CHÚA NHẬT I M. VỌNG -C-

Giêrêmia 33: 14-16; Tvịnh 25; I Thêsalônica. 3: 12-4:2; Luca 21: 25-28, 34-36

"Chúa mới biết" đó là một câu trả lời ngắn khi chúng ta bị hỏi một câu mà chúng ta không có câu trả lời hay thậm chí không có một dữ liệu về manh mối nào cả. như: "Khi nào thì John ngừng hút thuốc?", "Khi nào thì đội banh bầu dục Jet thắng trận banh toàn quốc?" "Chúa mới biết".

Khi chúng ta bắt đầu Mùa Vọng, chúng ta thử nhớ lại nhiều câu hỏi khác, như: "Khi nào thì sẽ có sự công chính trên trái đất?"; "Khi nào thì chiến tranh chấm dứt và vũ khí trang bị cho quân đội sẽ được biến thành nông cụ để dưỡng cho những người đói khổ? Khi nào thì các quốc gia nghèo nhất có thuốc vaccin để chủng ngừa cho người dân? Khi nào thì Chúa Kitô trở lại để mang sự sung mãn hoàn toàn cho vương triều Thiên Chúa?" "Chúa mới biết!". Chúng ta có thể không có câu câu trả lời cho những câu hỏi đó. Nhưng, hình như Thiên Chúa có chương trình để những việc xấu cứ tiếp diễn mãi. Thiên Chúa sẽ làm gì để đối kháng với việc thế giới hình như thường xuyên nghiêng về phía những kẻ xử dụng quyền lực và lạm dụng.

Phúc âm hứa rằng Chúa Giêsu sẽ trở lại. Một số người đã thử tính toán dựa vào những mạc khải trong Kinh Thánh để cố gắng xác định ngày Chúa Giêsu quang lâm. Có thể là họ đã đọc bài phúc âm hôm nay và quan sát những sự kiện đang xảy ra trên trái đất, như dịch Covid, động đất, chiến tranh, sóng thần, sự nóng lên của địa cầu, nhật thực che đậy mặt trăng v.v... Như thế đó là điềm báo để họ tính ra ngày Chúa Giêsu sẽ trở lại. Họ đã sai. Chúng ta vẫn đang chờ đợi. Rõ ràng là các diễn tả trong Kinh Thánh về sự trở lại của Chúa Giêsu không dành cho những người tính sự kiện theo toán học. Trái lại, các lời đó nói lên những hy vọng cho chúng ta và những gì chúng ta sẽ làm trong khi chờ đợi.

Cộng đoàn tín hữu thánh Luca, vì đức tin, họ đã phải chịu đựng sự truy bắt trong đau khổ, và họ nóng lòng mong thấy được sự kết thúc của những đau khổ từ sự trở lại lập tức của Chúa Giêsu. Họ đã thất vọng. Nếu Chúa Giêsu trả lại các tín hữu tiên khởi; có thể họ đã nói với các người đồng thời với họ rằng: "Thấy chưa, chúng tôi đã nói với các bạn như thế!" Họ sẽ không bớt vẻ ngớ ngẩn trong đức tin của họ. Trái lại, họ đã tiếp tục giử vững niềm tin cho dù có những dấu chỉ chống đối tiêu cực mà họ phải chịu đựng do sự ngược đãi trong truy bắt, bị chế nhạo và những nghi ngờ trong anh em của họ.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta vẫn còn chờ đợi. Đức tin của chúng ta có vẻ cả tin và ngây thơ trong một thế giới đầy nghi ngờ trong chúng ta phải không? Còn đối với các bạn đồng nghiệp, các người láng giềng của chúng ta thì sao? Nếu Chúa Giêsu không trở lại sớm hơn thì chúng ta làm sao có thể minh chứng giá trị đức tin của chúng ta cho những người đang ngóng theo chúng ta? Trong khi Chúa Giêsu vẫn chưa trở lại để kéo bức màn cuối cùng, vẫn còn một bằng chứng là Ngài vẫn ở với giáo hội của Ngài đó là dấu hiệu của Chúa Giêsu hiện diện. Chúa Giêsu có thể còn lâu mới đến. Nhưng chắc chắn Ngài đã hiện diện khi các môn đệ của Ngài thực hiện các việc lạ lùng như Ngài đã làm: Tha thứ cho kẻ lỗi phạm; tận hiến cuộc sống của họ giúp chăm sóc người nghèo và người bệnh; thách thức các cường quốc trên thế giới sống hòa bình; chia sẽ vaccin ngừa Covid với các quốc gia cần; nuôi dưỡng gia đình tốt đẹp trong điều kiện khó khăn; lên tiếng với chính quyền địa phương và quốc gia về luật; đấu tranh cho một chương trình y tế cho người nghèo v.v...

Đây chỉ là một số cách thức mà chúng ta có thể thực hiện những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta trong phúc âm hôm nay: "Hãy tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh và cầu nguyện…" cho đến khi Ngài trở lại. Đó là cách mà mọi người sẽ biết sự hiên diện của Chúa Kitô trong thế gian - qua các dấu chỉ mạnh mẽ được thực hiện nơi các môn đệ của Ngài. Như lời Ngài đã hướng dẫn, chúng ta sẽ tập tỉnh thức cho đến khi Ngài trở lại, và theo dõi việc thể hiện đức tin mà chúng ta tuyên xưng trong bí tích Thánh Thể trong nhà thờ hôm nay.

Điều đó có làm cho chúng ta thất vọng không; có làm cho chúng ta bị mất cảnh giác hay không? Việc Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang như đã hứa ở đâu? Chúng ta cần phải mở con mắt đức tin của chúng ta để nhìn thấy. Đã có những tín hữu mà đức tin của họ đã cho thấy Chúa Kitô trong vinh quang như: Đức Tổng Giám Mục Romero, bà Dorothy Day, ông Thomas Merton, thánh Gioan Phao lô đệ Nhị (nhất là trong những ngày sau chót, ngài can đảm chịu đựng căn bệnh), thánh Frances Cabrini, các nữ tu tử đạo dòng Maryknoll v.v... Theo một cách nào đó, đời sống của các vị đó thật ngoạn mục tương tự như phúc âm diễn tả sự trở lại của Chúa Giêsu - vinh quang và rạng rở cho những ai nhìn thấy hay nghe được ("Và sau đó, bạn sẽ thấy Con Người đến trong đám mây với quyền thế và vinh quang rạng ngời").

Tuy nhiên, các tín hữu Kitô giáo hằng ngày sống một đời sống bình lặng, để minh chứng cho "vinh quang rạng rỡ" phản ánh sự hiện diện của Chúa Giêsu. Chúng ta sống đời sống như các môn đệ, hy vọng hành vi của chúng ta phản ánh triều đại của Ngài đã hiện diện trong thế giới. Nếu tất cả chúng ta điều sống trung thành hằng ngày như các môn đệ, chúng ta sẽ trở nên một động lực mạnh mẽ biến đổi thế giới. Vậy khi điều như thế xảy ra; có thúc đẩy sự trở lại của Chúa Giêsu trong vinh quang hay không? "Chúa mới biết!" Những điều đó chắc chắn cho thấy sự hiện diện của Ngài với chúng ta.

Chúa Giêsu nói với chúng ta "... các quyền thế trên trời sẽ bị lay chuyển". Ngay cả những điều có vẻ an toàn nhất cũng sẽ sụp đổ. Đó là điều được lập đi lập lại trong dự đoán của ngày... của đêm tiếp theo sau v.v... Các tố chất cơ bản cũng sẽ bị lay chuyển. Những người đã trải qua kiếp nạn sẽ cảm thấy bối rối khi ngày và đêm nhìn người thân qua tấm kính ngăn cách giữa thân nhân với người sắp chết vì nhiễm Covid, họ có thể làm chứng rằng họ cảm thấy bối rối mỏi mòn thật sự cả ngày và đêm. Đêm không ngủ được, ngày mệt mỏi bần thần không làm gì được. Thánh Luca nói với chúng ta rằng một sự hổn độn giữa đúng sai như thế sẽ đương nhiên sụp đổ “trên toàn cầu". Và một thế giới sẽ trở nên mất định hướng, và chính điều này là do bởi sự lo âu trong đời sống hằng ngày. Những điều cần phải chấm dứt trước nhất chính là sự sống phóng túng của mổi người thứ đến là những người không thể vượt qua sự khó khăn hằng ngày làm cho họ không nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu đang ở trong đời sống của họ.

Thế giới có thể sụp đổ như Chúa Giêsu diễn tả. Có thể không chỉ vì những thiên tai, mà còn là những hậu quả của sự cuồng loạn và hung ác của con người như: Chúng ta coi thường những tín hiệu của trái đất đang nóng dần lên; ngày càng nhiều quốc gia dùng năng lượng nguyên tử để so kè tranh chấp; bọn khủng bố bí mật họp nhau để tìm cách phá hoại và lật đổ; tầng ôzôn suy giảm; sông hồ bị ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên do đánh bắt cá vượt quá nhu cầu v.v... Chúng ta không thể đoán trước được những chương trình của Thiên Chúa dành cho toàn thế giới cho thời kỳ cuối, cho dù chúng ta có thể phân tích và vận dụng những văn bản nói về thời cánh chung. Nhưng chúng ta với tư cách cá nhân có thể làm việc cùng với các cộng đoàn tôn giáo để chặn đứng các mối đe dọa cho sự sống con người. Chúng ta có thể cùng với các người thiện nguyện để trân trọng những thành quả của tất cả mọi người như bảo tồn môi trường tự nhiên của chúng ta; ở đó chính sự sống của chúng ta phụ thuộc vào.

Điều cảnh báo về sự thảm khốc của phúc âm hôm nay là, cho dù thế giới của cá nhân hay của cộng đoàn đến hồi kết thúc, chúng ta phải luôn tỉnh thức và "đứng trước Đấng Con Người"; làm điều gì chúng ta cần phải gìn giử đức tin và chú trọng vào Chúa Kitô. Chúng ta tin là Thiên Chúa của chúng ta là Đấng điều khiển, không những chỉ về những ngày cuối cùng của chúng ta, nhưng là mỗi ngày cho đến khi "Đấng Con Người" trở lại. Đến lúc đó lòng tin của chúng ta vào Thiên Chúa sẽ được vững chắc. Trong lúc chờ đợi, chúng ta sẽ không bị thất bại bởi sự dữ hay thảm họa vì chúng ta đã đặt niềm tin vào một Thiên Chúa trung thành, như ngôn sứ Gêrêmia diễn tả, Đấng đã thực hiện lời hứa của Ngài. Đó có thể là lý do tại sao thánh Luca không nhấn mạnh đến những khía cạnh tiêu cực, nhưng lại là vinh quang của Chúa Kitô trở lại.

Hôm nay thánh Luca đưa chúng ta đến tương lai khi những lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện và Chúa Giêsu trở lại. Nhưng chúng ta không nên sống trong tương lai, mặc dù những ngày trước lễ Giáng Sinh sẽ có xu hướng làm quá tải mỗi người chúng ta trong những lo lắng làm sao tổ chức ngày lễ như thế nào vào những ngày sau cơn đại dịch, trong một thế giới đầy thương tổn. Thay vào đó, chúng ta được mời gọi hãy hy vọng vào tương lai, hãy đầu tư sức lực cho hiện tại. Mỗi ngày chúng ta làm việc và hãy hướng đến sự quang lâm của Chúa Kitô trong mọi biến cố và thử thách đã cấu thành cuộc sống của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

1st SUNDAY OF ADVENT -C-

Jeremiah 33: 14-16; Psalm 25; I Thess. 3: 12-4:2; Luke 21: 25-28, 34-36

"Lord knows!" It’s a shorthand response when we are asked a question and don’t have an answer, or even a clue. "When will John stop smoking?" "Lord knows!" "When will the Jets win another Super Bowl?" "Lord knows!"

As we begin the Advent season we recall more serious and persistent questions: "When will there be justice on the earth? When will wars cease and military weapons be melted down to farm equipment to feed the hungry? When will the poorest countries get the vaccine? When will Christ return to bring about the fullness of God’s kingdom?" "Lord knows!" We may not have the answers to these questions, but God seems to have a plan not to let bad things go on and on. God will do something about the way the world seems tilted in favor of the already-powerful and abusive.

The gospel promises that Jesus will return. Some people have tried, through calculations, supposedly based on biblical revelation, to precise the exact day of his return. They probably read today’s gospel and observed events on earth – pandemics, earthquakes, wars, tidal waves, global warming, eclipses of the sun and moon, etc. and figured they knew precisely the moment of Jesus’s arrival. They were wrong; we are still waiting. Obviously the biblical description of Jesus’ return isn’t meant for people prone to mathematical calculations. Instead, it speaks to our hope and what we do while we wait.

Because of their faith Luke’s community was enduring terrible suffering and was anxious to see the end of it all with Jesus’ immediate return. They were disappointed. If he had returned those first Christians could have said to their contemporaries, "See, we told you so!" They would have looked less foolish in their faith. Instead, they had to hold on to their belief despite the negative signs they were enduring – persecution, ridicule and their own doubts.

And what about us? We are still waiting. Does our faith also seem gullible and naïve to our unbelieving world? To our neighbors and co-workers? To our families? If Jesus doesn’t come back soon how can we prove the validity of our faith to observers? While Jesus has not returned to draw the final curtain, still one proof that he is already with his church are the signs of his presence. Jesus may be a long time in coming, but he certainly is already present when his disciples mirror his extraordinary acts like: forgiving the offender; dedicating their lives to caring for the poor and infirmed; challenging world powers to pursue peace; sharing the vaccine with the neediest nations; raising a good family under stressful conditions; speaking up to local and national governments for just legislation; struggling to get a health plan for the poor etc.

These are just some ways we can practice what Jesus tells us in today’s gospel, "Be vigilant at all times and pray...," until he returns. That’s how people will know the already-presence of Christ in the world – by the powerful signs at work in his disciples. As he instructed us, we will practice vigilance till he returns and be on the watch for ways to put into action the faith we profess here in church today.

Does that disappoint us; leave us feeling let down? Where is the spectacular return Jesus promised? We need to open the eyes of our faith and see. There have been Christians whose faith has shown Christ in splendor for all to see: Archbishop Romero, Dorothy Day, Thomas Merton, St. John Paul II (especially in his courageous, infirmed last days), Frances Cabrini, the martyred Maryknoll sisters etc. In a way their lives were spectacular, similar to the gospel’s description of Jesus’s return – brilliant and obvious to anyone who saw or heard them. ("And then you will see the Son of Man coming in a cloud with power and great glory.")

Nevertheless, everyday Christians live quiet lives that witness to the "great glory" that reflects Jesus’ presence. We live our calling as disciples, hoping our behavior reflects his kingdom already present in the world. If we all lived faithful lives of daily discipleship we would be a powerful force for the transformation of the world. Would that hasten Jesus’ spectacular return? "Lord knows!" But it certainly would show his already-presence with us.

Jesus tells us "... the powers of the heavens will be shaken." Even those things that feel most secure will collapse. The predictable rhythms of day... following night... following day etc. – the most basic patterns, will be shaken. People who have gone through trauma, staring through a glass partition at a loved one dying from Covid, will attest that their nights and days get confused; sleepless nights, bone-weary days merge so that they have trouble separating day from night. Luke tells us that a similar confusion and collapse will be universal – "coming upon the world"; especially a world that has become "drowsy from carousing and drunkenness and the anxieties of daily life." The former need to cease their dissolute living; the latter shouldn’t be so overwhelmed by the daily stresses that they lose sight of Christ’s entrance and already-presence in their lives.

The world just might collapse as Jesus describes, perhaps not just because of natural calamities, but the results of human folly and aggression as: we ignore the warnings of global warming; more countries go nuclear in competition with their enemies; terrorists meet clandestinely to subvert and destroy; the ozone layer deteriorates; rivers and lakes become contaminated and seas depleted by our over-fishing, etc. We can’t predict God’s schedule for the end-time, no matter how much we analyze and overwork these eschatological texts. But we can work as individuals and a religious community to stop the threats to human l existence. We can join our efforts with people of goodwill to cherish the gifts of all people as well as preserve our natural environment upon which all our survival depends.

What comes through the gospel’s dire warnings is that, whether our personal or universal world comes to an end, we must be vigilant and "stand before the Son of Man"; do what we must to maintain our faith and keep our focus on Christ. We trust that our God is in charge, not only over our final days, but each and every day till the "Son of Man returns." At that time our confidence in God will be confirmed. Meanwhile we will not be defeated by evil or catastrophe since we have placed our trust in a faithful God who, as Jeremiah has described, fulfills promises. That may be why Luke doesn’t emphasize the negative aspects, but the glory of the returning Christ.

Today Luke directs us to the future when God’s promises will come to completion and Jesus returns. But we ought not live in the future, though these pre-Christmas days do tend to be overloaded with planning and worrying about how we will celebrate the holidays in a post-pandemic, but deeply wounded world. Instead we are invited to have hope in the future, but invest our energies in the present. Each day we work and look for the coming of Christ in all the events and challenges that constitute our lives.