Đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công việc là trọng tâm của thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Thánh Cha

Trong thông điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 55 vào ngày 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra ba con đường để xây dựng một nền hòa bình lâu dài: đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công ăn việc làm.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới hàng năm của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả những người nam nữ có thiện chí, các nhà lãnh đạo chính phủ và những người ra quyết định cùng nhau bước đi với lòng can đảm, sự sáng tạo bằng con đường đối thoại, giáo dục và công ăn việc làm.

Giới thiệu thông điệp của mình, Đức Thánh Cha lưu ý rằng con đường hòa bình vẫn còn “xa cách đáng buồn với cuộc sống thực tại của nhiều người”.

ĐTC nói: Với sự gia tăng chiến tranh và xung đột, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, mô hình kinh tế chủ nghĩa cá nhân và tác động của đại dịch Covid-19, là “tiếng kêu của người nghèo và tiếng gào của trái đất, họ không ngừng cầu xin công lý và hòa bình được hiển trị.”

Nhưng, ĐTC nêu lên, “trong mọi thời đại, mà hòa bình vừa là món quà từ trời cao vừa là hoa trái của sự cam kết sẻ chia”, và Ngài nêu ra ba con đường để xây dựng hòa bình lâu dài.

Đối thoại giữa các thế hệ

Đức Thánh Cha nói, cuộc đối thoại đầu tiên là “cuộc đối thoại giữa các thế hệ để thực hiện các dự án chung”, đặc biệt quan trọng, trong một thế giới vẫn bị bao trùm bởi đại dịch đã khiến rất nhiều người phải co coắp trong thế giới nhỏ bé của mình hoặc phản ứng với nó với một thái độ tiêu cực.

Đối thoại, Đức Thánh Cha lưu ý, đòi hỏi phải có sự tin tưởng giữa những người tham gia, cần lắng nghe lẫn nhau, chia sẻ quan điểm khác nhau, để đạt được thỏa thuận và cùng nhau tiến tới. ĐTC nói đặc biệt rất quan trọng là giữa các thế hệ: “giữa những người lưu giữ ký ức - những người già - và những người làm lên lịch sử - những người trẻ tuổi”.

ĐTC nói: “Mặc dù sự phát triển công nghệ và kinh tế có xu hướng tạo ra sự chia rẽ giữa các thế hệ,” các cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta cho thấy nhu cầu cấp thiết là quan hệ đối tác giữa các thế hệ” mời gọi chúng ta hãy quan tâm đến ngôi nhà chung của chúng ta và sác tín rằng môi trường “là cho mọi từng thế hệ, từ ế hệ này chuyển giao cho thế hệ kế tiếp..."

Giáo dục: yếu tố tự do, trách nhiệm và phát triển

Con đường thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong việc theo đuổi hòa bình là giáo dục: một phương tiện chính để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. ĐTC nói, nó làm cho các cá nhân tự do hơn và có trách nhiệm hơn, và nó rất cần thiết cho việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình.

Sau đó, Đức Thánh Cha dành hai đoạn nói về sự gia tăng toàn cầu trong chi tiêu quân sự và nói rằng “đã đến lúc các chính phủ phát triển các chính sách kinh tế nhằm đảo ngược tỷ lệ ngân quỹ công dành cho giáo dục và vũ khí”.

Bày tỏ hy vọng rằng đầu tư vào giáo dục cũng sẽ đi kèm với những nỗ lực lớn hơn để phát triển văn hóa, Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng một mô hình văn hóa mới thông qua một “hiệp ước toàn cầu về giáo dục cho và với các thế hệ tương lai”, một hiệp ước cam kết tất cả các bên liên quan đến việc bảo vệ hệ sinh thái được toàn vẹn và một mô hình hòa bình, phát triển và bền vững lấy tình huynh đệ làm trung tâm và giao ước giữa con người và môi trường.

Công việc: một phương tiện để đề cao phẩm giá con người

Con đường thứ ba mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra là con đường dựa trên niềm tin rằng công việc là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình.

Thông điệp Ngày Hòa bình của Đức Thánh Cha nói: "Mọi người đều có vai trò sáng tạo trong việc xây dựng hòa bình"

Nêu ra những tác động tàn phá mà đại dịch Covid-19 đã gây ra đối với công ăn việc làm, khiến các hoạt động kinh tế và sản xuất lụn bại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, Đức Thánh Cha nói rằng công việc, người lao động và quyền của họ là nền tảng để xây dựng công bằng và đoàn kết trong mọi cộng đồng.

Quan điểm của ĐTC có hai mặt: một mặt, công việc là một điều cần thiết, một phần ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một con đường để trưởng thành, hoàn thiện bản thân và cơ hội đóng góp cho xã hội. Mặt khác, “việc thúc đẩy các điều kiện làm việc nâng cao phẩm giá cho người lao động và khuyến khích các sáng kiến kinh doanh trong đó lợi nhuận không phải là tiêu chí chỉ đạo duy nhất” cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người hãy ý thức vai trò của mình trong xã hội, làm việc và vươn lên sự hoàn thiện ở những nơi mà phẩm giá con người được tôn trọng, để trở thành những nghệ nhân của hòa bình, cùng nhau bước trên con đường đối thoại, giáo dục và làm việc giữa các thế hệ: ba yếu tố trên không thể thiếu để có thể tạo ra một giao ước xã hội mà nếu không có giao ước hòa bình thì mọi dự án hòa bình đều trở nên vô nghĩa.