hội nghị này mà Vương quốc Bahrain chủ trì, nhằm đặc biệt nhấn mạnh đến “các chủ đề tôn trọng, khoan dung và tự do tôn giáo”.

ĐTC tiếp tục, những chủ đề này, được ghi trong hiến pháp của Bahrain, là “những cam kết bảo đảm sự liên tục được thực hiện để tự do tôn giáo được hoàn thiện và không bị giới hạn vào việc tự do thờ cúng; bình đẳng phẩm giá và là cơ hội cho mỗi nhóm và cho mỗi cá nhân triển nở; sẽ không có hình thức phân biệt đối xử và các quyền cơ bản của con người bị vi phạm mà được triển nở”. ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến quyền được sống, ngay cả đối với những tội phạm, “những kẻ không nên bị mất mạng!”

Khủng hoảng lao động toàn cầu

Quay trở lại hình ảnh Cây sự sống, ĐTC nhấn mạnh đến sự tiến bộ của đảo quốc Bahrain, phần lớn sản phẩm là do nhập khẩu. Đồng thời, ĐTC nêu bật tình trạng thất nghiệp trên thế giới vẫn còn quá cao; và cảnh thất vọng vì thường xuyên lao động hay xâm phạm tới “nhân bản”.

ĐTC kêu gọi sự chú ý đến “cuộc khủng hoảng lao động toàn cầu”, ĐTC nhấn mạnh đến giá trị của lao động, nó ”phải hướng đến lợi ích của nam nữ công nhân, chứ không chỉ đơn thuần là phương tiện sản xuất ra sản phẩm. Ngài kêu gọi các điều kiện làm việc phải an toàn và giúp phát triển văn hóa và tinh thần và thúc đẩy sự gắn kết xã hội, vì lợi ích chung.

ĐTC nói đảo quốc Bahrain “có thể tự hào về những đóng góp đáng kể của mình trong lĩnh vực này”. Ngài nêu ra các trường học đầu tiên dành cho phụ nữ ở vùng Vịnh và việc xóa bỏ chế độ nô lệ.

“Có thể đảo quốc Bahrain là một ngọn hải đăng trong khu vực về việc thúc đẩy quyền bình đẳng và cải thiện điều kiện cho người lao động, phụ nữ và thanh niên, đồng thời đảm bảo sự tôn trọng và quan tâm đến tất cả những người bị bỏ rơi bên lề xã hội, chẳng hạn như những người nhập cư và tù nhân”.

Chăm sóc môi trường, thúc đẩy cuộc sống

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi sự chú ý đến hai “lĩnh vực quan trọng dành cho tất cả mọi người”, nhưng đặc biệt là các nhà lãnh đạo thế giới và những người có trách nhiệm vì lợi ích chung: vấn đề về môi trường và trách nhiệm của con người trong việc thúc đẩy phát triển cuộc sống. Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm “không mệt mỏi” để đối phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu, và bày tỏ hy vọng rằng cuộc họp COP27, diễn ra chỉ trong vài ngày tới, sẽ là một “bước tiến trong vấn đề này”.

Hòa bình, không chiến tranh

Sau cùng ĐTC chia sẻ về sự gia tăng “các hành động và mối đe dọa gây chết người”, mà ngài cho nó “quái dị và vô nghĩa, đó là chiến tranh, nơi gieo rắc sự hủy diệt và dập tắt hy vọng.” ĐTC nói, mọi cuộc chiến đều mang đến cái chết, đó là sự thật. "

Đặc biệt, ĐTC cho biết ngài không ngừng nghĩ tới “cuộc chiến bị lãng quên” ở Yemen, nó “giống như mọi cuộc chiến, vấn đề không nằm ở chiến thắng, mà chỉ có thất bại cay đắng cho tất cả mọi người”.

“Tôi cầu xin: Hãy chấm dứt các cuộc đụng độ vũ khí! Chúng ta hãy cam kết xây dựng hòa bình ở mọi nơi và một cách cụ thể”.

ĐTC Phanxicô kết thúc bài diễn văn của mình bằng cách trích dẫn Tuyên bố Vương quốc Bahrain, trong đó nêu bật vai trò của đức tin tôn giáo trong việc xây dựng nền tảng hòa bình. “Tôi ở đây hôm nay với tư cách là một tín hữu, và như một người hành hương vì hòa bình,” Đức Thánh Cha nói, “Ngay ngày nay, và hơn bao giờ hết, chúng ta được kêu gọi dấn thân cho hòa bình”.