Sáng thứ Hai, 6 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón Chủ tịch Quốc Hội tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Athens. Sau đó, ngài đã có cuộc gặp gỡ những người trẻ tại Trường Thánh Dionysius do các Nữ tu Dòng Ursula ở Maroussi, Athens điều hành.

Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 11:15, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Athens, người địa phương gọi là phi trường Eleftherios Venizelos, để đáp máy bay về Rôma. Tại đây có lễ nghi tiễn biệt rất đơn sơ. Ra tiễn Đức Thánh Cha có Thủ tướng Hy Lạp là ông Kyriakos Mitsotakis. Ông cũng chính là người đã đón Đức Thánh Cha khi ngài đến Hy Lạp vào trưa thứ Bẩy.

Khi gần lên đến cửa máy bay, Đức Thánh Cha Phanxicô bị mất thăng bằng, ngã chúi xuống, trên các bậc thềm.

Theo các nguồn tin địa phương, phi trường này rất gần bờ biển nên đôi khi gió giật từng cơn rất mạnh. Có lẽ gió thổi mạnh khiến ngài ngã chúi xuống hơn là sức khoẻ ngài có vấn đề.

Một phụ tá vội vã leo lên các bậc thang để giúp ngài lên máy bay. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã gượng dậy được trước khi vị này lên đến nơi. Có vẻ như Đức Thánh Cha không bị thương tích gì, và ngài vẫn mỉm cười chào từ biệt lần cuối những người ra tiễn ngài.

Trước đó, Giáo hoàng đã gặp các học sinh tại một trường Công Giáo ở Athens trong sự kiện cuối cùng của chuyến thăm 5 ngày tới Síp và Hy Lạp với ước muốn cải thiện quan hệ với Chính Thống Giáo và nêu bật tình cảnh của những người di cư tìm cách nhập cảnh vào Âu Châu.

Đức Giáo Hoàng nói: “Khi sự cám dỗ khép mình vào bản thân, hãy tìm kiếm những người khác”.

Sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha đã có cuộc hội đàm ngắn với Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, Konstantinos Tassoulas, và với lãnh đạo của đảng đối lập chính, Alexis Tsipras, là người đã cảm ơn ngài vì “sự bảo vệ kiên định của ngài đối với nhân quyền và công bằng xã hội”.

Alexis Tsipras là một người vô thần thuộc Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp. Ông đã từng giữ chức Thủ tướng Hy Lạp từ ngày 21 tháng 9 năm 2015. Khi mới lên cầm quyền, ông ta đã lập tức tung ra các chính sách chống lại các giá trị truyền thống của Kitô Giáo.

Ngày 23 tháng 7, 2018, một trận hỏa hoạn kinh hoàng đã diễn ra tại các khu vực quanh thủ đô Athens làm hơn 60 người bị thiệt mạng. Nơi bị thiệt hại nặng nhất là Mati, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hy Lạp. Người ta tìm thấy ít nhất 26 thi thể gồm đa số là phụ nữ và trẻ em. Dường như họ đã cố chạy ra biển nhưng ngọn lửa kinh hoàng đã chụp xuống họ. Thi thể của 26 người này trong tư thế như ôm cứng lấy nhau trước khi chết.

Tính chất bất ngờ và kinh hoàng của trận hỏa hoạn đã khiến nhiều nhà bình luận liên hệ biến cố này với thảm họa được mô tả trong Kinh Thánh. Nhiều người cho rằng đó là hậu quả của các đường lối bài Kitô Giáo của Alexis Tsipras. Nhờ đó, chỉ vài tháng sau, Đảng Tân Dân Chủ đã chiến thắng vẻ vang.

Trong chuyến tông du này, Đức Thánh Cha đã gặp nhà lãnh đạo Chính thống giáo Hy Lạp và đến thăm trại tị nạn trên Lesbos, nơi ngài gọi họ là “con tàu bị chìm đắm của nền văn minh”.

Trong bài phát biểu của mình, ngài cảnh báo rằng Địa Trung Hải “đang trở thành một nghĩa trang nghiệt ngã không bia mộ” và “sau ngần ấy thời gian, chúng ta thấy rằng trên thế giới đã có rất ít thay đổi liên quan đến vấn đề di cư”.

Ngài nói thêm: “Cần phải đối mặt với các nguyên nhân gốc rễ - chứ không phải là đối phó với những người nghèo là những người đã phải gánh chịu những hậu quả và thậm chí còn bị sử dụng để tuyên truyền chính trị”.

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, chỉ trong năm 2021 này đã có 1,559 người đã chết hoặc mất tích khi cố gắng vượt Địa Trung Hải đầy hiểm nguy.

Cảnh sát đã tăng cường 2,000 nhân viên để giữ an ninh cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha vì e ngại có những cuộc biểu tình phản đối của các thành phần cực đoan trong Chính Thống Giáo. Tuy nhiên, ngoài biến cố một linh mục cao niên la ó phản đối Đức Thánh Cha, không có rắc rối nào khác được ghi nhận.

Mức độ đưa tin của các phương tiện truyền thông mà chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng nhận được trong những ngày này — những ngày ngài ở đây — thật đáng kinh ngạc. Tất cả các kênh truyền hình đều chiếu gần hết mọi thứ, mọi hoạt động của ngài đều được phát trực tiếp trên truyền hình. Điều này chưa từng xảy ra với chuyến thăm của bất kỳ ai khác.

Không có nhiều tin tức trong những ngày trước khi Giáo hoàng đến Hy Lạp. Nhưng điều này đã thay đổi trong vài ngày qua.

Các bài phát biểu của Đức Thánh Cha, toàn bộ thái độ của ngài, cách ngài xem xét các vấn đề khác nhau, cách ngài phân tích các vấn đề khác nhau, rất lớn và phức tạp đối với người dân, đã gây ấn tượng với mọi người và khiến mọi người suy nghĩ và nói về Đức Thánh Cha. những lời rất đẹp.

Trong một diễn biến rất đáng khích lệ, Thị trưởng Thành phố Athens, là Kostas Bakoyannis, đã trao tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô một huy chương vàng của thành phố tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh trước sự chứng kiến của Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy.

Huy chương vàng của Thành phố Athens là danh hiệu cao quý nhất của thủ đô Hy Lạp, được trao để ghi nhận công lao, đóng góp xã hội và sự nhạy cảm sâu sắc của Giáo Hội Công Giáo Rôma.

Thị trưởng thành phố Athens đã chuyển tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô sự kính trọng sâu sắc của ông, cũng như của các đại diện của Hội đồng thành phố, và cảm ơn ngài vì những đóng góp của ngài cho nhân loại, là điều mà ngài luôn đặt làm trọng tâm trong các bài phát biểu và hành động của mình.

Có mặt tại buổi lễ, trong số những người khác, có Bộ trưởng Phát triển và Đầu tư, Adonis Georgiadis, Bộ trưởng Giáo dục và Tôn giáo, Niki Kerameos, và Bộ trưởng Văn hóa và Thể thao, Lina Mendoni.
Source:The National News