Đất Thánh - Dự án của Chính phủ Israel nhằm đưa Núi Ôliu vào Vườn quốc gia! Mối quan tâm: kế hoạch này ảnh hưởng tới các nơi thánh ra sao?

Jerusalem theo Thông tấn xã Fides thì núi Oliu ở Jerusalem, là trung tâm của dự án do chính quyền Israel khởi xướng nhằm mở rộng ranh giới Vườn quốc gia, bao gồm đất của Giáo hội gồm Nhà thờ Muôn Dân, xây trên chỗ Chúa quì cầu nguyện trước khi bị trao nộp là một đia danh rất quan trọng đối với những người tin theo Chúa trên toàn thế giới. Các bước thực hiện dự án đã khiến các địa danh ở Thánh địa bị đặt trong tình trạng báo động, và đại diện của một số Giáo hội đã viết thỉnh nguyện thư cho Bộ trưởng Môi trường Israel để xét lại dự án...

Dự án, cho đến nay vẫn chưa được công bố, được xác định với Kế hoạch mang số 101-674788 cho thấy các đường biên giới của Vườn quốc gia quanh Bức tường thành Jerusalem được nới rộng bao gồm một phần lớn Núi Cây Dầu, bao gồm Thung lũng Kidron và Ben Hinnom. Kế hoạch, do Cơ quan Công viên và môi trường Thiên nhiên Israel (INPA) hoạch định, và được đệ trình lên Ủy ban Quy hoạch và Xây dựng của thành phố Jerusalem để phê duyệt sơ bộ vào ngày 2 tháng 3.

Trong khi đó, vào thứ Sáu ngày 18 tháng Hai, Thượng phụ Chính thống Hy Lạp của Jerusalem Theopolis III, Đức Tổng Giám Mục Francesco Patton, đại diện Tông tòa Công Giáo tại Thánh địa và Thượng phụ Nourhan Manougian, Giáo hội Chính thống Armenia tại Jerusalem đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên bà Bộ trưởng Tamar Zandberg, trông coi bộ Bảo vệ Môi trường, người giám sát dự án INPA, kêu gọi bà điều chỉnh dự án, tôn trọng các địa danh thánh của các Giáo hội trong khi thực hiện dự án và kế hoạch.

"Kế hoạch được INPA chính thức trình bày" - xuất bản trên tờ báo trực tuyến The Times of Israel - có vẻ như nó đã được đưa ra và đang được điều phối, và tìm phương cách thực hiện với các mục tiêu là tịch thu và quốc hữu hóa những địa danh linh thiêng đối với Giáo Hội Công Giáo, làm thay đổi bản chất của nó".

Trong lá thư từ các đại diện Giáo hội cho kế hoạch là "tàn bạo", "Dưới chiêu bài bảo vệ không gian xanh, nhưng kế hoạch nhằm phục vụ cho một ý thức hệ phủ nhận địa vị và quyền sở hữu của các Giáo hội ở Jerusalem!"

Các nhà lãnh đạo các Giáo hội cũng gửi văn thư ấy tới các tòa đại sứ và lãnh sự của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ và Thụy Điển ở Jerusalem.

Người phát ngôn của INPA cho hay dự án nhằm bảo vệ di sản tự nhiên và lịch sử của khu vực trên quan điểm môi trường và sẽ không ảnh hưởng đến quyền tư hữu của các tư nhân hoặc các tổ chức sở hữu khu đất.

Công viên Quốc gia bao quanh tường thành Jerusalem – theo tờ Times của Israel – đã có từ năm 1970 và chính phủ thời đó đã hoạch định đường biên giới cho dự án, nhưng đã cẩn thận tránh bao gồm phần lớn Núi Oliu, nơi có hơn một chục địa danh lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, bao gồm Tu viện Bridgettine, Nhà thờ con gà gáy (Viri Galilaei), Hang Gethsemane và Vườn các Tông đồ. Vào thời điểm đó, các nhà chức trách đã xem xét "giai đoạn hai" của dự án, nhằm mở rộng khu Vườn Quốc gia, nhưng phương án đó đã được gác lại, vì không muốn gây ra những phản ứng trước dự án, do tính chất đặc biệt của khu vực đó. Hơn 5 thập kỷ sau, dự án mở rộng lại được đem ra bàn lại, trong khi các thành viên của các nhóm chống chính phủ Israel nghi ngờ là chính phủ có ý muốn làm suy yếu dần sự hiện diện của người Palestine tại các khu vực tranh chấp ở Đông Jerusalem. Theo các nhà phân tích này thì kế hoạch mở rộng vườn quốc gia cũng nằm trong chiến lược đó, một chiến lược có tính cách chủ nghĩa dân tộc rộng lớn hơn nhằm "bao vây" Thành phố Jerusalem cổ. (GV) (Agenzia Fides, 21/2/2022)